I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng.
- Nắm được kiểu so sánh, tìm được sự vật so sánh để điền vào câu để tạo ra hình ảnh so sánh.
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách Tiếng Việt nâng cao
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp làm vào vở . GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Chữa bài:
a, Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều.
b, Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như ngựa tung bờm phi nướ đại.
c, Những giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc.
d, Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn nhạc.
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 13855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập bảng nhân 7
I. Mục tiêu
- Củng cố ý nghĩa bảng nhân 7, HS học thuộc lòng bảng nhân 7.
- Luyện tập các phép tính trong bảng nhân 7 và giải bài toán bằng phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập toán (tr.39)
Bài tập 1:HS nêu yêu cầu, lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính.
Chẳng hạn:
7 x 2 = 14 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 0 x 7 = 0
7 x 4 = 28 7 x 3 = 21 7 x 9 = 63 7 x 0 = 0
7 x 8 = 56 7 x 1 = 7 7 x 10 = 70 1 x 7 = 7
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu, lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính rồi điền vào ô trống.
Bài tập 3 : HS nêu bài toán, giải bài toán. HS kiểm tra chéo vở.
GV chữa chung: Bài giải
Số học sinh lớp đó có là:
5 x 7 = 35 (học sinh)
Đáp số: 35 học sinh
Bài tập 4 : HS nêu yêu cầu rồi làm bài và chữa bài. Cho HS đếm thêm 7 và nêu số thích hợp của mỗi ô trống. Nhận xét đặc điểm của dãy số.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây.
- GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Luyện đọc
trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Không được chơi dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Sách luyện tập TV.
IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu lại một lượt toàn bài.
- Từng cặp HS luyện đọc 3 đoạn văn. Nhắc học sinh chú ý đọc đúng các từ: nổi nóng, tán loạn, chệch, khuỵu xuống, xuýt xoa, lén nhìn...
- Gọi vài HS đọc trước lớp và trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? ( Chơi đá bóng dưới lòng đường).
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? ( vì Quang mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn máy) Một HS đọc lại đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn dồn dập, nhấn giọng các từ ngữ tả hành động, thái độ của nhân vật.
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng lại hẳn ? ( Quang sút bóng đập vào đầu một cụ già, làm cụ ngã khuỵu xuống.)
+ Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra? ( Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy ).
+ 2 HS đọc lại đoạn văn.
+ Chi tiết nào cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
* GV: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? HS phát biểu, GV chốt lại ý đúng.
- Vài HS thi đọc lại 3 đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng kiểu câu cảm, câu gọi (lời gọi ngắt quãng, cảm động).
- HS đọc nhóm: mỗi nhóm 4 em tự phân vai ( người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang, ...) để đọc toàn bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Tiết 1+2: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa của lớp
- GV tổ chức cho HS ra sân chăm sóc bồn hoa của lớp.
- GV hướng dẫn cách làm: nhổ cỏ, nhặt lá sâu, lá già, xới đất, tưới nước, ...
- HS tự làm theo tổ.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Ôn tập phép cộng, phép trừ
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, phép trừ.
- Thực hành làm các phép cộng, trừ và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập: (HS làm các bài tập tr 13 - 15)
Bài tập 1: Tổng hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau:
a, Mỗi số hạng cùng tăng thêm 35 đơn vị ? (... tăng 35 x 2)
b, Số hạng này tăng thêm 30 đơn vị, số hạng kia giảm đi 30 đơn vị ? (... k đổi)
c, Mỗi số hạng cùng gấp lên hai lần ( hoặc cùng giảm đi hai lần ) ? (... gấp lên hoặc giảm đi 2 lần)
- Học sinh nêu yêu cầu, HS làm bài. GV chữa.
Bài tập 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
a, Trường hợp nào tổng của hai số bằng một trong hai số hạng của nó ? (... có một số bằng 0)
b, Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0 ? (... 0 và 1)
c, Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất ? (1và1)
Bài tập 3: Hiệu hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau:
a, Số bị trừ và số trừ cùng tăng thêm ( hoặc giảm đi ) 30 đơn vị ?
b, Số bị trừ và số trừ cùng gấp lên 2 lần ?
c, Số bị trừ và số trừ cùng giảm đi 3 lần ?
d, Số bị trừ tăng thêm 5 đơn vị và số trừ giảm đi 5 đơn vị ?
- Hướng dẫn tương tự bài 1,2.
- Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài rồi làm và GV chữa bài chung.
a, Trường hợp nào hiệu của hai số bằng số bị trừ ? Cho ví dụ.
b, Trường hợp nào hiệu của hai số bằng số trừ ? Cho ví dụ.
c, Tìm hai số gồm ba chữ số có hiệu lớn nhất ?
Bài tập 5: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.
a, Trường hợp nào hiệu của hai số có tận cùng bằng 0 ? Cho ví dụ.
b, Hiệu hai số là một số có tận cùng là 5 thì hai số đó có tận cùng là chữ số nào ? ( Biết phép trừ không có nhớ sang hàng trục ).
Bài tập 6: HS đọc yêu cầu bài rồi làm và GV chữa bài chung.
Nếu chữ số hàng đơn vị của số trừ lớn hơn chữ số hàng đơn vị của số bị trừ là 8 thì hiệu có tận cùng là chữ số nào ? (... hiệu có tận cùng là 2 vì phải mượn 1chục để trừ.)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu bài đồng dao đã học.
- GV nhắc HS chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
Tiết 3: Luyện từ & câu (nâng cao)
ôn: từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng.
- Nắm được kiểu so sánh, tìm được sự vật so sánh để điền vào câu để tạo ra hình ảnh so sánh.
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp làm vào vở . GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Chữa bài:
a, Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều.
b, Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như ngựa tung bờm phi nướ đại.
c, Những giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc.
d, Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn nhạc.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi : Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ?
- Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ?
- GV nhắc HS : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhở là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a. Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
Câu b. Chỉ thái độ của Quang khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già : hoảng sợ, sợ tái người.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc lại bài viết của mình, sau đó giải thích để HS tự đọc thầm và liệt kê những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn tuần 6.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở những từ ngữ có trong bài TLV của mình.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
- Tự đặt câu với một từ vừa tìm được, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập về gấp một số lên nhiều lần
i. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức gấp một số lên nhiều lần thông qua việc hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách bài tập Toán..
- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần.
ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Thực hành
Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
a, Gấp 6kg lên 4 lần được: 6 x 4 = 24 (kg)
b, Gấp 5 lít lên 8 lần được : 5 x 8 = 40 (lít)
c, Gấp 4 giờ lên 2 lần được: 4 x 2 = 8 (giờ)
Bài tập 2: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài giải
Năm nay tuổi của mẹ Lan là:
7 5 = 35 (tuổi).
Đáp số : 35 tuổi.
- HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập.
2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. GV chữa bài và củng cố kiến thức
Bài giải
Số bông hoa Lan cắt được là :
5 x 3 = 15 (bông )
Đáp số: 15 bông.
Bài tập 4 : HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 2, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 8 đơn vị, nên số cần tìm là : 2 + 8 = 10; số cần tìm gấp 8 lần số đã cho, nên số cần tìm là :2 8 = 16 ).
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn bài tập về nhà.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Ôn bài múa tập thể
- GV tổ chức cho HS ra sân ôn bài múa tập thể đã học.
- GV nêu hiệu lệnh, HS nhanh chóng xếp vào hàng và tự ôn bài múa đã học.
- GV nhắc HS chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật trong khi múa. Đặc biệt không được xô đẩy các bạn trong hàng.
Tiết 3: Luyện viết
trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Trận bóng dưới lòng đường”.
Biết viết hoa các tên riêng. Viết đúng các dấu câu.
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả ( Đoạn 2)
- Nhận xét chính tả
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? ( Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người: Quang).
+ Lời của các nhân vật đặt sau dấu câu gì ? ( Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng).
- Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó: khuỵu xuống, sút, đi chệch...
b. Học sinh viết bài vào vở.
GV đọc cho HS viết. Đọc lại cho HS soát bài.
c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1. Cả lớp đọc thầm bài, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài - GV cho HS làm BT , 3HS lên bảng ; GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài tập 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài - HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. Chốt lại lời giải đúng. Học sinh làm bài vào vở theo lời giải đúng.
HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp.
Cả lớp chữa bài tập vào vở.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc ( theo đúng thứ tự ) toàn bộ 39 tên chữ.
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Ôn tập phép cộng, phép trừ (tiếp)
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, phép trừ.
- Thực hành làm các phép cộng, trừ và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập:
Bài tập 1: Tổng hai số là 76, nếu bớt 10 ở số hạng thứ nhất và thêm 12 vào số hạng thứ hai thì tổng thay đổi thế nào? Tính tổng khi đó.
- Học sinh nêu yêu cầu, HS làm bài. GV chữa:
Tổng tăng là: 12 - 10 = 2 (đơnvị)
Tổng khi đó là: 76 + 2 = 78 (đơnvị)
Bài tập 2: Hiệu hai số là 64, nếu thêm vào số trừ 15, thêm vào số bị trừ 10 thì hiệu thay đổi thế nào? Tính hiệu khi đó.
- Hướng dẫn tương tự bài 1.
Chữa bài: Hiệu giảm đi là: 15 - 10 = 5 (đơnvị)
Hiệu khi đó là: 64 - 5 = 59 (đơnvị)
Bài tập 3: Hiệu hai số là 50, nếu bớt ở số bị trừ 8, bớt ở số trừ đi 9 thì hiệu thay đổi thế nào? Tính hiệu khi đó.
- Hướng dẫn tương tự bài 1,2.
- Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.
Bài tập 4: (Bài 75 - tr14): Tìm x.
- HS đọc yêu cầu bài rồi giải và chữa bài.
a, X - 452 = 77 + 48 b, X + 58 = 64 + 58 c, X - 1 - 2 - 3 - 4 = 0
Bài tập 5: (Bài 87 - tr15):
- Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.
* Chữa bài: Hiện tại anh học hơn em là: 6 - 1 = 5 (lớp)
Sau 5 năm năm nữa anh vẫn học hơn em 5 lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập Làm văn (nâng cao)
kể về tấm gương ham học
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết bài cho HS.
- HS biết kể lại một tấm gương ham học với giọng hồn nhiên, chân thật.
- Biết viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Đề 4 (tuần 6 - tr 162)
- HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về tấm gương ham học rồi kể lại bằng ngôn ngữ của mình.
- GV gợi ý: Cần nói rõ: Câu chuyện này nói về ai? Nói về cái gì? Nêu rõ được sự ham học của người đó.
- Ví dụ: Kể về sự ham học của Nguyễn Hiền trong câu chuyện "Ông trạng thả diều", Hay Nguyễn Ngọc Kí, ....
- HS khá, giỏi kể mẫu. GV nhận xét.
Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
3 HS thi kể trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn kể tốt nhất: kể đúng nội dung câu chuyện, đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
* HS viết bài vào vở.
GV nhắc các em chú ý viết theo diễn biến câu chuyện, lời kể chân thật. Có thể viết 7 đến 10 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những ý chính đúng nội dung câu chuyện, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu.
HS làm bài. Sau đó 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người kể tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp.
- Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
II. Lên lớp
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp
Học sinh làm việc nhóm đôi
Đại diên các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là:vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, Không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,...Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh.
Hoạt động 2: .Làm việc cả lớp.
- Hàng ngày em đã làm gí để làm sạch đẹp trường lớp?
- Những việc gì chưa làm được? Vì sao?
- Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào?
- Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao?
Giáo viên: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp.
Nhắc nhở những ai chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
b. Sinh hoạt lớp.
1. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 7
- Về đồ dùng học tập.
- Vệ sinh lớp học.
- Chuyên cần.
- Học bài và làm bài.
2. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3 Tổ 4:
3. Triển khai công việc tuần 8:
- Phát động phong trào thi đua học tập.
- Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ.
- Nề nếp ra, vào lớp.
BGH ký duyệt:
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN7- buoi2.doc