I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Người mẹ.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng. Viết đúng các dấu câu.
- Làm các bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách bài tập Tiếng việt.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc đoạn văn của bài chính tả. 2 HS đọc lại.
- Nhận xét chính tả.
+ Đoạn văn trên có mấy câu ? (7 câu)
+ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả? (Thần Chết)
+ Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm cảm.)
- Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ra nháp.
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: (Giáo an soạn bổ sung)
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Tiếng Việt
Luyện đọc: người mẹ
I. Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc thành thạo cho HS.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách luyện tập TV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu và ghi tên bài.
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài, HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc từng câu: Cả lớp nối tiếp nhau mỗi HS đọc một câu.
+GV hướng dẫn học sinh phát âm một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn.
+ GV theo dõi, sửa sai.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: GV nêu nhiệm vụ và giao việc cho HS.
- HS đọc, GV theo dõi.
Gọi HS đọc trước lớp, kết hợp hỏi các câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Đoạn 1- 2: Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1? (Bà thức mấy đêm ròng, mệt quá bà thiếp đi. Bà cầu xin thần Đêm tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết.)
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai ...)
* Đoạn 3: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? (Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước ...)
* Đoạn 4: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? (Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở).
- Người mẹ trả lời như thế nào ? (Vì tôi là mẹ – tôi có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả lại con cho mình).
- Cả lớp đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.
- GV gọi 3HS tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật. Chú ý nghỉ hơi và những từ ngữ cần nhấn giọng.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
* HS làm các bài tập trong sách luyện tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Thể dục (Ôn)
ôn Đội hình đội ngũ
trò chơi: ''tìm người chỉ huy''
I. Mục tiêu
- Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc; đi kiễng gót hai tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Học sinh chơi trò chơi Tìm người chỉ huy.
II. Địa diểm, phương tiện
- Địa điểm: sân trường.
- Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân.
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường.
- Chơi trò chơi: làm theo hiệu lệnh.
B. Phần cơ bản
1. Ôn đội hình, đội ngũ:
* Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
+ Lần đầu GV hô cho học sinh tập, những lần sau cán sự điều khiển. GV theo dõi và sửa cho những học sinh tập chưa chính xác.
* Ôn động tác đi kiễng gót, hai tay chống hông, dang ngang.
+ GV yêu cầu học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự thể dục.
* Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
+ Từng học sinh tự chỉnh đốn trang phục để quần áo gọn gàng, giầy dép để vào nơi quy định.
+ Học sinh luyện tập theo đội hình 4 hàng dọc.
2. Chơi trò chơi:
- GV nêu tên trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- Hướng dẫn lại cách chơi.
+ Cho học sinh đứng giữa vòng tròn nhắm mắt lại, GV chỉ định một em làm người chỉ huy, em này làm gì thì cả lớp làm theo. Sau đó người đi tìm mở mắt ra và đi lại trong vòng tròn để tìm ra người chỉ huy. Những em làm người chỉ huy bị phát hiện sẽ thay cho người phải đi tìm người chỉ huy.
- Cho học sinh chơi thử một đến hai lần.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi.
- Trong quá trình chơi, người chỉ huy phải thay đổi động tác, qua đó các em đi tìm dễ phát hiện người chỉ huy và từ đó làm cho trò chơi thêm sinh động.
C. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
+ Bài học hôm nay gồm những nội dung gì?.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Giúp HS ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tđích, yêu cầu tiết học.
2.Thực hành (Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập)
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu.
GV ghi bảng các phép tính.
a. 426 + 137 261+ 350 368 + 41
b. 533 - 204 617 - 471 590 - 76
c. 76 + 58 326 - 286 748 - 63
Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả phép tính. Học sinh đổi chéo vở để chữa bài. 2 HS nêu cách tính một số phép tính.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu, học sinh làm bài, chữa bài, nhận xét.
x x 5 = 40
x = 40 : 5(tìm thừa số)
x = 8
x : 4 = 5
x = 5 x 4(TSBC)
x = 20
- Vài HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS làm bài, chữa bài. GV nhận xét, củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
5 x 4 + 117 = 20 + 117
= 137
200 : 2 – 75 = 100 - 75
= 25
Bài 4: HS đọc đề bài, GV hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (ngày thứ nhất sửa được 75m đường, ngày thứ hai sửa được 100m đường)
- Bài toán hỏi gì? (ngày thứ 2 sửa được hơn ngày thứ nhất .... mét đường?)
HS tự tính và nêu cách giải, chẳng hạn :
Bài giải
Ngày thứ hai sửa nhiều hơn ngày thứ nhất là:
100 – 75 = 25 (m)
Đáp số: 25 m
3. Củng cố, dặn dò
Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
GV hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Thứ bảy ngày 12 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 (Buổi sáng) Chính tả (Rèn chữ)
người mẹ (Nghe- viết)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Người mẹ.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng. Viết đúng các dấu câu.
- Làm các bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập Tiếng việt.
III . Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc đoạn văn của bài chính tả. 2 HS đọc lại.
- Nhận xét chính tả.
+ Đoạn văn trên có mấy câu ? (7 câu)
+ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả? (Thần Chết)
+ Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm cảm.)
- Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ra nháp.
b. Học sinh nghe, viết vào vở.
GV đọc cho HS viết, đọc cho HS soát lỗi.
c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 - 7 bài, nhẫn xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2b.
- Học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài - làm bảng con. 4 HS lên bảng ;
GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài tập 3: Lựa chọn 3a: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. HS làm bài vào vở.
Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò.
Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Âm nhạc (Ôn)
Ôn bài hát: Bài Quốc ca Việt Nam
I. Mục tiêu
- Luyện tập, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS.
- HS hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của Nhà nước Quốc ca Việt Nam được hát khi chào cờ.
- HS thuộc bài hát và biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát.
- Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam và máy nghe.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tranh ảnh về lễ chào cờ, 1 lá cờ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Ôn tập
a, GV giới thiệu bài hát:
- Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ, khi hát phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì.
- Giới thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.
GV cho cả lớp nghe lại toàn bài hát 1 lượt.
Sau đó cho HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức hát theo: hát tập thể cả lớp, hát trong nhóm, tổ, cá nhân.
Tập một vài cách hát tập thể.
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài rồi ngược lại.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
b, Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
+ Đường vinh quang xây xác quân thù: Cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chĩâm lược của quân thù.
+ Sa trường: Chiến trường.
3. Củng cố, dặn dò
- Bài Quốc ca được hát khi nào?
- Ai là tác giả của bài Quốc ca Việt Nam?
- Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- GV nhân xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cách đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập toán .
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
2.Hướng dẫn luyện tập. (Làm các bài trong sách bài tập)
Bài 1: HS nêu yêu cầu. Yêu cầu HS thực hiện (nhân từ phải sang trái).
26 42 32 47 35 51 63
x 2 x 5 x 4 x 3 x 4 x 6 x 5
- GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề toán, nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
Bài giải
5 phút Hoa đi được là:
45 x 5 = 225 (m)
Đáp số: 225m
Hỏi : Bài toán được giải bằng phép tính gì, em tính kết quả như thế nào?
Hỏi: Khi nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số ta làm mấy bước?
- Khi thực hiện ta nhân từ hàng nào?
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu. HS tự làm và chữa bài.
a. x : 2 = 25 b. x : 5 = 20
x = 25 x 2 x = 20 x 5
x = 50 x = 100
Bài 4: HS nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
Viết số thích hợp vào ô trống.
a. 5 x 3 = 6 x 2 + c. 6 x 5 = 6 x 3 +
b. 6 x 4 = 6 x - 6 d, 6 x 10 = 6 x + 6
- HS đọc kết quả, GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán (nâng cao)
Điền số vào băng ô
I. Mục tiêu
- HS biết tìm quy luật của dãy số trong băng ô và điền vào cho đúng.
- Vận dụng phép tính cộng, trừ để tính kết quả.
II. Đồ dùng dạy học
Sách các dạng toán cơ bản lớp 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: (Bài 33 - tr8)
- Học sinh nêu yêu cầu.
+ Bài cho biết gì? (tổng các số ở 4 ô liền nhau là 63)
+ Bài yêu cầu gì? (Điền số....)
HD làm: Đánh số thứ tự như sau:
18
6
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ta thấy: Tổng các số trong ô6, ô7, ô8, ô9 là:
18 + 6 + 25 + ô8 = 63
Suy ra số điền vào ô8 là: 63 - (18 + 6 = 25) = 14
Thực hiện tương tự ta tìm được:
Số điền vào ô5 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25
Số điền vào ô4 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14
Số điền vào ô3 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6
Số điền vào ô2 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18
Số điền vào ô1 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25
Số điền vào ô10 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18
Số điền vào ô11 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6
Số điền vào ô12 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14
Vậy băng ô được điền đầy đủ là:
25
18
6
14
25
18
6
14
25
18
6
14
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài: Tổng 3 ô liền nhau là 50.
15
23
GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài.
Bài tập 3: (Bài 89 - tr13)
Học sinh nêu yêu cầu. HS tự làm và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều): Kĩ năng sống
Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh.
- Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh trong SGK.
- 1chiếc áo để thực hành ở hoạt động 1.
- Phiếu bài tập cho hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.
2. Bài học
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- GV gọi HS đọc nội dung tình huống trong SGK.
- 2HS đọc tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy đang có chương trình hoạt hình mà em yêu thích.Nhìn vào bếp em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối.
- GV cùng Hs đàm thoại về nội dung tình huống kết hợp quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn cách giải quyết:
+ Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào trong các cách sau đây?
+ Ngoài các cách ứng xử trên em có cách ứng xử nào khác?
- Đại diện các nhóm trình bày đồng thời giải thích lí do vì sao lựa chọn cách giải quyết đó.
- Tổ chức cho Hs nêu cách xử lí tình huống qua trò chơi đóng vai.
- Cả lớp bình chọn cách ứng xử phù hợp , hay nhất.
* Kết luận: Ra chào hỏi, giúp mẹ những việc mẹ yêu cầu xong rồi ra xem phim. Đó là việc chúng ta nên làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình, đồng thời rèn cho chúng ta có kĩ năng làm tốt những việc phù hợp với khả năng.
* Hoạt động 2 : Lựa chọn địa chỉ.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- 2HS đọc yêu cầu bài: Em hãy nối các hình đồ vật( quần áo, khăn quàng đỏ, cặp sách, sách vở, ) tronh tranh dưới đay vào đúng vị trí của nó.
+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
- Trong tranh có: quần áo, khăn quàng đỏ, cặp sách, sách vở, giày dép.
+ Những đồ vật đó được để ở đâu?
+ Những đồ vật đó để đúng nơi quy định chưa?
- Các đồ vật trong tranh để lộn xộn, không đúng nơi quy định.
- Cho Hs thảo luận cặp đôi: Tìm địa chỉ đúng của các đồ vật này.
- Gọi một số Hs nêu địa chỉ đúng của các đồ vật.
- Gọi Hs nhận xét , bổ sung
+ Tại sao phải để đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp?
+ Đồ dùng không được xếp gọn gàng, ngăn nắp thì diều gì sẽ sảy ra?
* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của bản thân trong cuộc sống.
* Hoạt động 3: Liên hệ
+ ở nhà em thường giúp bố mẹ những việc gì?
+ Những việc liên quan đến cá nhân em như học tập và các việc sinh hoạt hằng ngày do em tự chuẩn bị hay em phải nhờ người khác giúp đỡ?
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập làm văn (nâng cao)
Luyện tập kể chuyện
I. Mục tiêu
- HS biết đặt mình vào vai bà mẹ để kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
- Giọng kể tự nhiên, hồn nhiên.
- Biết viết thành một đoạn văn kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi theo lời của bà mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
Sách TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn kể chuyện.
Đề bài: Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi".
- HS đọc đề bài, xác định đề.
- GV gợi ý:
Khi đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi", các em phải chú ý lời xưng hô và phải thay đổi một số tình tiết cho phù hợp.
Ví dụ:
- Đầu câu chuyện các em có thể kể: "Con trai tôi năm nay mới lên 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Có lần, bực vì nó nghịch quá, tôi đã doạ: ...."
- Cuối câu chuyện có thêm một số suy nghĩ của người mẹ: "Tôi bật cười vì sự láu lỉnh của cậu con trai. Thế này thì tôi phải nát óc để đối phó với những trò nghịch ngợm mới của nó đây."
- Gọi một em kể mẫu, cả lớp nhận xét.
- HS kể trong nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Kí duyệt:
...................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN4. buoi2-l3.doc