Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

- Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, phép trừ.

- Thực hành làm các phép cộng, trừ và giải toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Toán bồi dưỡng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Giới thiệu bài

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2. Luyện tập: (HS làm các bài tập tr 13 - 15)

 Bài tập 1: Tổng hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau:

 a, Mỗi số hạng cùng tăng thêm 35 đơn vị? (. tăng 35 x 2)

 b, Số hạng này tăng thêm 30 đơn vị, số hạng kia giảm đi 30 đơn vị? (. k đổi)

 c, Mỗi số hạng cùng gấp lên hai lần ( hoặc cùng giảm đi hai lần )? (. gấp lên hoặc giảm đi 2 lần)

 - Học sinh nêu yêu cầu, HS làm bài. GV chữa.

 Bài tập 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.

 a, Trường hợp nào tổng của hai số bằng một trong hai số hạng của nó? (. có một số bằng 0)

 b, Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0? (. 0 và 1)

 c, Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất? (1và1)

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồi tự làm bài. Sau đó kiểm tra chéo rồi chữa bài. Bài giải Số bông hoa của 5 lọ hoa là: 7 5 = 35 (bông hoa) Đáp số : 35 bông hoa. Hỏi: Bài toán được giải bằng phép tính gì? Bài tập 4: - Học sinh đọc đề bài, phân tích yêu cầu của bài. - GV cho HS làm bài và chữa bài. Nhận xét: 7 4 = 4 7 Bài tập 5: (Dành cho HS khá giỏi) - Học sinh nêu yêu cầu. GV hướng dẫn học sinh tìm quy luật của dãy số. Cho HS làm bài và chữa bài. Kết quả là : a. 14, 21, 28, 35, 42 b. 56, 49, 42, 35, 28. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tự nhiên & xã hội hoạt động thần kinh I. Mục tiêu - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - HS khá, giỏi biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại. - KN làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. - KN ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào? - HS trả lời, GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Các hoạt động . * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo nhóm: GVyêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b và đọc mục Bạn cần biết trả lời các câu hỏi: - Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? - Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại được gọi là gì? Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung. Kết luận : SGK (trang 28). * Hoạt động 2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và phản ứng nhanh. Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối. Bước 1: GV hướng dẫn HS cách thử phản xạ đầu gối. Bước 2: HS thực hành phản xạ đầu gối theo nhóm. Bước 3: Các nhóm lên thực hành thử phán xạ đầu gối trước lớp. GV giảng: Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS cùng hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Chính tả (tập chép) trận bóng dưới lòng đường I. Mục tiêu Chép và trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập 2: Biết viết hoa các tên riêng, viết đúng các dấu câu. Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). II. Đồ dùng: SBT tiếng việt III . Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh viết bài. a. Hướng dẫn chuẩn bị: - GV: đọc đoạn văn chép trên bảng. - Nhận xét chính tả: + Những chữ nào trong bài được viết hoa? (Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người). + Lời của các nhân vật đặt sau dấu câu gì ? (Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó: quá quắt, b. Học sinh chép bài vào vở. c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét cho điểm. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 2. Cả lớp đọc thầm bài, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - GV cho HS làm BT, 3HS lên bảng. - GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng. - Cả lớp làm vào vở bài tập. Bài tập 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài. HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. GV chốt lại lời giải đúng. Học sinh làm bài vào vở theo lời giải đúng. HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp. Cả lớp chữa bài tập vào vở. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc (theo đúng thứ tự) toàn bộ 39 tên chữ. Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán gấp một số lên nhiều lần i. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: -HS lên bảng làm: 7 x 6 + 18 6 x 8 – 18 - Dưới lớp làm ra giấy nháp, sau đó nhận xét bài. - GV cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - GV nêu bài toán và hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ: + Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 2cm (coi đây là 1 phần). + Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB, mà đoạn AB là 1 phần thì đoạn CD là 3 phần như thế. - GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD là: 2 3 = 6 (cm). GV cho HS giải và chữa bài. - GV hỏi: Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm như thế nào? Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm như thế nào? .... - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Nhiều HS nhắc lại. 3. Thực hành: Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Bài giải Năm nay tuổi của chị là: 6 2 = 12 (tuổi). Đáp số : 12 tuổi. - HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. GV chữa bài và củng cố kiến thức. Bài tập 3 : ( dòng 2) HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 3, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị, nên số cần tìm là : 3 + 5 = 8; số cần tìm gấp 5 lần số đã cho, nên số cần tìm là : 3 5 = 15 ). 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2: Bồi dưỡng Mĩ thuật Thực hành Vẽ cái chai I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố, nâng cao kĩ năng về cách vẽ theo mẫu cho HS. - Tạo cho HS thói quen quan sát, nhận xét về hình dáng các đồ vật xung quanh. - Biết cách sắp xếp hình cân đối để vẽ được cái chai gần giống mẫu. II. Đồ dùng dạy học: GV: + Chuẩn bị một số cái chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau. + Một số bài vẽ của HS năm trước. HS: Bút chì,tẩy, màu vẽ,vở vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HD thực hành vẽ: Hoạt động1: Nêu lại các bước vẽ theo mẫu. - HS nêu: + Vẽ phác khung hình chai và đường trục. + Quan sát mẫu so sánh tỉ lệ các phần chai. + Vẽ phác mờ hình đáy chai. + Sửa hình cho cân đối. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát một số mẫu chai. + Các phần chính chai là gì? ( miệng,cổ,vai,thân, đáy chai) + Chai làm bằng gì? Màu gì? (thuỷ tinh, xanh, trắng, nâu...) HS thấy hình dáng khác nhau của các loại chai. Giới thiệu một số bài vẽ đẹp, chỉ ra những nỗi điển hình mà nhiều HS mắc phải để các em rút kinh nghiệm cho bài mình. Hoạt động3: Thực hành vẽ. - Từng nhóm HS chọn mẫu để vẽ. Lưu ý: Bố cục bài trên giấy sao cho hợp lí không quá to cũng không quá bé. Sửa những chi tiết cho cân đối, nét vẽ hình chai phải có độ đậm, nhạt. - HS vẽ, GV uốn nắn, hướng dẫn thêm. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. Thu một số bài cho cả lớp nhận xét: Bài nào giống mẫu hơn? Bố cụ đẹp, chưa đẹp? HS tìm ra bài vẽ mình thích. GV nhận xét chung, xếp loại các bài. 3. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung. Tiết 3: Tập đọc bận I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu, ... - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem lại niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được các câu hỏiddaa1, 2, 3; học thuộc lòng một số câu thơ trong bài) * GDKNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Một HS Kể lại câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường". B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện đọc: a. GV đọc bài thơ: (Giọng hồi tưởng vui, khẩn trương). b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng dòng thơ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, tìm hiểu nghĩa của các từ mới. - Đọc từng khổ trong nhóm: 3 nhóm đọc ĐT 3 khổ. Cả lớp đọc ĐT. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * HS đọc thầm. Khổ 1 và 2 GV hỏi: - Mọi người, mọi vật xung quang bé bận những việc gì? - Bé bận những việc gì? (Bé bận bú, bận ngủ, bận nhìn ánh sáng cũng là em đang bận rộn với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung của mọi người.) * HS đọc thành tiếng, Khổ 3 trả lời: - Vì sao mọi người, mọi việc bận mà vui? (Nhiều HS phát biểu) . 4. Học thuộc lòng một đoạn văn : - GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ, cả bài. 3 HS đọc bài thơ. - HS cả lớp nhẩm đọc thuộc từng khổ, cả bài. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Luyện toán (nâng cao) phép cộng, phép trừ I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, phép trừ. - Thực hành làm các phép cộng, trừ và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập: (HS làm các bài tập tr 13 - 15) Bài tập 1: Tổng hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau: a, Mỗi số hạng cùng tăng thêm 35 đơn vị? (... tăng 35 x 2) b, Số hạng này tăng thêm 30 đơn vị, số hạng kia giảm đi 30 đơn vị? (... k đổi) c, Mỗi số hạng cùng gấp lên hai lần ( hoặc cùng giảm đi hai lần )? (... gấp lên hoặc giảm đi 2 lần) - Học sinh nêu yêu cầu, HS làm bài. GV chữa. Bài tập 2: Hướng dẫn tương tự bài 1. a, Trường hợp nào tổng của hai số bằng một trong hai số hạng của nó? (... có một số bằng 0) b, Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0? (... 0 và 1) c, Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất? (1và1) Bài tập 3: Hiệu hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau: a, Số bị trừ và số trừ cùng tăng thêm ( hoặc giảm đi) 30 đơn vị? b, Số bị trừ và số trừ cùng gấp lên 2 lần? c, Số bị trừ và số trừ cùng giảm đi 3 lần? d, Số bị trừ tăng thêm 5 đơn vị và số trừ giảm đi 5 đơn vị? - Hướng dẫn tương tự bài 1,2. - Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài rồi làm và GV chữa bài chung. a, Trường hợp nào hiệu của hai số bằng số bị trừ? Cho ví dụ. b, Trường hợp nào hiệu của hai số bằng số trừ? Cho ví dụ. c, Tìm hai số gồm ba chữ số có hiệu lớn nhất? Bài tập 5: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. a, Trường hợp nào hiệu của hai số có tận cùng bằng 0? Cho ví dụ. b, Hiệu hai số là một số có tận cùng là 5 thì hai số đó có tận cùng là chữ số nào? (Biết phép trừ không có nhớ sang hàng trục). Bài tập 6: HS đọc yêu cầu bài rồi làm và GV chữa bài chung. Nếu chữ số hàng đơn vị của số trừ lớn hơn chữ số hàng đơn vị của số bị trừ là 8 thì hiệu có tận cùng là chữ số nào? (... hiệu có tận cùng là 2 vì phải mượn 1chục để trừ.) 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Bồi dưỡng âm nhạc ôn tập bài hát: Đếm sao I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố, nâng cao kĩ năng biểu diễn bài hát Đếm sao cho HS. - Biết hát, gõ đệm theo bài hát, kết hợp vận động phụ họa khi biểu diễn, tham gia chơi trò chơi âm nhạc. - Giáo dục lòng yêu nghệ thuật, phát riển năng khiếu âm nhạc ở các em. II. Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ quen dùng, dụng cụ gõ phách, mũ gắn hình ngôi sao để HS biểu diễn. - Một số phiếu thăm ghi các câu hát trong bài. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Ôn tập bài hát. Hoạt động 1: Ôn bài hát Đếm sao. Cho HS nghe lại băng bài hát Đếm sao. Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3 (2 lần). Chia lớp thành 4 nhóm ôn và tìm động tác mùa phụ họa. Các nhóm lên biểu diễn. Cả lớp nhận xét, GV tuyên dương HS múa đẹp, biểu diễn tự nhiên. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. GV tổ chức cho HS chơi hát xì điện: Đầu tiên GV đưa ra các lá thăm đã ghi các câu hát đã học, HS lên bốc phải câu nào hát câu đó, hát đúng lời, đúng giai điệu sẽ được xì điện cho bạn hát, nếu không hát được phải chọn bất kì bài hát nào thuộc, hát cả bài. HS khác lại lên bộc thăm tượng tự. Cuối cùng ai hát được nhiều, hát đúng sẽ thắng cuộc. - Sau mỗi lần hát GV nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Luyện từ & câu (nâng cao) từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố, nâng cao kiến thức đã học ở buổi sáng. - Nắm được kiểu so sánh, tìm được sự vật so sánh để điền vào câu để tạo ra hình ảnh so sánh. - Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp làm vào vở . GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chữa bài: a, Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều. b, Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như ngựa tung bờm phi nướ đại. c, Những giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc. d, Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn nhạc. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. - GV hỏi : Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? - Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ? - GV nhắc HS : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhở là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động. - HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu a. Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng. Câu b. Chỉ thái độ của Quang khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già : hoảng sợ, sợ tái người. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. - HS đọc lại bài viết của mình, sau đó giải thích để HS tự đọc thầm và liệt kê những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn tuần 6. - HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở những từ ngữ có trong bài TLV của mình. Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. - Tự đặt câu với một từ vừa tìm được, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Luyện toán gấp một số lên nhiều lần i. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức gấp một số lên nhiều lần thông qua việc hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách bài tập Toán. - Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Thực hành Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. a, Gấp 6kg lên 4 lần được: 6 x 4 = 24 (kg) b, Gấp 5 lít lên 8 lần được : 5 x 8 = 40 (lít) c, Gấp 4 giờ lên 2 lần được: 4 x 2 = 8 (giờ) Bài tập 2: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Bài giải Năm nay tuổi của mẹ Lan là: 7 5 = 35 (tuổi). Đáp số : 35 tuổi. - HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập. 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. GV chữa bài và củng cố kiến thức. Bài giải Số bông hoa Lan cắt được là: 5 x 3 = 15 (bông ) Đáp số: 15 bông Bài tập 4 : HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 2, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 8 đơn vị, nên số cần tìm là : 2 + 8 = 10; số cần tìm gấp 8 lần số đã cho, nên số cần tìm là :2 8 = 16 ) 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2: Kĩ năng sống Chủ đề 2: Kĩ năng Giao tiếp với bạn bè và mọi người I. Mục tiêu - HS hiểu được lời chào đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người: Lời chào cao hơn mâm cỗ.  - Giúp HS biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi trong một số tình huống cụ thể. - Rèn cho các em có kĩ năng và thái độ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4, 5 II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập : BT1, BT3, BT4. III. Hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ + ở nhà em đã tự làm lấy những việc gì? + Tại sao em phải tự làm lấy những việc của bản thân? - GV nhận xét, biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập: * Hoạt động 1: Đọc truyện: Lời chào. - GV đọc truyện: Lời chào (Tr.7) - 2 HS đọc lại truyện. Cả lớp theo dõi. - Thảo luận nhóm : (Nhóm 3) GV phát phiếu thảo luận cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :  +Vì sao cha yêu cầu con chào bà cụ? + Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại , cậu bé cảm nhận được điều gì mà trước đó không có? Đại diện các nhóm trình bày câu hỏi thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gọi nhận xét, chốt ý đúng : + Gặp người lớn tuổi hơn con, con phải chào người đó trước. Vì thế cha yêu cầu con phải chào bà cụ. + Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé cảm nhận mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng. *GV kết luận : Khi gặp người lớn tuổi chúng ta cần chào hỏi lễ phép. *Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai: Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Phân tích, tìm hiểu yêu cầu của bài. - GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống. + Nhóm 1: Tình huống 1. + Nhóm 2: Tình huống 2. + Nhóm 3: Tình huống 3. + Nhóm 4: Tình huống 4. - Đại diện từng nhóm lên đóng vai về cách giải quyết của nhóm mình trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét , đánh giá chung. Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Thực hành chào hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người khi gặp gỡ, khi chia tay. + Khi gặp gỡ mọi người chúng ta cần làm gì? (Cần phải chào hỏi) + Khi chia tay mọi người chúng ta cần làm gì? (Cần chào tạm biệt) - Chia nhóm để Hs đóng vai theo nhóm. - Đại diện nhóm lên thực hành đóng vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. * GV kết luận : Lời chào có tác dụng kì lạ, nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người. Nó làm cho tâm hồn con người rộng mở. Lời chào cao hơn mâm cỗ. * Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập Bài tập 4: Cho Hs đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập. - Điền từ “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” vào một chỗ....trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp. 1. Cần nói....khi được người khác quan tâm, giúp đỡ . 2. Cần nói....khi làm phiền người khác. - GV phát phiếu, yêu cầu HS làm trên phiếu bài tập. - Mời một số Hs nêu kết quả trước lớp. - Chốt câu điền đúng: 1- cảm ơn, 2- xin lỗi Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến Bài tập 5: Cho HS đọc đầu bài. - Phân tích tìm hiểu yêu cầu của bài. - GV lần lượt đọc từng ý kiến. - GV cho HS thảo luận về lý do đưa ra ý kiến đó. - GV kết luận kết quả nối đúng. *Hoạt động 5: Liên hệ - Em đã biết chào hỏi người lớn tuổi và khi có khách đến nhà? - Em đã biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ chưa? - Em biết xin lỗi khi phạm lỗi hoặc khi làm phiền người khác chưa? 3. Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. Tiết 3: Luyện viết trận bóng dưới lòng đường I. Mục tiêu Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 trong bài “Trận bóng dưới lòng đường”. Biết viết hoa các tên riêng và viết đúng các dấu câu. II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh viết bài. a. Hướng dẫn chuẩn bị. - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. (Đoạn 2) - Nhận xét chính tả: + Những chữ nào trong bài được viết hoa? (Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người: Quang). + Lời của các nhân vật đặt sau dấu câu gì ? (Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó: khuỵu xuống, sút, đi chệch... b. Học sinh viết bài vào vở. GV đọc cho HS viết. Đọc lại cho HS soát bài. c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1. Cả lớp đọc thầm bài, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - GV cho HS làm BT, 3HS lên bảng; GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng. - Cả lớp làm vào vở bài tập. Bài tập 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. Chốt lại lời giải đúng. Học sinh làm bài vào vở theo lời giải đúng. HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp. Cả lớp chữa bài tập vào vở. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc (theo đúng thứ tự) toàn bộ 39 tên chữ. Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) phép cộng, phép trừ (tiếp) I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, phép trừ. - Thực hành làm các phép cộng, trừ và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập: Bài tập 1: Tổng hai số là 76, nếu bớt 10 ở số hạng thứ nhất và thêm 12 vào số hạng thứ hai thì tổng thay đổi thế nào? Tính tổng khi đó. - Học sinh nêu yêu cầu, HS làm bài. GV chữa: Tổng tăng là: 12 - 10 = 2 (đơnvị) Tổng khi đó là: 76 + 2 = 78 (đơnvị) Bài tập 2: Hiệu hai số là 64, nếu thêm vào số trừ 15, thêm vào số bị trừ 10 thì hiệu thay đổi thế nào? Tính hiệu khi đó. - Hướng dẫn tương tự bài 1. Chữa bài: Hiệu giảm đi là: 15 - 10 = 5 (đơnvị) Hiệu khi đó là: 64 - 5 = 59 (đơnvị) Bài tập 3: Hiệu hai số là 50, nếu bớt ở số bị trừ 8, bớt ở số trừ đi 9 thì hiệu thay đổi thế nào? Tính hiệu khi đó. - Hướng dẫn tương tự bài 1,2. - Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. Bài tập 4: (Bài 75 - tr14): Tìm x. - HS đọc yêu cầu bài rồi giải và chữa bài. a, X - 452 = 77 + 48 b, X + 58 = 64 + 58 c, X - 1 - 2 - 3 - 4 = 0 Bài tập 5: (Bài 87 - tr15): - Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * Chữa bài: Hiện tại anh học hơn em là: 6 - 1 = 5 (lớp) Sau 5 năm năm nữa anh vẫn học hơn em 5 lớp. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) kể về tấm gương ham học I. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết bài cho HS. - HS biết kể lại một tấm gương ham học với giọng hồn nhiên, chân thật. - Biết viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Đề 4 (tuần 6 - tr 162) - HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài. - GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về tấm gương ham học rồi kể lại bằng ngôn ngữ của mình. - GV gợi ý: Cần nói rõ: Câu chuyện này nói về ai? Nói về cái gì? Nêu rõ được sự ham học của người đó. - Ví dụ: Kể về sự ham học của Nguyễn Hiền trong câu chuyện "Ông trạng thả diều", Hay Nguyễn Ngọc Kí, .... - HS khá, giỏi kể mẫu. GV nhận xét. Từng cặp HS kể cho nhau nghe. 3 HS thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn kể tốt nhất: kể đúng nội dung câu chuyện, đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. * HS viết bài vào vở. GV nhắc các em chú ý viết theo diễn biến câu chuyện, lời kể chân thật. Có thể viết 7 đến 10 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những ý chính đúng nội dung câu chuyện, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu. HS làm bài. Sau đó 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người kể tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể hoạt động làm sạch đẹp trường lớp I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp. - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - HS tham gia chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. II. Các hoạt động dạy học A. Sinh hoạt theo chủ đề. Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp. Học sinh làm việc nhóm đôi. Đại diên các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là: vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,... Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - Hàng ngày em đã làm gí để làm sạch đẹp trường lớp? - Những việc gì chưa làm được? Vì sao? - Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào? - Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao? Giáo viên: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp. Nhắc nhở những ai chưa có ý thức giữ g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN7- buoi2.doc