I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. (trả lời các CH trong SGK)
* GD kỹ nãng sống: Các KNS được GD: Thể hiện cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc 1 đoạn trong bài Ở lại với chiến khu.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng 1 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc
Chú ở bên bác hồ
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. (trả lời các CH trong SGK)
* GD kỹ nãng sống: Các KNS được GD: Thể hiện cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc 1 đoạn trong bài ở lại với chiến khu.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
b.1 GV đọc mẫu.
b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh).
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ, biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài (Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc)
b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
HS: Đọc thầm khổ thơ một và hai.
- Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
(Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu!, nhớ chú, Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu.)
- Một học sinh đọc khổ thơ ba.
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
(Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba thương chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hy sinh, không trở về được. Ba giải thích với bé Nga là: Chú ở bên Bác Hồ).
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- HS trao đổi và nêu: Chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất chú được ở bên Bác.
3. Học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Lớp bình chọn bạn đọc đúng, hay.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc lại bài.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
So sánh Các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học.
2. Nội dung
b.1: Hướng dẫn học sinh nhận ra dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10000.
* So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
GV viết lên bảng: 999...1000 và yêu cầu học sinh điền dấu thích hợp (, =) vào chỗ chấm và giải thích tại sao chọn dấu đó. HS chọn dấu < để có 999 < 1000 và giải thích.
- GV cho học sinh chọn các dấu hiệu, dấu hiệu nào dễ nhận biết, rồi hướng dẫn để học sinh biết dấu hiệu cuối cùng dễ nhận biết hơn cả.
(chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số đó: 999 có ba chữ số, 1000 có bốn chữ số, vậy 999< 1000)
- GV hướng dẫn học sinh so sánh 9999 và 10000 tương tự như trên.
b.2: So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- Ví dụ 1: 9000 với 8999. Cho học sinh tự nêu cách so sánh (vì ở hàng nghìn 9 > 8 nên 9000 > 8999)
- Ví dụ 2: So sánh 6579 với 6580, cũng yêu cầu học sinh tự so sánh và nêu cách so sánh (Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo.
3. Thực hành
Bài 1: Điền dấu > ,< , =
HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
HS làm bài.
GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số: Lớp làm Phiếu học tập.
1942 > 998
1999 < 2000
6742 > 6722
900 + 9 < 9009
- Gọi 2- 3 HS đọc bài làm của mình.
Bài 2: So sánh hai số có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài, làm bài, nêu cách so sánh.
1 km > 985m 60phút = 1 giờ
600cm = 6m 50phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3.
- Học sinh làm bài cá nhân, lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò.
- Muốn so sánh các số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết)
ở lại với chiến khu
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng (BT2) a/b: Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải.
II. Đồ dùng dạy học
Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết trên bảng.
- Yêu cầu lớp viết vào nháp một số từ mà học sinh thường viết sai ở tiết trước .
- Nhận xét, đánh giá chung về phần kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Chuẩn bị:
* Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Em hãy cho biết lời bài hát trong đoạn văn cho chúng ta biết điều gì?
(Lời bài hát cho thấy sự quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng chịu gian khổ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ non sông của các chiến sĩ Vệ quốc quân.)
- Lời hát trong đoạn văn viết như thế nào?
+ Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, viết trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu dòng thơ viết hoa, cách lề 2 ô ly.
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả, lấy bảng con và viết các tiếng khó: bảo tồn, bay lượn, rực rỡ ...
b. GV đọc cho học sinh viết bài.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi vào vở.
c. Nhận xét, đánh giá:
- GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý sau:
+ Đọc thầm hai câu đố.
+ Quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.
+ Suy nghĩ viết ra giấy nháp lời giải câu đố của mình.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng:
a. Là sấm và sét; sông.
b, Ăn không rau như đau không thuốc.
Cơm tẻ là mẹ ruột.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán
ôn tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Củng cố về số lớn nhất, bé nhất; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
HS nhắc lại các cách so sánh:
* So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
* So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
Lưu ý HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo.
3. Luyện tập thực hành:
HS làm trong phiếu học tập.
Bài 1: Điền dấu > ,< , = vào chỗ chấm.
So sánh C và D: C = 28 x 5 x 30 D = 29 x 5
C .... D
HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
HS làm bài.
HS chữa bài trên bảng.
GV cùng HS nhận xét, chữa bài và củng cố cách so sánh.
Bài 2: Không tính kết quả cụ thể, em cho biết hai tổng sau có bằng nhau không? Vì sao?
a, A = 123 + 456 + 78 + 90
B = 498 + 76 + 153 + 20
GV hướng dẫn HS nhận xét:
Hàng trăm của 2 tổng đều là: 1 và 4
Hàng chục của 2 tổng đều là: 2, 5, 7, 9.
Hàng đơn vị của 2 tổng đều là: 3, 6, 8, 0.
Vậy A = B
b, A = abc + mn + 352
B = 3bc + 5n + am2
c, A = a x (b + 1)
B = b x (a + 1)
d, A = 28 x 5 x 30
B = 29 x 5 x29
HS làm tương tự, GV chữa bài: Khi chữa bài cho HS nêu cách so sánh.
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
10m 3cm 10m 10m 3cm 103dm 10m 3cm 1003 cm
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, sau đó lên bảng chữa bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng quản lí thời gian
I. Mục tiêu
- Tiếp tục thực hành kĩ năng quản lí thời gian để củng cố cho HS ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học.
- Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình, biết làm việc các việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Em đã thực hiện thời gian biểu của mình như thế nào?
- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
- GV treo bảng phụ ghi các bài tập:
Bài tập 1: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a, Cứ đúng 7 giờ tối là Vân ngồi vào bàn để ôn bài và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
b, Đã đến giờ học bài nhưng Hùng vẫn mải mê chơi điện tử trên máy vi tính.
c, Sáng nào Dương cũng dậy từ 6 giờ để tập thể dục.
d, Liên thường hay đi học muộn vì ngủ quên.
e, Hoa thường tranh thủ làm bài tập trong giờ ra chơi để về nhà khỏi phải làm bài.
- HS đọc yêu cầu của bài, bày tỏ ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Em hãy ghi chữ Đ vào trước ý em cho là đúng, chữ S vào trước ý em cho là sai.
a, Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b, Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.
c, Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
d, Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài, GV chữa chung.
a, ích lợi của học tập, sinh hoạt đúng giờ:
- Tiếp thu bài trên lớp đầy đủ.
- Làm việc hiệu quả.
- Cơ thể khỏe mạnh.
- Kết quả học tập tiến bộ.
- Tiết kiệm thời gian.
b, Tác hại của học tập, sinh hoạt không đúng giờ:
- Mệt mỏi, buồn ngủ.
- Không đủ thời gian ôn bài.
- Có hại cho sức khỏe.
- GV kết luận: Khi làm việc đúng giờ, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc cao hơn và trong lòng thấy vui hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện đọc
Luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 20.
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho HS.
- HS đọc và trả lời lại các câu hỏi ứng với từng đoạn đọc trong mỗi bài tập đọc.
- Giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức mỗi bài tập đọc.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV cho HS ôn lại 3 bài tập đọc trong tuần 20.
Hỏi: Kể tên 2 bài tập đọc ta đã học trong tuần 20.
- HS nêu tên 2 bài tập đọc: ở lại với chiến khu và bài Chú ở bên Bác Hồ.
- Hướng dẫn đọc ôn từng bài.
+ Bài: ở lại với chiến khu. GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần.
- Sau đó chia lớp thành các nhóm đôi, giao mỗi nhóm đọc ôn 1 bài. (Đọc kết hợp trả lời các câu hỏi cuối SGK)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn.
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
(Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu)
- Thái độ của các bạn sau đó như thế nào?
(Lượm , Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại.)
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
(Vì các bạn không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.)
+ Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? (Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em)
+ Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
(Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc)
* Bài Chú ở bên Bác Hồ:
- Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
(Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu!, nhớ chú, Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu.)
- Một học sinh đọc khổ thơ ba.
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- HS nêu: Chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất chú được ở bên Bác.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò.
- Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2016
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn
Kể về gương anh hùng chiến đấu bảo vệ tổ quốc
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn đã làm miệng học sinh viết được bài văn kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng” theo lời của Phạm Ngũ Lão - một vị tướng rất giỏi của nước ta thời Trần.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Mở sách giáo khoa Tuần 19: Đọc đề bài. (Đề 1)
Đề bài: Hãy mượn lời chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão để kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng”.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn: Em kể lại nội dung câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng” nhưng bằng lời của Phạm Ngũ Lão.
- GV giới thiệu: Theo nghìn xưa văn hiến, Phạm Ngũ Lão sinh 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- GV: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và 1288).
- Giáo viên gọi một học sinh giỏi kể mẫu đoạn đầu.
- HS kể theo nhóm đôi.
- HS làm bài vào vở của mình.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- HS: Đọc bài làm của mình trước lớp, GV cùng cả lớp nhận xét và chấm điểm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức
GV chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Toán
Ôn tập về biểu thức
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố về cách viết biểu thức thành tích của hai thừa số.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
IIi. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của bài
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong phiếu học tập:
Bài 1: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số:
a, 7 x 16 + 14
b, 5 x 6 + 10 + 5 x 2
c, 6 x 3 + 6 x 4 + 18
d, 4 x 5 + 12 + 4 x 2
- GV hướng dẫn mẫu:
a, 7 x 16 +14 = 7 x 16 + 7 x 2 = 7 x (16 + 2) = 7 x18
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài. Học sinh khác nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài, tuyên dương.
Bài 2: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số rồi tớnh giỏ trị của biểu thức đú:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
b, (24 + 6 x 5 + 6) – (12 + 6 x 3)
c, 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26
- GV hướng dẫn phần a:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
= 5 x (15 + 3 + 2 – 10)
= 5 x 10
= 50
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. GV chữa bài. HS chữa bài vào vở (nếu cần)
Bài 3: HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh giải:
+ Trong phòng có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Hóy đặt dấu ngoặc vào biểu thức 25 x 4 + 18 : 2 + 7 để giỏ trị của biểu thức bằng:
a, 102 b, 66
- Gọi học sinh đọc đề bài, suy nghĩ làm bài. Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Nắm được nghĩa một số từ về Tổ quốc để sắp xếp đúng các nhóm. (BT1)
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. (BT2)
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại nội dung bài tập 1.
- Ba tờ giấy A4 viết 3 câu in nghiêng bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhân hóa là gì? Nêu VD về những con vật được nhân hóa trong bài "Anh Đom Đóm".
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
a. Những từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc
đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b. Những từ cùng nghĩa với từ bảo vệ
giữ gìn, gìn giữ.
c.Những từ cùng nghĩa với từ xây dựng
dựng xây, kiến thiết.
Bài 2: HS Nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc học sinh:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
+ Có thể kể về vị anh hùng mà các em được biết qua các bài tập đọc, sưu tầm ngoài nhà trường, ...
HS thi kể, Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết nhiều về các vị anh hùng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài và đoạn văn.
GV Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài cá nhân.
HS viết những câu in nghiêng vào vở, đặt dấu phẩy vào chỗ còn thiếu.
HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, cả lớp chữa bài vào vở.
- Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm BT 1, 2, 3, 4/a.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc so sánh số có 4 chữ số?
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- BT yêu cầu gì? (Điền dấu >; <; =)
- Muốn điền dấu đúng ta làm ntn? (So sánh các số có 4 chữ số)
- Gọi 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- HS dưới lớp tự làm bài, chữa bài, giải thích vì sao lại chọn dấu đó.
- GV Nhận xét và chốt ý đúng.
7766 > 7676 1000g = 1kg
8453 > 8435 950g < 1kg
9102 < 9120 1 km < 1200 m
5005 > 4905 100 phút > 1 giờ 30 phút
Lưu ý: củng cố cho học sinh cách so sánh số có bốn chữ số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn: Đọc các số đã cho, tìm quy luật của dãy số, tìm số thích hợp để điền.
GV nhận xét và củng cố cách viết số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
Bài 3: Viết.
a. Số bé nhất có 3 chữ số?
HS Nêu miệng (số 100)
GV viết lên bảng.
Tương tự GV cho học sinh làm miệng với các ý b, c, d.
GV cùng HS nhận xét và chữa bài và củng cố nội dung của bài.
Bài 4: HS Nêu yêu cầu của bài.
GV vẽ tia số như SGK lên bảng cho học sinh quan sát.
+ Muốn tìm trung điểm của mỗi đoạn thẳng ta làm như thế nào?
HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét và chốt các làm đúng.
+ Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300.
GV củng cố cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu cách so sánh số có 4 chữ số?
- Cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Trên đường mòn hồ chí minh (Nghe – viết)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức vãn xuôi.
- Làm đúng BT2 ý a/b: phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu s/x. Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu dễ lẫn (x/s)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên bảng con các từ: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn viết bài
GV đọc 1 lần cho học sinh nghe.
Một em đọc đoạn một bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Nội dung đoạn văn nói lên điều gì?
+ Đoạn văn nói lên “Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc”.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
- HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con các từ (trơn , thung lũng, lúp xúp )
* Học sinh viết bài:
GV Đọc cho học sinh viết bài.
GV Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
* Chấm và chữa bài: Chấm nhanh 5 – 7 bài.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 (chọn ý a)
- HS Đọc yêu cầu của bài. Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân.
- 1HS lên bảng điền nhanh âm đầu s/ x vào chỗ trống.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
Lời giải: Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở bài tập 2.
- HS làm bài cá nhân.
- Học sinh đọc câu mình vừa làm.
- GV nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần.
- HS chép vào vở những câu hay.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và Xã hội
ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Giáo dục HS yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề xã hội.
Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận.
Bước2: Thảo luận nhóm.
- Nêu một số hoạt động ở trường.
- Nói về gia đình và họ hàng.
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.
- Hoạt động bảo vệ môi trường.
Bước 3: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý đúng, học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Ô chữ
- GV phổ biến luật chơi: GV đưa ra 10 ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã được học và kèm theo gợi ý của giáo viên.
+ Mỗi nhóm chơi phải giành quyền trả lời bằng cách giơ thẻ nhanh nhất.
+ Nhóm trả lời nhanh, đúng ghi được điểm 10.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 3: Vẽ tranh về gia đình, quê hương em.
- GV: Gợi ý nội dung tranh vẽ cho học sinh:
+ Phong cảnh làng.
+ Gia đình em. (chân dung hoặc cảnh sinh hoạt)
- HS vẽ tranh theo nhóm, GV quan sát và giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Nếu hết giờ mà học sinh chưa vẽ xong, yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm về nhà hoàn thành tiếp để giờ sau nộp bài.
4. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu những nhóm chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành tranh vẽ.
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải bài toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
- Làm BT 1, 2/b, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Hoạt dộng dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn bài mới.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
GV nêu phép tính cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi học sinh nêu nhiệm vụ phải thực hiện.
GV cho HS nêu cách đặt tính và thực hiện.
GV gọi một học sinh lên bảng, các học sinh khác theo dõi, góp ý khi cần.
- Khi thực hiện phép tính trên bạn đã thực hiện như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
- Viết các số hạng sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
3526
2759
+
6285
- Từ phải sang trái.
- HS nêu như SGK.
- GV: Vậy phép cộng 3526 + 2759 = 6285
- Một số học sinh nêu lại cách thực hiện như trong sách giáo khoa.
3. Thực hành
Bài 1: Tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con.
- H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 20 DA DUA.doc