Giáo án môn Tin học lớp 3, 4, 5 + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 2

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Nêu cách tắt máy tính khi không sử dụng.

- Nêu cách khởi động máy tính.

- GV nhận xét.

3. Dạy bài mới.

a. Giới thiệu bài mới :

- GV giới thiệu bài và ghi đề.

b. Hoạt động 1 : Làm bài tập 1.

- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu BT1

- Yêu cầu HS làm vở bài tập 1a, 1b trong SGK trang 13, đổi vở kiểm tra, so sánh với kết quả của bạn bên cạnh. Sau đó tổng hợp kết quả vào phiếu học tập.

- Quan sát, giúp đỡ nhóm còn yếu.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập

 

docx15 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học lớp 3, 4, 5 + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 Tin học lớp 4 BÀI 2: CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Biết được các thao tác: sao chép, đổi tên thư mục. - Học sinh thực hiện được sao chép hoặc đổi tên thư mục. - Giáo dục học sinh sắp xếp tài liệu một cách khoa học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, tranh ảnh về các thư mục, phòng máy. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (8’) (7’) (6’) (5’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính? - Tạo một thư mục có tên là TIN HOC trên máy tính. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu bài và ghi bảng. b. Hoạt động 1 : Nhắc lại các thao tác với thư mục, mở thư mục.. a) Mở thư mục KHOILOP4 đã tạo ở hoạt động 3, mục A của bài 1, tạo các thư mục theo mô tả: - Thư mục LOP4B là thư mục con của thư mục KHOILOP4. - Thư mục TO1, TO2, TO3 là thư mục con của thư mục LOP4B. - Thư mục An, Binh, Khiem là thư mục con của thư mục TO1. - GV yêu cầu HS làm theo nhóm máy. - Hiển thị kết quả một số máy để HS nhận xét và rút kinh nghiệm. - Nhận xét và tuyên dương những em làm tốt. b) Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) để được câu đúng. - Thư mục LOP4B có các thư mục con....... - Thư mục TO1 có các thư mục con............ c) Đánh dấu X vào ô ở sau câu đúng. Để mở thư mục LOP4B em phải thực hiện thao tác nào dưới đây? - Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn Open. - Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn New. - Nháy chuột vào thư mục LOP4B. - Nháy đúp chuột vào thư mục LOP4B. - GV nhận xét, tuyên dương HS. c. Hoạt động 2: Sao chép (Copy) thư mục a) Trao đổi với bạn, thực hiện các thao tác sao chép thư mục theo hướng dẫn: - Quan sát học sinh thực hành, nhận xét và tuyên dương. b) Điền từ vào chỗ chấm (...) để được câu đúng. - GV nhận xét và kết luận cách sao chép thư mục. d. Hoạt động 3: Đổi tên thư mục. - Trao đổi với bạn, thực hiện đổi tên thư mục theo hướng dẫn: - Điền dấu vào chỗ chấm (...) để được câu đúng. - Nhận xét và tuyên dương. e. Hoạt động 4: Xóa thư mục. - Em thực hiện thao tác xóa thư mục to3 đã đổi tên ở hoạt động 3 rồi điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...). - Nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại các thao tác sao chép, đổi tên thư mục. - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị tiết học sau. - 1 HS trả lời. - 1 HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS đọc yêu cầu và thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu và thực hiện làm bài vào sách. - HS khác nhận xét. - HS thực hiện làm vào sách. - HS trình bày, lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo HD. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Thực hiện thao tác đổi tên thư mục theo đúng yêu cầu bài. - Thư mục TO3 đã được đổi tên thành thư mục to3. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Thực hiện các thao tác xóa thư mục theo yêu cầu. - Để xóa thư mục to3, em nháy nút phải chuột vào thư mục to3, chọn phím Delete rồi nhấn phím Enter để xóa. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (18’) (8’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy đổi tên thư mục TIN HỌC thành tên Tinhoc? - Em hãy sao chép thư mục Lop4 trong thư mục Khoi4 vào thư mục Tinhoc? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động 1 : Thực hành. 1. Mở thư mục LOP4B đã tạo ở hoạt động 1, mục A rồi thực hiện các yêu cầu sau: - Trong thư mục LOP4B tạo thư mục TO4; - Copy thư mục An, Binh, Khiem từ thư mục TO1 vào thư mục TO4; - Đổi tên các thư mục An, Binh, Khiem thành các thư mục Tuan, Lan, Ngọc. - Quan sát quá trình học sinh thực hành và chữa lỗi khi học sinh mắc phải. - Nhận xét và tuyên dương. 2. Trong thư mục LOP4B, tạo thư mục Sơn Ca. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) để thực hiện được các thao tác sao chép thư mục Son ca từ thư mục LOP4B sang thư mục LOP4A. - Theo dõi quá trình thực hành của học sinh và sửa lỗi khi học sinh mắc phải. - Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương học sinh. c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng. 1. Tạo và sắp xếp các thư mục Học tập, Giải trí, Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc và Hình ảnh sao cho hợp lí và dễ tìm kiếm nhất. - Quan sát và kiểm tra cách sắp xếp của học sinh. - Tuyên dương những nhóm có cách tạo thư mục nhanh và sắp xếp dễ tìm kiếm nhất, 2. Em thực hiện các yêu cầu sau: a) Tạo thư mục có tên Tập vẽ b) Nháy chuột lên thư mục vừa tạo rồi nhấn phím F2. c) Đổi tên thư mục Tập vẽ thành Bài tập vẽ rồi nhấn phím Enter. - Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. - Quan sát kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi thực hành. - Nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại các thao tác sao chép, đổi tên thư mục. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - 2 HS thực hành. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Thực hành theo yêu cầu của bài tập dưới sự giúp đỡ của GV. - Lắng nghe. - Thực hành theo nhóm máy với các bước sau + Bước 1: Mở thư mục LOP4B, nháy nút phải chuột vào thư mục Sơn Ca rồi chọn Copy. + Bước 2: Mở thư mục LOP4A, nháy nút phải chuột, chọn Paste. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Thảo luận theo nhóm máy và thực hiện các thao tác tạo các thư mục mục như yêu cầu và sắp xếp để dễ tìm kiếm nhất. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Lắng nghe. - Thảo luận theo nhóm máy và thực hành tạo thư mục theo yêu cầu. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tin học lớp 3 BÀI 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; nhận biết được một máy tính đã khởi động xong. - Thực hiện được thao tác khởi động máy tính; biết cách tắt máy tính khi không sử dụng. - Giúp các em có thái độ học tập và sử dụng máy tính một cách hợp lý. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, phòng máy. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (6’) (10’) (9’) 2’ Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ - Máy tính có những bộ phận nào? - Có những loại máy tính thường gặp nào? - Máy tính có thể giúp em những công việc gì? - Gv nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu và ghi đề bài. b. Hoạt động 1 : Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nêu các tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính? - Quan sát hình 1B, 2A em hãy nêu tư thế ngồi làm việc với máy tính như thế nào là đúng? - GV nhận xét, bổ sung và cho hs ghi chép. c. Hoạt động 2: Khởi động máy tính - Em hãy nêu các thao tác để mở máy tính? - GV nhận xét, chốt ý, chỉ rõ vị trí và các thao tác khi khởi động máy tính . - Gọi HS nhắc lại các thao tác khi khởi động máy tính. Chú ý: Một số loại máy tính có một công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này chỉ cần bật công tắc chung VD như : máy tính xách tay(minh họa trên màn chiếu). - Cho HS áp dụng bật (khởi động) máy tính mà em đang sử dụng. - Yêu cầu quan sát trên màn hình sau khi máy tính khởi động - GV chỉ rõ trên màn chiếu và giải thích cho HS hiểu thế nào là màn hình nền, biểu tượng. - Áp dụng: Cho HS chỉ và nhận biết các biểu tượng trên màn hình máy tính của mình. - GV kết luận: Vừa rồi, các em đã biết thực hiện các thao tác mở(khởi động) máy tính để làm việc và nhận biết được một số các biểu tượng quen thuộc trên màn hình nền máy tính. d. Hoạt động 3: Tắt máy tính. - Khi không làm việc nữa cần tắt máy tính theo đúng quy trình. (GV nhấn mạnh mục đích của việc phải tắt máy theo đúng quy trình). - GV làm mẫu từng bước thực hiện tắt máy tính. ? Có mấy bước để tắt máy tính mà cô vừa thực hiện - Yêu cầu HS thực hiện lại - GV nhận xét - Yêu cầu thực hiện trên máy tính của mình 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách ngồi đúng tư thế, cách khởi động, cách tắt máy tính khi không sử dụng. - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị tiết học sau. - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS quan sát tranh, thảo luận trả lời: 1B, 2A - Lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50 cm – 80 cm. - HS lắng nghe, ghi chép. - HS thảo luận nhóm 4, chỉ ra được: Để làm việc với máy tính em cần khởi động máy tính bằng hai thao tác đó là: 1. Bật công tắc trên thân máy 2. Bật công tắc trên màn hình. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 3à5 em HS nhắc lại. - Lắng nghe, quan sát - Các nhóm thực hiện khởi động trên máy tính của mình. - HS lắng nghe, quan sát màn hình nền và nhận biết các biểu tượng quen thuộc trên màn hình nền như: My computer, Thùng rác - HS thực hiện theo cá nhân trong nhóm của mình. - Lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - Có 4 bước - 3à5 em lên thực hiện. - HS khác nhận xét, bổ sung - Thực hiện Nhóm 2 - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (8’) (9’) (9’) 2’ Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. - Nêu cách tắt máy tính khi không sử dụng. - Nêu cách khởi động máy tính. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động 1 : Làm bài tập 1. - Gọi HS đọc, nêu yêu cầu BT1 - Yêu cầu HS làm vở bài tập 1a, 1b trong SGK trang 13, đổi vở kiểm tra, so sánh với kết quả của bạn bên cạnh. Sau đó tổng hợp kết quả vào phiếu học tập. - Quan sát, giúp đỡ nhóm còn yếu. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt và kết luận nội dung kiến thức BT1. c. Hoạt động 2 : Làm bài tập 2. - Gọi HS đọc, nêu yêu cầu BT2. - Phân nhóm, yêu cầu HS làm bảng phụ - Quan sát, giúp đỡ nhóm còn yếu. - Gọi đại diện các nhóm lần lượt nhận xét chéo. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt, động viên nhóm làm chưa đúng và kết luận nội dung BT2. d. Hoạt động 3: Làm bài tập 3. - Phân nhóm HS thực hành thao tác khởi động và tắt máy tính. - Quan sát, giúp đỡ, khen cá nhân thực hiện tốt, động viên những em còn yếu và kết luận nôi dung BT3. 1. Trong quá trình thực hành , yêu cầu HS quan sát tư thế ngồi học máy tính của bạn. Điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho bạn. 2. HD học sinh di chuyển chuột lên các biểu tượng trên màn hình nền, YC nhận sét sự thay đổi của các biểu tượng đó so với ban đầu. - Quan sát, theo dõi, giúp đỡ. - Nhận xét, tuyên dương những em đã làm tốt, động viên một số em còn yếu. - Kết luận hoạt động. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc, trả lời cá nhân. - HS làm cá nhân vào vở, kiểm tra kết quả của bạn và của mình. Sau đó hoạt động nhóm 4 để thống nhất kết quả và tổng hợp vào phiếu học tập - Trưởng các nhóm báo cáo kết quả đã làm được với GV. - HS lắng nghe. - HS đọc, trả lời cá nhân. - HS hoạt động nhóm 4. Treo bảng phụ sau khi hoàn thành bài tập lên bảng lớp. - Các nhóm lần lượt nhận xét : Để bắt đầu sử dụng máy tính, em thực hiện bằng hai thao tác sau : 1. Bật công tắc trên thân máy 2. Tiếp theo bật công tắc trên màn hình - HS thực hành nhóm 2. - HS thực hành, quan sát, giúp đỡ bạn tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính. - HS thực hiện cá nhân, nhóm. Sau đó báo cáo lại kết quả đã làm với GV. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 Tin học lớp 5 BÀI 2: LUYỆN TẬP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Rèn luyện kĩ năng điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ. - Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục. - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, phòng máy. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (26’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu cách tạo, mở thư mục. - Nêu cách sao chép thư mục. - Nêu cách xóa, đổi tên thư mục. - Gv nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu bài và ghi bảng. b. Hoạt động : Thực hành. 1. Điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn. - Hình bên, trong ổ đĩa (D:) có những gì? - Nhận xét và nêu kết quả đúng. - Thay đổi cách hiển thị các biểu tượng trong ngăn bên phải lần lượt theo các dạng khác nhau. - Quan sát học sinh thực hành và kiểm tra kết quả. 2. Phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ, thực hiện các thao tác: tạo, mở, sao chép, xóa thư mục. a) Thực hiện sao chép thư mục KHIEM từ thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4A sang thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP5A theo hướng dẫn sau. - Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành. - Nhận xét tuyên dương học sinh thực hành làm giống hình mẫu. b) Thực hiện sao chép các thư mục AN, BINH từ thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4A sang thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP5A tương tự như hướng dẫn ở bên. - Nhận xét và tuyên dương học sinh thực hành theo đúng yêu cầu. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách sao chép thư mục. - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị tiết học sau. - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - Quan sát hình. - Trong ổ đĩa (D:) có những thư mục LOP4A, LOP4B và LOP5A. - Lắng nghe. - Thực hiện thay đổi các biểu tượng theo các dạng: cỡ nhỏ, cỡ lớn, cỡ rất lớn, cỡ trung bình, sắp xếp kiểu chi tiết, sắp xếp kiểu danh sách. - Lắng nghe. - Từng cá nhân thực hiện theo đúng các Bước 1 và Bước 2 theo yêu cầu đề ra. - Báo cáo kết quả mình làm được với giáo viên. - Lắng nghe, hoan hô. - Lắng nghe. - Làm việc cá nhân và thực hành sao chép thư mục theo yêu cầu. - So sánh kết quả với bạn và báo cáo kết quả mình làm được cho giáo viên. - Lắng nghe, hoan hô. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (26’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Thực hiện thay đổi kích cỡ biểu tượng. - Thực hiện sao chép thư mục - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động : Ứng dụng, mở rộng. 1. Điều khiển để ngăn trái, ngăn phải hiển thị như hình dưới đây. Thực hiện sao chép hai tệp Bai1SoanThao.docx và Bai2SoanThao.docx từ thư mục SoanThao, trong thư mục KHIEM của LOP4A sang thư mục LAN, trong thư mục TO2 của LOP5A theo hướng dẫn. - Bước 1: Trong ngăn phải, nhấn giữ phím Shift đồng thời nháy chọn hai tệp Bai1SoanThao và Bai2SoanThao, nháy chuột phải rồi chọn Copy. - Bước 2: Trong ngăn trái, nháy chuột phải vào thư mục SOANTHAO rồi chọn Paste. - Thao tác mẫu để học sinh nắm bắt và thực hành theo. - Theo dõi và hướng dẫn học sinh thực hành. - Nhận xét và tuyên dương những học sinh làm đúng và làm nhanh. 2. Thảo luận với bạn em các thao tác cần làm trước khi quyết định xóa thư mục LOP4A. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm. => Nhận xét, nêu lại kiến thức đã vừa học, thực hiện mẫu lại các thao tác sao chép và dán các tệp/thư mục và tuyên dương học sinh. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - 2 HS thực hành. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. - Chú ý quan sát giáo viên thực hành mẫu. - Từng cá nhân thực hành từng bước theo yêu cầu bài đề ra. - Báo cáo kết quả mình làm được cho thầy/cô giáo. - Lắng nghe và hoan hô các bạn làm đúng và nhanh. - Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả theo từng nhóm. - Lắng nghe và hoan hô các nhóm làm đúng. => Em báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu phần hoạt động ứng dụng, mở rộng với thầy/cô giáo. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. Đạo đức lớp 2 BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ. - Biết bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. GDKNS: + HS có khả năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ. + HS có khả năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. + HS có tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. - HS có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: vở bài tập đạo đức 2, thẻ ý kiến, giáo án. - Học sinh: vở bài tập đạo đức 2, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (8’) (10’) (8’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra một số thời gian biểu HS lập ở nhà. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Nhằm giúp các em có kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ, biết lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. Hôm nay chúng ta đi vào tiết 2 của bài 1 “Học tập và sinh hoạt đúng giờ”. b. Hoạt động 1 : Thảo luận lớp. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. - Phát bìa cho HS và quy định màu: màu đỏ - tán thành, màu xanh – không tán thành, màu trắng – không biết. - GV lần lượt đọc từng ý kiến: + Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ. + Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em mau tiến bộ. + Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi. + Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe. - Gv nhận xét, kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học của em. c. Hoạt động 2 : Hành động cần tìm. - Chia nhóm 4 nhóm, giao việc. Các nhóm ghi vào bảng con: + Nhóm 1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ. + Nhóm 2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ + Nhóm 3: Ghi những việc làm để học tập đúng giờ. + Nhóm 4: Ghi những việc làm để sinh hoạt đúng giờ. - Cho HS từng nhóm so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau. - HS nhóm 1 ghép cùng nhóm 3, nhóm 2 ghép cùng nhóm 4. để từng cặp tương ứng: muốn đạt kết quả kia thì phải làm thế này. Nếu chưa có cặp tương ứng thì phải tìm cách bổ sung cho đủ cặp. => Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả cao hơn thoải mái hơn. Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết. d. Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm. - YC 2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình : đã hợp lí chưa? - Nhận xét: Thời gian biểu nên hợp lí với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp ta làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài học, đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà thực hiện nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. - HS mở thời gian biểu đã lập ở nhà để GV kiểm tra. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 HS đọc yêu cầu bài. - HS lắng nghe. - HS giơ bìa theo từng ý kiến GV đọc và nêu rõ lí do. - HS lắng nghe. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận ghi kết quả. + Học giỏi, tiếp thu nhanh + Có lợi cho sức khoẻ + Giờ nào làm việc ấy, chăm chỉ nghe giảng + Có kế hoạch thời gian cụ thể cho từng việc, nhờ người lớn nhắc nhở - HS từng nhóm so sánh. - N1 ghép N3: ví dụ: Học giỏi × chăm chỉ học bài, làm bài tập; tiếp thu nhanh ×chú ý nghe giảng. - N2 ghép với nhóm 4, VD: Ngủ đúng giờ × Không bị mệt mỏi; ăn đúng giờ × Đảm bảo sức khoẻ. - HS lắng nghe. - HS trao đổi. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Đạo đức lớp 1 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết được: trẻ em đến tuổi phải đi học; là học sinh, phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường, những điều giáo viên dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ. - HS có thái độ vui vẻ, phấn khích, tự giác đi học. - HS thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện được những yêu cầu của giáo viên ngay những ngày đầu đến trường. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: vở bài tập đạo đức 1, giáo án, bài hát “Bài ca đi học”. - Học sinh: vở bài tập đạo đức 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (8’) (8’) (10’) 2’ Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Tiết trước em học bài gì ? - Em hãy tự giới thiệu về em.? - Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ? - Em cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : “Em là học sinh lớp Một” (tiết 2) b. Hoạt động 1 : HS kể về kết quả học tập. - GV yêu cầu HS kể về những điều các em đã được học theo nhóm 2 ngời: + Các em học được những gì sau hơn 1 tuần đi học? + Cô giáo đã nhận xét như thế nào? + Em có thích đi học không? Vì sao? - GV kết luận: Sau hơn 1 tuần đi học, các em đã bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ...Nhiều bạn trong lớp đã được cô giáo khen. Cô tin tưởng các em sẽ học tập tốt, sẽ chăm ngoan. c. Hoạt động 2 : HS kể chuyện theo tranh BT4. - GV đề nghị HS đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1 và nêu nội dung từng tranh: + Trong tranh có những ai? + Họ đang làm gì? - GV kết luận: Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, bạn đã đợc mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, vui chơi. Về nhà, bạn kể chuyện học tập ở trường cho bố mẹ nghe. d. Hoạt động 3 : HS hát, múa về trường, về đi học. - GV yêu cầu HS hát, múa về trường, lớp. - GV tuyên dương HS. - GV hướng dẫn đọc lại 2 câu thơ cuối bài. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS thực hiện nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà chuẩn bị tiết học sau. - 4 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS kể chuyện theo nhóm đôi. - Vài HS kể trước lớp. - HS lắng nghe. - HS kể với bạn ngồi cạnh. - Một số HS kể trước lớp. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS thực hiện. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTin 3 4 5 dao duc 1 2 tuan 2_12540009.docx
Tài liệu liên quan