I. MỤC TIÊU
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với só có một chữ số
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ: HS lên bảng làm: 34 x 5 23 x 6 36 x 2
Cả lớp làm vào nháp sau đó chữa chung.
B . Thực hành
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS lên bảng làm bài . Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm như đã học.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài ( đặt tính rồi tính) rồi tự làm bài và chữa bài. Tương tự như bài 1.
- HS nêu cách làm. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần 5 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là hèn”, quả quyết bước về phía vườn trường.)
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ? (Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh ....).
4. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc mẫu đoạn 4. 3 HS thi đọc đoạn văn
- HS tự hình thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc.
- Hai nhóm (4 HS ) thi đọc phân vai.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. GV giao nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn kể chuyện theo tranh.
- Giúp HS nắm được nhiệm vụ.
- HS quan sát 4 tranh minh hoạ (Chú lính nhỏ mặc áo màu xanh, viên tướng mặc áo xanh sẫm). Cả lớp quan sát.
- Bốn HS tiếp nối kể 4 đoạn theo tranh :
- HS kể cả lớp nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe.
- HS thi kể trước lớp
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ? HS phát biểu:
+ Chú lính nhỏ bị coi là hèn vì đã chui qua hàng rào. Lại là người dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.....
- GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS
Tiết 4: Toán
Nhân số hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài: 23 x 3 12 x 4
Cả lớp làm ra nháp sau đó nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- GV viết bảng 26 x 3 = ? rồi yêu cầu HS đặt tính và tìm kết quả
- GV gọi HS lên bảng đặt tính rồi . HS nêu lại cách nhân.
* Chú ý: Khi đặt tính, GV lưu ý HS viết thừa số 3 ở một dòng sao cho 3 thẳng cột với 6; viết dấu nhân ở giữa hai dòng trên, rồi kẻ vạch ngang.
Cho HS làm tương tự với phép nhân 54 x 6 = ?
HS nêu lại cách nhân.
GV củng cố cách nhân.
2. Thực hành.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu.
- GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài.
Bài tập 2: HS đọc đề toán tự làm và chữa bài. Có thể giải bài toán như sau:
Bài giải
Độ dài của 2 cuộn vải là:
35 x 2 = 70 (m)
Đáp số: 70 (m)
- Hỏi: khi nhân số có hai chữ số với số có mộit chữ số trong trường hợp có nhớ ta làm như thế nào
Bài tập 3: a) Yêu cầu HS đọc đề toán, HS tự giải bài tìm x. Khi chữa bài cho nên cho HS trình bày bài và nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Mĩ thuật
(GV Mĩ thuật dạy)
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với só có một chữ số
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: HS lên bảng làm: 34 x 5 23 x 6 36 x 2
Cả lớp làm vào nháp sau đó chữa chung.
B . Thực hành
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS lên bảng làm bài . Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm như đã học.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài ( đặt tính rồi tính) rồi tự làm bài và chữa bài. Tương tự như bài 1.
- HS nêu cách làm. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: GV hỏi HS “Mỗi ngày có bao nhiêu giờ ?” (Mỗi ngày có 24 giờ) .
Bài giải
Số giờ của 6 ngày là :
24 x 6 = 144 (giờ)
Đáp số : 144 giờ.
Bài 4 : Cho HS tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm bài và chữa bài.Khi chữa bài, GV yêu cầu HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
Bài 5: HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS trả lời miệng. VD: HS nêu “Hai nhân ba bằng ba nhân hai”, ...
- GV viết sẵn bài tập vào bảng phụ rồi cho HS nối mỗi phép tính nhân ở dòng trên với phép tính thích hợp ở dòng dưới.
3. Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Âm nhạc
(GV nhạc dạy)
Tiết 3: Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1)
I. Mục tiêu
HS hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình.
HS biết giữ lích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. (Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
* GDKNS:
- KN tư duy phê phán: Biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.
- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
- KN lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II. Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức và các tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
1. GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết.
2. HS nêu cách giải quyết.
3. Thảo luận cả lớp, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập của mình mà không nên chép bài của bạn.
4. GV kết luận: (SGV )
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
1. GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận để điền từ thích hợp SBT
2. HS cả lớp thảo luận.
3. HS trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung
5. GV kết luận : ( SGV )
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống
1. GV nêu tình huống SBT cho HS xử lí.
Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. Nếu em là Việt em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ?
2. HS suy nghĩ tìm cách giải quyết.
3. HS nêu cách ứng xử của mình, cả lớp bổ sung nêu cách giải quyết khác.
4. GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm việc của mình.
* Hướng dẫn thực hành
-Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà,ở trường.
- Sưu tầm những mẩu truyện, tấm gương...về việc tự làm lấy công việc của mình.
Tiết 4: Chính tả
người lính dũng cảm
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài.
- Làm bài tập 2 phần a.
- Biết điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc.
II. Đồ dùng : Vở bài tập Tiếng Việt.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: HS lên bảng viết: xoay tròn, ngoáy, chuyên cần.
GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả 1 lượt.
- HS đọc lại đoạn văn của bài.
- Đoạn văn này kể chuyện gì ?
- Nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn trên có mấy câu ? ( 6 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? (Chữ đầu câu, tên riêng).
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn ? ( dấu hai chấm, dấu phẩy).
- Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ( vườn trường, sững lại. khoác tay)
b. Học sinh nghe, viết vào vở.
c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: HS làm BT 2a)
- Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài; làm bảng con. 2 HS lên bảng; GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài tập 3: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Hai nhóm HS lên bảng nối tiếp điền đủ 9 chữ và tên chữ sau đó đọc kết quả. HS làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
bảng chia 6
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
- Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng ( Các chấm tròn)
III. Hoạt động dạy học
1. Hướng dẫn lập bảng chia 6 :
a. GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa có 6 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa để lập bảng chia 6.
b. GV cho HS lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn. GV hỏi: “6 lấy 2 lần bằng mấy? (6 lấy 2 lần bằng 12), viết 6 x 2 = 12. GV hỏi 12 chấm tròn chia thành các nhóm , mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm ? ( 2 nhóm); 12 chia 6 được 2 và viết bảng 12 : 6 = 2. Gọi HS đọc phép nhân và phép chia.
c. HS lập các công thức còn lại của bảng chia 6
- HS lập thành nhóm đôi lập tiếp các công thức tiếp theo rồi đọc kết quả.
d. Chú ý: HS nhận xét các cột của bảng chia 6 và GV giúp HS ghi nhớ bảng chia 6. HS tự lập và học thuộc bảng chia 6.
- Đọc các phép chia theo thứ tự và học thuộc bảng chia.
2. Thực hành
Bài tập 1: GV hướng dẫn HS lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính.
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia như cho HS nhận biết: “Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia”.
Bài tập 3 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh giải:
- Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Luyện từ và câu
so sánh
I. Mục tiêu.
- Nắm được một kiểu so sánh hơn kém.
- Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém.
- Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Chữa bài trong SBT tiết trước B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp.
- Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải:
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
hơn kém
ngang bằng
ngang bằng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn.
hơn kém
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
d) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
hơn kém
ngang bằng
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ. 2HS lên bảng.
Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: hơn - là - là; hơn; chẳng bằng , là
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh
HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu.
- HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối.
- HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
3. Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
đi vượt chướng ngại vật thấp
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Học trò chơi "Thi xếp hàng". Biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện: Còi, sân bãi
III. Nội dung và phương pháp
A. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Giậm chân, đếm theo nhịp.
- Trò chơi “ Có chúng em”
B. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
- GV hô cho HS tập, sau đó cho cán sự hô . Sau đó chia tổ tập luyện. GV đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
* Ôn vượt chướng ngại vật
- Cả lớp thực hiện theo hàng ngang. Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2 – 3 lần. Sau đó mới cho tập theo 2 – 4 hàng dọc, cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2 – 3m.
* Chơi trò chơi "Thi xếp hàng".
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi sau đó cho HS đọc thuộc vần, điệu của trò chơi và cho HS chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên. Khi tập luyện chia lớp thành các đội đều nhau và chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương.
C. Phần kết thúc (4 phút)
- Tập một số động tác hồi tĩnh, đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
+ Bài hôm nay gồm những nội dung gì?
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi trò chơi '' Thi xếp hàng''
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4-5: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc
cuộc họp của chữ viết
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu ... Đọc đúng các kiểu câu.
Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và bước đầu biết đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung của bài: Tầm quan trọng của dâu chấm nói riêng và câu nói chung.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: 4 HS đọc 4 đoạn của bài Người lính dũng cảm.
GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài văn cho học sinh nghe.
b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
- Đọc từng câu văn (Mỗi HS tiếp nối đọc 1 câu)
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài, GV nhắc nhở ngắt nghỉ đúng
+ GV nhắc HS đọc đúng kiểu câu hỏi câu cảm:
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Gv kiểm tra 2 - 3 HS đại diện các nhóm đọc.
- 1 HS đọc toàn bài
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* HS đọc thành tiếng đoạn 1. GV hỏi :
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? ( Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu câu nên đã viết những câu rất kì quặc).
* HS đọc to Đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời :
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ? ( Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi định đánh dấu chấm).
d. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn văn. Hướng dẫn cách đọc đúng đoạn văn. 4 HS tự phân vai thi đọc cả bài
- Bốn HS đọc diễn cảm cả bài. Bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tự nhiên & xã hội
phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết.
- HS biết kể tên một số bệnh về tim mạch.
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim, và có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
* GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Động não
GV yêu cầu mỗi HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết. GV giải thích cho các em biết tên một số bệnh và hôm nay chỉ nói đến bệnh tim mạch nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
2. Hoạt động 2: Đóng vai
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các trang 20 và đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình:
Bước 2: Làm việc theo nhóm: Học sinh thảo luận câu hỏi theo nhóm bàn
- ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim ?
- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ?
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS lên trình bày (đóng vai). GV bổ sung
Kết luận: SGK trang 20.
3. Hoạt động 3: thảo luận nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào từng và nói về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Các hình có cách đề phòng bệnh thấp tim
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
trò chơi “mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm : Sân bãi, còi
III. Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên 100 – 120 m.
2. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- GV cho lớp tập hợp 1 lần theo hàng ngang để làm mẫu, chia tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công.
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp
- Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc, cách tập hợp theo dòng nước chảy, mỗi em cách nhau 2 – 3 m. Cần chú ý tránh để các em đi quá gần nhau, gây cản trở cho bạn. Trước khi cho HS đi, GV cho các em xoay các khớp cổ chân một số lần rồi mới đi. GV chú ý kiểm tra uốn nắn động tác sai.
- Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- GV nêu tên trò chơi, và luật chơi. GV cho các em học thuộc vần điệu trước khi chơi. Cho HS chơi thử 1 – 2 , chơi chính thức. Trong quá trình chơi GV phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm luật chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
- Chú ý: chia lớp thành các đội đều nhau, nhắc HS thực hiện theo đúng quy định của trò chơi và đảm bảo trật tự, kỉ luật, an toàn, chơi vui vẻ.
3. Phần kết thúc:
-Tập một số động tác hồi tĩnh, đi vòng tròn, vỗ tay và hát. GV cùng học sinh hệ thống lại bài.
Tiết 4: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Củng cố về cách thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 6.
Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Chấm vở bài tập trắc nghiệm.
2. Thực hành
Bài tập 1:
a. GV cho HS nêu kết quả tính nhẩm để ghi nhớ bảng chia 6.
b. Cho HS làm bài. Khi đọc từng phép tính cho HS nhận ra được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài tập 2: HS làm bài và chữa bài.
9 HS nối tiếp đọc từng phép tính trong mỗi cột rồi nêu cách tính nhẩm.
Bài tập 3: GV cho HS đọc bài toán rồi tự làm bài. Sau đó kiểm tra chéo rồi chữa bài.
Bài giải
May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là:
18 : 6 = 3 (m)
Đáp số: 3 m vải.
Bài tập 4: GV cho HS làm bài và chữa bài.
Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau.
Hình đó có một trong các phần bằng nhau đã được tô màu.
Yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau ?
(Hình 2, 3)
Hình 2 đã tô màu mấy phần ? (Tô màu 1 phần).
Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã được tô màu hình. (Tương tự hình 3 được tô màu hình)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Chính tả (tập chép)
Mùa thu của em
I. Mục tiêu.
Rèn kỹ năng chép lại chính xác, trình bày đúng bài thơ. Củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ.
Ôn luyện các vần khó – vần oam. Viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n h hoặc vần en / eng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: Chấm, chữa bài tập chính tả tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn viết chính tả
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn; Gọi 2HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả :
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ? Các chữ cái đầu câu được viết như thế
nào? Những chữ nào được viết hoa ?
- HS nhìn vào SGK, viết vào giấy nháp những chữ các em dễ viết sai để ghi nhớ.
b. HS chép bài vào vở.GV bao quát chung.
c. Chấm bài, chữa bài : 4 - 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: HS đọc bài và nêu yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng .
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả.GV nhận xét về chính tả, phát âm.
Bài tập 3: HS đọc bài và lựa chọn bài 3a. GV giúp HS nắm vững yêu cầu.
- HS làm vào vở. 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả.
Lời giải: a) nắm – lắm – gạo nếp.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
tìm một trong các phần bằng nhau
của một số
I. Mục tiêu
Giúp Học sinh
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: Chấm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV nêu bài toán. HS nêu lại.
- GV hỏi: Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó là 1/3 số kẹo”.
- Cho HS tự nêu bài giải của bài toán.
- GV hỏi thêm: Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo thì làm thế nào ? (Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau 12 : 4 = 3(cái kẹo). Mỗi phần bằng nhau đó là 1/4 của số kẹo. )
2. Thực hành.
Bài tập 1:
- Học sinh đọc đề bài .
- GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài. HS trả lời miệng một số phép tính. (HS có thể tính nhẩm và điền kết quả)
Bài tập 2:
- Học sinh đọc đề bài, phân tích đề bài.
- HS tự làm và chữa bài.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đó đã bán là :
40 : 5 = 8 (m)
Đáp số : 8 (m)
* Củng cố bài toán: Muốn tìm một phần mấy của một số ta cần lấy số mét vải đó chia cho số phần.
3. Củng cố, dặn dò
GV cùng học sinh hệ thống lại bài học.
Tiết 2: Tập viết
Ôn chữ hoa C ( tiếp theo )
I. Mục tiêu.
- Củng cố cách viết hoa chữ C ( Ch)
- Viết tên riêng: Chu Văn An cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
II. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ: Chấm bài tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N.
- GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết
- HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa.
b. Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An
- GV giới thiệu: Chu Văn An GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch)
- HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- HS nêu cách chữ viết hoa: Chim, Người.
- Hướng dẫn luyện viết chữ hoa trong câu tục ngữ.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết
GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết theo cỡ chữ nhỏ.
+ Viết 1 dòng các chữ Ch, V và A
+ Viết 2 dòng: Tên riêng, câu tục ngữ.
4. Chấm chữa bài: Chấm 5 - 7 bài, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ hoc & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập Làm văn
Kể về gia đình (viết bài)
I. Mục tiêu
* Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở tuần 3:
- HS kể được một cách đơn giản về gia đình em với một người bạn mới quen và trình bày lại vào vở khoảng 5 - 7 câu.
- Rèn kĩ năng trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng cho HS.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập
- Học sinh mở lại SGK Tiếng Việt (tr28) đọc yêu cầu của bài.
- GV ghi bảng: Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
- GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: Dựa vào bài làm miệng của tuần 3 em kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen. Các em chỉ cần viết 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình như thế nào?
- GV gọi 1 -2 em kể lại trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Gọi vài em đọc bài của mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung sau đó bình chọn bạn kể hay nhất, diễn đạt tự nhiên, GV khen ngợi.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tự nhiên & xã hội
Hoạt động bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu
HS biết kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS cùng quan sát hình 1 trang 22 và chỉ ra đâu là thận đâu là ống dẫn nước tiểu, ...
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu và yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kết luận: SGK
Hoạt động 2: Thảo luận: GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 và thảo luận theo nhóm.
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu ? Trong nước tiểu có chất gì ?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
+ Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu ?
+ Mỗi ngày ta thải bao nhiêu lít nước tiểu ?
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp: HS đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời ... GV tuyên dương nhóm nào nghĩ ra được nhiều câu hỏi và trả lời được nhiều câu hỏi của nhóm bạn.
GV kết luận: SGK
Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
ống đái có chức năng dẫn nước tiểu đi từ bóng đái ra ngoài.
Tiết 5: Thủ công
gấp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN5- 2010.doc