KỸ THUẬT :
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG TIẾT 1)
I - MỤC TIÊU
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1(1) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
Hoạt động 2(4). Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Hoạt động 3(28). Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại. Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay (H.2-SGK)
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SGK).
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK)
* Lắp ca bin (H.4-SGK)
* Lắp cánh quạt (H. 5 –SGK)
* Lắp càng máy bay (H. 6–SGK)
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐ4(22’): Thực hành.
+Bài 1: Củng cố vận dụng công thức tính thời gian.(Cột 1,2)
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 1 ; 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm . Gọi 1 số học sinh nêu kết quả.
- HS , GV nhận xét kết quả .1 HS nhắc lại cách thực hiện.
GV đàm thoại để củng cố vận dụng công thức tính thời gian.
Bài 2: Củng cố tính thời gian của một chuyển động đều.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 2 Học sinh lên bảng làm .
- HS , GV nhận xét.
KL: Củng cố tính thời gian của một chuyển động đều.
HĐ5(3’)
- 2 HS nhắc lại qui tắc tính thời gian khi biết quãng đường và vận tốc.
-Nhận xét tiết học .
Chính tả
Tuần 27
I/ Mục tiêu :
- Nghe- viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối cảu bài Cửa sông
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK củng cố quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ: 2 HS lên bảng, cả lớp viết và nháp các từ : Ơ-gien Pô - chi- ê, Pi-e Đơ- gây-tê, công xã Pa – ri.
HĐ2 (1’) : Giới thiệu bài Gv nêu mục tiêu bài học.
HĐ3(22’)Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Gọi 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào ? ( Cửa sông là nơi tìm về với đất, nơi nước ngọt hoà lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng.).
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ khó : con sóng, nông sâu, đẻ trứng..
- GV hướng dẫn cách trình bày.
b/ Viết chính tả: HS nhớ viết chính tả, đổi bài soát lỗi.
c/ Thu chấm : 7-8 bài
HĐ4 (10’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
Bài tập 2: Củng cố cách viết tên riêng nước ngoài
- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng gạch chân các từ chỉ tên riêng trong đoạn văn trên bảng phụ và giải thích cách viết tên riệng
- Gọi 1 số HS nêu kết quả.
- HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.
( Tên người và tên địa lí : Cri-xtô-phô-rô; A-mê-gi-gô; Cô-lôm-bô; Ve-xpu-xi;..
Tên địa lí : I-ta-li-a; Lo-ren; a-mê-ri-ca; Ê-vơ-rét; Hi-ma-lay-a; Niu-Di-Lân.
Giải thích cách viết : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng được ngăn cách bắng dấu gạch nối.)
- HS nhắc lại .
HĐ5(3’)
- 2 HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài.
Luyện từ và câu :
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ dùng để nối các câu và bước đầu sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của BT ở mục III.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ viết đoạn vă bài tập 1 ( phần nhận xét )
Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to phô tô đoạn văn bài Qua những mùa hoa.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1 (4’) Bài cũ: Mỗi em nối tiếp nhau đọc lại các câu tục ngữ ca dao ở bài tập 2 tiết trước. Lớp theo dõi nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(10’): Phần nhận xét
+ Bài tập1: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trao đổi theo cặp trả câu hỏi SGK.
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả, HS cả lớp nhận xét bổ sung.
( Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo. Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.)
GVKL: Các từ ngữ in đậm ở trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau nó được gọi là từ nối.
+ Bài tập 2: SGK.
- HS làm bài cá nhân .
- Gọi 1 số HS lần lượt trình bày kết quả. HS,GV nhận xét kết luận.
KL: Các từ ngữ tìm được có tác dụng nối các câu trong bài.
- HS rút ra ghi nhớ (SGK), HS nhắc lại.
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
HĐ4(22’): Luyện tập
+Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập và đoạn văn, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận làm bài theo nhóm 4 vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- 2,3 HS nhắc lại.
+Bài tập 2: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu chuyện.
- HS làm bài cá nhân. 2HS lên bảng làm. GV quan tâm HS lúng túng.
- Gọi lần lượt 1 số HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.( Thay từ nhưng bằng các từ: vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.)
- 2,3HS đọc lại mẫu chuyện khi đã thay từ dùng sai.
HĐ 5(3’)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Đạo đức :
Em tìm hiểu về liên hợp quốc (T1)
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở Việt Nam.
II- Đồ dùng: Tranh ảnh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: (15phút)Tìm hiểu thông tin.
MT: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc.
- HS nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc.
- GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương.
- GV chốt: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
HĐ2(12 phút) Bày tỏ thái độ.
MT: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
HĐ3 (6’) Tự liên hệ (Bài tập 2 SGK)
- GV nêu yêu cầu – HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi.
- GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 4(2’) GV nhận xét giờ học
MĨ THUẬT
Cuộc sống quanh em
(tiết 1/3)
I. Mục tiờu:
Nhận biết được cỏc hoạt dộng diễn ra xung quanh em
Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thong qua cỏc hỡnh thức tạo hỡnh: vẽ, xộ, dỏn, nặn
Giới thiệu , nhận xột và nờu được cảm nhận về sản phẩm của nhúm mỡnh, nhớm bạn.
II. Chuẩn bị:
Giỏo viờn: Tranh cỏc đề tài
Học sinh: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, kộo, keo dỏn, cỏc vật liệu tỡm được: que, vải vụn
III. Cỏc hoạt động dạy – học:
Giỏo viờn
Học sinh
Hoạt động 1: Tỡm hiểu
- Quan sỏt hỡnh 10.1 để tỡm hiểu về nội dung, hỡnh thức, chất liệu thể hiện trong cỏc sản phẩm mĩ thuật.
+ Cú những hoạt động gỡ ở hỡnh a, b, c, d?
+ Những hoạt động đú diễn ra ở đõu?
+ Màu sắc thể hiện trờn sản phẩm như thế nào?
+ Chất liệu gỡ?
- Giỏo viờn gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Cỏch thực hiện
- Quan sỏt hỡnh 10.2 để nhận biết cỏch thực hiện tạo sản phẩm mĩ thuật về chủ đề “ cuộc sống quanh em”
- Giỏo viờn hướng dẫn cỏch vẽ
- Giỏo viờn cho HS đọc phần ghi nhớ
- Cho HS quan sỏt hỡnh 10.3 tham khảo để cú thờm ý tưởng
.**
Hoạt động 3: Thực hành
a. Hoạt động cỏ nhõn
- Giỏo viờn cho học sinh kớ họa, vẽ theo trớ nhớ, vẽ theo trớ tưởng tượng.
b. Hoạt động nhúm
- Từ cỏc bài kớ họa cỏ nhõn, cỏc em cắt hỡnh sắp xếp thành một bức tranh
**.
Hoạt động 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Giỏo viờn nhận xột, đỏnh giỏ sản phẩm của lớp
*Vận dụng – sỏng tạo
- Cỏc em về nhà vẽ bức tranh mà em yờu thớch.
- HS quan sỏt hỡnh 10.1 trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Học sinh quan sỏt hỡnh 10.2
- Học sinh quan sỏt
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Học sinh quan sỏt hỡnh 10.3
**
- Thực hành
.**.
- Yờu cầu học sinh trỡnh bày cảm nhận về sản phẩm của nhúm mỡnh
- HS nhận xột về cỏc nhúm của bạn
kỹ thuật :
Lắp máy bay trực thăng Tiết 1)
I - Mục tiêu
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II - Đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động 1(1) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
Hoạt động 2(4’). Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Hoạt động 3(28’). Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại. Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay (H.2-SGK)
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SGK).
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK)
* Lắp ca bin (H.4-SGK)
* Lắp cánh quạt (H. 5 –SGK)
* Lắp càng máy bay (H. 6–SGK)
- GV nhận xét, uốn nắn thao tác của HS. Sau đó hướng dẫn thao tác nói hai càng máy bay bằng 2 thanh thẳng 6 lỗ.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK)
- GV lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay bào sàn ca bin và giá đỡ: Lắp lỗ thứ nhất và lỗ thứ ba của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ hai và lỗ thứ tư ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ. Đây là bước lắp khó, GV thao tác chậm để HS theo dõi.
+ Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin, GV gọi 1 HS thực hiện bước lắp. (Dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin).
+ GV lắp tấm sau của ca bin máy bay.
+Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay, GV lưu ý để HS biết vị trí lỗ lắp ở càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca bin.
- Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trên.
HĐ 4(2’) Chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để tiết sau thực hành
Thứ 4 ngày 15 tháng 3 năm 2017
Toán
Luyện tập
IMục tiêu: Giúp Học sinh :
- Biết cách tính thời gian của chuyển động đều
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(3’) Bài cũ : 2 HS nhắc lại công thức tính thời gian khi biết quãng đường và vận tốc. Lớp theo dõi nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ3(33’): Thực hành .
Bài 1: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính thời gian của một chuyển động.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập; 1 HS nêu yêu cầu bài tập và công thức tính thời gian.
- HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- 2,3 HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
GV củng cố kĩ năng vận dụng công thức tính thời gian của một chuyển động.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
( Đổi 1,08 m = 108 cm.
Thời gian ốc sên bò hết quãng đường : 108 : 12 = 9 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
Bài tập 3 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
( Lưu ý HS đổi kết quả thời gian về cách nói thông thường )
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
HĐ4 (3’)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Tập làm văn :
Tả cây cối ( Kiểm tra viết )
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc .
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: - Tranh ảnh chụp một số loài cây trái, theo đề văn.
III/ Các hoạt động dạy học.
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài.
HĐ2(5’): Hướng dẫn HS làm bài.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi 5 đề bài.
- 1HS đọc đề và 1HS đọc gợi ý SGK.
- GV nhắc nhở HS: Từ những gì các em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh, cần sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá.
HĐ3(32’): HS làm bài:
HS thực hành viết bài, GV theo dõi.
- Thu bài.
HĐ4 (2’) - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Địa lí
châu mĩ
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Nêu được một số dặc điểm về địa hình, khí hậu :
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí giới hạn lãnh hổ châu Mĩ
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ .
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - Bản đồ thế giới.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ : 2 HS đọc ghi nhớ của bài trước. Tổ chức lớp nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(9’)Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ.
GV treo bản đồ thế giới, HS quan sát bản đồ kết hợp với lược đồ SGK trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2,3 HS lên chỉ vị trí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.
- GV nhận xét kết luận, 1HS nhắc lại.
KL: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm : Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới.
HĐ4(10’): Đặc điểm tự nhiên châu Mĩ.
- HS quan sát hình 1,2 kết hợp đọc SGK thảo luận theo nhóm 4 theo các câu hỏi gợi ý:
+ Nêu tên và chỉ trên hình 1 : Các dãy núi cao ở phía tây ; hai đồng bằng lớn ; hai con sông lớn ; các dãy núi và cao nguyên.
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2,3 HS lên chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng; 1HS nhắc lại.
KL: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông : Núi cao nằm dọc theo bờ biển phía tây, trung tâm là các đồng bằng, phía đông là các cao nguyên và núi thấp.
HĐ5(10’) : Khí hậu châu Mĩ.
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau :
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu ?
- Gọi lần lượt HS trả lời. HS, GV nhận xét bổ sung.
KL: Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
HĐ6(2’)
- GV cùng HS hệ thống bài.
Thể dục (Tiết 54)
Môn thể thao tự chọn
trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I- Mục tiêu:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II- Đồ dùng dạy học:
1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
iiI- các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120 – 150m.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển).
* Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn : 15 phút
- Đá cầu:
Ôn tâng cầu bằng đùi: . Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau Phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc có thể như sau: Nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác; cho học sinh tập theo sân đã chuẩn bị và khẩu lệnh thống nhất “chuẩn bị, ... bắt đầu!” (hoặc phát lệnh bằng còi), xen kẽ có nhận xét, sửa sai cho học sinh, có thể do một số học sinh thực hiện tốt động tác lên trình diễn cho các bạn xem.
Hoạt động 3: Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”: 5 phút.
Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. Phương pháp dạy theo kinh nghiệm của giáo viên hoặc như sau: Nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc tóm tắt lại cách chơi, cho học sinh chơi thử 1 lần, giáo viên cùng học sinh có thể giải thích bổ sung hoặc nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả học sinh nhớ lại cách chơi, cho học sinh chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi
Hoạt động 4: Kết thúc 5 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác hồi tĩnh.
- Giáo viên nhận xét giờ học và đánh giá kết quả bài học
Thứ 5 ngày 16 tháng 3 năm 2017
Toán (Tiết 136):
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
-Biết tính: Vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
II. đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(5’): Bài cũ:
- Gọi3 học sinh nêu cách tìm vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Học sinh lên bảng viết công thức tính.
-Tổ chức nhận xét.
Hoạt động 2(33’) Thực hành.
Bài 1: Củng cố cách tìm vận tốc.
- 1 HS đọc đề bài,
Cho học sinh làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng :
Đáp số : 15 km
Bài 2: Củng cố kĩ năng tính vận tốc.
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu cách làm. Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Đáp số : 37,5km/giờ
Hoạt động 3(2’):- GV cùng HS hệ thống kiến thức
GV nhận xét giờ học .
Tiếng việt :
ôn tập giữa học kì ii (Tiết 1)
I- Mục tiêu :
Ôn tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, (bài thơ) đoạn văn dễ nhớ hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết
II - đồ dùng dạy - học
- GV: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc,HTL đã học
iii- các hoạt động dạy - học
Hoạt động1(1’) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(21’). Kiểm tra TĐ, HTL (khoảng 1/4 số HS trong lớp) ( 20 phút )
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sai khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; t/c nhận xét
Hoạt động 3(15’). Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV viết lên bảng bảng tổng kết; HS nhìn lên bảng, nghe GV hướng dẫn: bài tập yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép). Cụ thể:
- HS làm bài cá nhân – các em nhìn bảng tổng kết, tìm ví dụ ,viết vào VBT.
- 4HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ lần lượt cho từng kiểu câu (câu đơn đ câu ghép không dùng từ nối đ Câu ghép dùng QHT đcâu ghép dùng cặp từ hô ứng). Cả lớp và GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi HS làm bài đúng.
Hoạt động 4 (3’)
-GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Khoa học : Bài 55:
sự sinh sản của động vật
i. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Trình bày khái niệm về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. đồ dùng dạy – học
- Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1(3): KTBC : Kể tên những loại cây sinh sản bằng thân(bằng rễ, củ).
Hoạt động 2 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 3(11’): thảo luận
Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp : GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
- Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp trứng gọi là gì?
-Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
Kết luận: - Đa số động vật chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và me.
Hoạt động 4(10’): Quan sát
Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật
Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp
2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK , chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa đợc đẻ ra thành con.
Bước 2: Làm việc cả lớp . GV gọi một số HS trình bày.
đáp án: - Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.
- Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó
Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
Hoạt động 5(10’): Trò chơi “thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
P / án1: 1GV chia lớp ra thành 6 nhóm. Trong cùng một Thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc
Hoạt động6 (2’) GV nhận xét giờ học
Chiều thứ 5 ngày 16 tháng 3 năm 2017
Toán(Tiết 137):
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
- Biết tính: Vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
II. đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(4’): Bài cũ
- Gọi3 học sinh nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian.
- Gọi học sinh lên bảng viết công thức tính.
Hoạt động 2(34’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng tính vận tốc của hai chuyển động ngược chiều
HS đọc đề bài . GV vẽ sơ đồ
GV hỏi HS : Bài này có mấy chuyển động đồng thời? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ?
Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu ? (180km)
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng giải.
Tổ chức nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Đáp số : a) 2 giờ
b) 3giờ
Bài 2: Củng cố kĩ năng tính quãng đường
- HS đọc đề, gọi HS nêu cách làm.
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Đáp số : 45km
Hoạt động 3(2’):
- GV đàm thoại củng cố nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học
Tiếng việt :
ôn tập Tiết 2
I- Mục tiêu :
1. Tiếp tục ôn tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)
2. Tạo được câu ghép theo yêu cầu của BT2
II - đồ dùng dạy – học
-GV:- GV: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc, HTL đã học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1(1’). Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
Hoạt động 2. (21’) Kt TĐ và HTL (gần 1/5 số HS trong lớp):
Thực hiện như tiết 1.
Hoạt động 3(16’). Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở BT.
- HS nối tiếp làm bài trên bảng ( Mỗi HS một câu ).
- Cả lớp và GV nhận xét, sữa chữa, kết luận những bài làm đúng.
Hoạt động 4 (2’)
GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt :
ôn tập tiết 3
I - Mục tiêu :
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( YC như tiết 1)
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại được thay thế trong đoạn văn (BT2)
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL ( Như tiết 1)
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu tiêt yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2 (20’)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp: Thực hiện như tiết 1.
Hoạt động 3(16’) Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS 1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con dạ, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS 2 đọc các câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn:.
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
+Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
Cách tổ chức thực hiện: HS đọc câu hỏi 4. GV mời 1 HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ)
Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: HS đọc thầm bài văn, tìm các từ ngữ được lặp lại; phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.
Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: Cách tổ chức thực hiện tương tự BT1. GV kết luận:
Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi(câu 1)
Đoạn 2:
mảnh đất quê hương(câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2)
mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3)
Hoạt động 4(3’).
GV nhận xét tiết học
Khoa học
sự sinh sản của côn trùng
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng(bướm cải, ruồi, gián)
-Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng .
- Vận dụng những hiểu biết về sự phát triển của côn trùng để có những biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(5')Bài cũ: Kể tên một số động vật đẻ trứng và động vật đẻ con .
HĐ2 (1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(13’): Làm việc với SGK
Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 27.doc