Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 26 năm học 2017 - 2018

 I. MỤC TIÊU

 - HS biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc, hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: truyền thống gồm từ “truyền” (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ “thống” (nối tiếp nhau, không dứt).

 - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - GV: Bảng phụ, phấn màu

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 26 năm học 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn: 01/03/2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 05 tháng 03 năm 2018 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, thước - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (4’) - Gọi 2 HS lên bảng làm. Yêu cầu HS dưới lớp làm vào nháp. Tính: 2 ngày 14 giờ + 6 ngày 8 giờ 32 năm 9 tháng - 25 năm 6 tháng 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nhân số đo thời gian với một số (14’) - Đưa ra các ví dụ, hướng dẫn HS cách thực hiện tính nhân số đo thời gian với một số. - Yêu cầu HS tự lấy ví dụ và làm vào bảng con. - Nhận xét. HĐ2. Thực hành - luyện tập (15’) Bài 1. Tính 4 giờ 15 phút × 3 5 giờ 23 phút × 6 16 phút 25 giây × 8 3,2 giờ × 4 4,3 giờ × 6 9,5 giờ × 7 - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2. Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết 1 giờ 8 phút. Hỏi người đó làm 15 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng tính, HS khác làm ra nháp. - HS thực hiện ví dụ, rút ra cách tính nhân số đo thời gian với một số. - HS tự lấy ví dụ và làm vào bảng con. 3 HS lên bảng lấy ví dụ và làm trên bảng lớp. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - 3 HS làm vào bảng phụ. - HS trình bày. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm bài ra nháp. - 1 HS lên bảng làm. - HS trình bày bài làm. - Nhận xét, chia sẻ. Tập đọc Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ I. MỤC TIÊU - HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu; hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; yêu quý, kính trọng thầy cô giáo, biết ơn các thầy cô giáo, có ý thức phấn đấu học tập tốt. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi HS đọc cả bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi. - Gọi HS nêu nội dung bài. - Nhận xét, kết luận. HĐ3. Đọc diễn cảm (8’) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - Yêu cầu HS nêu cách đọc, giọng đọc. - Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - Liên hệ. - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS đoạn nối tiếp đoạn. - Sửa lỗi phát âm (nếu sai) - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi. - HS trả lời trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. - Nhắc lại nội dung bài. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - HS nêu. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3. - 4 - 5 HS đọc diễn cảm trước lớp. - Chia sẻ, bình chọn bạn đọc hay. - Nêu lại nội dung bài. - Phát biểu Ngày soạn: 02/03/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, tự giải quyết vấn đề; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, thước - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện tính: 8 phút 35 giây × 9 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hình thành kiến thức mới: Chia số đo thời gian cho một số (14’) - Đưa ra ví dụ. - GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia. - Yêu cầu HS rút ra cách thực hiện phép chia. HĐ2. Thực hành - luyện tập (14’) Bài 1. Cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Nhóm đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài tập. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. - Yêu cầu HS làm lại bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại cách chia số đo thời gian cho một số. - Nhận xét tiết học. - 1 HS lên bảng làm, HS khác làm ra nháp. - HS theo dõi ví dụ. - HS thực hiện phép chia. - HS phát biểu. - HS làm lần lượt các phép tính vào bảng con. - Một số HS trình bày, HS kahsc chia sẻ. - HS đọc đầu bài. - Thảo luận nhóm đôi cách làm bài tập. - HS làm bài ra nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS làm lại vào vở. - HS nêu lại cách chia số đo thời gian cho một số. - Lắng nghe. Kể chuyện Tiết 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện; hiểu nội dung chính của câu chuyện. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; tự tin khi kể chuyện trước đông người, ham học hỏi, đoàn kết với bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ chép sẵn đề bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Tìm hiểu đề bài (6’) - GV treo bảng phụ viết sẵn đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết của dân tộc Việt Nam. HĐ2. HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (18’) - Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm đôi. - Gọi một số HS kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Liên hệ giáo dục HS hiếu học, đoàn kết. - Nhận xét tiết học. - HS đọc đề bài. - HS đọc gợi ý SGk. - HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể theo nhóm đôi, trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện. - Một số HS kể chuyện trước lớp. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS lắng nghe và phát biểu. Luyện từ và câu Tiết 51: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. MỤC TIÊU - HS biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc, hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: truyền thống gồm từ “truyền” (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ “thống” (nối tiếp nhau, không dứt). - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) - Kể cho HS nghe câu chuyện “Bánh chưng, bánh dầy” 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 2. Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Hướng dẫn HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu HS đặt câu với các từ có tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau) - GV nhận xét. Bài 3. Nhóm đôi - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Gọi HS kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc . - Liên hệ giáo dục HS. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - HS đặt câu. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - 2 HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi, tìm những từ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. - Đại diện một số nhóm trình bày. - HS kể. - HS phát biểu. Ngày soạn: 03/03/2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 07 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 128: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian; tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn liên quan đến số đo thời gian. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS lên bảng thực hiện phép chia: 24 giờ 35 phút : 5 - Yêu cầu HS dưới lớp làm vào nháp. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. Cá nhân - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS làm vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Cá nhân - Gọi HS đọc bài tập. - GV hướng dẫn HS tính giá trị biểu thức. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. Nhóm đôi - Yêu cầu HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Cho HS làm ra nháp theo nhóm đôi, 1 nhóm làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 4. Cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - 1 HS lên bảng làm. - HS khác làm ra nháp. - HS đọc đầu bài. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc bài tập. - HS lắng nghe. - HS làm bài ra nháp. - 4 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm ra nháp theo nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, chữa bài. - HS đọc bài sau đó làm bài vào vở. Tập đọc Tiêt 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả; hiểu nội dung: Lễ hội thi thổi cơm ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; có ý thức giữ gìn những nét đẹp trong lễ hội dân gian. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS đọc bài “Nghĩa thầy trò” và nêu nội dung. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi HS đọc cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn. - GV đoạn toàn bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. - Gọi HS nêu nội dung bài. - Chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm (8’) - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn. - Gọi HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn. - Gọi một số HS đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu ý nghĩa của bài văn. - Liên hệ. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc và nêu nội dung. - 1 HS đọc bài. - HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn. (HS khác chia sẻ) - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - Một số nhóm đọc trước lớp. - Chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm cả bài và trả lời các câu hỏi. - HS phát biểu. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - Nhắc lại nội dung. - HS đọc nối tiếp. - Nêu cách đọc diễn cảm bài văn. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn mà mình thích. - 4 - 5 HS đọc diễn cảm trước lớp. - HS khác bình chọn bạn đọc hay. - HS nêu. Tập làm văn Tiết 51: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU - HS biết dựa theo truyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và gợi ý, viết tiếp được các lời thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản. - HS biết hợp tác, chia sẻ; chăm chỉ làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. - Gọi HS đọc bài. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - GV nhắc HS dựa vào các gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch. - Nhận xét, bổ sung. Bài 3. - Yêu cầu các nhóm tự phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. - Cho các nhóm trình diễn trước lớp. - GV và cả lớp bình chọn nhóm làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập đọc lại màn kịch. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - 3 HS đọc. - HS viết tiếp màn kịch theo nhóm 5. - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc lời thoại của nhóm mình. - Các nhóm tự phân vai đọc hoặc diễn thử màn kịch. - Từng nhóm HS nối tiếp nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. Ngày soạn: 03/03/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 08 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 129: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện các phép tính với số đo thời gian, biết tính giá trị biểu thức có chứa số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Cá nhân - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. Cá nhân - Yêu cầu HS làm vào vở (2 ý) - Gọi HS trình bày và gải thích cách làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Nhóm đôi - Cho HS đọc và thảo luận bài tập theo nhóm đôi. - Yêu cầu HS làm bài vào nháp. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 4. Cá nhân - Cho HS làm bài vào vở. 2 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tự luyện tập. - HS đọc bài tập, - HS làm bài vào bảng con. 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS làm vào vở (2 ý). - HS trình bày và giải thích cách làm. - HS đọc bài tập và thảo luận theo nhóm đôi. - HS làm bài ra nháp.1 nhóm làm vào bảng phụ. - Trình bày và giải thích cách làm. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS làm bài vào vở. 2 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Luyện từ và câu Tiết 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU I. MỤC TIÊU - HS nhận biết và hiểu được những từ chỉ Phù Đổng thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong bài tập 1, thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2, bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 3. - HS biết hợp tác, chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Dạy bài mới Bài 1. Nhóm đôi - Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2. Cá nhân - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 3. Cá nhân - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS viết ra nháp. Lưu ý HS sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày kết quả, HS khác chia sẻ. - HS thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa. - HS trình bày. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc đầu bài. - HS viết ra nháp. 1 HS viết vào bảng phụ. - HS nêu. Chính tả (Nghe - viết) Tiết 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU - HS nghe viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động ; trình bày đúng hình thức bài văn; tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. - HS biết lắng nghe, tự học. - HS chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Yêu cầu HS viết tên 3 người, tên địa lí Việt Nam. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn chính tả (7’) - GV đọc bài “Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động” - H: Bài chính tả nói lên điều gì? - Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả. - Gọi HS nêu cách trình bày bài chính tả. HĐ2. Viết chính tả (14’) - GV đọc cho HS nghe - viết. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. HĐ3. Làm bài tập (8’) Bài 2. Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS làm bài. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét tiết học. 2 HS lên bảng viết. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS nêu. - HS viết bài vào vở. - HS soát lỗi. - HS đọc. - HS làm bài. - Trình bày bài làm. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS nêu. Ngày soạn: 04/03/2018 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 09 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 130: VẬN TỐC I. MỤC TIÊU - HS có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc, biết tính vận tốc của một chuyển động đều. - HS có khả năng tự học, biết hợp tác, chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Hình thành kiến thức mới: Vận tốc (12’) - Đưa ra bài toán: Một ô tô đi được quãng đường dài 150km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - Nhận xét, chữa bài. - Hướng dẫn HS rút ra quy tắc, công thức tính vận tốc (vận tốc trung bình). Bài toán: Một người chạy được 100m trong 18 giây. Tính vận tốc chạy của người đó. - Chữa bài. HĐ2. Luyện tập - thực hành (17’) Bài 1. Một người đi xe máy trong 3 giờ được 108km. Tính vận tốc của người đi xe máy. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. - Gọi HS đọc đầu bài. - Hướng dẫn HS đổi số đo thời gian về một loại đơn vị. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài toán, phân tích đầu bài. - HS suy nghĩ và làm bài. - HS phát biểu quy tắc. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - HS đọc bài và làm bài ra nháp. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài. - Làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài. - HS đổi 1 phút 20 giây = 80 giây. - HS làm bài vào vở. - HS đọc bài làm. - Nhận xét, chia sẻ. - 2 - 3 HS nêu. Tập làm văn Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - HS biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn, phát triển kĩ năng dùng từ đặt câu và viết đoạn văn tả đồ vật. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết lắng nghe; yêu quý đồ vật, có ý thức giữ gìn đồ vật. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu bố cục bài văn miêu tả đồ vật. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Trả bài (25’) - GV viết lại đề bài lên bảng: Tả một đồ vật gần gũi với em. - Nhận xét ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS. - GV nêu một số lỗi điển hình lên bảng và yêu cầu HS chữa lỗi. - Gv đọc cho HS nghe một số bài văn, đoạn văn hay. - Trả bài, yêu cầu HS sửa lỗi sai, viết lại đoạn văn chưa hay, chưa đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS chữa lỗi sai. - HS lắng nghe. - HS sửa lỗi; viết lại đoạn văn ra nháp. Sinh hoạt tập thể KIỂM ĐIỂM TUẦN 26 - DỌN DẸP LỚP HỌC I. MỤC TIÊU - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - HS có năng lực tự quản, biết hợp tác, chia sẻ. - HS đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, yêu trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học. II. CHUẨN BỊ - Bản tổng hợp đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần, phương hướng tuần 27. - Chổi, xô, giẻ lau III. TIẾN HÀNH 1. Kiểm điểm tuần 26 - phương hướng tuần 27 - Chủ tịch HĐTQ điều khiển hoạt động, mời các trưởng ban lên đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 26. - Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung, đề ra phương hướng tuần 27. 2. Dọn dẹp lớp học - HS tiến hành dọn dẹp, vệ sinh lớp học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 26.doc
Tài liệu liên quan