Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 1

Toán (3)

HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.

- Bài tập cần làm : bài 1, bài 2, bài 3.

- Giáo dục HS có ý thức khi học toán.

II. Đồ dùng dạy - học :

- GV : Sách toán, hình vuông, hình tròn.

- HS : Bộ đồ dùng toán 1.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ ba ngày 29 tháng 8 năm 2017 Toán (2) NHIỀU HƠN - ÍT HƠN I. Mục tiêu : - HS nắm được cách so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - Nắm được cách sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sánh về số lượng. - Biết so sánh hai nhóm đồ vật. - Biết chỉ ra được nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn. II. Đồ dùng dạy - học : - SGK, tranh và một số nhóm đồ vật cụ thể (cốc, thìa, ...) III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - Hãy nêu những yêu cầu cần đạt khi học toán 1 ? - Muốn học giỏi toán em phải làm gì ? - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học toán. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : Hoạt động 1 : Nhận biết “nhiều hơn”, “ít hơn”. - GV đưa ra 5 cái cốc và 4 cái thìa. - Yêu cầu HS lên đặt mỗi cái thìa vào 1 cái cốc. - Còn cốc nào chưa có thìa ? + GV nói : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa, ta nói “số cốc nhiều hơn số thìa” - Cho HS nhắc lại “số cốc nhiều hơn số thìa” + GV nói tiếp : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại, ta nói “số thìa ít hơn số cốc”. - Gọi 1 vài HS nêu “số cốc nhiều hơn số thìa” rồi nêu “số thìa ít hơn số cốc” * Nghỉ giữa tiết. Hoạt động 2 : Luyện tập. + Hướng dẫn cách so sánh. - Nối 1 đồ vật này với 1 đồ vật kia. - Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn. - Cho HS quan sát từng phần và so sánh. - GV nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố - Dặn dò : - Trò chơi : So sánh nhanh. Cách chơi : - Lấy 2 nhóm HS có số lượng khác nhau, cho 2 nhóm quan sát và nêu xem “nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào ít hơn” - Nhóm nào nêu đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. - Nhận xét chung giờ học. - Học toán 1 em sẽ biết đếm, đọc số, viết số, làm tính cộng trừ, ... - Em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó suy nghĩ.. - 1 HS lên bảng thực hành. - HS chỉ vào cốc chưa có thìa. - HS lắng nghe. - 1 số HS nhắc lại “số cốc nhiều hơn số thìa” - 1 số HS nhắc lại “số thìa nhiều hơn số cốc”. - 1 vài HS nêu. - Lớp trưởng điều khiển. - HS chú ý nghe. - HS làm việc cá nhân ở SGK và nêu kết quả. H1: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt, số củ cà rốt ít hơn số thỏ. H2: Số vung nhiều hơn số nồi, số nồi ít hơn số vung. H3: Số rắc cắm ít hơn số ổ cắm, số ổ cắm nhiều hơn số rắc cắm. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. Tiếng Việt (3 + 4) BÀI 1 : TIẾNG - TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 55 Tự nhiên và Xã hội (1) CƠ THỂ CHÚNG TA I. Mục tiêu : - Nắm được tên các bộ phận chính của cơ thể và một số cử động của đầu, mình, chân, tay. - Kể được tên các bộ phận chính của cơ thể người. Chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Giáo dục HS có thói quen hoạt động để có cơ thể phát triển II. Đồ dùng dạy - học : - Tranh bài 1 trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - KT đồ dùng, sách vở của môn học. - GV nêu nhận xét sau khi kiểm tra. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : *Hoạt động 1 : Quan sát tranh (4) SGK * Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. * Cách làm : Bước 1 : Hoạt động theo nhóm. - Cho HS quan sát tranh ở trang 4 - Cho các nhóm nêu kết quả thảo luận. Bước 2 : Hoạt động cả lớp. - Treo tranh lên bảng và giao việc. * Kết luận : (GV không cần nhắc lại nếu HS đã nêu chính xác). *Hoạt động 2 : Quan sát tranh (5). * Mục tiêu : HS quan sát tranh về một số hoạt động của cơ thể và nhận biết được cơ thể gồm 3 phần : đầu, mình và tay chân. * Cách làm : Bước 1 : Hoạt động nhóm nhỏ. - Cho HS quan sát các hình ở trang 5 và cho biết các bạn đang làm gì ? - Cơ thể ta gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? Bước 2 : Hoạt động cả lớp. - Cho đại diện nhóm lên nêu kết quả thảo luận. * Kết luận : - Cơ thể ta gồm 3 phần : đầu, mình và tay chân. - Chúng ta nên tích cực hoạt động để cơ thể khoẻ và phát triển. * Nghỉ giữa tiết. *Hoạt động 3 : Tập thể dục. * Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể. * Cách làm : Bước 1 : Dạy HS bài hát "Cúi mãi mỏi" Bước 2 : Dạy hát kết hợp với làm động tác phụ hoạ. Bước 3 : Gọi 1 số HS lên bảng hát và làm động tác. - Cho cả lớp vừa hát vừa làm động tác. * Kết luận : Muốn cho cơ thể phát triển tốt ta cần tập TD hàng ngày. 3. Củng cố - Dặn dò : * Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" * Cách chơi : Cho từng HS lên nói các bộ phận ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ trong hình vẽ. - Trong 1 phút bạn nào chỉ được đúng và nhiều là thắng cuộc. - Nhận xét chung giờ học. - HS lấy đồ dùng sách vở theo yêu cầu của giáo viên. - HS thảo luận N4 theo yêu cầu câu hỏi của GV. - Các nhóm cử nhóm trưởng nêu. VD : rốn, ti, tai, ... - 1 vài em lên chỉ trên tranh và nói. - HS quan sát tranh trang 5 trong SGK và thảo luận N2 - Các nhóm cử đại diện nêu kết quả thảo luận và làm 1 số động tác như các bạn trong hình. - HS nhắc lại. - Lớp trưởng điều khiển. - HS học hát theo GV. - HS theo dõi và làm theo. - 1 số em lên bảng. - HS làm 1- 2 lần. - HS chơi theo hướng dẫn của giáo viên Thứ tư ngày 30 tháng 8 năm 2017 Tiếng Việt (5 +6) TIẾNG GIỐNG NHAU Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 73 Toán (3) HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. Mục tiêu : Giúp HS : - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. - Bài tập cần làm : bài 1, bài 2, bài 3. - Giáo dục HS có ý thức khi học toán. II. Đồ dùng dạy - học : - GV : Sách toán, hình vuông, hình tròn. - HS : Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông. - Giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem và yêu cầu hs nêu tên hình - Đây là hình gì ? - Cho HS nhắc lại. - Cho HS lấy hình vuông từ bộ thực hành toán 1. - Gọi vài HS nhắc lại : Hình vuông. Hoạt động 2 : Giới thiệu hình tròn. (tương tự như hình vuông). - Không nêu thế nào là hình vuông hay thế nào là hình tròn, hay hình vuông có đặc điểm gì ? * Nghỉ giữa giờ (hát) Hoạt động 3 : Thực hành. Bài 1 : Cho HS tô màu vào hình vuông Bài 2 : Cho HS tô màu vào hình tròn. Bài 3 : Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu (hình vuông, hình tròn được tô màu khác nhau). 3. Củng cố - Dặn dò : - GV cho HS nêu tên các vật hình vuông, hình tròn. Cho HS vẽ hình vuông, hình tròn. - GV nhận xét giờ. - Mở bộ thực hành Toán 1. - Đây là hình vuông, nhận xét. - Nhắc lại. - Thực hiện trên bộ thực hành Toán 1 : tìm hình vuông - nhận xét. - Nêu lại - nhận xét. - Quan sát các hình tròn trên bảng. - Tìm hình tròn trong bộ thực hành Toán 1 - nhận xét. * Lớp trưởng điều khiển - Thực hiện cá nhân - nhận xét. - Tô màu vào hình vuông. - Tô màu vào hình tròn. - HS tô. - Nhận xét. - HS thực hiện cá nhân. - Nhận xét. Thứ năm ngày 31 tháng 8 năm 2017 Toán (4) HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu : - Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. - Giáo dục HS có ý thức khi học toán . II. Đồ dùng dạy- học : - GV: Sách toán , hình tam giác - HS : Bộ đồ dùng toán 1 III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Kiểm tra sự nhận biết hình vuông , hình tròn của HS - Nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu hình tam giác Đính bảng hình tam giác -Trên bảng cô có hình gì ? - Cho HS nhắc lại . - Cho HS lấy hình tam giác từ bộTH toán - Gọi vài HS nhắc lại : Hình vuông . * Nghỉ giữa giờ ( hát) *Thực hành xếp hình : - Bài 1 : Cho HS tô màu - Bài 2 : Cho HS tô màu vào hình tam giác - Bài 3 : Cho HS chơi trò chơi : thi đua chọn nhanh các hình - Gắn lên bảng các hình đã học ( chẳng hạn : 5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn có màu sắc và kích thước khác nhau) cho mỗi em chọn 1 hình theo yêu cầu của GV . - Nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò : - GV cho HS nêu tên các vật hình tam giác mà em biết - GV nhận xét giờ . - Mở bộ thực hành Toán nêu hình vuông , hình tròn . - Nhận xét - Nêu : hình tam giác - Nhận xét . - Nhắc lại -Thực hiện trên bộ thực hành Toán 1: tìm hình tam giác – nhận xét - Nêu lại – nhận xét - Tô màu - Tô màu - HS tìm hình tam giác trong bộ thực hành Toán 1- nhận xét . - Thực hiện cá nhân – nhận xét - Thi chọn hình vuông , hình tròn , hình tam giác - Nhận xét - HS thực hiện cá nhân - Nhận xét Tiếng Việt (7 +8) TIẾNG KHÁC NHAU- THANH Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1(Tập 1) – Trang 76 Đạo đức (1) EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 l . Mục tiêu : - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học - Biết tên trường , tên lớp , tên thầy cô và một số bạn bè trong lớp - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp - Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống : + KN tự giới thiệu về bản thân. +KN thể hiện sự tự tin trước đám đông. + KN lắng nghe tích cực. +KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. ll. Tài liệu và phương tiện GV+HS : Vở bài tập đạo đức lll. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra: Việc chuẩn bị vở BT cho việc học môn đạo đức. 2. Bài mới . *Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ghi bảng *Hoạt động 2 : Trò chơi : Vòng tròn giới thiệu tên +Mục đích : HS biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp +Tiến hành : - HD cách chơi - Em thấy tự hào khi giới thiệu tên mình không ? Có thấy vui khi nghe bạn giới thiệu tên bạn không ? *KL: Mỗi người đều có 1 cái tên , trẻ em cũng có quyền có họ tên . *HĐ3: Giới thiệu về sở thích của mình - Nêu yêu cầu - Những điều bạn thích có hoàn toàn giống em không ? *KL: Cần tôn trọng những sở thích riêng của bạn * HĐ giữa giờ : Hát *HĐ4: Kể về ngày đầu tiên đi học - Nêu yêu cầu - Em đã mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ? - Bố mẹ , mọi người trong gia đình đã quan tâm , chuẩn bị cho em như thế nào - Em có tự hào là HS lớp 1 không ? - Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp1 * KL: Trẻ em 6 tuổi đều có quyền được đi học , vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn mới , được học nhiều điều mới lạ ,bổ ích. Đi học là quyền lợi là niềm vui của trẻ em. 3 Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài Dặn dò : Đi học đầy đủ, học tập chăm chỉ . - HS đứng thành vòng tròn , chơi ngoài sân trường . Một số HS giới thiệu về bản thân trước lớp - HS lắng nghe - Giới thiệu trong nhóm 2 - Một số HS giới thiệu sở thích của mình trước lớp - HS lắng nghe - HS kể trong nhóm 2 - Vài HS trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp , thầy cô, bạn bè - HS lắng nghe Thứ sáu ngày 1 tháng 9 năm 2017 Thủ công (1) GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I. Mục tiêu : - Biết một số loại giấy, bia và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán). - HS biết tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt dán giấy. - Tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ, ... để dùng trong các bài học thủ công. - Yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng dạy- học : Các loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : Hoạt động 1 : Giới thiệu giấy, bìa. - Giới thiệu : Giấy vở. Giấy bìa. Giấy thủ công (giấy màu có kẻ ô). Hoạt động 2 : Giới thiệu dụng cụ học thủ công. - Thước kẻ, bút chì : dùng để vẽ. - Kéo : dùng để cắt. - Hồ dán : dùng để dán sản phẩm. * Lưu ý : Khi sử dụng cần giữ an toàn và không làm bẩn. - Yêu cầu HS lấy đúng các dụng cụ trên. 3. Củng cố - Dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Dặn dò : CB giờ sau xé dán hình. - HS quan sát. - So sánh 3 loại giấy. - Quan sát. Âm nhạc (1) HỌC BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I. Mục tiêu - Học sinh thuộc bài hát, biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay theo nhịp của bài hát. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Giáo dục Hs yêu những làn điệu dân ca của quê hương. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Máy nghe. - Học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài: Không tiến hành vì là bài học đầu tiên 2. Bài mới. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học. Hoạt động 1. Học bài hát: Quê hương tươi đẹp - GV giới thiệu bài hát, tác giả và nội dung của bài. - Hát mẫu cho Hs nghe - Bài hát chia làm 5 câu. Hướng dẫn Hs đọc lời ca theo các câu ngắn đã chia - GV cho HS tập hát từng câu. Mỗi câu hát từ 2 đến 3 lần để nhớ được giai điệu và thuộc lời ca. - HD hát giai điệu câu 1. - HD hát giai điệu câu 2, 3, 4, 5. Hát móc xích lần lượt từng câu cho đến hết bài. - Chú ý cuối mỗi câu hát phải ngân đúng trường độ. - Sau khi tập xong bài hát, GV cho Hs hát lại khoảng 3 lần để thuộc lời. - Sửa cho HS (nếu chưa đúng về cao độ hoặc trường độ) - Nhắc HS hát với sắc thái vui tươi, nhí nhảnh, rõ lời, gọn tiếng. - Hướng dẫn HS sử dụng nhạc cụ gõ, hát và gõ đệm theo phách. Lưu ý hướng dẫn các em cầm đúng nhạc cụ ngay từ lần đầu tiên. - Nhận xét. Hoạt động 2. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - Trước hết GV cần giải thích cho HS hiểu vỗ tay theo tiết tấu là vỗ như thế nào? Vỗ theo tiết tấu: Là hát tiếng nào vỗ tay tiếng đó. - GV thực hiện mẫu. - Hướng dẫn HS thực hiện: Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x x x x GV hướng dẫn HS thực hiện từng câu. - Mời HS lên bảng thực hiện. + Hướng dẫn HS hát và nhún chân nhịp nhàng theo giai điệu bài hát kết hợp một số động tác tay đơn giản. - Nhận xét chung. - Gv hỏi: Sau khi học xong bài hát này em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với quê hương, đất nước? 3. Củng cố - . Dặn dò - Cho HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học thuộc bài hát, chuẩn bị bài giờ sau. - HS lắng nghe - Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. - Cả lớp nghe giai điệu sau đó tự ghép lời ca. - Mỗi 1 câu gọi 1 hoặc 2 HS đứng dậy tự ghép lời ca dựa trên cao độ. - Cả lớp đồng thanh. - HS ngồi ngay ngắn. Chú ý ngân đúng trường độ theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, hát theo dãy, nhóm, hát cá nhân. - Chú ý hát đúng sắc thái của bài. - Sử dụng nhạc cụ hát và gõ theo phách. - HS lắng nghe - HS quan sát - Lớp thực hiện - Từng dãy thực hiện - Cá nhân thực hiện - Các nhóm hát và vỗ tiết tấu - HS lên bảng biểu diễn bài hát theo nhóm, cá nhân - Hs trả lời: Em thấy rất yêu quê hương đất nước. Tiếng Việt (9 + 10) TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN - ĐÁNH VẦN Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 83 Giáo dục tập thể (1) SƠ KẾT TUẦN 1 I. Mục tiêu : - Học sinh được nghe những nhận xét của cô giáo về lớp, những ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua. - Đề ra phương hướng cho tuần 2. II. Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt. III. Các hoạt động dạy và học : HĐ1. Sơ kết tuần : a. Ưu điểm : .. . b. Tồn tại : .. HĐ2. Phương hướng tuần 2 : - Duy trì tốt mọi nề nếp do nhà trường, Đội đề ra. - Xây dựng đôi bạn cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. - Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập. Kí duyệt : ....................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Lan tuan 1.doc