Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 22

I. Mục tiêu

- Củng cố cho HS biết được xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm, biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng .

- Có ý thức học bộ môn

II.Đồ dùng dạy- học:

GV: Thước, một số đoạn thẳng đã tính trước độ dài

HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 - 20cm, bút chì, vở toán

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2018 Toán (85) GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu : - Hiểu đề toán: Cho biết gì ? hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính ,đáp số. - Có ý thức học bộ môn. II. Đồ dùng dạy- học : GV: Đồ dùng phục vụ huyện tập và trò chơi: HS: S HS, bảng con, vở ôli III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - GV gắn 3 chiếc thuyền ở hàng trên và 2 chiếc thuyền ở hàng dưới, vẽ dấu móc để chỉ thao tác gộp. - Y/c HS quan sát và nêu bài toán, viết PT - GV nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu ( Trực tiếp) *HĐ2 : Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải a- Hướng dẫn tìm hiểu bài toán - Cho HS quan sát và đọc bài toán 1 và hỏi - Bài toán đã cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV kết hợp viết tóm tắt lên bảng rồi nêu: '' Ta có thể tóm tắt như sau'' b- Hướng dẫn giải bài toán : - Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm NTN ? (hoặc ta phải làm phép tính gì ? ) c. Hướng dẫn viết bài giải toán. GV nêu: ta viết bài giải của bài toán như sau: (ghi lên bảng lớp bài giải). - Viết câu lời giải: - Ai có thể nêu câu lời giải ? - GV theo dõi và HD HS chọn câu lời giải chính xác và ngắn ngọn - GV viết phép tính, bài giải - HD HS cách viết đáp số (danh số không cho trong ngoặc) - Cho HS đọc lại bài giải - GV chỉ vào từng phần để nhấn mạnh khi viết. - Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: - Viết "Bài giải" - Viết câu lời giải - Viết phép tính (Đặt tên đơn vị trong ngoặc) - Viết đáp số. *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài *HĐ3: Luyện tập : Bài 1: - Cho HS đọc bài toán, viết tóm tắt, GV viết tóm tắt lên bảng. - GV hướng dẫn học sinh dựa vào phần tóm tắt để trả lời câu hỏi - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - HS trả lời GV kết hợp ghi tóm tắt lên bảng - Y/c HS nhìn vào phần bài giải trong sách để tự nêu: - GV viết phần bài giảng giống SGK lên bảng. + Chữa bài: - Gọi 1 HS lên bảng viết phép tính và đáp số. - GV kiểm tra và nhận xét. Bài 2 : - Y/c HS đọc bài toán, viết TT và đọc lên - Y/c HS nêu câu lời giải và phép tính giải bài toán. - Y/c HS nhắc lại cách trình bày giải - Cho HS làm bài Chữa bài : - Chữa bài trên bảng lớp, gọi 1 HS trình bày bài giải (khuyến khích học sinh tìm câu lời giải khác) 3. Củng cố - Dặn dò : + Trò chơi: "Đọc nhanh bài giải" -1 HS lên bảng - HS quan sát, 1 vài HS đọc - Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà . - Một vài HS nêu lại bài toán -Ta phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy nhà An có tất cả 9 con gà - 1 vài em nhắc lại - Nhà An có tất cả là - Nhiều HS nêu câu lời giải - HS đọc lại câu lời giải - HS nêu phép tính của bài giải: 4 + 5=9 (con gà) - 1 vài em đọc - HS nghe và ghi nhớ *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài - An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. - Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng. - Phần bài giải cho sẵn câu trả lời, chỉ cần viết phép tính và đáp số - HS làm bài. - 1 HS lêng bảng - 1 HS nhận xét - 2 HS đọc, lớp viết TT trong sách - 1 vài em nêu + Viết chữ "Bài giải" + Viết câu lời giải + Viết phép tính giải + Viết đáp số - HS làm bài theo HD Bài giải Số bạn của tổ em có tất cả là: C1: 6 + 3 = 9 (bạn) C2: 3 + 6 = 9 (bạn) Đáp số : 9 bạn - HS thi giữa các tổ - HS nghe và ghi nhớ. Tiếng Việt (1+2) LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP N/T Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 17 Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018 Toán (86 ) XĂNG- TI -MÉT. ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu : -Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm, biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng . - Có ý thức học bộ môn II.Đồ dùng dạy- học: GV: Thước, một số đoạn thẳng đã tính trước độ dài HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 - 20cm, sách HS, giấy nháp, bút chì III. Các hoạt động dạy- học : 1 . Kiểm tra: - 1HS lên bảng trình bày bài giải của bài toán "An gấp được 5 chiếc thuyền, Minh gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền". - Nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu( Trực tiếp) *HĐ2 :Giới thiệu đơn vị độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có từng vạch chia thành từng xăng ti mét. - GV gt: Đây là thước thẳng có vạch chia thành từng cm, thước này dùng để đo độ dài các đoạn thẳng. - Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài: Vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm. - GV cho HS dùng đầu bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói "1 xăng ti mét". - GV lưu ý HS độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1cm; từ vạch 2 đến vạch 3 cũng là 1cm,. Thước đo độ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0, vì vậy nên đề phòng vị trí của vạch = với đầu của thước. - Xăng ti mét viết tắt là: cm - GV viết lên bảng, gọi HS đọc + GV giới thiệu thao tác đo độ dài ? B1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng B2: Đọc số ghi ở vạch của thước = với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo (Xăng ti mét). B3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng (Vào chỗ thích hợp) chẳng hạn viết 1 cm vào ngay dưới đoạn thẳng AB. - GV theo dõi, chỉnh sửa. *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu của bài - GV theo dõi, chỉnh sửa Bài 3 : - Bài Y/c gì ? - Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước ntn ? - GV: Các em hãy quan sát thật kỹ cách đặt thước rồi mới làm bài. - GV KT đáp số của tất cả HS - HD HS tự giải thích = lời - Trường hợp 1 tại sao em viết là 3 ? - Thế còn trường hợp 2 ? - Trường hợp 3 vì sao lại viết là đ ? - GV nhận xét Bài 4 : - Gọi HS đọc Y/c - Y/c HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng. - GV nhận xét 3. Củng cố- Dặn dò : Thi đo đúng, nhanh. Phát cho mỗi học sinh 1 chiếc que tính có độ dài khác nhau. Dùng thước vạch cm của mình để đo và nói nhanh kết quả. - Nhận xét tiết học - 1 HS lên bảng - Cả lớp làm giấy nháp HS thực hiện theo Y/c - HS đọc Cn, lớp - HS theo dõi và thực hành viết ký hiệu xăng ti mét. (cm) vào bảng con (BT1) - Lớp trưởng điều khiển - Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo - HS làm vào sách và nêu miệng kq' - HS khác theo dõi và NX. - Đặt thước đúng ghi đ; đặt thước sai ghi s - Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng. - HS làm bài - 1 HS đọc đáp số - 1 HS nhận xét. -Vì vạch 0 của thước không trùng vào 1 đầu của đt - Vì đặt thước đúng: vạch 0 trùng với 1 đầu đt và mép thước trùng với đường thẳng. - Đo độ dài mỗi đt rồi viết các số đo đó. - HS đo và viết số đo - HS nêu miệng số đo của các đoạn thẳng (6cm, 4 cm, 9cm, 10cm) - HS khác nhận xét. 4 học sinh thi đua nhau. Tiếng Việt (3+4) VẦN : / EM/, / EP/,/ ÊM/, /ÊP/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 175 - HS chưa hoàn thành: đọc, viết âm, tiếng có vần an, at, ăn, ăt Tự nhiên và Xã hội (22) CÂY RAU I. Mục tiêu : - Kể được tên và ich lợi của một số cây rau. - Chỉ được rễ thân , lá, hoa của rau - Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa rau sạch trướckhi ăn. - KNS :+Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch. + Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch. + Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy- học : GV: Các loại cây rau. Hình cây rau cải phóng to Chuẩn bị trò chơi “Tôi là rau gì?” HS : Một số cây rau. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu - Hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu về 1 loại thực phẩm mà không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đó là cây rau *HĐ2:Quan sát cây rau *Mục tiêu: Hs biết được các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác nhau. * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS quan sát cây rau mà mình mang tới lớp và chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ, của cây rau ? Bộ phận nào ăn được? *Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động - GV gọi các nhóm lên trình bày + GV kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau như : - Các cây rau đều có: rễ, thân, lá. - Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách, bí... - các loại rau ăn lá và thân như : rau muống, rau cải... - Các loại rau ăn rễ như: củ cải, cà rốt... -Các loại rau ăn thân như : su hào... - Hoa (súp lơ), quả(cà chua, su su, đậu, dưa chuột...) . *HĐ3 : Làm việc với SGK *Mục tiêu : -Hs biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. -Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn. *Bước1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: - GV chia nhóm 4 HS ngồi hai bàn dưới. - HS quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV: giúp đỡ những nhóm yếu. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động GV gọi một số nhóm : 1 nhóm đọc câu hỏi, 1 nhóm trả lời. - GV hỏi: + Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì? (Rửa sạch rau, ngâm nước muối.) + Vì sao chúng ta lại phải thường xuyên ăn rau? GV kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng... Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều bụi bẩn và còn có thể có nhiều chất bẩn, chất độc do nước tưới, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón... Vì vậy chúng ta cần phải tăng cường trồng rau sạch, lựa chọn rau sạch và rửa sạch rau trước khi ăn. * HĐ4:Trò chơi: Tôi là rau gì? * Mục đích: Hs được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học. - Gv cho 1 HS lên tự giới thiệu các đặc điểm của mình . VD:Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân. - 1 HS xung phong đoán : VD : Bạn là rau cải. Nếu HS đoán sai đổi HS khác. 3. Củng cố- Dặn dò : - Khi ăn rau cần chú ý điều gì ? GV dặn HS thường xuyên ăn rau, nhắc các em phải rửa sạch rau trước khi ăn. - HS quan sát cây rau mà mình mang tới. - Nhóm hs đọc câu hỏi. - Nhóm các HS trình bày kết quả về cây rau của mình - HS quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK - HS làm việc theo nhóm. -HS thảo luận nhóm 4 HS - HS trả lời theo ý hiểu. Toán* (58) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố cho HS biết được xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm, biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng . - Có ý thức học bộ môn II.Đồ dùng dạy- học: GV: Thước, một số đoạn thẳng đã tính trước độ dài HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 - 20cm, bút chì, vở toán III. Các hoạt động dạy- học: 1 . Kiểm tra: - Vẽ : | | ...........cm - Nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu( Trực tiếp) *HĐ2 :HD luyện tập Bài 1 : -Cho HS viết 1 dòng cm - Bao quát lớp Bài 2: - Treo bảng phụ - Cho HS đọc yêu cầu của bài - GV theo dõi, chỉnh sửa Bài 3: - Bài yêu cầu gì ? - Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước ntn ? - GV: Các em hãy quan sát thật kỹ cách đặt thước rồi mới làm bài. - GV nhận xét Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu - Nêu cách đo - GV nhận xét 3. Củng cố- Dặn dò: Thi đo đúng, nhanh. Phát cho mỗi học sinh 1 chiếc que tính có độ dài khác nhau. Dùng thước vạch cm của mình để đo và nói nhanh kết quả. Về nhà vẽ rồi đo độ dài các đoạn thẳng ấy - 1 HS lên bảng đo và điên vào chỗ chấm - Viết vào bảng con - Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đo - HS lên bảng - HS khác theo dõi và NX. - Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo - Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng. - HS làm vở bài tập - 1 HS đọc đáp số - 1 HS nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu - Đo độ dài các đoạn thẳng , Viết số đo - HS khác nhận xét. - 4 học sinh thi đua nhau. - Lắng nghe Tiếng Việt *(58) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần /em /, / ep/,/êm /,/ êp/ - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần /em /, / ep/,/êm /,/ êp/ - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy- học : 1.Kiểm tra: Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: * Việc 1: Đọc * Ôn lại vần /em /, / ep/,/êm /,/ êp/ -Phần vần /em /, / ep/,/êm /,/ êp/ gồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. *Việc 2: viết - Tập viết chữ hoa K, em , ep, êm ,êp nem nép, thềm bếp, cỡ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ HS phân tích vần /em /, / ep/,/êm /,/ êp/ HS vẽ m e mô hình e p m ê p ê - HS đọc bài - HS viết bảng con, viết vở Tự học (58) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III. Các hoạt động dạy – học : *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập: Bài 1 : 13 cm + 4 cm + 2 cm = 17 cm + 4cm + cm = 7 cm + 3 cm – 5 cm = Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống: 7 + + 5 = 15 10 - + 5 = 10 10 + - 3 = 10 12 + - 4 = 10 *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài Vần :em , ep, êm ,êp - HD đọc bài Vần : im, ip, om, op - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài + Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô li - Hs làm vở - Cả lớp - HS Thứ tư ngày 31 tháng 4 năm 2018 Tiếng Việt (5+6) VẦN : / IM/, / IP/,/ OM/, /OP/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 177 HS chưa hoàn thành: đọc, viết âm, tiếng có vần ân, ât, am, ap Toán (87) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải . - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi giải toán - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : GV: SHS . HS : SGK, bảng con . III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Vẽ đoạn thẳng trên bảng - Nhận xét 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2: HD học sinh làm lần lượt các bài tập SHS trang 121 . Bài 1: Bảng lớp - Đọc đề toán SHS + QS tranh - HD học sinh Bước 1: Tìm hiểu bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Điền số vào phần tóm tắt - Đọc tóm tắt Bước 2: Giải bài toán - Muốn biết trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ta làm phép tính gì ? Bước 3: Trình bày bài giải * Lưu ý : HD học sinh dựa vào câu hỏi để viết câu lời giải . Bài 2: Làm vở - HS tự đọc bài và làm bài vào vào vở - Thu bài , nhận xét , chữa bài Bài 3 : HS Nêu miệng - Đọc tóm tắt - Dựa vào tóm tắt nêu bài toán - HD phân tích bài toán - Trình bày bài giải * Khắc sâu: - Các bước giải toán - Trình bày bài giải 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - Xem lại bài - 1 em lên bảng đo rồi viết số đo , đọc số đo đoạn thẳng . - 2 em đọc - Vài HS Nêu - 1 em lên viết tóm tắt - 2 em đọc tóm tắt - Vài em nêu miệng phép tính 12 + 3 = 15 ( cây chuối ) - 1 em lên bảng trình bày bài giải Bài giải Có tất cả số cây chuối là : 12 + 3 = 15 ( cây chuối ) Đáp số: 15 cây chuối ) Tóm tắt : Có : 14 bức tranh Thêm : 2 bức tranh Có tất cả : ...... Bức tranh ? Bài giải Có tất cả số bức tranh là: 12 + 4 = 16 ( bức tranh) Đáp số: 16 bức tranh - 2 em đọc - Vài em nêu - Nhiều học sinh nối tiếp nêu miệng Bài giải Có tất cả số hình (vuông và tròn) là : 5 + 4 = 9 ( hình ) Đàp số: 9 hình Toán *(60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải . - Rèn tính cẩn thận , chính xác - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : - GV: SHS , vở bài tập - HS : Bảng con, vở ô ly III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp) HĐ2: HS luyện tập - HS làm bài toán sau vào vở Bài 1: Nga trồng được 15 cây hoa , sau đó trồng thêm được 4 cây hoa nữa . Hỏi Nga trồng được tất cả bao nhiêu cây hoa? Bài 2 Cành trên có 9 con chim đậu . Cành dưới có 3 con chim đậu . Có 4 con chim bay từ cành trên xuống cành dưới . Hỏi : a.Cành trên còn lại mấy con chim? b.Cành dưới có tất cả mấy con chim ? Bài 3: - Nếu mẹ cho dũng 3 viên kẹo thì dũng có tất cả 10 viên kẹo. Hỏi dũng có bao nhiêu viên kẹo? - Thu bài , nhận xét - Chữa bài * Lưu ý : Rèn kỹ năng giải toán , trình bày bài. Rèn tính cẩn thận khi làm bài. 3. Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài . - Nhận xét giờ học -Làm vở toán Bài giải Nga trồng được tất cả số cây hoa là: 15 + 4 = 19 (cây ) Đáp số : 19 cây hoa Bài giải a.Cành trên còn lại số con chim là : 9 – 4 = 5 ( con) b.Cành dưới có tất cả số con chim là: 3 + 4 = 7( con) Đáp số : a , 5 con chim b, 7 con chim Bài giải Dũng có số viên kẹo là : 10 – 3 = 7 ( viên kẹo ) Đáp số : 7 viên kẹo Tiếng Việt* (60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần /im/, / ip/,/om /,/ op/ - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần /im/, / ip/,/om /,/ op/ - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: * Việc 1 : Đọc * Ôn lại vần /im/, / ip/,/om /,/ op/ -Phần vần /im/, / ip/,/om /,/ op/ gồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới ? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. *Việc 2: Viết - Tập viết chữ hoa L ,im/, / ip/,/om /,/ op, him, híp, thom thóp; cỡ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ HS phân tích vần /im/, / ip/,/om /,/op/ HS vẽ m i mô hình p i m o p o HS đọc bài HS viết bảng con, viết vở Tự học (60) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III.Các hoạt động dạy – học : *HĐ1:HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài buổi sáng - HS đã hoàn thành làm bài tập: Bài 1: Lý có 7 nhãn vở. Lý có ít hơn Thuyết 2 nhãn vở . Hỏi Thuyết có bao nhiêu nhãn vở ? Bài 2: Điền dấu ( +,- )thích hợp vào ô trống 3 3 3 = 3 3 3 3 = 9 3 3 3 3 = 6 *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài vần im, ip,om ,op - HD đọc bài vần ôm,ôp, ơm, ơp - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài tập VBT toán, vở ô li - HS Làm vở - Cả lớp - HS đọc Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017 Toán (88) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải .Biết thực hiện cộng trừ các số đo độ dài . - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi giải toán - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : - GV: SHS , bảng phụ - HS : SGK, bảng con . III. Các hoạt động dạy – học : 2. Kiểm tra : - Tính : 12cm + 7cm = 9cm – 5cm = 17cm – 7 cm = 6cm + 4cm = - Nhận xét 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2: HD học sinh làm lần lượt các bài tập SHS trang 122 Bài 1: Bảng lớp - Đọc đề toán SHS + QS tranh - HD học sinh Bước 1: Tìm hiểu bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Điền số vào phần tóm tắt - Đọc tóm tắt Bước 2: Giải bài toán - Muốn biết An có tất cả mấy quả bóng ta làm phép tính gì ? Bước 3: Trình bày bài giải * Lưu ý : HD học sinh dựa vào câu hỏi để viết câu lời giải . Bài 2: Làm vở - HS tự đọc bài và làm bài vào vào vở - Thu bài , nhận xét , chữa bài Bài 4: Bảng con * Khắc sâu: cách cộng trừ các số đo độ dài Mẫu: 2cm + 3cm = Lấy : 2 + 3 = 5 rồi viết thêm cm vào bên phải số 5 . Ta có : 2cm + 3cm = 5cm 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học -1 em lên bảng - lớp làm bảng con - 2 em đọc - Vài HS Nêu - 1 em lên viết tóm tắt - 2 em đọc tóm tắt - Vài em nêu miệng phép tính 4 + 5 = 9 ( quả bóng ) - 1 em lên bảng trình bày bài giải Bài giải Có tất cả số quả bóng là : 4 + 5 = 9 ( quả bóng ) Đáp số: 9 quả bóng Tóm tắt : Có : 5 bạn nam Có : 5 bạn nữ Có tất cả : ...... bạn ? Bài giải Có tất cả số bạn là: 5 + 5 = 10 ( bạn ) Đáp số: 10 bạn Tiếng Việt (7+8) VẦN : / ÔM/, / ÔP/,/ ƠM/, /ƠP/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 180 - HS chưa hoàn thành: đọc, viết âm, tiếng có vần : ăn, ăm, at, ap Đạo đức (22) EM VÀ CÁC BẠN ( TIẾT 2 ) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết được Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được đoàn kết giao bạn bè. - Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tậpvà trong vui chơi. - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi. - Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh. - KNS: + Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè. +Kĩ năng giao tiếp , ứng xử với bạn bè + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè. +Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè. II. Đồ dùng dạy – học : GV : - Vở bài tập đao đức. HS : - Vở bài tập đao đức. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : -Muốn có những bạn cùng học, cùng chơi em phải cư xử như thế nào ? GV nhận xét 2 Dạy bài mới: *HĐ1 : Khởi động : Cho cả lớp hát bài "Lớp chúng ta đoàn kết" *HĐ2 : Đóng vai - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong các tranh 1, 3, 5, 6 của BT3. + Cho các nhóm lên đóng vai trước lớp Gợi ý: Em cảm thấy thế nào khi: + Em được bạn cư xử tốt + Em cư xử tốt với bạn. + Kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn. HĐ3 : HS vẽ tranh về chủ đề bạn em. - GV yêu cầu vẽ tranh - Cho HS trưng bày tranh lên bảng (trưng bày theo tổ) - GV nhận xét, khen ngợi tranh của các nhóm. + Kết luận chung : - Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do, kết giao với bạn bè - Muốn có người bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi. 3. Củng cố - Dặn dò: - Cư xử tốt với bạn sẽ có lợi gì ? - 1 vài HS nêu - HS quan sát tranh, thảo luận để chuẩn bị đóng vai - Cả lớp theo dõi, NX - HS tự trả lời - HS nghe và ghi nhớ - HS vẽ tranh CN và theo nhóm - Cả lớp theo dõi, nhận xét - HS nêu tranh mà mình thích - HS nghe và ghi nhớ - 1 vài HS nhắc lại - HS nghe và ghi nhớ Toán* (60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết giải bài toán và trình bày bài giải ; biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài - Có ý thức học bộ môn II. Đồ dùng dạy- học : GV: Phấn màu. HS : SHS, bảng con, Vở ô ly III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu (Trực tiếp) *HĐ2 : HD làm vở - Treo nội dung bài tập Bài 1: Tính nhẩm: 10 cm – 2 cm + 1 cm = 10 cm + 3 cm –3 cm = 11 cm + 5 cm + 2 cm = Bài 2: - Một sợi dây dài 18 xăng ti mét. Cắt đi 5 xăng ti mét. Hỏi sợi dây còn dài bao nhiêu xăng ti mét? Bài 3 : - Nếu cắt đi 10 xăng ti mét thì sợi dậy còn lại 5xăng ti mét. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu xăng ti mét ? - Gọi HS lên bảng chữa - Củng cố cách trình bày bài toán có lời văn - Thu bài, nhận xét 3. Củng cố- Dặn dò : - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ - Hs nêu yêu cầu - HS làm vào vở 10 cm – 2 cm + 1 cm = 9 cm 10 cm + 3 cm –3 cm = 10 cm 11 cm + 5 cm + 2 cm = 18 cm Bài giải Sợi dây còn dài là : 18 – 5 = 13 ( cm ) Đáp số: 13 cm Bài giải Sợi dây dài là: 10 + 5 = 15 ( cm) Đáp số : 15 ( cm) Tiếng Việt *(60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần /ôm /, / ôp/,/ơm /,/ ơp/ - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần /ôm /, / ôp/,/ơm /,/ ơp/ - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: * Việc 1 : Đọc * Ôn lại vần /ôm /, / ôp/,/ơm /,/ ơp/ -Phần vần /ôm /, / ôp/,/ơm /,/ ơp/gồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới ? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. *Việc 2 : Viết - Tập viết chữ hoa M,ôm , ôp,ơm ,ơp, xôm, xốp cỡ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ HS phân tích vần/ôm /,/ ôp/,/ơm /,/ơp/ HS vẽ m ô mô hình p ô m ơ p ơ HS đọc bài HS viết bảng con, viết vở Tự học (60) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu: - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III.Các hoạt động dạy – học: *HĐ1:HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập: Bài 1: Tính 10cm + 7cm - 5cm = 12cm+ 4 cm – 6cm = 6 cm + 4 cm – 7 cm = 14 cm + 4 cm – 8 cm = Bài 2: Điền số 2 + = 12 + 4 = 16 10 - = 6 - 1 = 7 *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài vần ôm , ôp,ơm ,ơp, - HD đọc bài vần um, up, uôm uôp - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài + Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô li - Hs làm vở - HS đọc - Cả lớp Kí duyệt . cc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Lan tuan 22.doc
Tài liệu liên quan