Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 29

I. Mục tiêu :

- Chỉ tên và chỉ được một số loại cây và con vật.

- Nêu được điểm giống ( hoặc khác) giữa một cây hoặc giữa một số con vật với nhau.

II. Đồ dùng dạy- học :

- GV : Các hình trong SGK bài 29.

- GV và HS s¬ưu tầm một số tranh ảnh hoặc vật thể về một số loài thực vật, động vật mang đến lớp.

- Giấy to, hồ dán, băng dính.

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2018 Toán (113 ) PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 ( Cộng không nhớ ) I. Mục tiêu : -Nắm được cách cộng số có hai chữ số, biết đặt tính và làm tính cộng(không nhớ). Số có hai chữ số. Vận dụng để giải toán. - Rèn tính cẩn thận, chính xác. - Học sinh yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy – học : - GV: SHS, bộ đồ dùng toán, bảng kẻ như SHS. - HS : SGK, bảng con , vở III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - Đặt tính rồi tính : 50 + 10 60 + 20 - Nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1: Giới thiệu bài (trực tiếp) *HĐ2: Giới thiệu cách làm tính cộng a. Phép cộng có dạng 35+24 Bước 1: Thao tác trên que tính + Có 35 que tính : Lấy 35 que tính - 35 gồm mấy chục , mấy đơn vị ? Viết : 3 vào cột chục 5 vào cột đơn vị . + Thêm 24 que tính ( để xuống hàng dưới ) - 24 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? Viết : 2 vào cột chục , 4 vào cột đơn vị - Có tất cả bao nhiêu que tính ? - 59 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? Kẻ gạch ngang rồi viết 5 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị . - Nêu phép tính : 35 + 24 = 59 Bước 2 : HD kỹ thuật làm tính cộng + Đặt tính + Tính Lưu ý : - không yêu cầu nêu qui tắc . - Đặt tính phải thẳng hàng - Tính từ phải sang trái b. Phép cộng có dạng : 35+20 - Tiến hành tương tự - Bỏ qua thao tác trên que tính c. Phép cộng có dạng 35 + 2 - Tiến hành như phần b Lưu ý : Đặt tính phải thẳng hàng HĐ2 : Thực hành Bài 1 : Tính - Nêu yêu cầu *Khắc sâu : - Viết các chữ số cho thẳng hàng - Cộng từ hàng đơn vị . Bài 2 : Đặt tính rồi tính - Nêu yêu cầu - Thu bài, nhận xét, chữa bài . *Khắc sâu : Kỹ thuật đặt tính và tính Bài 3: - Nêu yêu cầu - HD phân tích đề - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV ghi tóm tắt Bài 4: Đo độ dài rồi viết số đo mỗi đoạn thẳng 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 em lên bảng + lớp làm bảng con - Quan sát , trả lời câu hỏi - 5chục qt và 9 que tính rời là 59 que tính - Vài em nêu lại cách đặt tính - Vài em nêu lại cách tính 3 5 + 2 4 .......... 5 9 - Hàng đơn vị : 5+4 = 9 viết 9 - Hàng chục : 3+2 = 5 viết 5 - Vậy 35 + 24 = 59 HS làm Bảng con + Bảng lớp - 2 em lên bảng +lớp làm bảng con Tính : 52 82 43 76 + + + + 36 14 15 10 ....... ....... ...... ....... - Nhận xét , chữa bài HS làm Làm vở - HS tự đặt tính rồi tính 35+12 60+38 6 +43 41+34 22+40 54+2 HS làm Bảng lớp - HS đọc đề , phân tích đề - 1 em lên bảng làm bài Bài giải Cả hai lớp trồng được số cây là : 35 + 50 = 85 ( cây ) Đáp số : 85 cây - Lớp nhận xét , chữa bài . - HS tự đọc bài và làm bài vào SHS : - HS đo độ dài rồi viết số đo mỗi đoạn thẳng Tiếng Việt (1+ 2) LUẬT CHÍNH TẢ VỀ VIẾT HOA Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 3) – Trang 56 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2018 Toán (114) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - HS biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100 - Tập đặt rồi , biết tính nhẩm II. Đồ dùng dạy- học : - Phấn màu. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính và tính 25 + 20 20 + 25 27 + 40 3 + 43 46 + 31 22 + 55 - Học sinh dưới lớp làm vào bảng con. - Chữa bài, nhận xét. 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp) HĐ2 : HD luyện tập Bài 1 : Đặt tính rồi tính - Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu. - Gọi 2 học sinh lên bảng làm, mỗi học sinh làm 1 cột ( cột 1,2) - Gọi học sinh chữa bài. Bài 2 : Tính nhẩm cột 1,3 - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu. - Hướng dẫn cách cộng nhẩm, ví dụ: 30 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị nên 30 + 6 = 36 - Gọi học sinh nêu cách nhẩm: 82 + 3 = ? - Thông qua 82 + 3 và 3 + 82 để học sinh nhận thấy tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 3 : Giải toán - Cho học sinh nêu đề toán, ghi tóm tắt Gái: 14 bạn Trai: 21 bạn Tất cả có:. bạn? - Cho học sinh giải vào vở li - Gọi 1 học sinh lên bảng giải. - Chữa bài. Bài 4 : Vẽ đoạn thẳng co độ dài cho trước - Yêu cầu học sinh dùng thước vẽ - Đi kiểm tra, giúp đỡ học sinh vẽ chính xác. 3. Củng cố- Dặn dò : Đặt tính và tính nhanh 5 + 22 ; 5+ 52 ; 2 + 66 3 + 60 ; 3 + 33 ; 0 + 35 - Chữa bài, khen học sinh tính nhanh, đúng. - Mỗi học sinh làm 1 phần - Lớp làm cột 3 - Đặt tính rồi tính vào bảng con - Nhận xét. -Nêu lại cách đặt tính, tính kết quả của: 47 + 22 40 + 20 51 + 35 80 + 9 - Nối tiếp tính nhẩm 2 cộng 3 bằng 5. 82 + 3 gồm 8 chục và 5 đơn vị nên 82 + 3 = 85. - HS làm vào vở li - 2 học sinh nhắc lại tóm tắt - 2 học sinh phân tích đề bài - 1 em - Nhận xét. Tìm lời giải khác bạn. - Vẽ vào vở - HS vẽ đoạn thẳng có độ dài là 8 cm. 3 học sinh thi đua tính đúng, nhanh Tiếng Việt ( 3 +4) MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 3) – Trang 59 Tự nhiện và Xã hội (29) NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. Mục tiêu : - Chỉ tên và chỉ được một số loại cây và con vật. - Nêu được điểm giống ( hoặc khác) giữa một cây hoặc giữa một số con vật với nhau. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : Các hình trong SGK bài 29. - GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh hoặc vật thể về một số loài thực vật, động vật mang đến lớp. - Giấy to, hồ dán, băng dính. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra : Gv hỏi: Giờ trước chúng ta học bài gì? (Bài con muỗi) GV nêu một số câu hỏi và chỉ định HS trả lời (mỗi câu 2-3 Hs) + Muỗi thường sống ở đâu? + Nêu tác hại do bị muỗi đốt? + Khi đi ngủ các em phải làm gì để không bị muỗi đốt? GV: nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới : *HĐ1: Giới thiệu bài Khởi động: Gv điều khiển trò chơi “Nhớ đặc điểm con vật”. Gv hô: “Con vịt, con vịt” HS đồng thanh hô “Biết bơi, biết bơi”. GV hô “con chó, con chó” HS đồng thanh “Trông nhà, trông nhà” và làm động tác khoanh hai tay đồng thời lắc lư đầu. GV hô “Con gà, con gà” HS sẽ đồng thanh “Gọi người thức dậy” và làm động tác đa hai tay lên miệng. 10 đầu ngón tay chạm vào nhau từ từ đa ra phía trớc bắt chước điệu bộ con gà lúc gáy. Gv giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết được cây cối và con vật. - GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài. HĐ 2: Phân loại các mẫu về thực vật Bước 1: - Chuẩn bị: GV chia nhóm (khoảng 10 – 12 HS), phát cho mỗi nhóm một tờ bìa khổ to, hồ dán (hoặc băng dính), phân mỗi nhóm một góc lớp. -GV nêu yêu cầu: + Dán các tranh, ảnh về cây cối của các HS mang đến vào khổ giấy to, dán theo 3 cột (hoặc theo hàng ngang) một cột (hàng) là cây rau xanh, một cột (hàng) là cây hoa, một cột (hàng) là cây gỗ. Còn các mẫu thực vật thì các HS trưng bày lên bàn. + Chỉ và nêu tên từng cây mà nhóm sưu tầm. + Nêu lợi ích của chúng. Bước 2: Gv thu kết quả làm việc của nhóm HS. -HS từng nhóm treo tranh sản phẩm của mình trước lớp và cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm (khi giới thiệu về tranh ảnh HS vừa chỉ vừa nói còn giới thiệu về cây thật thì HS cầm từng cây cho cả lớp xem và nói). Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho mỗi nhóm khi trình bày. -Gv: nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tốt có nhiều sản phẩm Gv: nhận xét, rút ra kết luận *Kết luận: Có rất nhiều loại cây khác nhau, cây thì có hoa (cây hoa), cây thì lấy gỗ để xây nhà, đóng bàn ghế, tủ, ... (cây gỗ) nhưng các cây đều có chung một đặc điểm là có thân, rễ, có lá, có hoa. HĐ 3 : Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh về động vật Bước 1: GV nêu yêu cầu: Dán tranh, ảnh về con vật lên tờ giấy to theo 2 cột (hàng ngang): con vật có ích, con vật có hại, các con vật thật hoặc vật làm tượng trưng (nếu có thì trưng bày lên bàn), chỉ và nói tên các con vật đó. Nêu lợi ích và tác hại của các con vật đó đối với con người. Bước 2: GV thu kết quả làm việc - HS treo tranh trình bày. -Các nhóm khác góp ý, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. -Sau khi các nhóm kết thúc phần trình bày của mình. GV sẽ đưa ra tranh ảnh hoặc mẫu vật và các con vật GV sưu tầm được mà chưa thấy HS trình bày để giới thiệu cho các HS biết Kết luận: Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng kích cỡ, nơi sống... nhưng chúng đều giống nhau là có đầu, mình và cơ quan di chuyển. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau -HS trả lời câu hỏi. -Cả lớp nhận xét, bổ sung -HS đồng thanh trả lời cô. - HS làm 2 – 3 lần. - Cả lớp cùng thực hiện -Làm việc theo nhóm -Mỗi nhóm tiến hành dán theo sự hướng dẫn cuả cô. -Mỗi nhóm một góc lớp và tiến hành dán. -HS trưng bày các mẫu thực vật để trên bàn. -HS treo sản phẩm tranh dán của nhóm mình. -Đại diện từng nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác đặt câu hỏi cho mỗi nhóm khi lên trình bày. -HS nhắc lại -HS: làm việc theo nhóm (10-12 HS). -Từng nhóm 1 dán tranh và thảo luận các câu hỏi của cô. -HS: treo tranh -Mỗi nhóm 2 HS đại diện lên trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. -HS giới thiệu về các con vật, ích lợi hoặc tắc hại của các con vật đó. -Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời. -HS nhắc lại. Toán *(77) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - HS biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100 - Tập đặt rồi , biết tính nhẩm II. Đồ dùng dạy - học : - Phấn màu. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp) *HĐ2: HS luyện tập Bài1: Đặt t tình rồi tính: 72 + 21 30 + 40 90 + 6 15 + 33 46 + 32 8 + 41 Bài 2: Tính nhẩm: 40 + 8 23 + 6 90 + 2 3 + 65 - Nhận xét Bài 3: Luống thứ nhất có 24 cây su hào, luống thứ hai có 22 cây su hào. Hỏi cả hai luống có bao nhiêu cây su hào? - Thu bài , nhận xét - Chữa bài * Lưu ý : Rèn kỹ năng giải toán, trình bày bài .Rèn tính cẩn thận khi làm bài 3. Củng cố- Dặn dò : Đặt tính và tính nhanh 5 + 32 ; 5 + 52 3 + 40 ; 3 + 23 - Chữa bài, khen học sinh tính nhanh, đúng. - Nêu yêu cầu - Làm bảng con - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : Các số phải thẳng nhau , thực hiện từ phải sang trái - HS nối tiếp nhẩm - Nêu cách nhẩm - Đọc bài toán - Tóm tắt và trình bày vào vở Luống 1: 24 cây Luống 2 : 22 cây Cả hai luống:... cây? Bài giải Cả hai luống có số cây là: 24 + 22 = 46 ( cây) Đáp số: 46 cây - 2 HS lên bảng Tiếng Việt *(77) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS về mối liên hệ giữa các vần - Luyện đọc bài Ò... ó ...o -Viết được bài trong vở Em tập viết phần tự luyện tập -Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK II. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra: Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: *Việc 1: Mối liên hệ giữ các vần - Kể các loại vần đã học: - Nhận xét 4 kiểu vần * Đọc bài: Ò... ó ...o - Khi tiếng gà gáy cất lên , mọi sự vật đều thay đổi, sự thay đổi đó là gì ? *Việc 2: Luyên viết chữ hoa Gh - GV cho HS viết vở tâp viết - GV quan sát nhắc nhở HS 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ - Bốn kiểu vần khác nhau + Vần chỉ có âm chính: mẫu /ba/ +Vần có âm đệm và âm chính:mẫu/oa/ + Vần có âm chính và âm cuối: mẫu /an/ +Vần có đủ âm đệm - âm chính-âm cuối : mẫu /oan/ - HS đọc bài Ò... ó ...o -HS luyên viết chữ hoa Gh Tự học (77) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III. Các hoạt động dạy – học : *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập sau : Bài 1 : Lớp 1A có 32 bạn, lớp 1B có 34 bạn. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu bạn ? Bài 11 : Viết số thích hợp vào ô trống, biết rằng cộng ba số ở ba ô liền nhau đều có kết quả bằng 80. 10 40 *HĐ2 : HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - HD đọc bài : Người ăn xin - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán, vở chính tả + Vở Em tập viết - HS làm vở toán - HS đọc Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tiếng Việt (5 + 6) VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 3) – Trang 63 Toán (115) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100: Đặt tính rồi tính , biết tính nhẩm - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi giải toán và kỹ năng trình bày bài . - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : - GV: SHS - HS : SGK, bảng con III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Đặt tính rồi tính : 35+12 60+38 6 + 32 43 + 5 - Nhận xét 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2: HD học sinh làm lần lượt các bài tập SHS trang 157 . Bài 1: Tính - Nêu yêu cầu *Khắc sâu : - Nêu cách thực hiện - Khi thực hiện phép tính theo cột dọc em cần lưu ý gì ? Bài 2 : Tính - Nêu yêu cầu - Nhận xét chữa bài . Bài 4 : - Đọc bài toán - HD phân tích bài toán - Tóm tắt bài toán - Thu bài , nhận xét , chữa bài * Khắc sâu: - Các bước giải toán - Trình bày bài giải *Khắc sâu : Các bước vẽ đoạn thẳng 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 em lên bảng , lớp làm bảng con . 1. Bảng lớp +Bảng con - 1 em lên bảng + Lớp làm bảng con - HS nêu: Thực hiện từ phải sang trái, từ hàng đơn vị sang hàng chục. - Khi thực hiện phép tính theo cột dọc em cần viết chữ số thẳng hàng. 2. Nêu miệng -1 HS nêu - Nối tiếp lên bảng viết kết quả 20cm+10cm = 30cm+40cm = 14cm +5cm = 25cm+4cm = 32cm+12cm = 43cm+15cm= 4. Làm vở - 2 HS đọc Tóm tắt: Lúc đầu : 15cm Sau đó : 14cm Tất cả : ... cm? Bài giải Con sên bò được tất cả là : 15 + 14 = 29 ( cm ) Đáp số: 29cm Toán *(79) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100: Đặt tính rồi tính , biết tính nhẩm - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi làm bài . - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : GV: SHS , bảng phụ HS : Bảng con , vở toán III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu bài (Trực tiếp) *HĐ2 : HS luyện tập - HS làm bài tập sau vào vở toán Bài 1 : Tính 30cm +50cm = 25cm + 43cm = 70cm +9cm = 32cm + 65cm = 22cm + 6cm = 5cm + 91cm = Bài 2 : Bảy năm nữa thì Linh 19 tuổi . Hỏi năm nay Linh bao nhiêu tuổi ? HD : Mỗi năm tăng thêm mấy tuổi ? 7 năm tăng thêm mấy tuổi ? Bài 3 : Hình vẽ dưới đây : Có .điểm . Có .đoạn thẳng A B C | | | - Thu bài , nhận xét - Chữa bài * Lưu ý : Rèn kỹ năng trình bày bài .Rèn tính cẩn thận khi làm bài . 3. Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài . - Nhận xét giờ học - HS nêu yêu cầu - Làm bài vào vở - Đọc bài toán , phân tích bài toán - Mỗi năm tăng thêm 1 tuổi - 7 Năm tăng thêm 7 tuổi Năm nay Linh có số tuổi là: 19 – 7 = 12 ( tuổi) Đáp số : 12 tuổi - Có 3 điểm A, B, C - Có 3 đoạn thẳng đó là: AB, AC,BC Tiếng Việt* (79) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS viết đúng chính tả - Luyện đọc bài Người ăn xin - Viết được bài trong vở Em tập viết phần tự luyện tập - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK II. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: *Việc 1: Luât chính tả theo âm và theo nghĩa * Luât chính tả theo âm + Một chữ có thể ghi mấy âm? Cho VD? + Một âm có thể ghi mấy chữ ? Cho VD? * Luât chính tả theo nghĩa - GV cho HS đoc phần phân biêt trong sách * Đoc bài Người ăn xin - Hình ảnh ông già ăn xin trong bài như thế nào ? - Câu bé đã làm gì? - Vì sao người ăn xin lai cảm ơn câu bé? - Nếu là em em sẽ làm gì? * Việc 2: Luyên viết chữ hoa Gi - GV cho HS viết vở tâp viết - GV quan sát nh ắc nhở HS - GV thu vở nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ - HS đoc bài Người ăn xin - HS luyên viết chữ hoa Gi . Tự học (79) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III. Các hoạt động dạy – học : *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập sau: Bài 1 : Tính : 35 12 40 74 81 + 22 + 67 + 26 + 25 + 25 Bài 9 : Nhà Hòa nuôi 25 con gà. Nhà Bình nuôi 34 con gà. Hỏi cả hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà ? *HĐ2 : HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - HD đọc bài : Con bù nhìn - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán, vở chính tả + Vở Em tập viết - HS đọc Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2018 Toán (116) PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 ( TRỪ KHÔNG NHỚ ) I. Mục tiêu : - Biết đặt tính và làm tính trừ không nhớ số có hai chữ số dạng . Biết giải bài toán có phép trừ số có hai chữ số . - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi tính toán và kỹ năng trình bày bài . - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : - GV: SHS - HS : SGK, bảng con III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Đặt tính rồi tính : 52 + 16 6 + 73 - Nhận xét 2. Dạy bài mới : HĐ1 : Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2 : Giới thiệu cách làm tính trừ a. Phép trừ có dạng 57 - 23 Bước 1 : Thao tác trên que tính + Có 57 que tính (Lấy 57 que tính) - 57 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? Viết : 5 vào cột chục 7 vào cột đơn vị . +Bớt 23 que tính (để xuống hàng dưới - 23 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? Viết : 2 vào cột chục, 3 vào cột đơn vị - Còn lại bao nhiêu que tính ? (3 chục qt và 4 que tính rời là 34 que tính ) - 34 gồm mấy chục , mấy đơn vị ? Kẻ gạch ngang rồi viết 3 vào cột chục, 4 vào cột đơn vị . - Nêu phép tính : 57 – 23 = 34 Bước 2 : HD kỹ thuật làm tính trừ + Đặt tính + Tính Lưu ý : - không yêu cầu nêu qui tắc . - Đặt tính phải thẳng hàng - Tính từ phải sang trái HĐ2 : Thực hành Bài 1 : Tính - Nêu yêu cầu a. Tính b. Đặt tính rồi tính *Khắc sâu: - Viết các chữ số cho thẳng hàng - Trừ từ hàng đơn vị . Bài 2 : Đúng ghi đ sai ghi s - Nêu yêu cầu - HD: Muốn biết phép tính đúng hay sai - Ta phải thực hiên tính đẻ kiểm tra . Bài 3 : - Nêu yêu cầu - HD phân tích đề - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV ghi tóm tắt 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 em lên bảng + lớp làm bảng con - Quan sát , trả lời câu hỏi - HS nêu (57 gồm 5 chục và 7 đơn vị) - 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị - 3 chục qt và 4 que tính rời là 34 Que tính - Vài em nêu lại cách đặt tính - Vài em nêu lại cách tính 57 - 23 .......... 34 - Hàng đơn vị : 7-3 = 4 viết 4 - Hàng chục : 5-2 = 3 viết 3 - Vậy : 57-23 = 34 1. Bảng con + Bảng lớp - 2 em lên bảng +lớp làm bảng con a.Tính : 85 49 98 35 - - - - 64 25 72 15 b. Đặt tính rồi tính 67- 22 56 -16 94 – 92 - Nhận xét , chữa bài - HS lên bảng làm - Nhận xét - 2 HS đọc đề - Phân tích đề - Nêu miệng cách giải Bài giải Lan còn phải đọc số trang sách là : 64 – 24 = 40 ( trang 40 ) Đáp số : 40 trang - Lớp nhận xét, chữa bài . Tiếng việt (7 + 8 ) VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ÂM ĐẦU TR/ CH Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 3) – Trang 66 Đạo đức (29 ) CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (T2 ) I. Mục tiêu : - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi và tạm biệt. - Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể quen thuộc hàng ngày . - Có thái độ tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi , thân ái với bạn bè và em nhỏ . - KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay. II. Đồ dùng dạy - học : - GV: SGV, Vở bài tập HS: vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *Khởi động : GV hát bài : Con chim vành khuyên - Dẫn dắt giới thiệu bài *HĐ1 : Học sinh làm bài tập 2 Nêu yêu cầu bài tập - Tranh vẽ gì ? Hãy ghi lời bạn nhỏ cần nói trong từng trường hợp ? Kết luận : Tranh 1:Các bạn cần chào hỏi thầy giáo Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách *HĐ2: Học sinh thảo luận nhóm BT 3 Nêu yêu cầu bài tập Chia 2 nhóm , giao việc Kết luận: Phải chào hỏi sao cho phù hợp từng tình huống cụ thể *HĐ3: Đóng vai theo bài tập 1 - Chia nhóm , giao việc à GV chốt lại cách ứng sử đúng *HĐ 4 : HS tự liên hệ - GV nêu yêu cầu liên hệ * GV khen ngợi em thực hiện tốt . Nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt 3.Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - HS làm bài tập cá nhân - HS nêu ý kiến của mình - Lớp nhận xét - HS thảo luận nhóm hai - Vài nhóm trình bày - Lớp nhận xét - HS thảo luạn chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai - Nhận xét , bổ xung - HS tự liên hệ - Nhận xét Toán *(79) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết đặt tính và làm tính trừ không nhớ số có hai chữ số dạng . Biết giải bài toán có phép trừ số có hai chữ số . - Rèn kỹ năng tính toán và trình bày bài II. Đồ dùng dạy – học: GV: SHS , Bảng phụ HS : Vở toán III.Các hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra: - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2: HD học sinh luyện tập - Cho HS làm bài tập sau vào vở . Bài 1: Đặt tính rồi tính 69 – 22 58 – 28 79 – 71 98 - 67 38 - 25 46 - 5 Bài 2 : Cành trên có 17 con chim đậu Cành dưới có 5 con chim đậu Có 4 con chim bay từ cành trên xuống cành dưới . Hỏi a.Cành trên còn lại mấy con chim đậu ? b. Cành dưới có mấy con chim ? - Thu bài , nhận xét - Chữa bài Bài 3: Bài 3: Hình vẽ dưới đây : Có .điểm . Có .đoạn thẳng A B C D | | | | *Lưu ý : Rèn kỹ năng trình bày bài . Rèn tính cẩn thận khi làm bài . 3 : Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học . -HS làm vào vở Bài giải Cành trên còn lại số con chim là : 17 – 4 = 13 ( con ) Cành dưới có số con chim là : 4 + 5 = 9 ( con) Đáp số : a, 13 con b, 9 con - Làm vào vở - Có 4 điểm A, B, C, D - Có 6 đoạn thẳng đó là:AB,AC,AD, BC, BD, CD Tiếng Việt *(79) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS Viết đúng chính tả về âm đầu tr/ ch - Luyện đọc bài Con bù nhìn - Viết được bài trong vở Em tập viết phần tự luyện tập - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy- học : GV: SGK II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Việc 1 : Phân biêt tr / ch - GV cho HS đoc các từ trốn đi / chốn ở; quả chanh / bức tranh; che ô / cây tre - Nêu luât chính tả về phiên âm tên người nước ngoài ? - GV cho HS viết lai các từ Anh - xtanh;Tuốc - nghê - nhép; Xô - crát. * Phiên âm tên đia lí In - đ ô - n ê - xi - a; Cam - pu - chia;.. * Phiên âm tên đồ vật - cát - sét ; ra - đi - ô; * Đoc bài Con bù nhìn - Em nhìn thấy con bù nhìn chưa? - Người nông dân dùng bù nhìn để làm gì? * Việc 2 : Luyên viết chữ hoa H - GV cho HS viết vở tâp viết - GV quan sát nhắc nhở HS - GV thu nhân xét 4. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ - HS đoc bài Con bù nhìn - HS luyên viết chữ hoa H Tự học ( 79 ) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III.Các hoạt động dạy – học: *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập sau: Bài 1: Vườn nhà An có 27 cây đào và cây mận, trong đó có 13 cây đào. Hỏi vườn nhà An có bao nhiêu cây mận ? Bài 2: Một đàn gà có 3 chục con gà trống và 2 chục con gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con ? *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - HD đọc bài : Con chim manh manh - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán, vở chính tả + Vở Em tập viết - Hs làm vở toán - HS đọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an Lan tuan 29.doc
Tài liệu liên quan