THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- HS tự ôn tập các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 10, có kĩ năng tổng hợp, diễn đạt, trình bày, xử lí tình huống.
- HS biết tự học, chia sẻ với bạn bè, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: Sách bài tập Đạo đức 5, bút chì
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Các hoạt động (29’)
HĐ 1: Phần nhận xét (13’)
Bài 1:
- Cho HS đọc sau đó nhận xét: Chỉ rõ từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng từ nào chỉ người nói, từ nào chỉ người nghe, từ nào chỉ người hay vật mà câu chuyện nói tới.
- Cho HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận:
Những từ in đậm trong đoạn văn gọi là đại từ xưng hô, những từ này được người nói dùng để chỉ chúng tôi, ta, đại từ xưng hô chia làm 3 ngôi.
- Ngôi thứ nhất: Tự chỉ, ngôi thứ hai: chỉ người nghe,ngôi thứ ba: Chỉ người vật mà câu chuyện nói tới.
Bài 2:
- Tiến hành như bài 1.
- GV tổng kết và cho HS rút ra ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1:
- GV cho HS đọc bài.
- Cho HS làm miệng.
- Gọi trả lời
Bài 2:
- GV cho HS đọc bài.
- Cho HS làm vở, 1 em làm bảng phụ.
- Gọi trả lời, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Yêu cầu nêu: Khái niệm về đại từ xưng hô.
- 1 HS nêu
- HS chú ý lắng nghe.
Bài 1:
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Câu nói của cơm từ chị dùng 2 lần để chỉ người nghe, từ chúng tôi để chỉ người nói.
- Câu nói của Hơ bia từ ta để chỉ người nói, từ các người để chỉ người nghe.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
Bài 2:
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài. HS phát biểu ý kiến. - -- Lớp nhận xét.
- Ghi nhớ: SGK.
Bài 1:
- Đại từ xưng hô là: Chú em, ta, anh, tôi.
Bài 2:
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét
Đại từ lần lượt là: tôi, tôi, nó, tôi, nó, ta.
- 2 HS nêu
Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. MỤC TIÊU
-HS kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừn, HS có kỹ năng kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện .
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, có ý thức tự giác trong học tập, ý thức bảo vệ thú rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: Sách, vở, bút màu..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài.
b) Giáo viên kể chuyện( 2 hoặc 3 lần)
HĐ1: Kể chuyện (15')
- Kể lần 1 và viết lên bảng tên các nhân vật( trăng, suối, cây...)
- HD học sinh giải nghĩa từ khó.
- Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3 (nếu cần).
HĐ2: HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (15')
Bài tập 1.
- HD tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc lại lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng.
- Nhận xét bổ sung.
Bài tập 2-3.
- HD học sinh kể.
- Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của thầy cô.
- Kể xong cần trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- HD rút ra ý nghĩa(Mục I. Mục tiêu).
- Đánh giá cho điểm Hs kể tốt.
HĐ3: Liên hệ
- Em sẽ làm gì nếu thấy người săn bắn thú rừng? Em làm gì để bảo vệ thú rừng?
3. Củng cố, dặn dò (2')
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát một bài
- Học sinh lắng nghe.
- Quan sát tranh minh hoạ.
Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Phát biểu lời thuyết minh cho tranh.
- Đọc lại lời thuyết minh.
Nêu và đọc to yêu cầu nội dung.
- Kể diễn cảm theo cặp, theo đoạn
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- 2-3 em thi kể diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét đánh giá.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 1-2 Hs trả lời.
- HS lắng nghe.
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- HS tự ôn tập các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 10, có kĩ năng tổng hợp, diễn đạt, trình bày, xử lí tình huống.
- HS biết tự học, chia sẻ với bạn bè, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ...
- HS: Sách bài tập Đạo đức 5, bút chì
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Ôn tập (12’)
- Gọi HS kể tên các bài đạo đức đã học ở lớp 5 từ tuần 1 đến tuần 10.
- Yêu cầu HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này?
Kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu? HĐ2. Luyện tập - Thực hành (17’)
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Xử lí tình huống sau:
a) Em mượn sách của bạn, không may em làm mất?
b) Lớp đi cắm trại, em nhận đem nước uống. Nhưng chẳng may bị ốm, em không đi được.
Nhóm 3: Kể một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước mình? Vì sao ta phải “Biết ơn tổ tiên”.
- Giáo viên tổng hợp ý từng nhóm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2')
- Nhận xét giờ học.
- Áp dụng bài học trong cuộc sống hằng ngày.
- cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- HS kể tên
- Học sinh thảo luận g trình bày trước lớp.
Nhóm 2: Kể câu chuyện nói về gương học sinh “có trí thì nên” hoặc trên sách báo ở lớp, trường, địa phương.
Nhóm 4: Kể những tình bạn đẹp trong lớp, trường mà em biết? Hát 1 bài về chủ đề “Tình bạn”.
- HS hoạt động nhóm 5.
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Nhóm khác chia sẻ
Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2018
Buổi chiều:
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- HS biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, diễn đạt, có ý thức viết đúng chính tả, biết cách dùng từ khi viết văn, chăm chỉ, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu
- HS: Bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Nhận xét về kết quả làm bài của HS (10’)
- Nhận xét, đánh giá kết quả, những ưu điểm chính về các mặt:
+ Xác định yêu cầu của bài: Tả trường em vào giờ ra chơi.
+ Bố cục của bài, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày...
+ Những thiếu sót hạn chế về các mặt trên (có ví dụ).
HĐ2. Thông báo điểm số cụ thể (5’)
HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi chung (5’)
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng.
- GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân để chữa bài.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
HĐ4. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay(10’)
- Đọc một số đoạn, bài văn hay, có sáng tạo...
- Gợi ý cho HS trao đổi về viết bài văn tả cảnh.
- GV khích lệ sự cố gắng của HS.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu những em viết bài chưa đạt về viết lại.
- HS lắng nghe
- 1 số HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp chữa vào nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Đọc lời nhận xét của thầy cô, phát hiện thêm lỗi trong bài của mình, sửa
- Đổi bài cho bạn kiểm tra
- Mỗi HS chọn viết đoạn văn để viết lại cho hay hơn ra nháp.
- 1 số HS nối tiếp nhau đọc trước lớp đoạn viết.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Toán
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan, HS có kỹ năng thực hiện phép tính trừ hai số thập phân cho HS.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Gọi HS lên bảng lấy ví dụ cộng hai số thập phân và thực hiện, HS khác làm vào bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ 1: Cách thực hiện phép trừ hai số thập phân (14')
Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài 6,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,64m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
B
A C
Ví dụ 2: 47,8 – 19,27 = ?
- Hướng dẫn HS rút ra quy tắc trừ hai số thập phân
HĐ 2: (15') Thực hành
Bài 1: Tính
- Gọi đọc yêu cầu.
- Cho làm vở
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc bài
- Cho làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét
Bài 3:
- Gọi đọc yêu cầu.
- Cho làm vở.
- Nhận xét bài
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu nêu lại 2 quy tắc cộng, trừ 2 số thập phân.
- 4 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con.
- HS đọc bài và tìm cách giải bài toán bằng cách đổi về đơn vị đo là cm, thực hiện trừ như trừ số tự nhiên qua đó rút ra cách trừ số thập phân
6,29 – 1,64 = 4,65 (m)
- HS tự thực hiện phép trừ và nêu cách trừ hai số thập phân
Ví dụ 2: HS tự thực hiện.
- HS lấy thêm các ví dụ khác
- HS nêu quy tắc trừ hai số thập phân
- HS đọc quy tắc.
Bài 1:
- Đọc yêu cầu.
- Làm vào vở
- Nêu cách đặt tính.
Bài 2:
- HS đọc đầu bài
- Cả lớp làm vào bảng con, 3 HS lên bảng làm
- Chữa bài
Bài 3:
- Đọc yêu cầu.
- Làm vở.
- Nộp bài.
- 2 HS nêu
Luyện Tiếng việt:
LUYỆN ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- HS đọc lưu loát diễn cảm toàn bài phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung, hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài, phát triển kĩ năng đọc diễm cảm cho HS.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Yêu cầu đọc bài: Đất Cà Mau.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu chủ điểm và bài học
- Giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm “ Giữ lấy màu xanh”.
- Giới thiệu bài đọc “ Chuyện một khu vườn nhỏ”.
b) Các hoạt động
HĐ 1: (12') Luyện đọc
- Gọi HS đọc
- Chia đoạn đọc:( 3 đoạn)
+ Đoạn 1:1 câu đầu.
+ Đoạn 2: Tiếp đến... . là vườn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài trước lớp.
HĐ2: (10') Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
- Bé Thu thích ra ban công làm gì ?
- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
- Em hiểu : “ Đất lành chim đậu” là thế nào ?
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài.
HĐ3: (8’) Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài
- Hướng dẫn phân biệt lời của từng nhân vật.
- Nhận xét đánh giá phần thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu lại nội dung và rút ra bài học cho bản thân.
- Liên hệ việc làm đẹp môi trường sống xung quanh gia đình làng xóm.
- 1 HS lắng nghe, làm theo yêu cầu GV.
- HS lắng nghe, theo dõi.
- 1 HS khá đọc bài
- 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc theo 3 phần kết hợp luyện đọc từ: săm soi, líu ríu.
- 3 HS đọc và giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc cặp.
- 2 HS đọc cả bài trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi SGK và lần lượt trình bày ý kiến.
+ Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể chuyện.
+ Cây quỳnh lá dầy giữ được nước Hoa ti gôn thò những cái râu Hoa giấy bị ti gôn quấn nhiều vòng, đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn
- HS đọc nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
- 3 HS đọc lại bài văn
- Chọn và luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Luyện đọc và thi đọc theo nhóm 3.
- Nhận xét đánh giá giọng đọc của nhóm bạn.
- Nêu lại nội dung bài.
Thứ tư ngày 07 tháng 11 năm 2018
Tập đọc
ÔN TẬP
- HS đọc đúng, trôi trảy các bài tập đọc đã học ở tuần 8 và tuần 9, biết đọc diễn cảm, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài, nêu được nội dung các bài tập đọc.
- HS biết tự học, hợp tác, biết lắng nghe, chia sẻ, chăm chỉ đọc bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu
- HS: Bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Luyện đọc (18’)
- Gọi HS kể tên các bài tập đọc đã học trong tuần 8 và tuần 9
- Yêu cầu HS luyện đọc
- Gọi một số HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét chung.
HĐ2. Thi đọc diễn cảm (11’)
- Gọi một số HS lên đọc diễn cảm bài tập đọc.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Khen ngợi HS đọc tốt.
- Cả lớp hát một bài.
- HS kể tên.
- HS luyện đọc cá nhân
- 5-6 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, chia sẻ.
- 3-4 HS lên đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc hay
Chính tả (Nghe - viết)
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- HS viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật. Làm được bài tập 2 (a) bài 3 (a) về các từ có chứa âm l/ n.
- HS biết lắng nghe, tự học, chăm chỉ viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng nhóm.
- HS: Bảng con, phấn .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chưc (1’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hướng dẫn chính tả (5’)
- GV gọi 1 HS đọc bài chính tả .
Hỏi:
- Điều 3 , khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
- Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
HĐ2. Viết chính tả (12’)
- GV nhắc HS cách trình bày bài: Chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm “ Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép.
- Gọi HS trình bày tư thế, cách cầm bút,
- GV đọc bài cho HS viết .
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
HĐ3. Luyện tập (11’)
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi, làm nháp.
- Nhận xét.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các từ trên
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- Gọi HS đặt câu với 1 số từ ngữ ở bài 3
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc bài.
- HS trả lời
- HS nêu từ khó, dễ lẫn.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi, làm bài ra nháp sau đó trình bày.
- HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS làm bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
- HS đọc bài làm.
- 2 HS lên bảng đặt.
- Lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân; cách trừ một số cho một tổng, có kĩ năng trừ hai số thập phân.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Nêu cách trừ hai số thập phân
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1’)
b) Luyện tập
Bài 1: (9') Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho làm bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (10') Tìm x
- Gọi HS nêu yêu cầu
X + 9,32 = 18,67 9,9 – X = 2,5
x – 4,64 = 5,89 6,85 + x = 20,34
- Cho làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: (10')
- Cho đọc bài
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài, nhận xét, thống nhất kết quả
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 1 - 2 HS nêu
Bài 1:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con (đặt tính, tính) rồi chữa bài
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2 HS lên bảng làm
- Chữa bài.
Bài 3:
- 1 HS đọc bài
- HS làm vở 1 HS làm vào bảng phụ
- Nhận xét.
- 2 HS nêu
Khoa học
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. MỤC TIÊU
- HS thực hành vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông), HS vẽ được tranh theo đúng chủ đề.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, HS có ý thức phòng tránh bệnh và biết giữ gìn sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Giấy, màu
III. CÁC HOẠC ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của hS
1. Kiểm tra ( 3’ )
- Yêu cầu HS trình bày lại những nội dung ôn tập của tiết 1.
2. Bài mới
a) Giới thiệu: (1')
b) Các hoạt động
HĐ1. Thực hành vẽ tranh vận động. (20’)
GV yêu cầu:
+ Dãy 1 vẽ tranh về chủ đề phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
+ Dãy 2: vẽ tranh phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
+ Dãy 3: vẽ tranh phòng tránh tai nạn giao thông.
- Cho các nhóm vẽ, một nhóm vẽ vào giấy khổ to.
- GV nhận xét đánh giá chung
HĐ 2. Liên hệ thực tế (10’)
- Nêu các cách phòng tránh một số tai nạn trong cuộc sống
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS thực hiện an toàn giao thông
- 1-2 HS nêu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS phân công nhau vẽ tranh.
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Tai nạn giao thông
+ Đi đúng phần đường quy định.
+ Đi xe máy đội mũ bảo hiểm.
+ Học luật giao thông khi lái xe.
+ Không phóng nhanh vượt ẩu.
.
- HS nhắc lại nội dung bài.
Buổi chiều:
Lịch sử
ÔN TẬP : HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ( 1858 – 1945 )
I. MỤC TIÊU
- HS nhớ lại nhưng mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945, nêu được ý nghĩa lịch sử của của những sự kiện lịch sử đó, phát triển kĩ năng diễn đạt.
- HS biết tự học, tự tin khi phát biểu ý kiến, HS tự hào về dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ, phiếu học tập.
- HS: Sách, vở, phiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3')
- Gọi HS nêu nội dung chính của bản tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Ôn tập (15')
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại để gợi ý, dẫn dắt HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếu.
HĐ2. Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành hai nhóm.
- GV kết luận chung, ghi điểm một số em.
3. Củng cố, dặn dò (2')
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS nêu
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho nhau.
Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động.
- Lần lượt từng nhóm nêu câu hỏi cho nhóm kia trả lời.
+ Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
+ Nêu các phong trào yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX , đầu thế kỉ XX?
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào ?
+ Ngày 19- 8- 1945 diễn ra sự kiện gì ?
...
- HS lắng nghe,thực hiện.
Tiết đọc thư viện:
Kĩ thuật
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình, biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- HS biết tự phục vụ, chăm chỉ làm việc nhà, có ý thức giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh minh hoạ , một số bát đũa và dụng cụ
- HS: bát, đũa, thìa, xoong, nước rửa bát, rẻ rửa bát
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (8’)
- Gọi HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn.
- Nếu dụng cụ nấu, bát , đũa không được rửa sạch sau bữa thì sẽ như thế nào?
- GV tóm tắt ND chính.
HĐ2. Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (18’)
- ? Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- ? So sánh cách rửa bát ở gia đình và cách rửa bát trình bày trong Sgk.
- ? Nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn.
- ? Theo em những dụng cụ dính mỡ có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau.
- GV cho H thực hiện vài thao tác minh hoạ để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình.
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập (4’)
- ? Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong .
- ? Gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Hướng dẫn HS xem lại các bài đã học trong chương và chuẩn bị dụng cụ vật liệu để giơ sau học bài :" Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn ".
- HS lần lượt kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS phát biểu
- HS khác chia sẻ, bổ sung
- HS thực hành .
- HS trả lời
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2018
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách viết đơn, viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, gắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết, có kỹ năng diễn đạt.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, tự giải quyết vấn đề, HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu tiết học.
b) Nội dung (29’)
Hướng dẫn HS viết đơn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Mở bảng phụ trình bày mẫu đơn.
- GV cùng HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý ttrong đơn.
- Nhắc HS trình bày lí do viết đơn.
- GV nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò ( 3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: 1 số HS viết chưa đạt về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
- Một HS đọc yêu cầu.
- 1 - 2 HS đọc lại mẫu đơn.
- Trao đổi cùng GV
- Một số em nói đề bài các em đã chọn (đề 1 hay đề 2)
- HS viết đơn vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn
- Cả lớp cùng nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
- HS nhắc lại cách trình bày một lá đơn.
- HS thực hiện
Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn. Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu văn.Biết đặt câu với quan hệ từ, phát triển kĩ năng dùng từ.
- HS biết lắng nghe, tự học, chăm chỉ học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng phụ
- HS : Nháp, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
Yêu cầu HS nêu khái niệm về đại từ xưng hô? VD và đặt câu?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Phần nhận xét (15’)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Những từ in đậm nối những từ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì ?
+GV: các từ in đậm trên được gọi là quan hệ từ.
- Vậy quan hệ từ là gì?
+Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và làm.
- Nhận xét và gợi ý học sinh rút ra ghi nhớ.
c) Phần luyện tập (15’)
Bài 1.
- HD làm việc theo cặp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2.
- HD làm nhóm.
- Giữ lại bài làm tốt nhất.
Bài tập 3.
- HD làm bài vào vở.
- Nhận xét bài.
3. Củng cố, dặn dò (2')
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc. HS nối tiếp trình bày
- HS gạch chân các cặp từ thể hiện quan hệ .
Đọc yêu cầu của bài.
- Làm việc theo cặp
+ Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Đọc yêu cầu của bài.
+ Trao đổi nhóm đôi.
+ Báo cáo kết quả làm việc.
Đọc yêu cầu của bài.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
- HS lắng nghe, thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết cộng, trừ số thập phân; tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, vận dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất, HS có kỹ năng cộng, trừ số thập phân thành thạo, chính xác.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng nhóm
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Luy ện tập- thực hành (27’)
Bài 1. Tính
a) 678, 9 + 216,57 b) 86,7 - 59, 84
c) 189,43 + 56,98 - 11,6
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bảng con.
- Nhận xét
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Lớp làm vào bảng con, 3 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm.
- Lắng nghe.
Sinh hoạt lớp:
Buổi chiều:
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- HS biết thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên, bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên, có kỹ năng thực hiện phép tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phấn màu, thước
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1’)
b) Các hoạt động (29’)
HĐ1. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Ví dụ 1:
3,5 x 7
- Hướng dẫn rút ra cách nhân một số thập phân với số tự nhiên.
Ví dụ 2.
0,72 x 16
- Cho HS thực hiện bảng con, bảng lớp.
- Hướng dẫn rút ra quy tắc.
HĐ2. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Hướng dẫn làm bảng.
- Lưu ý cách đặt tính.
28,5 × 7 = 3 4,18 × 5 =
0,256 × 8 = 6,8 × 15 =
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn làm nhóm.
- Gọi các nhó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 11.doc