Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 16

TỔNG KẾT VỐN TỪ

 I. MỤC TIÊU

 - HS tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù; tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn “Cô Chấm”

 - HS biết tự học, hợp tác, chăm học,chăm làm, yêu thương con người.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - GV: Bảng phụ

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Buổi chiều: Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU - HS tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù; tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn “Cô Chấm” - HS biết tự học, hợp tác, chăm học,chăm làm, yêu thương con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - Nhận xét, chốt lại. - Yêu cầu HS đặt câu với một số từ vừa tìm được. Bài 2. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, nhận xét về tính cách của cô Chấm, nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét đó. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò (5’) - Gọi HS nêu các từ ngữ nói lên tính cách con người sau đó tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ đó. - GV nhận xét, chốt lại. - Dặn HS về ôn tập. - 1 HS đọc bài. - HS làm bài vào vở. - Một số HS đọc bài làm, HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung. - Lần lượt HS đặt câu. - HS đọc bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi, nhận xét tính cách của cô Chấm trong bài văn và tìm các chi tiết, hình ảnh nói lên điều đó bằng cách ghi ra nháp. - HS phát biểu trước lớp. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS nêu. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU - HS biết tìm và kể được một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia phù hợp với yêu cầu của đề bài, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, lắng nghe, chia sẻ, yêu quý gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé. - Nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1’) GV nêu yêu cầu của tiết học. b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn HS kể chuyện (7’) - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - GV ghi đề bài. HS đọc đề. - Xác định trọng tâm và các yêu cầu cơ bản của đề. - Hướng dẫn HS tìm hiểu phần gợi ý trong SGK. HĐ2. Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22’) - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - GV giúp đỡ các nhóm. - Cho HS kể trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - H: Em cần phải làm gì để giúp đỡ cha mẹ? - Nhận xét tiết học. - HS kể trước lớp. - HS đọc đề. - HS đọc nối tiếp các gợi ý 1,2,3. - Một số HS nối tiếp nhau nêu tên các câu chuyện sẽ kể. - HS kể trong nhóm : kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện trước lớp. - Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời các câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS trả lời. Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH I. MỤC TIÊU - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi, biết được ý nghĩa của việc hợp tác ; có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - HS biết hợp tác, giải quyết vấn đề, có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong công việc chung ; đoàn kết với bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Ảnh một số hoạt động có sự hợp tác của mọi người III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1.Tìm hiểu tranh tình huống. Làm việc nhóm đôi (10’) - GV nêu y/c các nhóm quan sát và thảo luận câu hỏi được nêu ở dưới tranh SGK. - Cho HS trình bày theo nhóm. (lần lượt). HĐ2. Làm BT1, SGK. Làm việc nhóm đôi (10’) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trình bày ý kiến. - Nhận xét, kết luận. HĐ3. Bày tỏ thái độ (BT2-SGK). Làm việc nhóm 4 (10’) - GV gọi các nhóm lần lượt nêu từng ý kiến. - Cho HS tự liên hệ. 3. Củng cố, dặn dò(2’) - GV cho nhắc lại ghi nhớ. - Dặn HS về thực hành việc hợp tác với mọi người xung quanh ở nhà, ở trường. - Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” - HS quan sát thảo luận theo nhóm bàn. - HS các nhóm trình bày ý kiến. nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi, xác định các việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - HS làm việc nhóm 4 - Các nhóm gắn kết quả trình bày, nhận xét, bổ sung các ý kiến khác. - HS nhắc lại. Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Buổi chiều: Tập làm văn TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU - HS viết được bài văn tả người đủ 3 phần, đúng yêu cầu, thể hiện được sự quan sát chân thực. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, yêu quý gia đình, bạn bè, thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới (32’) - Gắn bảng phụ chép sẵn đề bài. Đề 1. Viết bài văn tả người thân của em. Đề 2. Viết bài văn tả một người bạn của em. Đề 3. Viết bài văn tả một thầy (cô) giáo mà em yêu quý. - Thu bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập văn tả người chuẩn bị thi học kì 1. - HS đọc các đề. - HS nêu cấu tạo của bài văn tả người. - HS lựa chọn đề bài và viết ra giấy. Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - HS biết cách tính tỉ số phần trăm của một số, vận dụng giải bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của một số. - HS biết tìm kiếm sự trợ giúp của cô giáo và các bạn khi gặp khó khăn, biết chia sẻ bài làm với bạn, chăm học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số: 45 và 150. - Nhận xét, chốt lại. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hình thành kiến thức mới Tính tỉ số phần trăm của một số (15’) - Ví dụ: Lớp 5A có 20 bạn, trong đó số bạn ở xóm 2 chiếm 65%. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu bạn ở xóm 2? - Hướng dẫn HS cách tính một số phần trăm của một số. Bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 80 000 000 đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng. - Hướng dẫn cách làm. - Cho HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ2. Luyện tập, thực hành (19’) Bài 1. Một câu lạc bộ cờ vua có 15 bạn nam và nữ, trong đó số bạn nam chiếm 60%, còn lại là bạn nữ. Tính số bạn nữ của câu lạc bộ cờ vua đó. - Cho HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - Yêu cầu HS trình bày cách làm. - Nhận xét, kết luận bài làm đúng. Bài 2. Lãi suất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Bác Lâm gửi tiết kiệm 70 000 000 đồng. Hỏi sau một tháng bác Lâm có tất cả bao nhiêu tiền? - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. (Nếu còn thời gian) - Cho HS tóm tắt và làm ra nháp, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - H: Muốn tìm 52% của 800 ta làm thế nào? - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Một vài HS nêu. - HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - HS nêu cách làm. - HS theo dõi. - HS nêu cách tính 65% của 20: 20 : 100 × 65 hoặc: 20 × 65 : 100 - HS đọc bài toán, phân tích đề bài. - HS giải bài toán ra nháp. - 1HS lên bảng làm. - HS đọc đầu bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Trình bày cách làm, HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - HS tóm tắt và làm ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Trình bày bài, chia sẻ bài làm. - HS trả lời. Luyện Toán: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - HS thực hiện được các phép tính với số thập phân, biết so sánh các số thập phân, biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn, chăm chỉ tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập Bài 1. Tính a) 600 + 80 + 0,09 b) 28 + 0,5 + 0,03 c)100 + 8 + d) 35 + + - Cho HS làm bài ra nháp, 4 HS lên bảng làm. - Hướng dẫn HS chuyển các phân số thập phân về số thập phân rồi tính. - Yêu cầu HS trình bày bài vào vở. Bài 2. - Treo bảng phụ chép sẵn bài tập. - Gọi HS đọc bài. - Gọi HS nêu cách so sánh các số thập phân. - Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm vào phiếu học tập theo nhóm đôi. - Gọi HS đọc bài và giải thích cách làm. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. Tìm số dư của phép chia nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương: a) 9,326 : 8 b) 367,24 : 65 - Cho HS làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng làm. - Chốt lại cách xác định số dư. Bài 4. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét, kết luận bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS hệ thống lại nội dung tiết học. - Nhận xét tiết học. - HS làm bài ra nháp (a, d hoặc b,c) - 4 HS lên bảng làm. - Trình bày cách làm, nhận xét, chia sẻ. - Lắng nghe - Làm bài vào vở. -HS đọc bài tập. - Nêu cách so sánh các số thập phân. - HS làm bài vào phiếu học tập theo nhóm đôi. - Đọc kết quả điền và giải thích cách làm. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS đọc thầm bài tập. - HS làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng làm. - Trình bày cách làm, cách xác định số dư. - Nhận xét, chia sẻ. - HS làm bài vào vở. - 4 HS lên bảng làm. - Trình bày, nêu cách tìm thành phần chưa biết ở mỗi ý. - Nhận xét, chia sẻ. - 1 HS hệ thống lại nội dung tiết học. Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018 Tập đọc THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. MỤC TIÊU - HS đọc lưu loát, trôi chảy bài văn với giọng kể chậm rãi, linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện; HS hiểu nội dung câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ, biết tuyên truyền,vận động mọi người xung quanh không mê tín dị đoan, phải dựa vào khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Ảnh thầy cúng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Cho HS chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Cho Phó Chủ tịch HĐTQ lên điều khiển, tổ chức cho các bạn thảo luận trả lời câu hỏi. - H: Bài văn muốn mói lên điều gì? - Bổ sung, chốt lại nội dung bài. HĐ3. Đọc diễn cảm (10’) - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, tìm giọng đọc. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Gọi HS đọc trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - H: Qua bài này chúng ta rút ra điều gì? - Liên hệ - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. - HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn. - Rèn phát âm đúng, giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc theo cặp. - 2-3 cặp đọc bài. - 1 HS đọc toàn bài. - Phó Chủ tịch HĐTQ lên điều khiển, cho các bạn thảo luận nhóm đôi sau đó trả lời trước lớp. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn. - Nêu giọng đọc. - Lắng nghe và theo dõi. - Luyện đọc diễn cảm đoạn mình thích (cá nhân). - Một số HS đọc trước lớp. - Bình chọn bạn đọc hay. - HS phát biểu, bổ sung cho nhau. Chính tả (Nghe - viết) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ :Về ngôi nhà đang xây, tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện theo yêu cầu bài tập 3, làm được bài tập 2 (a) về các từ có chứa r/d/ gi, có kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết liền mạch. - HS biết lắng nghe, tự học, chăm chỉ, tự giác, có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng nhóm - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS tìm 5 từ chứa âm ch/ tr 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn chính tả (9’) - GV đọc đoạn thơ trong bài “ Về ngôi nhà đang xây” - Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả. - Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được. HĐ2.Viết chính tả (14’) - GV nhắc HS cách trình bày bài. - Hướng dẫn HS tư thế, cách cầm bút, GV quan sát giúp đỡ - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm bài. - Nhận xét bài viết của HS. HĐ3. Luyện tập (8’) Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Nhận xét. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS điền bằng bút chì vào SGK. - Hỏi: Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Hỏi: Giờ học hôm nay phân biệt âm nào?. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu - Lắng nghe - HS theo dõi trong SGK. - HS trả lời - HS viết bài vào nháp. - HS nghe và viết bài. - Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề. - HS đọc yêu cầu và làm bài. - HS đọc yêu cầu. - HS phát biểu. - HS trả lời. - HS lắng nghe. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết tìm một số phần trăm của một số và vận dụng vào giải toán. - HS biết tự học, chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài, làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ chép sẵn bài 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách tính 25% của 90. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Một người bán 240kg gạo, trong đó có 35% là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp? - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. - Gọi HS đọc bài toán. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. (Nếu còn thời gian) - Cho HS làm theo nhóm đôi ra nháp (2 ý) - Gọi các nhóm trình bày. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống lại nội dung tiết học. - Dặn HS ôn bài và xem trước bài sau. - Một số HS nêu. - 1 HS đọc bài tập. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Trình bày bài, nhận xét, chia sẻ. - HS đọc thầm đầu bài. - HS giải bài toán ra nháp, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. - 1 HS đọc bài toán. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ bài làm. - HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày. - Chia sẻ, nhận xét. - 2 HS hệ thống lại nội dung bài. Khoa học CHẤT DẺO I. MỤC TIÊU - HS kể tên được một số đồ dùng làm bằng chất dẻo, nhận biết một số tính chất của chất dẻo, nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - HS biết tự học, mạnh dạn, tự tin khi phát biểu ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Một vài đồ dùng bằng nhựa: lược, cốc, áo mưa, chai - HS: Một số đồ dùng bằng nhựa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS nêu cách chế tạo ra cao su tự nhiên; cao su nhân tạo? Kể tên 1 số đồ dùng được làm từ cao su? Nêu tính chất của cao su ? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (2’) - Gọi một vài HS nối tiếp nhau kể tên 1 số đồ dùng làm bằng nhựa trong gia đình. - GV nhận xét, Giới thiệu, ghi bài b) Các hoạt động HĐ 1.Quan sát. Làm việc nhóm 4 (6’) - GV nêu yêu cầu : các nhóm, quan sát hình 1; 2; 3; 4(SGK) kể tên và nêu đồ dùng ở từng hình. - GV nhận xét - kết luận. HĐ2. Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế. Làm việc nhóm đôi (10’) - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - GV nhận xét - kết luận. HĐ3. Trò chơi: " Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo " (6’) - Cho HS chơi theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều đồ dùng đúng thì nhóm đó thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò (5’) - Gọi HS nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - Gọi HS nhắc lại các tính chất của chất dẻo. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng - Lớp nghe, nhận xét HS nối tiếp nhau kể - Các nhóm quan sát, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày (Chỉ vào từng hình SGK nói về màu sắc ; độ cứng) - HS nhận xét. - Đọc thông tin SGK- 65 trả lời câu hỏi SGK. - Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét - bổ sung. - HS thi kể theo nhóm 6 dưới hình thức tiếp sức. - HS nêu cách bảo quản. HS khác chia sẻ, bổ sung. - 2 HS nhắc lại. Buổi chiều: Lịch sử HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU - HS biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi; nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận; giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến; đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. - HS có kĩ năng tìm hiểu tư liệu lịch sử. - HS biết hợp tác, tự tin khi trình bày trước đông người; yêu lịch sử Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới 1950, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. - Nhận xét 2. Dạy bài mới (27’) a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới (15’). Làm việc nhóm 4. - Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi SGK. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, kết luận. HĐ2. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua (10’). Làm việc nhóm đôi. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? + Đại hội nhằm mục đích gì? + Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà xem trước bài sau. - 2 HS trình bày. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - HS làm việc nhóm đôi và trả lời các câu hỏi. Tiết đọc thư viện: Kĩ thuật MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU - HS kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, có kĩ năng diễn đạt, trình bày, quan sát. - HS biết hợp tác, mạnh dạn phát biểu; yêu quý vật nuôi, có ý thức chăm sóc gà nuôi ở gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS nêu một số sản phẩm của nuôi gà, lợi ích của việc nuôi gà. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta (12’) - Gọi HS kể tên những giống gà mà mình biết. - GV bổ sung, chia và ghi các giống gà theo 3 nhóm: gà nội, gà nhập nội, gà lai. - GV kết luận. HĐ2. Đặc điểm của một số giống gà (14’) - Cho HS quan sát ảnh kết hợp SGK, thảo luận về đặc điểm của một số giống gà và ghi vào phiếu. - GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. - Cho HS rút ra nội dung chính của bài. 3. Củng cố, dặn dò (5’) - Gọi HS nêu lại một số giống gà được nuôi ở nước ta. - Cho HS liên hệ việc nuôi gà ở gia đình. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lần lượt kể tên. - Theo dõi - HS quan sát, thảo luận nhóm 4 và ghi vào phiếu: tên giống gà, đặc điểm, ưu, nhược điểm. - Đại diện một số nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra nội dung chính của bài. - 2 HS nêu. - HS liên hệ. Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018 Tập làm văn TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - HS biết cách làm một bài văn tả người, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, kĩ năng quan sát, diễn đạt. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, yêu điều thiện, biết giúp đỡ người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Một số truyện tranh cổ tích Việt Nam và nước ngoài - HS: Sưu tầm một số truyện tranh cổ tích III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) - Kể cho HS nghe một đoạn trong câu chuyện “A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp” 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Đọc truyện (12’) - Cho HS đọc truyện. - Gọi HS nêu nội dung của truyện mình vừa đọc, kể tên các nhận vật trong truyện, nói về nhân vật mình thích. HĐ2. Viết đoạn văn (17’) - Yêu cầu HS viết một đoạn văn tả ngoại hình hoặc tính cách của một nhân vật trong truyện. - Gọi một số HS đọc bài. - Nhận xét, hướng dẫn HS sửa lỗi. - Khen ngợi HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài. - HS lắng nghe. - HS đọc truyện. - Một số HS nêu. - HS viết ra nháp, 2 HS viết vào bảng phụ. - Một số HS đọc bài. - HS khác nhận xét, chia sẻ. Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU - HS biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm đồng nghĩa đã cho. Đặt được câu theo yêu cầu của bài tập. - Rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu đúng ngữ pháp và giàu hình ảnh. - Giáo dục HS lòng say mê học bộ môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS tìm 5 từ thuộc chủ đề Hạnh phúc và đặt câu? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Dạy bài mới (28’) Bài 1: Kiểm tra vốn từ. Làm việc cá nhân (10’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS chữa bài - Nhận xét. Bài 2 và 3: Viết đoạn văn. Cá nhân (18’) - Gọi HS đọc bài văn ở bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn văn - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn tập. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét - HS đọc yêu cầu và làm bài - HS làm bài - HS chữa bài. - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi. - HS nêu yêu cầu bài 3. - HS dựa vào gợi ý ở bài 2 làm bài tập 3. Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - HS biết tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó, vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - HS biết hợp tác, lắng nghe, chia sẻ, biết tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn; chăm học, tự giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS lên bảng tính 25% của 320 - Nhận xét, chốt lại. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. (12’) - Ví dụ: Số học sinh nam của một trường là 448 em và chiếm 56% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh? - GV nhận xét, chốt lại cách tính. - H: Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó ta làm thế nào? - Đưa ra bài toán (SGK) - Hướng dẫn HS làm bài. - Nhận xét. - Yêu cầu HS tính ra bảng con, tìm một số biết 25% của số đó là 320. - Chốt lại. HĐ2. Thực hành, luyện tập (20’) Bài 1. Số học sinh được khen thưởng của trường Tiểu học Lê Lợi là 390 em, chiếm 75% số học sinh toàn trường. Hỏi trương Tiểu học Lê Lợi có tất cả bao nhiêu học sinh? - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS làm ra nháp theo nhóm đôi. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. (Nếu còn thời gian) - Gọi HS đọc bài toán, tìm hiểu bài. - Cho HS tính nhẩm rồi nêu kết quả. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng tính, dưới lớp tính ra nháp. - HS đọc và phân tích ví dụ. - HS nêu cách tính. - HS viết câu trả lời và phép tính ra nháp, 1 HS lên bảng viết. - HS trả lời. - HS đọc và phân tích bài toán. - Giải bài toán ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS tính ra bảng con. - Báo cáo kết quả. - HS đọc đầu bài. - Giải bài toán vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Trình bày bài, nhận xét, chia sẻ, nhận xét. - HS đọc bài tập. - Làm bài ra nháp theo nhóm đôi. 1 HS làm ra bảng phụ. - HS đọc bài toán, tìm hiểu bài. - HS tính nhẩm và nêu kết quả. - Chia sẻ, nhận xét. - Một số HS nêu cách tìm. Sinh hoạt lớp: Buổi chiều: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết làm 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: tính tỉ số phần trăm của hai số, tính giá trị một số phần trăm của một số, tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó; HS có kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn; chăm chỉ học bài, làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (4’) - Gọi HS lên bảng làm: Tìm một số khi biết 20% của nó là 52%. - Chữa bài. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1.(10’) a) Tính tỉ số phần trăm của hai số 36 và 48. b) Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích là 2880m2, người ta đào một cái ao trên mảnh đất đó, diện tích là 360m2. Hỏi diện tích của ao chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích của mảnh vườn đó? - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. (8’) b) Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS giải bài toán ra nháp. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. a) Tìm một số biết 35% của nó là 84. b) Một cửa hàng đã bán được 500kg gạo và số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng đó có bao nhiêu tấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 16.doc