Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

 - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2).

 - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS lên bảng làm bài 1, 3.

- GV nhận xét chữa bài.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn làm bài tập.

 Bài1: HS đọc SGK, GV giúp HS hiểu đề bài:

- GV nhắc HS chú ý mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê.

- HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả.

- Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam.

+ Các thành phố tương đương với 1 tỉnh HN, Hải Phòng , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần. b) Biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - HS đọc biểu thức. GV viết bảng "49:7x5" cho HS nêu cách làm như VD a - HS nêu lại cách làm và đọc quy tắc nhiều lần. - GV lưu ý cách trình bày như hướng dẫn. 3. Thực hành Bài 1: GV giúp HS làm mẫu 1 biểu thức. 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 - GV nêu cho HS cách làm. Sau đó tự làm tiếp các phép tính còn lại. - GV và HS nhận xét chữa bài. 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 Bài 2: GV cho HS cùng tham gia tính giá trị của biểu thức đầu 15 x 3 x 2 theo thứ tự sau. + GV cho HS nêu thứ tự các phép tính cần làm. + HS tính cụ thể và trình bày như bài học. Rồi đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90 81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 Bài 3: HS đọc đề bài và làm bài vào vở. - Muốn điền được các dấu "". "=" cho đúng ta phải so sánh giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3 với số 32. - HS làm bài, lớp nhận xét bổ sung: 55 : 5 x 3 > 32 47 = 84 – 34 – 3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 4. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài và nhận xétgiờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật Vẽ tranh đề tài: con vật I. Mục tiêu - Luyện tập, thực hành vẽ tranh để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS. - Học sinh tập quan sát, tưởng tượng lại về đặc điểm, hình dáng một số con vật em yêu thích để vẽ vào tranh. - Biết tô màu theo đúng đặc điểm của con vật đó. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh, ảnh một vài con vật. HS : - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật mình yêu thích để làm mẫu vẽ. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh: * Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ tranh. + Quan sát hoặc hình dung con vật sẽ vẽ. + Vẽ khung hình cho cân đối, phù hợp. + Vẽ phác hình: mảng chính, mảng phụ. + Vẽ các bộ phận lớn trước. + Vẽ các bộ phận nhỏ sau. - Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy, nằm ... - Chọn màu vẽ cho phù hợp. - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết: + Tên các con vật? + Hình dáng bên ngoài và các bộ phận của con vật? + Sự khác nhau của các con vật? - Yêu cầu học sinh mở tranh con vật mà mình đã chuẩn bị để tả lại đặc điểm con vật đó cho cả lớp nghe. * Hoạt động 2: Thực hành vẽ. - GV yêu cầu HS vẽ con vật mình thích vào giấy. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. + HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ hoặc theo tranh đã chọn. + Có thể vẽ 1-2 con vật mà mình thích. + Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động. - Vẽ màu có đậm, có nhạt. - GV yêu cầu HS hoàn thiện tranh đã vẽ. * Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ. - Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày tranh trước lớp học. - Cả lớp nhận xét, bình chọn hoặc xếp loại tranh vẽ đẹp. * Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét: - GV hỏi: Con thấy tranh các bạn vẽ đã đúng đặc điểm của con vật đó chưa? + Màu màu sắc trong tranh như thế nào? + Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào? - GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất. - Khen ngợi HS đã biết vẽ con vật đúng mẫu. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.  Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc Về quê ngoại I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: Đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi. Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Đôi bạn". - Hãy tìm câu nói lên ý nghĩa của truyện? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a) GV đọc bài. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu (2 dòng thơ) - HS nối tiếp nhau đọc 8 câu thơ. GV sửa lỗi phát âm của HS. - Đọc từng khổ thơ. + HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm. - GV giúp HS nắm được các từ ngữ trong bài: hương trời, chân đất; giải nghĩa thêm từ: quê ngoại (quê của mẹ). - Đọc từng đoạn trong nhóm và cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Khổ thơ 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho biết điều đó? (Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê câu thơ: ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.) Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? (ở nông thôn) Bạn nhỏ thấy quê có gì lạ? (Đầm sen ..... trăng gió bất ngờ) GV: Ban đêm ở thành phố có nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn. * Khổ thơ2: HS đọc to. - Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? (Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp người làm ra hạt gạo) - Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? ( Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người) 4. Học thuộc lòng bài thơ GV đọc lại bài thơ. Hướng dẫn HTL từng khổ, cả bài. Một số HS đọc cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò HS nêu nội dung bài.GV nhận xét tiết học.Về nhà tiếp tục luyện đọc. Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu - HS biết áp dụng tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài 2. HS nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ có cộng, trừ. - KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau: 462 - 40 + 7 81 : 9 x 6 - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học. 2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. GV giúp HS ghi nhớ quy tắc này. * HS đọc ví dụ 1. GV viết biểu thức : 60 + 35 : 5 HS nêu biểu thức có những phép tính nào? (có phép cộng và phép chia) GV nêu: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau". GV yêu cầu HS đọc lại biểu thức, rồi nêu cách tính và thực hiện trên bảng lớp và bảng con. Yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 HS nêu cách làm. * Ví dụ 2: 86 - 10 x 4 = 86 - 40 HS làm tương tự như ví dụ 1. = 46 - HS đọc thuộc quy tắc ở SGK. 3. Thực hành. Bài 1: Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức đầu: 253 + 10 x 4 HS nêu thứ tự làm các phép tính (nhân trước, cộng sau) GV cho HS làm các phần còn lại, sau đó lên bảng trình bày. Nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2: Hướng dẫn HS làm biểu thức đầu, theo thứ tự sau: Trước hết phải xác định phép cần làm trước. Nhẩm miệng (nháp) để tìm kết quả. Thực hiện tiếp các phép tính còn lại. So sánh với giá trị biểu thức và điền Đúng, sai vào ô trống. a) Đ, Đ, Đ, S. b) S, S, S, Đ Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán theo hai bước. Số trang sách Minh đọc được là: 132 : 4 = 33 (trang) Số trang sách Minh còn phải đọc là: 132 - 33 = 99 (trang) Bài 4 : HS đọc đề bài. Suy nghĩ và tự xếp trên đồ dùng. - GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội Làng quê và đô thị I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. - HS khá, giỏi: Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra các đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. - Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. II. Đồ dùng dạy học Các hình trong SGK III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu tên 1 số hoạt động công nghiệp mà em biết? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Tìm hiểu bài. Khởi động: Cả lớp đọc bài thơ Quê hương. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Bước 1: Làm việc theo nhóm: + GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau: Làng quê Đô thị -Phong cảnh, nhà cửa: -Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân: -Đường sá, hoạt động giao thông: -Cây cối: ... Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV hoặc các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. * Kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ...; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,...; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, nhà máy, cửa hàng, ....; nhà ở tập chung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Chia nhóm, mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. + Hãy nêu sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở thành thị và người dân ở nông thôn? + Nhân dân nơi em đang sống chủ yếu làm nghề gì? - Một số nhóm lên trình bày theo bảng dưới đây: Nghề nghiệp ở làng quê Nghề nghiệp ở đô thị - Trồng trọt -........................................................ -........................................................ - Buôn bán - ......................................................... - ......................................................... - Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống. - GV giới thiệu thêm về sinh hoạt của đô thị đẻ các em biết thêm về hoạt động của nhân dân mà các em chưa có cơ hội đến thăm. * Kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ...ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,... * Hoạt động 3: Vẽ tranh: Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh về thành phố, thị xã quê em, sau đó trình bày về bức tranh của mình. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại phần bài học. GV hệ thống lại bài . Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về thành thị, nông thôn. dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài 1, 3. - GV nhận xét chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: HS đọc SGK, GV giúp HS hiểu đề bài: - GV nhắc HS chú ý mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam. + Các thành phố tương đương với 1 tỉnh HN, Hải Phòng , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng. + Các thành phố tương đương với 1 quận huyện: Điện Biên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Đà lạt, .... - Hãy kể tên 1 vùng quê mà em biết (tên làng, xã, huyện, ....). Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và làm bài. - Mời HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng tên một số sự vật, công việc tiêu biểu. a) ở thành phố: + Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, trung tâm văn hoá. + Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy móc, ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,... b) ở nông thôn: + Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, + Công việc: cấy lúa, gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc sâu bảo vệ lúa, chăn trâu, ... Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề, GV kiểm tra việc nắm yêu cầu đề bài của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả cùng nhận xét chữa bài. - 3 HS đọc lại đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy. Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa M I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa M (1dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây ... hòn núi cao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học Mẫu chữ viết hoa và từ ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em lên bảng lớp viết chữ: Lê Lợi, Lựa lời. Nhận xét củng cố kĩ năng viết chữ hoa. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con. a) Luyện viết chữ hoa. HS tìm các chữ hoa có trong bài : M, T, B. GV viết mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết. HS tập viết chữ M và các chữ T, B vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém. b) Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi. - GV giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là 1 nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chiống thực dân Pháp. Bị địch bắt tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị. GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. (chú ý viết liền mạch) HS viết bảng con, bảng lớp 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS. c) Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng: GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. HS nêu cách viết hoa chữ: Một, Ba. Sau đó luyện viết các chữ đó. Hướng dẫn viết những chữ viết hoa trong câu tục ngữ. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết. GV hướng dẫn HS tập viết cỡ chữ nhỏ. GV giúp đỡ những HS yếu kém. + Viết 1 dòng các chữ M. Viết 2 dòng: tên riêng. Viết câu tục ngữ: 2 lần 4. Chấm chữa bài. - GV chấm 7 bài nhận xét. 5. Củng cố, nhận xét. GV và HS hệ thống lại cách viết một số chữ cơ bản đã học. HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài. HTL câu tục ngữ. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) Giải bài toán liên quan đến Tìm một phần mấy của một số (tiếp) I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, nâng cao, mở rộng dạng toán “Tìm một phần mấy của một số” nhằm phát triển, bồi dưỡng khả năng toán học cho HS. - Bước đầu HS giải được một số bài toán nâng cao bằng nhiều phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Gới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: Có hai ngăn sách. Cô thư viiện cho lớp 3A mượn số sách ở ngăn thứ nhất, cho lớp 3B mượn số sách ở ngăn thứ hai. Như vậy mỗi lớp nhận được 30 cuốn. Hỏi số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là bao nhiêu cuốn? - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Hướng dẫn học sinh làm: + Tìm số sách ngăn thứ nhất: 30 x3 = 90 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 90 – 30 = 60 (cuốn) + Tìm số sách ngăn thứ hai: 30 x5 = 150 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ 2 là: 150 – 30 = 120 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 120 – 60 = 60 (cuốn) - HS làm vào vở rồi chữa chung. Bài 2: Trong vườn cây có 35 cây gồm vải, nhãn và hồng xiêm. Số cây hồng xiêm bằng số cây của vườn. Số cây nhãn bằng số cây vải. Hỏi mỗi loại có mấy cây? - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. - Hướng dẫn học sinh làm: - HS làm vào vở rồi chữa chung. Bài 3: Bạn Tâm được số kẹo nhỏ, bạn Tắng được gói kẹo to, như vậy hai bạn được số kẹo bằng nhau. Biết số kẹo ở gói to nhiều hơn số kẹo ở gói nhỏ là 20 cái. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái? - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? ( mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?) - GV yêu cầu học sinh tự làm. - GV chữa bài. Bài 4: Hồng hỏi Cúc: “Bây giờ là mấy giờ chiều?”. Cúc trả lời:” Thời gian từ lúc 12 giờ trưa đến bây giờ bằng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm (tức 12 giờ đêm hôm nay)”. Em hãy tính xem bây giờ là mấy giờ? - HS đọc đề bài, GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn học sinh làm. - HS làm vào vở rồi chữa chung. 3. Củng cố dặn dò: - GV chốt lại kiến thức đã học. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc Ôn bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết (Nhạc và lời: Mộng Lân) I. Mục tiêu - Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS thêm yêu trường lớp, yêu bạn bè. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn trước lớp. II. Đồ dùng dạy học: - Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách. - Một vài lá phiếu ghi một số câu hát dân ca. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Bài học. * Hoạt động 1: Ôn tập hát “Lớp chúng ta đoàn kết”. - GV treo bảng phụ ghi bài hát, để HS nào quên thì hát theo. “Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.” Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý hát đúng giai điệu, lời ca. + GV bắt nhịp cho HS hát đồng thanh 2 lượt. + Bắt nhịp hát theo dãy bàn và hát theo tổ. - Trong khi HS hát, GV theo dõi, sửa sai. GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp. GV nhận xét và sửa sai đối với những em chưa vỗ tay, hát đúng nhịp. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát: - GV cho HS thảo luận nhóm, tập biểu diễn trong nhóm. - GV chỉ định từng tổ, nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. - Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ. - GV gọi một số em biểu diễn trước lớp, cả lớp nhận xét. - GV khen, tuyên dương trước lớp. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Hát nhanh, hát đúng”. - GV phổ biến cách trơi, nêu luật chơi. - GV: Trong mỗi lá thăm này đã ghi sẵn 1-2 câu hát dân ca hoặc tên một bài hát ta đã học, đại diên các tổ lên bốc thăm về trao đổi 1 phút sau đó cử đại diện lên trình bày. - Đội nào hát sai hoặc không thuộc đội khác hát hộ và ghi điểm cho đội mình. - Hết thời gian, đội nào ghi được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc. - Chia lớp thành 4 đội lên bốc thăm và biểu diễn. - GV theo dõi làm trọng tài. - Tổng kết tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhân xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao) ôn từ ngữ về các dân tộc luyện đặt câu có hình ảnh so sánh I. Mục tiêu. - Củng cố các từ ngữ về dân tộc thiểu số ở nước ta. - Tiếp tục ôn luyện về câu có hình ảnh so sánh: đặt được các câu có hình ảnh so sánh. - Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (tơ-rưng, một mái nhà rông, núi rừng Tây Nguyên) Mỗi người con trai, con gái của ........................................... đều mang trong tim mình hình ảnh ...................................... thân thương cao vút. Và trong tâm hồn mỗi người cũng luôn được tắm mát một suối đàn .................................... trữ tình lưu luyến. HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: Trong những sự vật sau đây, những sự vật nào có thể đem so sánh với nhau? Em hãy viết các câu văn so sánh từng cặp sự vật tìm được. mặt trăng, tấm thảm vàng, cái ô (dù), cây nấm, cái quạt nan, cánh đồng lúa chín, lá bàng, chiếc đĩa bạc. HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến. HS làm bài các nhân. HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng. Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau: Buổi sáng, ............... phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng, ....................... chìm trong biển mây mù. Các bà, các chị tấp nập đi ................... Chốc chốc, một điệu hát H’ mông lại .................trong trẻo. ( Từ ngữ cần điền: làm nương, vút lên, sương muối, làng bản) - HS đọc yêu cầu của đề. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. Bài 4: Em hãy viết: a, Tên một số dân tộc ít người ở nước ta mà em biết. b, Những sản vật quý của núi rừng (Ví dụ: măng, quế, ...). c, Hoạt động của người dân miền núi (Ví dụ: gùi, địu, ...). - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép tính cộng, phép trừ; chỉ có phép tính nhân, phép chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc 3 quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Nội dung bài luyện tập. GV gợi ý cho HS nêu cách tiến hành tính giá trị của biểu thức là: + Xem trong biểu thức có các phép tính nào + Vận dụng quy tắc để xác định thứ tự thực hiện + Tính toán cụ thể và trình bày theo mẫu Bài 1: GV giúp HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất + HS nêu các phép tính có trong biểu thức (phép trừ và phép cộng) + HS nêu cách làm cụ thể + HS tính nhẩm hoặc tính nháp rồi nêu kết quả HS tự làm phần còn lại rồi chữa bài * Củng cố bài 1: Ta thực hiện các phép tính của bài 1 theo thứ tự từ trái sang phải. Bài 2: GV tiến hành tương tự như bài 1 a) 375 - 10 x 3 = 375 - 30 64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 345 = 38 b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31 5 x 11 - 20 = 55 - 20 = 337 = 35 * Củng cố bài 2: Trong biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia2, ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Bài 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài * Củng cố: các biểu thức của bài tập 3 ta thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau. Biểu thức 20 x 9 : 2 ta thực hiện từ trái sang phải Bài 4: HS nêu theo mẫu: Ví dụ: "số 90 là giá trị của biểu thức 70 + 60 : 3"; HS có thể nêu "biểu thức 70 + 60 : 3 có giá trị là 90" HS tự tính nhẩm hoặc làm ra nháp để tìm giá trị của các biểu thức. HS lên bảng nối biểu thức với giá trị đúng HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. * Củng cố bài 4: Trong biểu thức có chia và nhân ta cũng thực hiện từ trái sang phải như biểu thức có nhân và chia 3. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả về quê ngoại (Nhớ – viết) I. Mục tiêu Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Chuẩn bị: GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát. + HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai. b) GV hướng dẫn HS viết bài GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ. HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở c) Chấm bài, chữa bài GV chấm 6 HS và nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu. b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. Chuẩn bị cho bài tập làm văn Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn Nghe - kể: kéo cây lúa lên nói về thành thị và nông thôn I. Mục tiêu - Nghe và kể lại câu chuyện “Kéo cây lúa lên (BT1). - Bước đầu biết kể về nông thôn, thành thị theo gợi ý (BT2). II. Đồ dùng dạy học Tranh min hoạ SGK. Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS kể lại câu chuyện “Giấu cày”. - 1 HS đọc lại bài viết giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN16-2010.doc
Tài liệu liên quan