CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU
- HS dựa vào tranh minh họa trong SGK học sinh kể được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện, hiểu được nội dung chính của từng đoạn và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy yêu quý thiên nhiên, chăm chút từng ngọn cỏ, lá cây. Chúng thật quý và hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó. HS có kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
- HS có thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Tranh minh họa truyện (cỡ to)
- HS: Một số loại cây thuốc nam như: đinh lăng, ngải cứu, hương nhu, cam thảo,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5, kì I - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyện
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh kể
- HS lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh ứng với đoạn truyện.
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng phân công trao đổi với các bạn kể từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh thi đua kể từng đoạn
- Đại diện nhóm thi đua kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, chia sẻ
- Thảo luận nhóm
- Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng để chữa bệnh.
- HS phát biểu, kể tên các loại cây dùng để làm thuốc;
+ ăn cháo hành giải cảm
+ lá tía tô giải cảm
+ nghệ trị đau dạ dày
Chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ chúng.
- HS nêu lại nội dung câu cuyện.
Đạo đức
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- HS biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phấn màu, truyện "Thăm mộ"
- HS: Bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3')
- Em hãy nêu lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1')
b) Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ”. (10’)
- GV mời HS đọc truyện Thăm mộ.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ ?
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2. Làm bài tập 1 SGK (9’)
- GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do.
- GV chốt lại.
HĐ3. Tự liên hệ (9’)
- Hãy kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được ?
- GV nhận xét, khen ngợi, nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
3.Củng cố, dặn dò (2')
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu các nhóm về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- 2 HS đọc truyện .
- HS thảo luận.
- Đại diện một số em trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT1.
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
- 1-2 HS trình bày lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS trao dổi nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp .
- HS dọc ghi nhớ sgk.
- HS lắng nghe thực hiện.
-Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2018
Buổi chiều:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn, xác định được các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong một bài văn, biết cách dùng từ đặt câu có hình ảnh tốt trong khi viết bài.
- HS có ý thức yêu thiên nhiên và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh minh họa cảnh sông nước
- HS: Ghi chép khi quan sát cảnh sông nước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Yêu cầu trình bày dàn ý bài văn tả cảnh sông nước tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hướng dẫn HS quan sát cảnh sông nước và chọn lọc chi tiết tả cảnh sông nước.
Bài 1. (10’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
a) Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của bài đoạn văn trên.
b) Phần thân bài gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?
c) Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong bài văn?
- Nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS viết câu mở đoạn, hiểu liên hệ giữa các câu văn trong đoạn văn.
Bài 2. (8’)
- Hướng dẫn để HS chọn đúng câu mở đoạn( ý bao trùm cả đoạn)
- GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài 3. (9')
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS làm vở
- Gọi HS đọc bài làm
- Nhận xét đánh giá bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: Viết đoạn văn tả cảnh sông nước.
- 1 HS trình bày, lớp lắng nghe
- Nhận xét
- 1 HS đọc to toàn bài: Vịnh Hạ Long
- Cả lớp đọc thầm, trai đổi theo cặp
- Làm việc chung cả lớp, trình bày ý kiến
a) Mở bài: Câu mở đầu
+ Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo (mỗi đoạn tả một đặc điểm)
+ Kết luận: Câu văn cuối.
b) Phần thân bài gồm 3 đoạn, ý mỗi đoạn trong bài:
+ Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long.
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh.
+ Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người.
c) Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn...
-1 HS nêu yêu cầu, tự làm bài ra nháp.
-Trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét, chia sẻ
- 1 HS đọc bài.
- HS tự viết câu mở đoạn
- Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
- Nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
- HS lắng nghe.
Toán
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS biết đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản; đọc được các số thập phân trên tia số, điền đúng số thập phân vào chỗ chấm.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, nêu thắc mắc khi không hiểu bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Nháp, bút chì, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS hỏi: Chúng ta đã học những loại số gì? cho ví dụ
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hình thành kiến thức mới: số thập phân. (12’)
- GV giới thiệu ví dụ (đo 3 đoạn thẳng) giới thiệu bảng phụ phần a (10')
- Hỏi để HS tự nêu được độ dài của 3 đoạn.
- Yêu cầu viết dưới dạng phân số.
- Nhận xét: Các số này có gì đặc biệt?
- Giới thiệu cách viết khác và giới thiệu đó là số thập phân
- Giới thiệu phần b tương tự
(khẳng định các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng là số thập phân)
HĐ2. Luyện tập
Bài 1.(9')
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm miệng theo nhóm đôi.
- Gọi HS đọc các phân số thập phân và số thập phân trên tia số.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2. (10')
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HS nêu.
- Nhận xét.
- HS nêu tên các đơn vị đo độ dài bé hơn mét.
- Nêu độ dài của 3 đoạn (hoàn thiện bảng) như phần a SGK
(1dm; 1cm; 1mm)
- HS nêu: 1dm = m; 1cm =m...
là các phân số thập phân
- HS nhận biết đó là số thập phân và viết:
m = 0,001m
- Đọc cá nhân: (2-3 HS)
- Phần b HS đọc và viết lại các số đó
- c HS chỉ vào các số thập phân và nêu kết luận đó là số thập phân.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm miệng theo nhóm đôi.
- 3 - 4 HS trình bày bài trước lớp.
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con và bảng phụ,
- Nhận xét, nêu cách viết theo mẫu
a) 7dm = m = 0,7m
.
- HS nhắc lại cách tìm số thập phân dựa vào phân số thập phân.
Luyện Toán:
ÔN TẬP TOÁN
I. MỤC TIÊU
- HS Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, giải được bài toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo diện tích, HS có kĩ năng đổi đơn vị, thực hiện các phép tính và giải toán.
- HS chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
2. Dạy bài mới (30’)
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 6cm2 = .mm2
30km2 = hm2
8m2 = ..cm2
b) 200mm2 = cm2
4000dm2 = .m2
34 000hm2 = km2
c) 260cm2 = dm2 ..cm2
1086m2 =dam2.m2
Bài 2. Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
- GV chữa bài.
Bài 3. Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ?
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
a) 6cm2 = 600mm2
30km2 = 3 000hm2
8m2 = 80 000cm2
b) 200mm2 = 2cm2
4000dm2 = 40m2
34 000hm2 = 340km2
c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
1086m2 = 10dam2 86m2
- HS làm bài ra bảng con, 3 HS lên bảng điền dấu sau đó giải thích.
71dam2 25m2 = 7125m2
(7125m2)
801cm2 < 8dm2 10cm2
(810cm2)
12km2 60hm2 > 1206hm2
(1260hm2)
- HS đọc đầu bài, phân tích bài toán.
- HS trình bày bài giải vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ.
- HS trình bày bài làm, nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tập đọc
TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU
- HS đọc lưu loát diễn cảm toàn bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do, đọc diễn cảm bài thơ; thuộc lòng bài thơ, hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh cuả những người đãng chinh phục dòng sông và sự gắn bó hoà quện giữ con người với thiên nhiên.
- HS yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Gọi HS đọc bài cũ, trả lời câu hỏi về bài đọc
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Cá hoạt động
HĐ1. Luyện đọc (12’)
- Gọi HS đọc, sửa lỗi phát âm, giọng đọc của HS.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
HĐ2. Tìm hiểu bài (9’)
- GV yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
+ Những chi tiết gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sôi động?
2. Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Liên hệ giáo dục về cảnh thiên nhiên...
3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
- Gọi HS nêu nội dung bài thơ
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm (7’)
- GV mời HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn cuối bài thơ.
- Nhận xét đánh giá, phần thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV hỏi: Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về rèn đọc diễn cảm bài thơ và đọc thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài: Những người bạn tốt..
- Trả lời câu hỏi về bài đọc.
- 1 HS đọc bài
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
+ Luyện từ: ba-la-lai-ca, xe ben...
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
+ Giải nghĩa từ khó (SGK)
- HS luyện đọc cặp.
- 2 HS đọc cả bài trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi SGK và lần lượt trình bày ý kiến.
+ Cả công trường say ngủ, tháp khoan nằm ngẫm nghĩ,
+ Tiếng đàn cô gái Nga
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng
+ Cả công trường “ say ngủ” . “ngẫm nghĩ” . “ sóng vai nhau nằm nghỉ”.“ nằm bỡ ngỡ”. “ chia ánh sáng”
- HS rút ra nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên
- Nhận xét bổ sung.
- 3 HS đọc lại bài thơ.
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc.
- Nhận xét đánh giá giọng đọc của bạn.
- Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ,
- Trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
Chính tả (Nghe - viết)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài: Dòng kinh quê hương, nắm vững các quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. HS có kỹ năng trình bày bài.
- HS có tình yêu quê hương mình và biết giữ vệ sinh môi trường để sông hồ quê em được sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
- HS: Nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Yêu cầu: + HS viết bảng con: lưa thưa, mưa, tưởng...
+ Giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hướng dẫn nghe - viết (19’)
- GV đọc bài viết 1 lần.
- Nội dung đoạn văn nói về điều gì?
- Nhận xét, củng cố nội dung đoạn viết.
- Hướng dẫn HS viết một số từ khó.
- GV nhắc HS tư thế, cách viết.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc soát lỗi 1 lượt
- Chấm một số bài.
- GV nêu nhận xét chung.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập (10’)
Bài 2
GV mời HS đọc yêu cầu phần a
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, gợi ý: Vần này thích hợp với cả ba ô trống.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia/ iê
- 2 HS
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc nhẩm lại bài chính tả.
- HS nêu nội dung của đoạn văn.
- Viết nháp từ khó: mái xuồng, lảnh lót, giã bàng
- Nghe đọc - viết bài.
- Soát lại bài, chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, ghi vần tìm được ra nháp, 1-2 HS làm trên bảng phụ.
- Trình bày kết quả: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều/ Mải mê đuổi một con diều/ củ khoai nướng cả chiều thành tro.
- HS nhận xét, 1 vài HS đọc lại.
- 2 HS nêu.
Toán
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- HS biết đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp), biết cấu tạo số thập phân gồm có phần nguyên và phần thập phân, chỉ được phần nguyên và phần thập phân của số thập phân, đọc đúng số thập phân.
- HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Gọi HS yêu cầu nêu ví dụ về số thập phân
- Nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Giới thiệu khái niệm về số thập phân (10’)
- Hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng.
- Tương tự giới thiệu số 8,56; 0,195; 2,7 đó cũng là số thập phân.
- Giới thiệu và hỗ trợ để HS nhận biết và nêu được cấu tạo của số thập phân
- GV chốt lại cấu tạo của số thập phân
- GV yêu cầu HS tự nêu ra ví dụ minh họa và phân tích
HĐ2. Luyện tập, thực hành
Bài 1(9')
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm miệng theo dãy bàn.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2. Viết các hỗn số sau thành số thập phân. (6’)
8; 53; 71
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV chấm nhận xét chung.
Bài 3. Viết các số thập phân sau thành phân số thập phân. (5’)
0,3; 0,05; 0,008; 0,095
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nêu khái niệm số thập phân.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về tự lấy ví dụ phân số thập phân sau đó chuyển thành số thập phân.
- 1-2 HS.
- HS quan sát và nêu nhận xét:
2m 7dm = m viết thành 2,7m;
- Đọc là “hai phẩy bảy mét”
- HS nhận biết các số 8,56; 0,195; 2,7 đó cũng là số thập phân
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV để nêu cấu tạo của số thập phân
(Mỗi số thập phân gồm hai phần ... (SGK) 3- 4 HS nhắc lại
9, 84
phần nguyên phần thập phân
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm miệng theo thứ tự.
- Cả lớp chữa bài nhận xét.
9,4: Chín phẩy tư.
7,98 ; 25,477; 206,075;
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vở,1 HS làm bảng phụ.
- Nộp bài
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- 2 HS nêu.
Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết, biết đuwọc một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết; nêu được cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, thực hiện cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến; có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người, tuyên truyền cho mọi người về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, loa, tranh ảnh
- HS: Nháp, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )
- Nêu tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
Khởi động
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết (12’)
- Gọi HS nêu hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết.
- Cho HS nghe một đoạn video nói về bệnh sốt xuất huyết
- H: + Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có
nguy hiểm không ? Tại sao?
+ Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ2. Phòng bệnh sốt xuất huyết (12’)
- Gọi HS nêu biểu hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
- Gọi HS nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Cho HS quan sát tranh
+ Chỉ và nói nội dung từng hình.
+ Giải thích những việc làm của từng hình đối với việc phòng tránh sốt xuất huyết.
- H: Gia đình bạn thường dùng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
- GV kết luận.
HĐ3. Trò chơi “Người may mắn” (4’)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Người may mắn”, HS nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò ( 3’ )
- Gọi HS nêu lại cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh.
- 2 HS trả lời
- Cả lớp nghe hát bài “Cá vàng bơi”
- Một vài HS nêu, HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS trả lời.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi của GV.
- HS trả lời.
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi của GV.
- HS nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Buổi chiều:
Lịch sử
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU
- Biết Đảng Cộng sản VN được thành lập ngày 3 - 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
- Hội nghị ngày 3 - 2 - 1930 do nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng VN.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Ảnh trong SGK, tư liệu lịch sử.
- HS: Sách, vở, phiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3')
- GV đưa ra câu hỏi.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: (15')Tìm hiểu sự thành lập Đảng
+ Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
+ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng?
- GV chốt và kết luận
Hoạt động 2: (15') Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ĐCSVN
+ Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN?
3. Củng cố, dặn dò (2')
+ Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở VN?
Nhận xét tiết học
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu ?
- Vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước ?
- Thảo luận nhóm 4
- HS tìm hiểu sự thành lập Đảng ghi ra bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- Thảo luận cả lớp
- CMVN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người ó hiểu biết sâu sắc về lí luận thực tiễn CM, có uy tín trong phong trào CM quốc tế
Tiết đọc thư viện:
Kĩ thuật
NẤU CƠM ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách nấu cơm, biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đìn, biết vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Gạo tẻ, phiếu học tập
- HS: Gạo tẻ, giá vo gạo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
“Chuẩn bị nấu ăn .”
+ Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
+ Khi tham gia giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
Các hoạt động
HĐ1.Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình (10’)
- Hãy kể tên các dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ?
- GV chốt ý: Có 2 cách nấu cơm :
+ Bằng soong hoặc nồi trên bếp ( bếp củi, bếp ga, bếp dầu ,..)
+ Bằng nồi cơm điện
- 2 HS nêu
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
Hoạt động nhóm, lớp
- HS nêu.
- GV nêu vấn đề :
+ Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo ?
+ Hai cách nấu cơm trên có những ưu, nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau nhau ?
HĐ2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (19’)
- GV giới thiệu phiếu học tập
- GV lưu ý HS cách nấu cơ bằng bếp đun:
+ Nên chọn nồi có đáy dày để cơm không bị cháy và ngon cơm .
+ Cho lượng nước vừa phải
+ Nước sôi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn .
+ Lúc đầu phải đun lửa to, đều . Khi nước
cạn phải giảm lửa thật nhỏ ( hoặc phải cời than cho đều )
- GV hướng dẫn các thao tác nấu cơm bằng bếp đun
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về thực hành nấu cơm, chuẩn bị bài sau
+ Cách 1: Phải giảm nhỏ lửa khi nước đã cạn để cơm chín đều, dẻo, không có mùi khê, mùi cháy
+ Cách 2: Không cần phải giảm nhỏ lửa, khi cạn nước , cơm chín đều, dẻo, không bị khô hoặc nhão .
+ Ưu : Cả 2 cách đều cho cơm chín, dẻo
+ Nhược :
Cách 1: Cơm dễ bị nhão, khét ,..
Cách 2: Phụ thuộc vào nguồn điện
Hoạt động nhóm
- HS đọc mục 1 và quan sát H3/ SGK và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Một số HS trình bày.
- HS lắng nghe .
- HS quan sát
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- HS dựa vào kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả. HS có kỹ năng viết đoạn văn, lập dàn ý.
- HS yêu quý cảnh sông nước và thể hiện cảm xúc của mình trong bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn mầu, bảng phụ.
- HS: Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Hỏi HS: Trong đoạn văn câu mở đoạn có tác dụng gì?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Luyện tập viết đoạn văn (29’)
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước
+ Lưu ý: Phần thân bài gồm nhiều đoạn; trong mỗi đoạn thường có một câu bao trùm; các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật
- GV nhận xét đánh giá
- Nhận xét đoạn viết trên bảng .
- Nhận xét bài HS đọc.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Dặn dò: HS viết chưa đạt sửa lại, hoàn chỉnh đoạn văn.
- Yêu cầu quan sát và ghi lại những điều đã quan sát được về 1 cảnh đẹp của địa phương chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
- HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn.
- 2 HS đọc đoạn văn của mình ở tiết trước (Bài 3).
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
- Một vài HS nói phần em chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
- HS viết đoạn văn vảo vở, 1 vài em viết vào bảng phụ.
- Một số HS tiếp nối trình bày đoạn văn của mình.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ “chạy”; hiểu nghĩa gốc của từ “ăn” và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển; đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ; có ý thức dùng từ đúng nghĩa và hay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: Nháp, bút chì
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3')
Hãy đặt 1 câu có sử dụng từ nhiều nghĩa
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (1')
b) Luyện tập
Bài 1 (12’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2 (4’)
- Yêu cầu HS đọc đầu bài và làm miệng bài tập
Bài 3 (6’)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi nội dung của bài tập.
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4 (9’)
- Gọi HS đọc đề , XĐ y/c của đề
- Cho HS trao đổi trong nhóm 4 (3’)
- Gọi HS trình bày bài
(có nhiều đáp án,GV khen những bài tốt
Lưu ý HS nhầm sang từ cùng âm ,khác nghĩa.)
3. Củng cố, dặn dò (2')
- Gọi HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc đầu bài, xác định yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi nối các ý cho phù hợp.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trình bày vào vở
- HS đọc đầu bài, suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng.
Phần c
- HS thảo luận nhóm đôi nghĩa của từ “ăn” trong các câu, xã định câu có từ “ăn” mang nghĩa gốc, sau đó phát biểu.
- Nhóm khác chia sẻ
- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- HS trao đổi nhóm 4 sau đó làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia xẻ, sửa chữa.
- HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa.
- HS lắng nghe.
Toán
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết tên các hàng của số thập phân( dạng đơn giản thường gặp) và quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau, nắm được cách đọc, viết số thập phân.
- HS biết lắng nghe, tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 7.doc