Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết và sữa được lỗi trong bài văn; viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Trường TH Dang Kang I - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
+Hình 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hay ống dẫn dầu bị rò rỉ ?
+ Hình 4 : Tại sao một số cây bị trụi lá ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí ?
+ Hãy nêu mối liên quan giữa ô nhiễm không khí, đất, nước ?
Hoạt động 2: Tác hại của ô nhiễm không khí và nước.
- YCHS trao đổi, thảo luận nhóm 4 .
+ Liên hệ những việc làm của người dân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước .
+ Nêu tác hại của việc gây ô nhiễm đối với môi trường không khí, nước
* GDBVMT: Không xả rác bừa, các chất thải cần được xử lí. Cần bảo vệ nguồn nước, không khí.
- YCHS đọc lại mục Bạn cần biết.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi thảo luận theo cặp.
- Các nhóm tiếp nối nhau trả lời:
+ Hình1: cho thấy nước thải của nhà máy đổ
thẳng ra sông.
+ Hình 2: cho thấy nguyên nhân bạn trai bịt lỗ tai vì tiếng ồn của máy bay, xe lửa,..
+ Môi trường biển bị ô nhiễm, động -thực vật bị chết.
+ Khí thải của nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm không khí,nước.
+ Nước thải từ TP, nhà máy thải ra sông.../Nước thải sinh hoạt của con người xuống sông, hồ, ao,./ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông,biển thải ra khí độc, dầu, nhớt,/Nước ở đồng ruộng bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học/Rác thải không được chôn lấp đúng cách
+ Do khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông, tiếng ồn, cháy rừng,.
+ Trong không khí chứa nhiều chất khí thải độc hại của nhà máy, khu CN.Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống gây ô nhiễm môi trường đất, nước khiến cho cây cối bị trụi lá và chết.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 4.
+ Việc sử dụng than tổ ong, vứt rác xuống ao; hồ, nước thải của bệnh viện; sinh hoạt; nhà máy..
+ Gây khói, nước bị ô nhiễm
- 2HS đọc lại mục Bạn cần biết.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Một số biện pháp BVMT .
**************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 05 năm 2018
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết giải bài toán có nội dung hình học (Bài 1,3a,b).
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nhắc lại cách tính S HV, HTG, HT?
- Nhận xét.
- 3HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các dạng toán có nội dung hình học.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề.
- Gợi ý :
.Để biết giá tiền 1 viên gạch em cần biết gì? (TB-K)
.Hãy nêu cách tìm số viên gạch ?
- YCHS tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
Chiều dài :______________
Chiều rộng:________
Cạnh : 4 dm
1 viên : 20000 đồng
. viên? :đồng?
Bài 2: (Nếu còn thời gian)
Tóm tắt:
a + b = 36 m
Sht = Shv = C = 96 m
a – b = 10 m
h =.m?
a =.m?
b =..m?
Bài 3:
- YCHS đọc đề
- YCHS làm bài.
- GV: DT EDM = DT ABCD – (DT EBM + DT MCD)
- HS đọc đề.
.Số viên gạch cần dùng.
.DT nền nhà : DT viên gạch.
- Đại diện trình bày KQ:
Bài giải
Chiều rộmg của nền nhà:
8 x 3 : 4= 6 ( m)
Diện tích của nền nhà:
6 x 8 = 48 ( m2) = 48 00 (dm2)
Mỗi viên gạch có diện tích là:
4 x 4 = 16 ( dm2)
Số viên gạch dùng để lát nền nhà:
4800 : 16 = 300( viên)
Số tiền dùng để mua gạch là:
20 000 x 300 = 6 000 000( đồng)
Đáp số: 6 000 000 đồng
Bài giải
Cạnh mảnh đất hình vuông là:
96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất HV(chính là DT hình thang) là:
24 x 24 = 576 (m2)
Chiều cao mảnh đất hình thang là :
576 : 36 = 16 (m)
Tổng hai đáy hình thang là :
36 x 2 = 72 (m)
Độ dài đáy lớn hình thang là :
(72 + 10 ) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé hình thang là :
72 – 41 = 31 (m)
Đáp số : 16 m; 41 m; 31 m.
- HS đọc đề.
- Đại diện trình bày KQ:
Bài giải
a) Chu vi HCN ABCD là :
( 84 + 28) x 2 = 224 ( cm)
b) DT hình thang EBCD là :
( 84 + 28 ) x 28 : 2 = 1568 ( cm2)
c) Ta có :
BM = MC = AD : 2 = 28 : 2 = 14 ( cm )
DT hình tam giác vuông EBM là :
28 x 14 : 2 = 196 ( cm2 )
DT hình tam giác vuông MCD là:
84 x 14 : 2 = 588 ( cm2 )
DT hình tam giác EDM là :
1568 – 196 – 588 = 784 ( cm2 )
Đápsố :a) 224 cm b)1568cm2 c) 874 cm2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập.
***********************
Tiết 2: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa của tiếng Quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu ND 5 Điều Bác Hồ Dạy Thiếu Nhi VN và làm đúng BT3.
- Viết được 1 đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4.
* HTVLTTGĐĐHCM: GDHS tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các em.
II.CHUẨN BỊ:
- Từ điển TV, sổ tay TV.
- Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra :
- YCHS đọc đoạn văn nói về cuộc họp tổ.
- Nhận xét.
- 2HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết LTVC hôm nay chúng ta MTVT : Quyền và bổn phận.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi, nối tiếp nhau sửa bài.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2:
- YCHS đọc đề bài .
- YCHS suy nghĩ nối tiếp nhau trả lời .
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài .
- YCHS suy nghĩ cá nhân, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh nối tiếp sửa bài .
- YCHS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- GV: Bác Hồ đã giáo dục các em tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt.
Bài 4 :
- YCHS đọc đề bài
- YCHS thảo luận nhóm 4, sửa bài theo kiểu tiếp sức.
- Lắng nghe.
- HS đọc yc của bài.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày
- KQ :
a) Quyền lợi, nhân quyền.
b) Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền .
- HS đọc đề bài,
- HS nối tiếp nhau sửa bài.
- KQ : Từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự .
- HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau sửa bài.
- KQ :
a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi .
b) Điều 21 của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- 3HS đọc.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.HS sửa bài theo kiểu tiếp sức.
.VD: Út Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức trách nhiệm của một công dân. Không những Vịnh tôn trọng quy địng về an toàn giao thông mà còn thuyết phục được bạn Sơn không chơi dại thả diều trên đường tàu. Vịnh đã nhanh trí, dũng cảm cứu sống một em nhỏ.Hành động của Vịnh thât đáng khâm phục.Chúng ta cần học tập theo Vịnh .
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu “
************************
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể về một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
I.MỤC TIÊU:
- Kể được 1 câu chuyện về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện 1 lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ:
- Câu chuyện về việc làm tốt của bạn em.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS kể chuyện kể chuyện đã nghe đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nhận xét.
- 2HS kể.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể và được nghe nhiều bạn kể về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
- Các em đã chuẩn bị để học tốt giờ KC hôm nay như thế nào?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm yc của đề bài.
- YCHS đọc đề .
- GV nhắc lại YC: câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến.
Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện:
- YC 2HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK/92 .
- GV lưu ý HS:Kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc - Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
- Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ - Việc làm của em và mọi người xung quanh - Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận:Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
- Khi kể các em phải xưng hô như thế nào?
- Các em nhớ kể chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện.
- YCHS ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Theo dõi, hướng dẫn, góp ý
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
.Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- Ghi lần lượt lên bảng tên HS, tên câu chuyện.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nghe.
- HS lần lượt đọc đề bài.
- Gạch dưới những từ quan trọng: chăm sóc, bảo vệ, công tác xã hội.
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình định kể .
VD: Em muốn kể câu chuyện về bà ngoại em, về sự bà ngoại dành cho em .
+ Trong xóm em có mấy bạn nhỏ là nạn nhân chất độc màu da cam. Em muốn kể câu chuyện học sinh tổ 3 chúng em vừa qua đã làm gì để giúp đỡ những bạn nhỏ.
- HS lập nhanh dàn ý cho bài kể
- Xưng tôi, em
- Ghi nhớ.
- Kể chuyện trong nhóm đôi.
- Một vài hs nối tiếp nhau thi KC trước lớp.
- Đại diện nhóm tham gia thi kể.
. Nội dung kể có phù hợp với đề bài ?
. Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không?
. Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “ ôn tập”
***********************
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU:
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ thế giới.
- Hệ thống 1 số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên) , dân cư, hoạt động kinh tế (1 số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ thế giới và quả địa cầu.
- Bảng phụ để HS thảo luận nhóm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Làm việc với bản đồ
- YCHS chỉ các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ thế giới.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
- YCHS thảo luận nhóm 4: Nêu vị trí, thiên nhiên, dân cư, hoạt động KT của Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- Nghe.
- 2HS chỉ trên bản đồ .
- HS làm việc theo nhóm4 để hồn bảng theo YC.
- Đại diện các nhóm trình bày.
C.Củng cố-dặn dò:
- Bài sau: Kiểm tra HK II.
- Nhận xét tiết học.
KQ:
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
Vị trí
- Trải dài từ Bắc xuống Nam là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây.
- Nằm ở Bán cầu Nam.
- Nằm ở vùng địa cực
Thiên nhiên
- Đa dạng và phong phú, Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
- Ôt-xtrây-li-a có khí hậu nóng, khô, nhiều hoang mạc, xa-van, nhiều ĐV và TV lạ. Các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ.
- Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt.
Dân cư
- Dân cư hầu hết là người nhập cư từ Âu, Á, Phi, người lai. Người Anh-điêng là người bản địa.
- Người dân Ốt-xtrây-li-a và đảo Niu Di-lân là người gốc Anh, da trắng. Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn.
- Không có dân sinh sống thường xuyên.
Hoạt động kinh tế
Bắc Mĩ có nền KT phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợn, bò, sữa
SP CN: máy móc, hàng điện tử, máy bay
Nam Mĩ nền KT đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Ôt-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nổi tiếng thế giới: xuất khẩu lông cừu, len thịt, bò sữa.
********************************
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2018
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu. ( Bài 1, 2a,3)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu công thức tính CV, DT một số hình đã học.
- Nhận xét.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta cùng ôn tập về biểu đồ .
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS trả lời miệng.
Bài 2:
- YCHS làm cá nhân.
Bài 3:
- YCHS thảo luận theo cặp.
- HS thích đá bóng khoảng bao nhiêu? (TB-Y)
- Khoanh vào câu nào? (TB-K)
- Nghe.
- HS trả lời miệng.
a/ 5 HS trồng cây
b/ bạn Hoa
c/ bạn Mai
d/ Liên Mai
e/ Hoa, Lan
- HS làm cá nhân vào SGK.
- HS thảo luận theo cặp, trình bày KQ.
- 25 em.
- Khoanh vào C.
C.Củng cố-dặn dò:
- Bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
*************************
Tiết 2: Tập đọc
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I.MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài thơ,nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh.
- Hiểu ý nghĩa:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Rê-mi đọc chữ trong hồn cảnh như thế nào ?
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học ?
- Nhận xét.
- Hai thầy trò hát rong kiếm sống
- Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách, “ Ca-pi biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, Rê-mi không dám dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ em của nhà thơ Đỗ Trung Lai sẽ giúp các em hiểu: Trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào? Trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- YCHS đọc.
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài .
.L1: Luyện phát âm : Pô-pốp, khuôn mặt, sung sướng
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài.
- YCHS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV đọc mẫu:
+ Giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng.
+ Lời Pô-pốp ngạc nhiên, sung sướng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Nhân vật tôi và nhân vật anh trong bài thơ là ai?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối đó như thế nào?
+ Nêu nội dung của bài?
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ của bài .
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
+ Nhân vật tôi là tác giả-nhà thơ Đỗ Trung Lai .Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp .
+ Anh hãy nhìn xem ! /Có.sao trời/Vừa xem. mỉm cười.
+ Có ở đâu đầu to như thế đứa trẻ-lớn hơn.
+ Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai:Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động đều vô nghĩa/vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
+ Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- YC 3HS nối tiếp nhau bài.
- GV đọc mẫu khổ 2,3.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
- YCHS HTL từng đoạn, cả bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc nhóm 2.
- 2-3 HS thi.
- HS HTL, thi HTL.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
*************************
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết và sữa được lỗi trong bài văn; viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Chấm bảng thống kê(BT 2, tiết trước)của 2-3 HS.
- GV nhận xét chung việc làm bài của HS.
- Các tổ trưởng KT báo cáo chung việc làm bài của các bạn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết TLV trước chúng ta kiểm tra viết, hôm nay là trả bài viết cho các em.
2.Nhận xét chung và hướng dẫn HS sửa chữa một số lỗi điển hình:
a) Nhận xét chung về kết quả làm bài:
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV
- Nhận xét:
+ Một vài bài làm còn ghi MB, TB, KB.
+ Tả chưa cụ thể, thiếu rất nhiều ý, bài làm quá ngắn không biết chuyển văn nói thành câu văn viết hoàn chỉnh.
+ Một số bài chưa thể hiện rõ 3 phần của bài văn. Khi tả chưa đi theo trình tự, thiếu phần nêu cảm nghĩ, không biết dùng hình ảnh so sánh trong khi tả.
+ Sai rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ không chính xác, chữ viết cẩu thả.
+ Bên cạnh đó có một số bài làm khá tốt:
- Trả bài cho từng HS.
b) Hướng dẫn hs sửa lỗi:
- Các em hãy đọc nhận xét, đọc những chỗ chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở
- YCHS đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra .
- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc.
c) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- Dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi của HS.
+ Chính tả:
- dú đường
- kêu lít rít
- hít hở
- cái li mũ
- cây phước tài
- nặng triễu
- họi sông
+ Từ :
- cái màng hình vô tuyến
+ Câu :
Qua bài này em có cảm nghĩ là em rất yêu cánh đồng quê em.
d) Hướng dẫn hs học tập những đoạn văn hay:
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay.
YCHS trao đổi nhóm đôi để tìm ra cái hay, cái cần học của đoạn văn, bài văn.
- YCHS chọn một đoạn viết lại cho hay hơn.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Sửa lỗi
- Đổi vở để kiểm tra
- Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS sửa bài nếu có sai phạm.
- giữa đường
- kêu ríu rít
- hít thở
- ly mủ
- phát tài
- nặng trĩu
- rọi xuống
- chiếc ti vi
+ Em rất yêu cánh đồng quê hương mình. Mong cánh đồng mãi xanh tươi như thế này.
- Lắng nghe.
- HS trao đổi cặp.
- HS viết lại đoạn văn.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập
************************
Tiết 4: Thư viện
**************************
Tiết 5: Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I.MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.
- Lắp được 1 mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay :Lắp được ít nhất 1 mô hình tự chọn.
II.CHUẨN BỊ: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu cách tháo rời các chi tiết.
- GV nhận xét chung.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết kĩ thuật hôm nay các em sẽ lắp mô hình tự chọn.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS thực hành lắp mô hình tự chọn.
* HD chọn các chi tiết:
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
* Lắp từng bộ phận:
+ YCHS quan sát hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
* Lưu ý: Trong khi lắp ghép cần sử dụng cờ-lê
và tua-vít để xiết chặt các bộ phận. Xong từng bộ phận phải kiểm tra xem có cử động được không, các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa các bộ phận.
- HS thực hành lắp.
Hoạt động 2: HD HS đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- YCHS nhắc lại tiêu chí đánh giá.
- YCHS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- YCHS tháo các chi tiết và xếp vào hộp đúng vị trí.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn mẫu để lắp.
- HS thực hành lắp.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nêu.
- HS nêu ý kiến.
- HS thực hiện.
C.Củng cố-dặn dò:
- Để tháo rời các bộ phận ta tháo theo trình tự như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau:
- Phải tháo rời từ bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
********************************
Thứ năm , ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép công, phép trừ.biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính ( Bài 1 cột 1, bài 2 cột 1, bài 3)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian.
- Nhận xét.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập tổng hợp về các phép tính cộng, trừ, .Vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề.
- YCHS làm bảng con.
Bài 2:
- YCHS đọc đề
- YCHS làm cá nhân
Bài 3:
- YCHS đọc đề .
- YCHS làm bài.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc đề.
- Gợi ý các bước giải:
.B1: Thời gian ô tô đi trước.
.B2: Quãng đường ô tô đã đi.
.B3: Hiệu vận tốc.
.B4: Khoảng cách thời gian 2 xe đuổi kịp nhau.
.B5: Thời gian 2 xe gặp nhau.
- Nghe.
- HS đọc.
- HS làm bảng con
- KQ: a) 52778 b) c) 515,97
- HS đọc.
- HS làm cá nhân
a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5
x + 3,5 = 7 x- 7,2 = 6,4
x = 7 – 3,5 x = 6,4 + 7,2
x = 3,5 x = 13,6
- HS đọc.
- HS làm bài.-Đại diện trình bày KQ.
Bài giải
Đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
150 x = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
250 x = 100 (m)
Diện tích của mảnh đất hình thang là:
(150 + 250 ) x 100 : 2 = 2000 000 (m2)
= 2 ha
Đáp số : 2000 000 (m2)
2 ha
- HS đọc.
Bài giải
Thời gian ô tô du lịch đi trước ô tô chở hàng là :
8 – 6 = 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là :
45 x 2 = 90 (km)
Hiệu vận tốc của hai ô tô là :
60 – 45 = 15 (km/giờ)
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là :
90 : 15 = 6 (giờ)
Thời gian ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc :
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số :14 giờ tức 2 giờ chiều.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập.
*************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu gạch ngang)
I.MỤC TIÊU:
- Lập được bảng tổng kết của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng ( BT2).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YC 2HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh.
- Nhận xét.
- 2HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu gạch ngang, nắm vững các tác dụng của dấu gạch ngang, biết thực hành điền đúng dấu gạch ngang trong câu văn.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS nhắc tác dụng của dấu gạch ngang
(TB-K)
- YCHS thảo luận nhóm 4, hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang .
a) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Bài 2:
- YCHS đọc đề.
- YCHS thảo luận nhóm cặp tìm dấu gạch ngang trong mẫu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp.
- Nghe.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm 4, nối tiếp nhau sửa bài .
- HS thảo luận nhóm 2, nối tiếp nhau sửa bài .
.Tất nhiên rồi.
.Mặt.như vậy.
.Mặtnhỏ dần.
.Bên tráinúi cao.
.Đoạn c
.Chào bác - Em bé nói với tôi (chú thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”)
.Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em (chú thích lời hỏi đó là lời “tôi”)
.Các trường hợp còn lại là đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
C.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Ôn tập
***************************
Tiết 3: Khoa học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ môi trường .
* KNS: Tự nhận thức về vai trò của bản thân,mỗi người trong việc bảo vệ môi trường. * GDBVMT: Mỗi chúng ta đều có thể góp phần BVMT như không vứt rác bừa bãi, VS nhà ở, trường lớp,môi trường xung quanh
* SDNLTK&HQ: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* GDBĐKH: - Bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.
II.CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK.
- Bảng phụ để các nhóm thảo luận.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- Nhận xét.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Một số biện pháp bảovệ môi trường.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- YCHS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Luôn có ý thức giữ gìn VS và thường xuyên dọn VS là việc làm của ai? (TB-Y)
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc làm của ai?
+ Đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào hệ thống xử lí nước thải là việc làm của ai?
+ Làm ruộng bậc thang chống xoáy mòn đất là việc làm của ai?
+ Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc làm của ai?
+ Em có thể làm gì để góp phần BVMT?
* Kết luận: Như SGK.
Hoạt động 2: Tuyên truyền hoạt động BVMT
- GV tổ chức cho HS đọc các bài báo, tranh ảnh nói về các biện pháp BVMT.
* GDMT:Mỗi chúng ta đều có thể góp phần BVMT như không vứt rác bừa bãi, VS nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh
- YC vài HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nghe.
- HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- KQ:
1b ; 2a ; 3e ; 4c ; 5d
+ Việc của mọi cá nhân, mọi gia đình, cộng đồng.
+ Việc của mọi cá nhân, mọi gia đình, cộng đồng, quốc gia.
+ Việc của gia đình, cộng đồng, quốc gia.
+ Việc của gia đình, cộng đồng
+ Việc của mọi gia đình, cộng đồng.
+ Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp VSMT nhà ở, nhắc nhở mọi ngưòi cùng thực hiện.
-Từng HS đọc các bài báo, tranh ảnh nói về các biện pháp BVMT.
- Vài HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 133.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập Môi trường và TNTN.
***************************
Tiết 4: Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
EM GIỮ TRƯỜNG, LỚP SẠCH ĐẸP
I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu được ý nghĩa việc giữ vệ sinh trường, lớp.
- GDHS ý thức giữ vệ sinh chung và đề ra các biện pháp giữ vệ sinh trường, lớp.
II.CHUẨN BỊ:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu cách ứng xử với gia đình, hàng xóm, bạn bè.
- YCHS nhận xét.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ích lợi của việc giữ vệ sinh trường, lớp.
- YCHS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi;
+ Vì sao hằng ngày em phải quét dọn, vệ sinh trường, lớp?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trong m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 34.doc