LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
A. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình.Hiểu được nghĩa của từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình
- Biết sử dụng các từ ngữ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
B. Đồ dùng dạy – học:
-Một số tờ phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Trường TH Dang Kang I - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
I.Kiển tra bài cũ:
Cho 2 HS làm lại BT 3, 4 (tr. 43 )
II.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
- Mời đại diện các nhóm trình bày phương án đúng và giải thích tại sao.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung .
Bài 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV kết luận và tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
- GV lưu ý HS: Trước khi tìm được các từ đồng nghĩa các em phải giải nghĩa các từ đó.
Bài 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- Mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
III.Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học.
- GV yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết
Hoạt động của trò
- HS lên bảng làm bài.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2
- 1 số nhóm trình bày
Lời giải: ý b ( trạng thái không có chiến tranh)
Tại vì:
-Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động
Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
-Trạng thái hiền hoà, yên ả: yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4
- 1 số nhóm trình bày
Lời giải:
Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc bài .
- Lớp nhận xét
TIẾT 3:
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A. Mục đích yêu cầu.
1 - Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể một câu truyện ( mẩu truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
- Trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu truyện ( mẩu truyện ).
2 – Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy- học:
Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình
C. Các hoạt động dạy-học:
I.Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
II.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ cần lưu ý.
- GV nhắc HS:
+SGK có một số câu chuyện về đề tài này.
+Các em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK.
+Nếu không tìm được thì em mới kể những câu chuyện trong SGK.
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhắc: Với những truyện khá dài, các em không có khả năng kể gọn lại thì có thể kể 1-2 đoạn truyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
III.Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe.
- HS giới thiệu, VD như:
Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tài giỏi, đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước
-HS kể chuyện trong nhóm 2.
- HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn trong lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
Tiết 4
ĐỊA LÝ:
Bài 5(5): VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
Nêu được một số đặc điểm chính của và vai trò của vùng biển nước ta.
Chỉ được một số điểm du lịch, bãi biển đẹp của nước ta trên lược đồ.
- GDMT:Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển hợp lý. Lên àn những hành vi tranh chiếm vùng biển và lãnh hải của Việt Nam chúng ta như dàn khoan năm ngoái.
- GDATGT:Thực hiện đúng luật khi tham gia các phương tiện giao thông trên biển.
II.Đồ dùng : - Bản đồ địa lý tự nhiênViệt Nam;
- Tranh ảnh về những nơi du lịch,bãi tắm biển.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- HS1:Nêu đặc điểm chính của sông ngòi nước ta?
- HS2:Nêu vai trò của sông ngòi đốivới đời sông và hoạt động sản xuất của người dân ?
GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tìm hiểu về vùng biển của nước ta bằng hoạt động thảo luận cả lớp với bản đồ nước ta trong khu vực Đông Nam Á:Gọi HS chỉ trên bản đồ vùng biển nước ta.
- GVnhận xét,bổ sung.
Hoạt động3: Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta bằng hoạt động cá nhân với phiếu học tập.Gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp..GV.nhận xét ,bổ sung.
Kết luận: Nước ở vùng biển nước ta không bao giờ đống băng,Miền bắc và miền trung hay có bão.Chế độ thuỷ triều có sự khác nhau giữa các vùng.
Hoạt động4: Tìm hiểu vềvai trò của vùng biển bằng thảo luận nhóm với tranh ảnh sưu tầm.Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.Nhận xét
Kết Luận:Biển điều hoà khí hậu,là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng.Ven biển có nhiều nơi du lịch,nghỉ mát.
GDATGT: +Kể tên những phương tiện giao thông đường thuỷ?
+Thực hiện đúng luật khi tham gia các phương tiện giao thông trên biển
GDMT: Không xả rác bừa bãi ở các bờ biển. Cần biết khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển.
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài,
Dặn HS học thuộc KL trong sgk
Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời.Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS chỉ trên bản đồ chỉ vùng biển nước ta
-Kết luận:Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông.
- HS làm bài vào phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm,trình bày kết quả thảo luận.
+ HS kể tên các phương tiện giao thông đường thuỷ
- HS liên hệ phát biểu.
- Nhắc lại KL trong sgk.
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017
TIẾT 2: TOÁN.
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học.
- Rèn kĩ năng:
+ Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
+ Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán liên quan.
B. Đồ dùng dạy học:
Thước kẻ
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS
I. Tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới
*. Giới thiệu bài
Bài 1(24)
Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Phân tích đề bài
+ Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
+Muốn biết từ số giấy vụn đó có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở HS ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài 2:( 24) – Yêu cầu đọc bài.
-
- Giáo viên nhận xét, chữa
Bài 3 ( 24)- Đọc bài.
Giáo viên phân tích và hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét
IV. Củng cố-dặn dò:
- Hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
- Nêu bảng đo độ dài.
- Lắng nghe.
- HS đọc và tìm hiểu bài toán.
- HS trả lời
- Học sinh tự làm bài vào vở
- 1 Học sinh lên bảng chữa bài
Bài giải:
Đổi :1tấn 300kg = 1300kg
2 tấn 700kg = 2700kg.
Số giấy vụn cả 2 trường thu gom được là:
1300 + 2700 = 4000(kg).
Đổi: 4000kg = 4tấn.
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2(lần)
2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sản xuất được là:
50000 x 2 = 100000( cuốn vở)
Đáp số: 100000 cuốn vở
- Lớp nhận xét
- Học sinh tự đọc yêu cầu sau đó suy nghĩ tự làm bài vào nháp.1 học sinh làm bài trên bảng phụ sau đó lên bảng chữa.
Bài giải:
Đổi: 120 kg = 120000g.
Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
120000 : 60 = 2000( lần )
Đáp số: 2000 lần
- Học sinh đọc đề bài
- Học sinh làm bài vào vở
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
14 x 6 = 84( m2)
Diện tích hình vuông CEMN là:
7 x 7 = 49( m2)
Diện tích mảnh đất là:
84 + 49 = 133 (m2)
Đáp số: 133 m2.
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
Ê - MI – LI, CON...
(Trích)
A. Mục đích yêu cầu:
1- Đọc lưu loát toàn bài; Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê- mi - li, Mo-ri - xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn ), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ,các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3- Thuộc lòng khổ thơ 1 khổ thơ đối với học sinh trung bình,2 khổ thơ đối với học sinh khá giỏi
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
I Tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét.
III.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
*. Luyện đọc:
- Cho một HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
*.Tìm hiểu bài:
* HS đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi:
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
-Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
* Nêu ND, ý nghĩa bài thơ?
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến thành nội dung chính của bài.
- GV ghi bảng.
*.Đọc diễn cảm và HTL:
- Cho HS đọc lần lượt 4 khổ thơ và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm sau đó thì luyện đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
IV.Củng cố-dặn dò:
- Hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS học và chuẩn bị bài.
Hoạt động của HS
- HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Học sinh quan sát.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2- 3 lượt
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
- 1HS khá đọc.
- Lắng nghe.
- Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo.
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha
- Vì chú muốn động viên vợ, con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện
- Hành động của chú Mo-ri-xơn, là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục
- HS nêu.
- HS nối tiếp nhau đọc và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
-HS luyện đọc trong nhóm. Luyện đọc thuộc lòng
-HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- Nhắc lại nội dung bài.
TIẾT 3
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
A.Mục đích yêu cầu:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
B. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi điểm của từng HS.
-Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ.
C Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
I.Kiểm tra bài cũ:
-GV phiếu của từng HS mà các em đã chuẩn bị
II.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS lần lượt đọc thống kê kết quả học tập của mình trong tháng 9.
- GV khen những HS đọc tốt và thống kê chính xác.
Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bảng thống kê gồm mấy cột ?
Nội dung từng cột?
- Mời 2 HS lên bảng bảng điền bảng thống kê.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê.
Sau từng tổ trình bày, GV hỏi:
+Trong tổ, em nào có kết quả học tập tiến bộ nhất?
+Bạn nào có kết quả học tập yếu nhất?
+GV tuyên dương những HS có kết quả học tập tiến bộ và động viên khuyến khích những HS có kết quả yếu hơn để các em cố gắng.
- Sau khi các tổ trình bày, GV hỏi:
+Nhóm nào có kết quả học tập tôt nhất?
+GV tuyên dương những nhóm có kết quả học tập tốt.
III.Củng cố-dặn dò:
- Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Hoạt động của trò
- Đọc yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả học tập của mình.
- Đọc
- Bảng thống kê có 6 cột: STT, họ và tên, điểm 0-4, điểm 5-6, điểm 7-8, điểm 9-10.
- Điền.
- HS làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ HS nhìn vào bảng để tìm những HS có kết quả học tập tốt nhất, yếu nhất.
+ HS so sánh kết quả học tập của các nhóm để tìm nhóm có kết quả học tập tốt nhất.
Tiết 4: Thư viện:
Tiết 5: Kĩ thuật:
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I.- Mục tiêu:
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
- Giáo dục HS giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình
II.- Đồ dùng dạy học:
-GV :Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống .Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
-HS : SGK.
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ổn định : KT dụng cụ HS
II. Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS làm được ở tiết học trước.
III. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ở nhà các em thường giúp đỡ bố mẹ những công việc gì? Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thêm một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
2-Hướng dẫn:
* Xác định dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
-Cho HS quan sát hình 1. Thảo luận nhóm
+ Em hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đình?
-GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm.
-GV nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
-Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo qản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình-GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
- GV hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu
- Gợi ý: Ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết.
- GV sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK.
* Đánh giá kết quả học tập.
Câu hỏi trắc nghiệm:
- Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
A B
Bếp đun có tác dụng
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu dùng để
Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Cung cấp nhiệt để làmchín lương thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
Nấu chín và chế biến thực phẩm.
IV-Củng cố ,dặn dò:
- Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải làm gì?(TB)
- Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống ta cần chú ý những gì?(HSK)
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài” Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình
- Kiểm tra sản phẩm
HS kể ra một số việc làm
-HS quan sát hình 1
-Các nhóm thảo luận theo câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận phiếu học tập
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp
- Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh,an toàn.
Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
TIẾT 1: TOÁN
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
Hình thành biểu tượng ban đầu về đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dm2, hm2.
Biết mối quan hệ giữa dam2 và m2, giữa hm2 dam2 Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích( trường hợp đơn giản)
B. Đồ dùng dạy học:
-Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam2, 1hm2.
C. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ :
II. Bài mới:
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
- Chúng ta đã được học đơn vị đo diện tích nào?
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Ki-lô-mét vuông ?
- Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Em nào có thể nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông?
- GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam. Chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm thành các hình vuông nhỏ:
+ Diện tích mỗi hình vuông nhỏ bằng bao nhiêu?
+ Một hình vuông 1 dam2 gồm bao nhiêu hình vuông 1m2?
+ Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu m2?
b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích Hec – tô - mét vuông: (Thực hiện tương tự như phần a)
c.Thực hành:
Bài 1(26): - Đọc các số đo diện tích
- Cho HS nối tiếp nhau đọc.
- Củng cố lại cách đọc các đơn vị đo diện tích dam2 , hm2
Bài 2:(26): - Viết các số đo diện tích
- GV đọc cho HS viết nháp
- Củng cố cách viết các đơn vị đo diện tích dam2, hm2
Bài 3( 26): Đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn học sinh làm phần b
- Cho HS làm vào vở.
_Chữa bài nhận xét
Bài 4 ( 27) dành cho học sinh khá giỏi
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét, chữa
III. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống bài
- Nhận xét chung giờ học.
- VN ôn và chuẩn bị bài
- Nêu các đơn vị đo độ dài.
-HS trả lời.
- Có cạnh dài 1m.
- Có cạnh dài 1km.
- Có cạnh dài 1dam.
- Đề-ca-mét vuông kí hiệu: dam2
- Bằng một mét vuông.
- Gồm 100 hình vuông có cạnh 1m2.
- 1dam2 = 100 m2
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Tiếp nối nhau đọc các số đo diện tích đã cho
- Lớp cùng giáo viên nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh tự làm bài ra bảng con.
- 1 học sinh lên bàn chữa
Bài giải:
a) 271 dam2; b) 18954 dam2
c) 603 hm2 d) 34620 hm2
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh theo dõi
- Học sinh làm bài vào vở
Bài giải:
a) 2dam2 = 200m2
30 hm2 = 3000dam2
3dam2 15m2 = 315m2
12hm2 5dam2=1205dam2
200m2 = 2dam2
760m2 = 7 dam2 60m2
b) 1m2 = dam2 1dam2 = hm2
3m2 = dam2 8dam2 = hm2
27m2 = dam2 15dam2 = hm2
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh làm nhanh vào nháp, 1 em làm vào phiếu khổ to lên bảng chữa bài
TIẾT 2:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG ÂM
A.Mục đích yêu cầu
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và qua các câu đố..
B.Đồ dùng dạy học
- Phiếu học, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy và học
I. Hoạt động của thầy
I.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố
II.Bài mới:
*Giới thiệu bài.
+Phần nhận xét:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu bài 1,2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nêu kết quả bài làm
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
+Phần ghi nhớ:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, HS khác đọc thầm.
- Mời một số HS nhắc lại ND ghi nhớ (không nhìn sách).
+Luyện tập:
Hoạt động của trò
- 2 hs lên bảng
- 1- 2 học sinh đọc
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân
- HS nêu kết quả:
- Nhận xét.
+ Câu (cá): bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- HS đọc.
- HS đọc thuộc.
Bài tập 1: - Đọc bài.
- Yêu cầu HS làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc bài
- Cho HS làm vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc.
- Nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 4: - Đọc yêu cầu bài.
- Cho HS thi giải câu đố nhanh.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng
III. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài
- Nhận xét chung giờ học.
-Nhắc HS về nhà ôn và chuẩn bị bài
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài vào vở
- 1 học sinh lên bảng trình bày
Lời giải:
-Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng;
- Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ.
- Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
- Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn.
- Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất mạnh bóng...
- Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy). Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo trong số 2
- Đọc.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét ( Lưu ý cho học sinh khi đặt câu phải lưu ý sử dụng cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa)
- Đọc.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh trả lời miệng
*Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu)với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và câu đố
- Học sinh trả lời cá nhân
* Lời giải: a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
TIẾT 3: KHOA HỌC
THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I.Mục đích yêu cầu:
Nhận biết các hành vi nguy hiểm do các chất gây nghiện gây ra.
Biết các kĩ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
Có lối sống lành mạnh,có ý thức tuyên truyền phòng chống các chất gây nghiện.
* * GDKNS: Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin.
II.Đồ dùng:
- Dụng cụ cho trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
- Phiếu HT.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
+ Nêu tác hại của các chất gây nghiện mà em biết.
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1:
- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: - Thực hiện yêu cầu 1 bằng hình tổ chức trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” cho cả lớp:
+ GV phổ biến cách chơi.Tổ chức cho HS chơi
-GV nhận xét
Kết Luận:Qua trò chơi cho thấy có những hành vi có thể gây nguy hại cho bản thân và cho mọi nguời cũng như các chất gây nghiện.Chúng ta không nên tò mò,thử mà phải thận trọng,tránh xa nguy hiểm.
Hoạt động3: - Thực hiện yêu cầu 2 bằng hình thức đóng vai theo tình huống:
+ Chia lớp thành 6 nhóm: Yêu cầu 2 nhóm thảo luận chung một tình huống.
+ GV phát phiếu có nội dung các tình huống cho các nhóm thảo luận
+ Gọi đại diện các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống.
+ Nhận xét, tuyên dương các nhóm có cách xử lí đúng và hay.
Kết Luận: - Mục Bạn cần biết trang23 sgk
Hoạt động cuối:
- Hệ thống bài.
- Dăn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời.lớp nhận xét bổ sung.
- HS theodõi.
- HS chơi cả lớp.Thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.Nêu nhận xét.
- HS liên hệ bản thân.
- Quan sát và xử lý tình huống.
- Các nhóm thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm đóng vai
- Lớp nhận xét,bổ sung.
- HS nhắc lại mục Bạn cần biết trang 23 sgk.
- HS nhắc lại mục Bạn cần biết trong sgk.
TIẾT 4: Đạo đức :
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 )
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người có ý chí.
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội .
-Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội .
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
Thảo luận nhóm.
Làm việc cá nhân.
Trình bày 1 phút.
IV . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV: Thẻ màu dùng cho HĐ 3, tiết 1
- HS : Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I-Ổn định : Hát
II)Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS nêu
- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống không có trách nhiệm (TB)
- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống có trách nhiệm?(HSK)
- GV cùng cả lớp nhận xét
III-Bài mới:
a. Khám phá: - Để giúp các em biết trong cuộc sống ,con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy , thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
b. Kết nối :
Hoạt động 1:
c. Thực hành :
HS tìm hiểu thông tin về tầm gương vượt khó Trần Bảo Đông
* Mục tiêu : HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đông .
*Cách tiến hành : - Cho HS đọc thông tin về Trần Bảo Đông SGK.
- Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1,2,3 SGK.
- Cho HS trả lời.
- Cho cả lớp nhận xét ,bổ sung.
*GD kỹ năng sống : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt ,vừa giúp được gia đình .
Hoạt động2: - Xử lí tình huống .
* Mục tiêu :HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất , thể hiện ý chí vựot lên khó khăn trong các tình huống.
*Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống (SGV).
Nhóm 1.2.3:Tình huống 1.
Nhóm4.5.6: Tình huống 2.
- Cho đại diện nhóm lên trình bày .
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.
*Mục tiêu :HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học .
* Cách tiến hành :
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi .
- GV lần lượt nêu từng trường hợp , cho HS giơ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 5.doc