Giáo án các môn khối 5 - Tuần 12

Kĩ thuật:

CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN

I. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được sản phẩm yêu thích

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng kĩ thuật

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2014 Luyện Toán: LUYỆN TẬP PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học : - Hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức - Gọi HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên - GV nhận xét, chốt kiến thức Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính: a) 6,372 x 16 b)0,894 x 75 c) 7,21 x 93 d) 6,5 x 407 Bài tập 2 : Tìm y a) y : 42 = 16 + 17, 38 b) y : 17,03 = 60 Bài tập 3 : Tính nhanh a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17 ( 100 số hạng ) b) 0,25 x 611,7 x 40. Bài tập 4 : Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg. HĐ3 : Chấm và chữa bài - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. HĐ4 : Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - 3 HS nối tiếp nhau nhắc lại - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS đọc đề bài, thực hiện theo yêu cầu : + HS trung bình, yếu làm bài 1, 2 + HS khá làm bài 1, 2, 3 + HS giỏi làm toàn bộ bài tập a) 101,902 b) 67,05 c) 670,53 d) 2645,5 a) y : 42 = 16 + 17, 38 y : 42 = 33,38 y = 33,38 x 42 y = 1401,96 b) y : 17,03 = 60 y = 60 x 17,03 y = 1021,8 a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17 ( 100 số hạng ) = 3,17 x 100 = 327 b) 0,25 x 611,7 x 40 = (0,25 x 40) x 611,7 = 10 x 611,7. = 6117 Bài giải Số lít xăng đựng trong 24 chai là 0,75 x 24 = 18 (lít) 24 vỏ chai nặng số kg là : 0,25 x 24 = 6 (kg) 18 lít nặng số kg là : 800 x 18 = 14 400 (g) = 14,4 kg 24 chai đựng xăng nặng số kg là: 14,4 + 6 = 20,4 (kg) Đáp số : 20,4 kg. - HS làm bài tập, sau đó trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và thực hiện. - Lắng nghe Khoa học : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. Mục tiêu : - Nhận biết một số tính chất của đồng. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: + Em hãy nêu những dụng cụ trong gia đình làm từ sắt, gang, thép ® Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học, ghi đầu bài lên bảng HĐ2: Làm việc với vật thật. - GV chia nhóm, nêu nhiệm vụ học tập ® Giáo viên kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. HĐ2: Làm việc với SGK. Giáo viên phát phiếu học tập ® Giáo viên chốt: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. + Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK. + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn? - GV kết luận 4. Củng cố dặn dò: Nêu lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những HS tích cực 2 HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. HS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập. Đồng Hợp kim của đồng Tính chất - Học sinh trình bày bài làm của mình. Học sinh khác góp ý. Học sinh quan sát, trả lời. Súng, đúc tượng, nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng Nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại. HDTH : ĐẠO ĐỨC : TÌNH BẠN I. Mục tiêu: - HS biết được ý nghĩa của tình bạn - Làm được những việc làm thể hiện được tình cảm bạn bè II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Củng cố các kiến thức đã học - GV giảng bài, khen ngợi các em biết làm những việc làm để thể hiện một tình bạn đẹp HĐ2: Hướng dẫn thực hành - GV nêu nội dung: Tình cảm bạn bè + Nếu được nói những lời yêu thương với người bạn thân của mình, em sẽ nói điều gì với bạn HĐ3: Tổng kết - Nhắc nhở HS luôn biết thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè cùng lớp, cùng trường và xung quanh cuộc sống - HS nêu những biểu hiện của một tình bạn đẹp. - Nêu ý nghĩa của tình bạn đối với bản thân em - Em đã làm được những gì để thể hiện được tình cảm bạn bè với nhau - HS cùng nhau thi đua đọc thơ, kể chuyện, hát những bài hát về tình cảm bạn bè - HS làm việc nhóm 4, tự tìm nội dung cho nhóm của mình và sau đó trình bày trước lớp. - Các nhóm nhận xét cách trình bày của nhóm bạn - Lần lượt HS tự trả lời HĐGDNGLL: TƯƠNG TÁC HỘI TRƯỜNG (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 11 Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 LVBD Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức về quan hệ từ. - Biết vận dụng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ để đặt câu và viết đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Củng cố kiến thức đã học - GV nhận xét, chốt kiến thức HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập - GV nêu một số bài tập cho học sinh làm Bài 1: Tìm các quan hệ từ có trong các câu sau: a, Trời mưa nhưng mọi người vẫn ra đồng. b, Hoa gọi mãi mà Hương vẫn không nghe thấy. c, Tuy Hoa học không giỏi nhưng Hoa lại hát rất hay. d, Không những cô giáo khen Minh mà còn thưởng cho bạn ấy quà. Bài 2: Đặt 3 câu với các cặp quan hệ từ và cho biết nó biểu thị quan hệ gì trong câu Bài 3: Tìm một số quan hệ từ và viết đoạn văn tả khu vườn nhà em HĐ3: Chấm, chữa bài - GV chấm nhanh một số bài - GV nhận xét, chốt đáp án - 3 HS yếu nhắc lại khái niệm về quan hệ từ ; cho ví dụ về các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ - HS nhận xét, bổ sung - HS đọc kĩ đề và thực hiện vào vở + HS trung bình, yếu làm bài 1, 2 + HS khá, giỏi làm bài 1, 2, 3 Đáp án: Bài 1: a. Nhưng b. Mà c. Tuy ... nhưng d. Không những ... mà còn Bài 2: HS tự đặt câu Bài 3: HS viết đoạn văn - Lần lượt HS trình bày bài làm của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN I. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được sản phẩm yêu thích II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng kĩ thuật III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm và kết luận chung 2. Bài mới: HĐ1: Ôn tập những nội dung đã học ở chương 1 - Chia lớp 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi ghi ở phiếu học tập. - GV kết luận lại. HĐ2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành: - GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau: + Nói trong nhóm là mình làm sản phẩm gì, theo cá nhân hay theo nhóm. + Nếu chọn làm sản phẩm theo nhóm thì phân công chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. - GV ghi tên các sản phẩm lên bảng 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Cắt khâu thêu tự chọn (T2). - HS nêu lại những bài đã học từ tuần 1 đến tuần 11. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS nhắc lại những nội dung đã học trong chương 1. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS ngồi theo nhóm 4 và thảo luận trong thời gian 7 phút. - Đại diện từng nhóm lần lượt lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình chọn hặc sản phẩm của các thành viên chọn (nếu làm cá nhân) và dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị. - Các nhóm trình bày ý kiến. - Cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe. Hướng dẫn thực hành: LUYỆN KỂ CHUYỆN, LUYỆN ĐỌC I. Mục tiêu : - Rèn cho HS kĩ năng kể lại các câu chuyện đã nghe, đã đọc theo từng chủ đề và nắm vững được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mình kể - Luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc tuần 11, 12 II. Đồ dùng dạy học : - Chuẩn bị các câu chuyện để luyện kể III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Luyện kể chuyện Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên - GV theo dõi HS kể, giúp đỡ, hướng dẫn các em sử dụng lời kể tự nhiên, chính xác, kể theo nhân vật... - GV nhận xét, tuyên dương HĐ2 : Luyện đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS nêu tên các bài tập đọc tuần 11, 12 - GV nhận xét, tuyên dương HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Dặn dò về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc đề bài, lựa chọn những câu chuyện mình sẽ kể và nêu trước lớp cho cả lớp cùng nghe. - HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể chuyện trước lớp. Sau đó nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, có cách kể chuyện hay nhất. - Chuyện một khu vườn nhỏ, mùa thảo quả, hành trình của bầy ong. - Lần lượt từng HS lên đọc diễn cảm các bài tập đọc và học thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong. - HS nhận xét - Một số HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa của từng bài tập đọc HĐGDNGLL GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam II. Tài liệu và phương tiện: - Những mẩu chuyện, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ về các trận đánh lớn của quân đội ta, các sự kiện cách mạng diễn ra ở địa phương. III. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị - Thông báo cho cả lớp về nội dung, thời gian, địa điểm của buổi nói chuyện - Yêu cầu HS chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận liên quan đến cựu chiến binh Việt Nam - Cử người dẫn chương trình Bước 2: Tiến hành buổi giao lưu - GV treo sơ đồ các trận đánh lớn của quân đội ta: Điện Biên Phủ, Chiến thắng 30/4/1975... Giới thiệu cho HS biết các trận đánh đó Bước 3: Kết thúc buổi giao lưu - HS phân công trang trí, phụ trách tặng phẩm và các tiết mục văn nghệ. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự. - HS trong lớp nêu tên các câu hỏi để đại biểu và các bạn khác trả lời. - HS kể các sự kiện cách mạng diễn ra ở địa phương mà em đã được nghe kể lại. (Các tiết mục văn nghệ xen kẽ) - Đại diện HS cảm ơn, tặng hoa cho đại biểu cựu chiến binh Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014 Đạo đức: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ I. Mục tiêu: - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ * Quan tâm giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Đồ dùng để chơi đóng vai III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Thế nào là tình bạn ? + Muốn giữ cho tình bạn tốt đẹp chúng ta phải làm gì ? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: HĐ1: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa. ( Đóng vai ) - 2 HS lên bảng trả lời. - Cả lớp nhận xét - GV yêu cầu HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện. - GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Các bạn trong truyện đang làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ? + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? + Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện? - GV kết luận - 1 HS đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK. - Vài HS lên đóng vai minh hoạ. - HS cả lớp thảo luận nhóm đôi và trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - 2 HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ trong SGK * HĐ2: Hướng dẫn thực hành - GV yêu cầu HS tự làm bài tập 1, SGK. - GV mời vài HS lên trình bày ý kiến - GV kết luận - HS làm việc cá nhân. - 2 HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò: - GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. Địa lí: CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. HS khá giỏi : + Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta + Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có) + Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. * Quan tâm đến giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về 1 số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: + Nêu đặc điểm chính của ngành lâm nghiệp và thủy sản nước ta? +Vì sao phải tích cực trồng và bảo vệ rừng ? - Gv nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu các ngành công nghiệp ở nước ta - GV hỏi: + Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đới với đời sống sản xuất ? - GV chốt ý * Để đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất các mặt hàng, cần đảm bảo yêu cầu nào? HĐ3: Tìm hiểu nghề thủ công ở nước ta - GV nêu câu hỏi: Ngoài những nghề thủ công nổi tiếng đó em còn biết thêm các nghề thủ công nào nữa? - Kể tên những nghề thủ công có ở quê em? - Vậy nghề thủ công có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế nước ta? → Kết luận: nước ta có rất nhiều nghề thủ công. - Gv nhận xét và kết luận như sgk 4. Củng cố, dặn dò: - Cho hs thi đua trưng bày tranh ảnh đã sửu tầm được về các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp. - Gv nhận xét tuyên dương và GD. Chuẩn bị bài : “Công nghiệp Gv nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - HS đọc thông tin, quan sát tranh trong sgk để nêu tên các ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của từng ngành công nghiệp. - HS trả lời: Làm ra nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. * Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguyên liệu trong quá trình sản xuất - HS quan sát hình 2 sgk, thảo luận theo cặp để nêu tên các nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta. - HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung + Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu. - HS chỉ trên bản đồ các địa phương có ngành thủ công nổi tiếng. - Thi đua trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm được về các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp. Hướng dẫn thực hành: ĐỊA LÍ : ÔN BÀI TUẦN 9, 10, 11 I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS lại các kiến thức về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học : - Lọ hoa có đính các bông hoa ghi câu hỏi III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt đáp án, nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn thực hành - GV chuẩn bị các câu hỏi Câu 1 : Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là : a. Trồng trọt b. Chăn nuôi c. Cả hai ngành trên Câu 2 : Trong số các loại cây trồng sau, cây được trồng nhiều nhất ở nước ta là : a. Lúa gạo ; b. Cao su ; c. Chè Câu 3 : Ở nước ta, lúa gạo được trồng nhiều nhất ở : a. Vùng núi và cao nguyên b. Đồng bằng; c. Trung du Câu 4 : Trong các hoạt động sau, những hoạt động nào thuộc ngành lâm nghiệp. a. Chăn nuôi gia súc, gia cầm b. Khai thác gỗ và lâm sản khác c. Trồng và bảo vệ rừng d. Khai thác thủy sản Câu 5 : Ngành lâm nghiệp không phát triển mạnh ở vùng : a. Đồng bằng; b. Vùng núi c. Trung du - GV theo dõi 2. Liên hệ - GV giáo dục HS BVMT - HS nhắc lại các bài học ở tuần 9, 10, 11 - HS lần lượt lên hái hoa, nêu câu hỏi và trả lời. Trả lời đúng được quyền mời bạn mà mình thích lên hái bông hoa tiếp theo ; trả lời sai thì cả lớp được quyền trả lời Đáp án Câu 1 : c Câu 2 : a Câu 3 : b Câu 4 : b, c Câu 5 : b - HS liên hệ xem ở địa phương mình phát triển ngành gì ; những loại cây trồng, vật nuôi phổ biến - HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan