Giáo án các môn khối 5 - Tuần 12 năm học 2012

I. MỤC TIÊU

Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

Âm mưu Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.

Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc. Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.

Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.

II. ĐỒ DUNG DẠY VÀ HỌC

Hình minh họa trong SGK.

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947

 

doc53 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 12 năm học 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ đường C. Củng cố, dặn dò Em biết gì về đường mòn Hồ Chí Minh. GV tổng kết giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. Luyện tiếng việt Luyện tập Kể chuyện: Pa - Xtơ và em bé I. Mục tiêu Rèn kĩ nănglấng nghe tích cực Lắng nghe kể, nhớ chuyện. Nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. II. Đồ dùng dạy học Tranh trong SGK , ảnh Pa- xtơ. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu chuyện kể GV giới thiệu chuyện liên hệ tới thành công của công trình khoa học của Lu- i Pa- xtơ GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng 2. Giáo viên kể chuyện GV kể lại câu chuyện một lượt cho học sinh nghe Gợi ý học sinh nhớ tên các nhân vật trong chuyện. 3. HS kể chuyện trước lớp GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm luyện kể nối tiếp từng đoạn.. a) Kể theo nhóm: HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 bạn b) Thi kể chuyện trước lớp. Một nhóm nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện . Hai HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. C. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Luyện toán Ôn luyện giải toán I. Mục tiêu Ôn luyện củng cố về các dạng toán điển hình; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Bài toán liên quan phép chia có dư II. Đồ dùng dạy học Bài soạn của GV tài liệu tham khảo, VBT của HS III. Hoạt động dạy học 1. Ôn kiến thức Gợi ý học sinh nhắc lại cách giải các dạng toán điển hình đã học 2. Luyện tập Bài 1. Một hình chữ nhật có chu vi là 23 m chiều dài hơn chiều rộng 1,5 m. Tính diện tích của hình chữ nhật đó. Bài 2. Hiện nay bố hơn con 25 tuổi, 5 năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 41 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi. Bài 3. Một phép chia có thương là 3 số dư 14. Biết hiệu giữa số bị chia, số chia là 178. Tìm số bị chia và số chia. 4. Hướng dận HS làm bài tập Bài 1. HS yếu Bài 1. Bài 2 HS trung bình Bài 2, Bài 3. HS khá giỏi GV theo dõi học sinh làm bài nhận xét bổ sung chấm chữa bài C. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học nhắc nhở học sinh cách đặt tính, trình bày phép tính. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 15 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 Khoa học Thủy tinh I. Mục tiêu Nhận biết một số tính chất của thủy tinh. Nêu được công dụng của thuỷ tinh. Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh. II. Đồ dùng dạy học Hình minh họa trang 60,61 SGK. Một số đồ dùng bằng thủy tinh. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Tìm hiểu những đồ dùng làm bắng thủy tinh Hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thủy tinh mà em biết? Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đò thủy tinh,em thấy thủy tinh có những tính chất gì? 3. Hoạt động 2: Các loại thủy tinh và tính chất của chúng HS hoạt động nhóm:Quan sát vật thật,đọc thông tin trong SGK trang 61xác định xem vật nào là thủy tinh thường,vật nào là thủy tinh chất lượng cao. Thủy tinh thường Thủy tinh chất lượng cao Ví dụ: Bóng điện... - Trong suốt, không rỉ, cứng, dễ vở. - Không cháy, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn Ví dụ: Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm... - Rất trong - Chịu được nóng,lạnh. - Bền, khó vỡ. Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thủy tinh chất lượng cao? Em có biết người ta chế tạo thủy tinh bằng cách nào không? C. Củng cố, dặn dò Chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh? GV nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bảng thông tin về thủy tinh chuẩn bị bài sau Luyện toán Ôn luyện chia một số thập phân cho một số thập phân I. Mục tiêu Ôn luyện củng cố về phép chia số thập phân cho số thập phân. Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II. Đồ dùng dạy học Bài soạn của GV tài liệu tham khảo, VBT của HS III. Hoạt động dạy học GV theo dõi nhận xét bổ sung cho điểm. Lưu ý học sinh viết số dư của phép tính b, c 1. Ôn kiến thức Gợi ý học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân; chia một số thập phân cho một số thập phân. GV kết hợp minh họa a) 23,4: 3 b) 345, 45: 34 c) 37,5 : 2,5 2. Luyện tập Bài 1. Tính 40,25: 3,5 5,12:1,6 16,5: 3,3 Bài 2. Đặt tính rồi tính 173,44: 32 155,9: 45 9,558: 2,7 Thương là số thập phân lấy đến hai chữ số ở phần thập phân Bài 3. Một nông dân cày ruộng bằng máy, trong 6 giờ 30 phút cày được 7897,5m2 đất. Hỏi trong 4 giờ 15 phút thì anh nông dân đó cày được bao nhiêu mét vuông dất? 3. Hướng dận HS làm bài tập Bài 1. HS yếu Bài 1. Bài 2 HS trung bình Bài 2, Bài 3. HS khá giỏi GV theo dõi học sinh làm bài nhận xét bổ sung chấm chữa bài 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học nhắc nhở học sinh cách đặt tính, trình bày phép tính. Luyện viết Chuỗi ngọc lam I. Mục tiêu HS luyện viết đúng đẹp bài" Chuỗi ngọc lam" Rèn luyện kĩ năng viết chữ đúng đẹp, ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp Làm các bài tập theo yêu cầu GV. II. Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo, bài soạn của GV vở luyện tập của học sinh III. Hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn HS luyện viết GV đọc mẫu bài viết. HS nêu nội dung bài? Cho HS viết chữ khó dễ sai. GV đọc bài, HS viết chính tả, soát bài và chữa lỗi. 3. Luyện tập Tìm 5 từ có viết vần iêu HS làm rồi đọc kết quả Tìm 5 Từ viết vần êu, oan Nhận xét, sửa chữa. C. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, dặn học sinh cần luyện viết thêm cho thật đẹp. Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2012 Lịch sử Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 I. Mục tiêu Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II. Đồ dùng Lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. Hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu-đông năm 1947 2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950. GV dùng bản đồ VN giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc Từ 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi to lớn.Trước tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập Việt Bắc: Chúng khóa chặt biên giới Việt Trung. Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc. Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? 3. Hoạt động 2. Diễn biến, kết quả của chiến dịch biên giới 1950 HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK, trả lời câu hỏi Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận đánh nào? Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. HS làm việc cá nhân nói rõ suy nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới. Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? HS kể cả lớp theo dõi nhận xét cho điểm C. Củng cố, dặn dò GV tổng kết bài, nhận xét tiết học. Dặn học sinh học bài và sưu tầm tư liệu về về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tự học Tập làm văn: Ôn Luyện tập văn tả người I. Mục tiêu Luyện tập củng cố cách làm một bài văn tả người (tả ngoại hình). HS biết vận dụng cấu tạo của bài văn tả người có đủ ba phần để tả ngoại hình một người bạn thân. II. II. Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo, bài soạn của GV vở luyện tập của học sinh III. Hoạt động dạy học 2. Ôn về văn tả người (tả ngoai hình) GV Gợi ý để HS nêu cấu tạo dàn bài của bài văn tả người. Và quan sát tìm ý sắp xếp ý của bài văn tả người. Nêu cấu tạo bài văn tả người? Khi tả ngoại hình chúng ta cần lưu ý điều gì? 3. Luyện tập Đề bài: Hãy tả ngoại hình một bạn thân của em trong đó có những hình ảnh so sánh. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài HS làm bài GV theo dõi nhắc nhở (nếu cần). Thu bài chấm, nhận xét bổ sung 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh làm bài tốt, dặn học sinh luyện viết chữ đẹp. Hoạt động tập thể Thực hành kĩ năng giải quyết mâu thuẫn I. Mục tiêu Học sinh nắm được mâu thuẫn là gì? nguồn gốc nảy sinh mâu thuẫn. Biết đóng vai thực hành giải quyết mâu thuẫn. II. Đồ dùng dạy học Tài thực hành giáo dục kĩ năng sống. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Mâu thuấn là gì? Hãy nêu những nguyên nhân gây mâu thuẫn? Đọc tình huống dưới đây và lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn tốt nhất. Nam bị một bạn gọi bằng tên của bố mẹ. Em rất bực bội vì điều đó. Em nhận thấy có nhiều bạn trong lớp cũng ở tình trạng tương tự a. Nổi giận với bạn nào gọi mình như vậy b. Mách cô giáo c. Nhân buoir sinh hoạt lớp, em đưa vấn đề này ra để thảo luận và cùng cấc bạn thống nhất quy định "Không được gọi bạn bằng tên của bố mẹ". B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành Bài tập 4. Đóng vai GV phân nhóm 4. Viết lời thoại cho tình huống ở truyện đọc: Kế hoạch bí mật Trao đổi trong nhóm và tập đóng vai (Hà, Ngọc, Trang và một người dẫn chuyện) HS đóng vai theo nhóm, xung phong diến trước lớp GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm diến tốt nhất Bài tập 5. Thực hành Thực hành giải quyết mâu thuẫn dựa trên những lời khuyên sau đây. 1. Hãy ngồi lại cùng nhau để nói về/khó khăn giữa hai hoặc nhiều) người. 2. Khi trò chuyện, hãy lắng nghe nhau từng người nói. Không tranh nhau nói 3. Cùng suy nghí xem nên làm gì? Cần sự giúp đỡ của ai? 4. Chọn một phương án và thực hiện phương án đó. HS theo nhóm chọn thực hành cách giải quyết theo các lời khuyên trên. Đại diện trình bày GV và cae lớp theo dõi nhận xét bổ sung. C. Củng cố dặn dò Cho HS nhắc lại ghi nhớ, dặn học sinh cần giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực. Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012 Địa lí Thương mại và du lịch I. Mục tiêu Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ... + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,... Học sinh khá, giỏi: Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ...; các dịch vụ du lịch được cải thiện. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ hành chính VN. Tranh ảnh về chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Nước ta có những loại hình giao thông nào? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu. Em hiểu thế nào là ngoại thương, nội thương, thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu ? 3. Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta. HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi. Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta? Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước? Nêu vai trò của các hoạt động thương mại? Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta? Kể tên một số mặt hàng nước ta phải nhập khẩu? 4. Hoạt động 3: Ngành du lịch của nước ta có nhiều điều kiện để phát triển. HS thảo luận nhóm 4 để tìm các điều kiện phát triển ngành du lịch của nước ta. GV hoàn thiện sơ đồ Nhiều lễ hội truyền thống Nhiều danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử. Các loại dịch vụ du lịch được cải thiện. Ngành du lịch ngày 1 phát triển Có các di sản thế giới Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng Có các vườn quốc gia 5. Hoạt động 4: Thi làm hướng dẫn viên du lịch. C. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. Tự học Ôn luyện phép chia số thập phân I. Mục tiêu Ôn luyện củng cố về phép chia số thập phân. Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II. Đồ dùng dạy học Bài soạn của GV tài liệu tham khảo, VBT của HS III. Hoạt động dạy học 1. Ôn kiến thức GV gợi ý để học sinh nêu cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia số thập phân cho só thập phân Cho 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau: 34 : 0,5 9,25: 3,7 2. Luyện tập Bài 1. Thực hiện các phép tính sau: 857,5 : 35 18: 0,24 1,65: 0,35 57,5 : 1,75 Bài 2. Đặt tính rồi tính 85: 14 13,04: 2,05 962:58 Thương là số thập phân lấy đến hai chữ số ở phần thập phân Bài 3. Hai thùng dầu hỏa chứa tổng cộng 35,8 lít dầu. Nếu thùng thứ nhất chứa thêm 6,7 lít dầu nữa thì sẽ chứa gấp 4 lần thùng thứ hai. Hỏi thực sự mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu hỏa? 3. Hướng dận HS làm bài tập Bài 1. HS yếu Bài 1. Bài 2 HS trung bình Bài 2, Bài 3. HS khá giỏi GV theo dõi học sinh làm bài nhận xét bổ sung chấm chữa bài 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học nhắc nhở học sinh cách đặt tính, trình bày phép tính. Tự học Ôn luyện Về từ loại I. Mục tiêu Củng cố hệ thống háo các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ Luyện tập làm một số bài tập liên quan II. Đồ dùng dạy học Vở luyện tập của học sinh, bài soạn cảu gióa viên III. Hoạt động dạy học 1. Ôn kiến thức GV gợi ý để học sinh nhớ hệ thống lại các từ loại đã học: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. 2. Bài tập thực hành 1. Tìm 2 danh từ riêng, 3 danh từ chung và 2 tính từ có trong đoạn văn sau dây. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt nam. Bài 2. Tìm danh từ, động từ, tính từ đại từ, quan hệ từ có trong đoạn văn sau: Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều dặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một cái áo may tay. Bài 3. Đặt câu kể a) Có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? b) Có động từ hoặc tính từ làm vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 3. Hướng dận HS làm bài tập Bài 1. HS yếu Bài 1. Bài 2 HS trung bình Bài 1, Bài 2, Bài 3. HS khá giỏi GV theo dõi học sinh làm bài nhận xét bổ sung chấm chữa bài 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học nhắc nhở học sinh ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 16 Thứ hai, ngày 24 tháng 12 năm 2012 Khoa học Chất dẻo I. Mục tiêu Nhận biết được một số tính chất của chất dẻo và đặc điểm của chúng. Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ ding bằng chất dẻo. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu. II. Đồ dùng dạy học HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa. Tranh minh họa trang 64, 65 SGK. Vở BT III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Hãy nêu tính chất của cao su? Cao su thường được sử dụng để làm gì? Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su ta cần chú ý điều gì? B. Bài mới 1. Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa Thảo luận nhóm HS thảo luận nhóm 2 trao đổi với nhau đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa. HS trình bày trước lớp. Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì? 2. Tính chất của chất dẻo Làm việc với SGK HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 65. Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Chất dẻo có tính chất gì? Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào? Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần chú ý điều gì? Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao? 3. Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo Trò chơi Ai nhanh ai đúng GV tổ chức cho HS thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo GV chia HS làm 3 nhóm, HS từng nhóm ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo lên bảng nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng GV tổng kết cuộc thi, công bố nhóm thắng cuộc C. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau Luyện toán Ôn luyện Giải toán về tỉ số phần trăm I. Mục tiêu: Củng cố cách tìm tỷ số phần trăm của hai số. Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm tỷ số phần trăm của hai số. II. Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo của GV vở BT của học sinh, vở luyện tập của học sinh. III. Hoạt động dạy học 1. Ôn kiến thức GV gợi ý để học sinh nhớ lại cách giải toán tìm tỷ số phần trăm của hai số. Và tìm một số phần trăm của một số. 2. Luyện tập Bài 1. Tìm tỷ số phần trăm của các số sau: a) 18 và 24 b) 51 và 68 c) 27 và 72 d) 48 và 32 Bài 2. Lớp 5A có 30 học sinh, trong đó 40% là học sinh nữ. Hãy tính a) Số học sinh nữ của lớp 5A. b) Tỷ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh nam của lớp 5A. Bài 3. Một nhà máy dự định trong 1 tháng làm xong 200 sản phẩm. Trong 10 ngày đầu nhà máy làm được 40% kế hoạch. Hỏi thời gian còn lại của tháng nhà máy phải làm thêm bao nhiêu sản phẩm? 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1. HS yếu Bài 1, Bài 2 HS trung bình Bài 1, Bài 2, Bài 3 Học sinh khá giỏi C. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn học sinh hoàn thành các bài tập học bài và chuẩn bị bài sau. Luyện tiếng việt Ôn Luyện tập làm văn tả người I. Mục tiêu Luyện tập củng cố cách viết bài văn tả người (tả ngoại hình, hoạt động). HS biết vận dụng cấu tạo của đoạn văn tả người để tả ngoại hình, hoạt động của một người thân. II. Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo, bài soạn của GV vở luyện tập của học sinh III. Hoạt động dạy học 1. Ôn về văn tả người (tả ngoai hình, hoạt động) Đề bài: Viết một đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động một người thân của em. GV Gợi ý để HS nêu cấu tạo bài văn tả người, cách quan sát chọn lọc chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình hoạt động của người thân Gợi ý học sinh viết một đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của một người 2. Luyện tập Hướng dẫn tìm hiểu đề bài 3. HS làm bài vào vở luyện tập. HS yếu làm được dàn bài theo cấu tạo của bài văn tả người. HS trung bình hoàn thành được bài văn có ba phần. HS khá giỏi hoàn thành được bài văn đầy đủ ba phần, mỗi đoạn miêu tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động của nhân vật. HS trình bày bài làm trước lớp. GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét rút kinh nghiệm 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba, ngày 25 tháng 12 năm 2012 Lịch sử Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới I. Mục tiêu Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận. + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 - 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. II. Đồ dùng dạy học Hình minh họa trong SGK HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc làn thứ nhất. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950? Cảm nghĩ của em về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu? B. Bài mới 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2- 1951). HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời : Hình chụp cảnh gì? Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đề ra cho cách mạng. Để thực hiện những nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? 2. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào? Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác đọng thế nào đến tiền tuyến? 3. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? Đại hội nhằm mục đích gì? Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn? Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên? C. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau Tự học Ôn luyện phép chia số thập phân I. Mục tiêu Ôn luyện củng cố về phép chia số thập phân. Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II. Đồ dùng dạy học Bài soạn của GV tài liệu tham khảo, VBT của HS III. Hoạt động dạy học 1. Ôn kiến thức Gợi ý học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. GV kết hợp minh họa bằng các ví dụ cụ thể. 2. Luyện tập Bài 1. Đặt tính rồi tính 372,96: 3 308: 5,5 1649: 4,85 Bài 2. Đặt tính rồi tính: 72 : 34 112,56: 28 19,152 : 3,6 Thương là số thập phân lấy đến hai chữ số ở phần thập phân Bài 3. Tìm x a) x 2,1 = 9,03 b) 3,45 x = 9,66 c) 2,21 : x = 0,85 Bài 4. Có hai bao gạo, bao thứ nhất nặng gấp 3 lần bao thứ hai. Biết rằng nếu thêm, vào bao thứ hai 6,4 kg gạo thì bao thứ hai còn ít hơn bao thứ nhất 40 kg gạo. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki lô gam gạo? 3. Hướng dận HS làm bài tập Bài 1, Bài 2 HS yếu. Bài 2. Bài 3. HS trung bình. Bài 3, Bài 4. HS khá giỏi. GV theo dõi học sinh làm bài nhận xét bổ sung chấm chữa bài 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học nhắc nhở học sinh cách đặt tính, trình bày phép tính. Giáo dục kĩ năng sống Thực hành kiên định và từ chối I. Mục tiêu Hiểu được kiên định và từ chối đúng lúc sẽ giúp em tránh được những tình huống tiêu cực trong cuộc sống. Có kĩ năng kiên định và từ chối đúng lúc. II. Đồ dùng dạy học Tài liệu thực hành giáo dục kĩ năng sống của giáo viên, trnah ảnh minh họa III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Mâu thuẫn là gì? mâu thuẫn có ảnh hưởng như thế nào với mối quan hệ giữa các bên trong cuộc sống? Để giải quyết mâu thuẫn em cần làm thế nào? B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài GV đặt vấn đề nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học, giới thiệu bài học 2. Hoạt động 1. Thực hành bài tập 1. GV cho học sinh quan sát các hình vẽ trong SGK Đua xe đạp trên đường phố, Ngồi ăn quà ở vỉa hè. Đốt pháo. Đá bóng dưới lòng đường. Trêu chọc bắ nạt em nhỏ. Giúp em nhỏ qua đường khi trời mưa. Cho học sinh chọn hoạt động mà các em không muốn tham gia và giải thích vì sao? HS trình bày ý kiến cả lớp nhận xét GV kết luận: Đua xe đạp trên đường phố, Ngồi ăn quà ở vỉa hè. Đốt pháo. Đá bóng dưới lòng đường. Trêu chọc bắt nạt em nhỏ. 3. Hoạt động 2. Thực hành bài tập 2. GV Cho học sinh quan sát hình vẽ ở SGK và nêu 3 tình huống cho học sinh lựa chọn phương án trả lời. Nhóm 1. Tình huống 1. Nhóm 2. Tình huống 2. Nhốm 3. Tình huống 3 Các nhóm thảo luận chọn phương án tích cực để giải quyết tình huống. Cử đại diện trình bày các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung. GV kết luận. GV: Kiên định từ chối đúng lúc sẽ có lợi gì? HS trả lời, GV bổ sung nêu ghi nhớ, cho học sinh đọc thuộc. C. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau thực hành đối thoại và đóng vai. Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2012 Địa lí Ôn tập I. Mục tiêu Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB2Q2.doc
Tài liệu liên quan