Đạo đức:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và sự gắn bó giữa mọi người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* Quan tâm tới GDKNS, GDBVMT, SDNL tiết kiệm và hiệu quả
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cho HS các kiến thức về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Vận dụng vào làm tính và giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức đã học
- GV nhận xét, chốt kiến thức
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
351,4 + 742,84 ; 427 – 274,4
64,9 x 4,64 ; 234,53 : 54,6
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện
a. 4,76 x 5 + 5,68 x 5
b*. 1,1 + 1,2 + 1,3 + 1,4 + 1,5 + 1,6 + 1,7 + 1,8 + 1,9
Bài 3: Tìm x
a. x x 1,45 = 8,8 + 8,6
b. x – 2,5 = 6,216 : 1,2
* Bài 4:
Một đội công nhân, trong 6 ngày đầu, mỗi ngày sửa được 2,72 km đường. Trong 5 ngày sau, mỗi ngày sửa được 2,17 km đường. Hỏi trung bình mỗi ngày đội công nhân đó sửa được bao nhiêu km đường?
- GV nhận xét, chấm bài
HĐ3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét, tuyên dương
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp củng cố lại kiến thức về bốn phép tính số thập phân
- Nối tiếp 4 HS nêu 4 bài tập
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày.
- HS khá kèm HS yếu làm bài
- Cả lớp cùng chữa bài
Bài 1: Nối tiếp HS trình bày miệng đáp án
Bài 2: 2 làm bài trên bảng phụ,
- HS rút ra cách làm chung cho bài tập
Bài 3: Hỏi đáp trước lớp cách làm
- Cả lớp đổi chéo vở chấm bài cho nhau
* Bài 4 HS làm theo nhóm trọng tâm
Khoa học:
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
Ôn các kiến thức về
- Đặc điểm giới tính
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
II. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn cho HS ôn tập
- Tổ chức cho HS làm việc trên phiếu học tập
+ Câu 1: Bệnh lây qua đường sinh sản và đường máu là bệnh HIV/AIDS
+ Câu 2: HS quan sát tranh trang 68 SGK và hoàn thành vào phiếu
- GV chốt kết luận
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
- 2 HS lên bảng trả lời
HS làm việc cá nhân
- HS hoàn thành vào phiếu học tập
- Làm các bài tập trong trang 68 SGK
Thực hiện theo chỉ dẫn ch/tr
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
..
Hình 2
.
.
..
Hình 3
..
..
Hình 4
..
- HS trình bày
- Các bạn khác bổ sung
HDTH:
LUYỆN VIẾT: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đúng và đẹp chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài thơ
- Rèn cho HS ý thức cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết
- GV cho HS đọc 2 khổ thơ cuối, lớp đọc thầm.
- GV lưu ý HS viết các từ khó: rãnh tường, trát, vữa
- Cho HS luyện viết
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Hoạt động 2: Chấm bài
- GV cho HS đổi chéo vở cho nhau để cùng soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét những lỗi HS thường gặp để các em biết và sửa.
- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS viết tiến bộ.
- Dặn dò những HS còn sai nhiều lỗi chính tả về nhà viết lại bài
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS theo dõi
- HS viết
- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau.
HĐGDNGLL:
THKNS: TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp em biết sử dụng các phương pháp để tạo cảm hứng hoạt động học tập hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở thực hành KNS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Đồng hành
a. Tìm hiểu tầm quan trọng của đồng hành
- GV chốt bài học
b. Tìm hiểu các phương pháp đồng hành cơ bản
- GV đính các hình ảnh lên bảng
- GV rút ra bài học
c. Đồng hành tích cực
- GV rút bài học
2. Thấu hiểu
3. Tình huống
- GV nêu tình huống
- GV kết luận
4. Luyện tập
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
+ Khi thực hiện một công việc nào dó, nếu được sự hỗ trợ của các bạn em cảm thấy thế nào?
+ Kể những việc mà em và các bạn đã cùng nhau thực hiện
=> Vì sao em cần đồng hành với những người xung quanh em
- HS quan sát 4 hình ảnh thảo luận nhóm 4 và cho biết những nhóm bạn nào có tinh thần đồng hành
+ Khi ngồi nói chuyện chúng ta nên ngồi như thế nào cho hợp lí
+Em thể hiện tinh thần đồng hành bằng cách nào?
+ Biểu hiện của sự đồng hành là gì?
- HS tự ghi vào giấy 5 việc tốt em đã làm trong tuần vừa qua
- Nối tiếp HS nêu.
+ Khi làm một việc tốt, em cảm thấy như thế nào?
+ Khi thực hiện công việc cùng người khác, em thực hiện với thái độ như thế nào?
- HS quan sát các hình ảnh và thảo luận nhóm đôi cho biết các bạn nhỏ đang biểu hiện điều gì.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
+ Em nhận thấy những người xung quanh em có tính cách gì nổi bật?
- Em cùng một bạn đổi giày (dép) cho nhau và đi một vòng quanh lớp.
- HS nêu cảm nhận của mình khi đi giày (dép) của bạn
+ Khó chịu + Dễ chịu
+ Không muốn đổi + Thoải mái
+ Sẵn sàng đổi luôn
- HS giải thích lí do vì sao em lại có cảm nhận như vậy.
- 1 nhóm HS đóng tình huống, cả lớp quan sát và cùng xử lí tình huống đó
- HS khác nhận xét cách xử lí của bạn
- Em lắng nghe bố mẹ kể về ngày làm việc hôm nay của mình bằng cách đồng hành tích cực
- Kể cho bố mẹ nghe về những bài học hôm nay của em
- Nhờ bố mẹ đánh giá, nhận xét vè thái độ lắng nghe đồng hành của em
Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2015
Đạo đức:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và sự gắn bó giữa mọi người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* Quan tâm tới GDKNS, GDBVMT, SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm các câu chuyện về hợp tác, tương trợ nhau trong công việc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 3:
- KL: Biểu hiện hợp tác tốt:
+ Biết thảo luận, nêu ý kiến
+ Tham gia tích cực, phát huy hết sở trường, biết hỗ trợ người khác
+ Thái độ vui vẻ, đoàn kết
Biểu hiện không hợp tác:
+ Làm qua loa cho xong chuyện, không tham gia
+ Chỉ biết mình, không phối hợp, hỗ trợ người khác
+ Thái độ miễn cưỡng
Bài tập 4.
- Đại diện nhóm trình bày
*GV KL:Yêu cầu khi hợp tác:
- Tôn trọng mục đích chung.
- Biết nêu ý kiến, lắng nghe, đoàn kết, chia sẻ với bạn.
- Phát huy sở trường của mình, hỗ trợ bạn khi cần.
- Cùng nhóm vượt qua khó khăn.
- có trách nhiệm về thành công hay thất bại của nhóm.
Bài tập 5:
* GDKNS: Để công việc đạt hiệu quả tốt thì trong công việc, các em cấn phải biết hợp tác với những người xung quanh.
*GDSDNL: Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao cần phải hợp tác với mọi người?
+ Nêu một số biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh?
Bài tập 3: Thảo luận nhóm đôi
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan,trong trường hợp (a) là đúng vì các bạn đó biết hợp tác: phân công công việc cụ thể, phù hợp với năng lực từng người, thái độ vui vẻ.
- Dự đoán kết quả việc làm của các bạn: báo tường hay, đẹp , hoàn thành nhanh
+ Việc làm của bạn Long trong trường hợp (b) là sai vỡ thỏi độ hợp tác của Long chưa đúng.
- Nếu là Long, em sẽ làm theo sự phân công, làm cùng với mọi người cho tới khi xong
Bài tập 4: Xử lí tình huống
- HS trao đổi theo nhóm 4.
- HS đại diện cá nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*Nhóm 1, 3: thể hiện cách giải quyết bằng đóng vai.
- Các bạn gặp nhau bàn bạc những việc cần làm, phân công cụ thể, nếu ai gặp khó khăn thì cùng nghĩ cách giải quyết.
*Nhóm 2,4: Viết việc Hà có thể mang những đồ dùng cá nhân, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi vào giấy – nhóm trưởng báo cáo.
- Hà sẽ hỏi bố mẹ về những đồ dùng cần chuẩn bị giúp mẹ.
Bài tập 5
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày dự kiến hợp tác với bạn.
- Nghe thực hiện theo yêu cầu.
Địa lí:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đăc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngói, đất rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên VN, Bản đồ giao thông VN, Bản đồ kinh tế VN
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Đặc điểm tự nhiên
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
+ Nêu đặc điểm về địa hình, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu nước ta?
- GV chốt kết luận
HĐ2 : Các điều kiện để phát triển
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
+ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển các ngành giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, du lịch ?
- GV chốt kết luận:
Hoạt động 3: Trò chơi
- GV nêu cách chơi: GV đính 2 lược đồ trống, 2 nhóm tiếp sức nhau đính các trung tâm công nghiệp vào đúng vị trí
- Tổng kết trò chơi, tìm đội thắng cuộc
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS làm việc theo cặp
- HS thảo luận bạn cùng bàn để thấy được các đặc điểm về địa hình, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu nước ta
- HS trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung
- HS làm việc theo cặp
- HS thảo luận bạn cùng bàn để thấy được các điều kiện phát triển các ngành giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, du lịch ở nước ta
- HS trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung
- Hai nhóm HS thi đính các trung tâm công nghiệp vào lược đồ trống
Hướng dẫn thực hành:
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu:
- Thông qua các bài kiểm tra, giúp học sinh củng cố kĩ năng làm bài thi và ôn tập các kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi trong bài thi
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài thi thử
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phát bài kiểm tra đã chuẩn bị sẵn cho HS
- GV chấm bài, trả bài cho HS
- HS đọc kĩ đề, nhớ lại các kiến thức đã học và làm bài thi trong thời gian 30 phút
- Sau khi hoàn thành bài, HS nộp bài
- Cùng nhau chữa bài thi
- HS nhắc lại những nội dung đã được củng cố qua đề thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều.doc