Hướng dẫn thực hành:
TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÁC CHÂU LỤC
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững vị trí địa lí, đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi và châu Mĩ
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Phiếu học tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 29 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2015
LVBD Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững được mối quan hệ của hai số đo độ dài, đo khối lượng liền kề.
- Vận dụng kiến thức để thực hiện các bài tập liên quan
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV đính bảng phụ chép nội dung bài tập đã chuẩn bị sẵn
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3047m = .. km; 284cm = m
3578kg =.. tấn; 1570g = .. kg
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo:
a) Có đơn vị đo là km:
2km 240m; 845m; 14km35m
b) Có đơn vị đo là dm:
2dm 3cm; 18m 2dm; 4dm 23mm
c) Có đơn vị đo là tấn:
1 tấn 256kg; 2356kg; 358kg
d) Có đơn vị đo là kg:
2kg 450g; 15kg 30g; 55g
*Bài 3: Một đội xe tải chở gạo có 3 ô tô, mỗi ô tô chở được 5,5 tấn gạo và 4 xe ô tô, mỗi ô tô chở được 4 tấn 650 kg gạo. Hỏi đội xe đó chở được tất cả bao nhiêu tấn gạo
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV ghi nhận xét một số HS làm xong trước
- Cùng HS chữa bài
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- 2HS :
+ Nêu tên các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Nêu mối quan hệ của hai số đo liền kể
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc nối tiếp 3 bài tập (đọc 2 lượt)
- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 5 phút cùng hỏi và trả lời để tìm cách giải các bài tập. Sau đó học sinh làm bài tập cá nhân vào vở
- 3 HS làm vào bảng phụ
- Lần lượt HS trình bày bài làm của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS dưới lớp đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, đối chiếu kết quả bài làm của bạn
Khoa học:
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. Mục tiêu:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, bổ sung
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- GV đặt vấn đề, giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- GV yêu cầu:
+ So sánh, tìm sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?
- GV kết luận:
HĐ3: Tìm hiểu sự nuôi con của chim
- GV kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu quá trình sinh sản của ếch
- 1 HS vẽ sơ đồ
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận các câu hỏi.
- HS tự đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn để khai thác từng hình:
+ Chỉ vào hình 2a: Đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng?
+ So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Tại sao?
- GV mời đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi: Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? tại sao?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Lịch sử :
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu :
- Biết tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976.
+ Tháng 4 - 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trpng cả nước.
+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7 - 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vài Dinh Độc Lập, nội các Dương
II. Đồ dùng dạy học :
- Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1 : Tìm hiểu về ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên
- GV nêu câu hỏi
+ Tại sao ngày 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
+ Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25/4/1976 ở nước ta?
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
HĐ2 : Tìm hiểu quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội
- GV nhận xét.
HĐ3. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc lại sự kiện và ý nghĩa ngày 30/4/1975 .
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4:
*Diễn biến:
- Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trong cả nước.
- Đến chiều 25 – 4, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, 98,8% TS cử chi đi bầu.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- HS làm việc cá nhân, cùng đọc SGK và tìm hiểu
- HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976: Tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn thủ đô, đổi tên TP Sài Gòn- Gia Định là thành phố HCM, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
- HS làm việc nhóm đôi
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ
HĐGDNGLL:
THKNS : HOÀI BÃO CUỘC ĐỜI (T2)
Đã soạn ở tuần 28
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015
Đạo đức:
THỰC HÀNH BÀI “EM YÊU HÒA BÌNH”
I. Mục tiêu:
- Yêu hòa bình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
*HĐ1: vẽ tranh về chủ đề hòa bình
- GV nhận xét chung về nội dung từng bức tranh.
*HĐ2: Thế giới bảo vệ hòa bình,chống chiến tranh.
- GV tổng kết.
HĐ3: Chúng em ca ngợi hòa bình.
- GV khen ngợi kết quả trình bày của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS tích cực tham gia những hoạt động vì hòa bình được tổ chức ở địa phương.
- Vì sao chúng ta cần yêu hòa bình, chống chiến tranh?
- Chúng ta cần thể hiện lòng yêu hòa bình như thế nào?
- HS thi vẽ tranh
- Sau đó từng HS treo tranh của mình đúng nơi quy định.
- Một số em giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.
+ Trong tranh em vẽ gì?
+ Tại sao em vẽ như vậy?
+ Em mong muốn thực hiện điều gì,nói gì với mọi người bức tranh của mình?
- Các tổ tiếp tục trưng bày tranh ảnh sưu tầm về những hoạt động ở VN và trên thế giới vì hòa bình, phản đối chiến tranh.
- Đại diện các tổ lần lượt trình bày, HS khác có thể nêu ý kiến mà mình quan tâm
- Các tổ sưu tầm bài thơ, bài hát ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh và y/c các em trình bày trước lớp.
- Các tổ lần lượt trình bày.
Địa lí:
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. Mục tiêu:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương
* Quan tâm GD BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả
* Quan tâm giáo dục BVTN và MT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Phiếu học tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2. Tìm hiểu về châu Đại Dương
a) Vị trí địa lí, giới hạn:
* Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
b) Đặc điểm tự nhiên:
- GV phát phiếu học tập
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
c) Dân cư và hoạt động kinh tế:
- GV nêu các câu hỏi:
+ Về số dân châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của
Ô-xtrây-li-a.
* Là một nước có nền công nghiệp phát triển, điều đó có tác động gì đến môi trường sống, nêu một số ví dụ?
HĐ3: Tìm hiểu về châu Nam Cực:
- GV nêu yêu cầu thảo luận
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Vì sao châu Nam cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận:
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS quan sát lược đồ và thông tin trong SGK để cùng tìm hiểu giới hạn của châu Đại Dương
- Một số HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm đôi
- HS xem tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác bổ sung
* HS nêu một số việc làm góp phần bảo vệ và phát triển thực vật, động vật.
- HS đọc thông tin trong SGK làm việc nhóm 4 để cùng thảo luận và trả lời
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS xem lược đồ, tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và thảo luận.
- Một số HS chỉ bản đồ và trình bày, các HS khác bổ sung.
Hướng dẫn thực hành:
TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÁC CHÂU LỤC
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững vị trí địa lí, đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi và châu Mĩ
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Phiếu học tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí
- GV đính bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng.
- GV chốt kiến thức
HĐ2: Hiểu về đặc điểm tự nhiên
- GV nêu yêu cầu thảo luận
+ Nêu đặc điểm của địa hình châu Phi và châu Mĩ?
+ Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô và nóng nhất thế giới?
+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tên các hoang mạc, đồng bằng lớn của hai châu lục?
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS lên chỉ vị trí châu Phi, châu Mĩ trên bản đồ
- Nêu tên các châu lục và các đại dương tiếp giáp với từng châu lục đó.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS hoạt động theo nhóm 4 thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập các câu hỏi của GV
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ hoang mạc Xa-ha-ra, đồng bằng A-ma-zôn.
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2015
Luyện Tiếng Việt:
TLV : ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết, trình tự miêu tả, những giác quan sử dụng để quan sát, những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn tả cây cối
- Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh một số loài cây
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
- GV nhận xét, bổ sung
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Lập dàn ý cho một trong các đề sau
1. Tả một loài hoa có hình dáng hoặc màu sắc đặc biệt.
2. Tả một thứ quả có mùi vị đặc biệt
- GV nhận xét về cấu tạo của dàn ý, về trình tự miêu tả
Bài 2: Dựa vào dàn ý vừa lập, em hãy viết bài văn tả cây cối
- GV lưu ý: Khi tả, các em có thể tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.
- GV nhận xét một số bài văn.
HĐ4: Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét, khen ngợi HS tiến bộ
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối
- Nêu trình tự để tả (theo từng bộ phận hay theo sự phát triển).
- Nêu các giác quan sử dụng để quan sát loài cây đó
- Nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong bài văn tả cây cối
- HS nối tiếp đọc các bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS lập dàn ý vào giấy nháp
- Một số HS đọc dàn ý vừa lập
- Cả lớp nhận xét
- HS viết bài văn vào vở
- Một số HS đọc bài văn hoàn thành
- Cả lớp nhận xét về cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh miêu tả
Kĩ thuật:
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu
- HS khéo tay lắp được máy bay chắc chắn
* Quan tâm giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Chuẩn bị:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới
HĐ1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a)Chọn chi tiết:
- GV kiểm tra cho HS chọn chi tiết
b)Lắp từng bộ phận:
- Trong quá trình lắp GV nhắc HS lưu ý một số điểm sau:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo hướng dẫn ở tiết1
+Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải mặt trái của máy bay để sử dụng vít.
- GV cần theo dõi uốn nắn kịp thời HS lắp sai còn lúng túng.
c)Lắp máy bay trực thăng:
HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
3. Nhận xét, dặn dò:
* Với máy bay trực thăng, có thể lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm nguồn năng lượng xăng, dầu?
- GV nhận xét tiết học
- HS tự kiểm tra đồ dùng học tập của nhau và báo cáo kết quả
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng như SGK và xếp từng loại theo nắp hộp.
- HS thực hành
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hành lắp ráp máy bay trực thăng
- HS tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá
- HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn của hộp.
Hướng dẫn thực hành:
LUYỆN VIẾT : ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu
- HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đẹp ba khổ thơ cuối của bài thơ “Đất nước”
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ, cẩn thận khi viết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- GV ghi nhanh lên bảng những từ khó: phấp phới, bát ngát, khuất, tiếng đất
- Lưu ý HS cách trình bày khổ thơ
- GV theo dõi, nhắc nhở tư thế ngồi cho HS
- GV chấm chữa bài và nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương HS viết tiến bộ
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ đất nước
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc thầm 3 khổ thơ, viết ra nháp những từ khó, dễ sai
- Nối tiếp từng HS đọc các từ khó mà các em vừa tìm
- HS nhớ - viết 3 khổ thơ
- 1 HS giỏi đọc lại 3 khổ thơ cho HS tự soát lỗi.
- Cả lớp đổi chéo, tự chấm bài cho nhau
HĐGDNGLL:
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS có hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Yêu Tổ quốc Việt Nam ; tự hào là con cháu của các vua Hùng
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, tư liệu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Các câu hỏi và đáp án thì tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Phần thưởng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trên sách báo và các phương tiện truyền thông
2. Thực hiện cuộc thi
- GV tuyên bố lí do, giới thiệu Ban giám khảo
3. Đánh giá
- Phát thưởng
4. Tổng kết
- Nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu trở thành Đoàn viên
- HS tìm hiểu theo gợi ý của GV
- Người dẫn chương trình công bố thể lệ cuộc thi và tiêu chí chấm thi
- Các cá nhân đứng vào vị trí các bàn thi
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi. Trong vòng 30 giây, cá nhân nào giơ tay trước, cá nhân đó có quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không được tính điểm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc