Đạo đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Quan tâm đến giáo dục BVMT và bảo vệ TNMT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên
II. Các hoạt động dạy- học:
11 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 30 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2015
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững các đơn vị đo diện tích, thể tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào làm tính và giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV đính bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo diện tích, thể tích
HĐ2. Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
15735m = .... ha 23dm = .... m
8,56dm = .... cm 34,2cm = .... dm
0,42m = .... dm 0,6372m = .... dm
14ha = ..... km 0,6cm = ......dm
Bài 2: Một hình thang có đáy bé bằng 5,6m, đáy lớn gấp ba lần đáy bé và chiều cao bằng 8,4m. Tính diện tích hình thang đó.
Bài 3:
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 2,5m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 1,2m. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét nhanh một số bài
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS nêu tên các đơn vị đo diện tích, thể tích đã học.
- HS nối tiếp lên bảng hoàn thành bảng.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 4 phút.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 3 em làm bảng phụ sau đó trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung
Khoa học:
SỰ NUÔI DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú ( hổ, hươu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 122, 123 sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ
- GV nêu yêu cầu thảo luận:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
HĐ3. Tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
HĐ4: Trò chơi “Săn mồi và con mồi”
-Yêu cầu nhóm vừa tìm hiểu về hổ vừa tìm hiểu về hươu. Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Cho biết quá trình sinh sản và nuôi con của các loài thú.
+ Thú nuôi con bằng gì
- HS đọc SGK, trao đổi nhóm đôi, e hỏi bạn trả lời để tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ
+ Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Vì hổ con rất yếu ớt
+ Khi hổ con khoảng 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Khoảng 1,5 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
- HS nêu kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 2HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123. HS trình bày:
+ cỏ, lá cây
+ Hươu đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và bú.
+ Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu.
- Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
Lịch sử :
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I. Mục tiêu :
- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ của cán bộ, công nhân hai nước Việt – Xô. Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước, cung cấp điện, ngăn lũ,
* Quan tâm giáo dục BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1 : Tìm hiểu sự ra đời của nhà máy thủy điện Hòa Bình
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
HĐ2 : Tìm hiểu không khí làm việc
- GV nêu câu hỏi :
+ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
HĐ3. Tìm hiểu vai trò của nhà máy
+ Những đóng góp của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta.
- GV nhận xét
* Hãy nêu vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế của nước ta? Ảnh hưởng của thủy điện đối với môi trường?
- HS đọc
- GV nhận xét, chốt ý
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS nhắc lại sự kiến vào tháng 4/1976
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7 Quốc hội đã ra những quyết định gì ?
- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm 4:
+ Tai sao ta phải xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình?
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào? ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS tìm hiểu SGK và suy nghĩ cá nhân
+ Suốt ngày đêm có 35 000 người và hàng nghìn xe cơ giới hối hả làm trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn...
+ Luôn dấy lên phong trào thi đua lao động sự hi sinh quên mình ...
+ Hạn chế lũ lụt, hạn hán cho đồng bằng Bắc Bộ. Cung cấp điện ... Là thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- Nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
- Kể tên một số nhà máy thủy điện lớn của đất nước ta đã và đang được xây dựng.
HĐGDNGLL:
THKNS : XÂY DỰNG NHÂN HIỆU (T1)
I. Mục tiêu:
Bài học giúp các em
- Có ý thức xây dựng nhân hiệu cho chính mình;
- Khám phá ra điểm mạnh của bản thân và khẳng định điểm mạnh đó trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở thực hành KNS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Vai trò của Nhân hiệu
a) Thế nào là nhân hiệu:
- Yêu cầu thảo luận: Em hiểu nhân hiệu là gì ?
- Rút ra bài học.
b) Tầm quan trọng của nhân hiệu:
- YC thảo luận: Vì sao chúng ta cần nhân hiêu?
- Rút ra bài học.
HĐ2: Cách xây dựng nhân hiệu
a) Khám phá tiềm năng
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 84.
.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
** THỰC HÀNH:
b) Khẳng định tài năng
-GV nêu câu hỏi:
+ Tài năng của em là gì?
+ Để tài năng của em phát triển, em cẩn làm gì
- Rút ra bài học
HĐ3: Luyện tập
- GV hướng dẫn các em về nhà luyện tập
- Các nhóm cùng đọc các thông tin về 4 nhân vật là Hồ Chí Minh, Mẹ Teresa, Mô-da, Anh-xtanh và cho biết những thông tin đó nói về điều gì
- Lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.
- 1 HS đọc to trước lớp
- HS làm bài tập trong Vở thực hành.
- HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to trước lớp truyện : Hoa hồng và cỏ dại
- HS làm việc nhóm đôi, hỏi đáp nhau để trả lời 2 câu hỏi trong VBT
- HS lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.
- Em ngồi tĩnh tâm và nghĩ về bản thân mình
- HS lần lượt trả lời
- HS nối tiếp nhau trả lời, các bạn khác bổ sung để hoàn thiện câu trả lời cho bạn
- EM hỏi thêm bố mẹ về năng khiếu và tố chất của mình để khám phá thêm những tài năng của bản thân
Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2015
Đạo đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Quan tâm đến giáo dục BVMT và bảo vệ TNMT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin.
- GV nêu yêu cầu thảo luận:
+ Kể tên một vài tài nguyên thiên nhiện ở nước ta và ở địa phương.
+ Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV nhận xét, giảng bài
* Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
*HĐ2: Bày tỏ thái độ.
- GV đọc các ý kiến được nêu ra
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Các ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai.
* Biển đảo là nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chủ quyền đất nước. Vậy mỗi chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên biển đảo?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Lần lượt HS nêu những việc mà các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước.
- 1 HS đọc thông tin trong SGK.
- Thảo luận nhóm đôi, cùng kể cho nhau nghe về các tài nguyên thiên nhiên em biết
- Đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- Làm việc cá nhân. HS
- HS trình bày ý kiến của mình về các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách giơ thẻ màu “Đ/S”
- Lần lượt HS giải thích lí do vì sao em lựa chọn như vậy
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- HS trả lời để cùng nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển, có những hành động phù hợp
Địa lí:
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu:
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
* Quan tâm GD BVMT
* Quan tâm giáo dục BVTN và MT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Phiếu học tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2. Vị trí của các đại dương:
- GV kết luận
HĐ3: Một số đặc điểm của đại dương
- GV kết luận: Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất, độ sâu trung bình lớn nhất.
* Tích hợp ND biển, đảo: Biết đại dương có diện tích gấp 3 lần lục địa;
*Những hiểm họa từ đại dương trong bối cảnh thay đổi khí hậu hiện nay.
2. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS quan sát hình 1, 2 trong SGK, thảo luận nhóm đôi rồi hoàn thành bảng vị trí sau:
Tên đại dương
Giáp với châu lục
Giáp với đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp từng HS lên chỉ vị trí của các đại dương trên bản đồ
- HS đọc bảng số liệu về các đại dương và thực hiện theo yêu cầu:
+ Xếp các đại dương theo diện tích từ bé đến lớn.
+ Đại dương nào có độ sâu lớn nhất?
- Đại dương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Em hãy kể ra... (tài nguyên, giao thông, ...)
- Sự thay đổi khí hậu trên trái đất, đã khiến đại dương đưa đến nhiều thảm họa, em biết gì về những thảm họa này? (Bão, lũ lụt, sóng thần, ...)
HDTH:
TÌM HIỂU VỀ SỰ SINH SẢN CỦA CÁC LOÀI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, nắm vững được sự sinh sản của thực vật, động vật, côn trùng, ếch và chim
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức
2. Hướng dẫn thực hành
- GV đưa các bông hoa đã chuẩn bị sẵn có ghi các câu hỏi
Câu 1: Kể tên một số loài cây được mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
Câu 2: Nêu sự sinh sản của động vật?
Câu 3: Nêu các giai đoạn sinh sản của bướm? Giai đoạn nào trong quá trình phát triển có hại với hoa màu nhất?
Câu 4: Nêu quá trình phát triển của ếch?
Câu 5: Chim mẹ nuôi chim con bằng cách nào?
3. Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu”
- GV nêu ra một loài vật bất kì
- GV nhận xét
- HS nối tiếp nhau nhắc lại các bài học từ tuần 27 đến tuần 29
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS lần lượt lên lựa chọn những bông hoa bất kì, tự nêu và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trả lời đúng câu hỏi thứ nhất được quyền chỉ định bạn khác lên trả lời câu tiếp theo
- Cả lớp sẽ bắt chước tiếng kêu của loài vật đó, bạn nào bắt chước được nhiều tiếng kêu nhất, giống nhất thì chiến thắng
Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2015
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN KỂ CHUYỆN TUẦN 28, 29
I. Mục tiêu:
- HS kể lại đầy đủ nội dung và nắm vững ý nghĩa câu chuyện “Lớp trưởng lớp tôi”
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh kể chuyện
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện
- GV nêu yêu cầu :
+ Em hãy kể và nêu ý nghĩa câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi
- GV gợi ý trình tự kể chuyện
HĐ2. Thực hành kể chuyện
- Bình chọn, tuyên dương HS kể tốt và khen thưởng
+ Em đã làm những việc gì để giúp đỡ các bạn nữ ?
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- GV giáo dục HS phải biết cư xử đúng mực với bạn nữ, tôn trọng, giúp đỡ các bạn nữ trong lớp, trong trường
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại các yêu cầu
- HS nêu tên các nhân vật có trong câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi, kể cho bạn nghe dựa theo tranh trong SGK và cùng nêu ý nghĩa câu chuyện
- Lần lượt từng HS lên bảng chỉ vào tranh và thi kể chuyện cho cả lớp cùng nghe và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cách kể chuyện, lời kể, nội dung
Kĩ thuật:
LẮP RÔ-BỐT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được ro-bốt theo mẫu. rô bốt lắp tương đối chắc chắn
II. Chuẩn bị:
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới
HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu.
- GV cho hs quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
+ Để lắp rô-bốt cần có mấy bộ phận?
+ Hãy kể tên các bộ phận?
HĐ2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
b. Lắp từng bộ phận.
+ Lắp chân rô-bốt
- GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận
c. Lắp ráp rô-bốt.(h1 SGK)
- Trong các bước lắp GV cần chú ý.
+ Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào rô-bốt
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu các bước lắp máy bay trực thăng
- Lớp nhận xét, bổ sung
-HS quan sát
- Để lắp rô-bốt cần có 6 bộ phận.
- Chân rô-bốt , thân rô-bốt , đầu rô-bốt , tay rô-bốt , ăng ten rô-bốt , trục bánh rô-bốt .
- 1, 2 HS gọi tên, chọn đúng đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
- HS khác quan sát bổ sung cho hoàn thiện.
- HS quan sát H2a và lắp mặt trước và sau của chân rô-bốt.
- Các em khác quan sát bổ sung cho hoàn thiện.
- HS tiếp tục quan sát hình và nghe sự hướng dẫn của GV để
+ Lắp thân rô-bốt.
+ Lắp đầu rô-bốt. ( h4 SGK)
+ Lắp các chi tiết khác: tay, ăng ten, trục bánh xe.
- HS lần lượt lắp ráp các bộ phận để được con rô bốt hoàn chỉnh
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- HS nhắc lại các bộ phận của rô bốt
Hướng dẫn thực hành:
LUYỆN VIẾT : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đẹp đoạn viết “ Áo dài phụ nữ ... tân thời” của bài.
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ, cẩn thận khi viết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- GV ghi nhanh lên bảng những từ khó: tứ thân, bỏ buông, buộc thắt, vạt áo
- Lưu ý HS cách trình bày các đoạn văn
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết
- GV theo dõi, nhắc nhở tư thế ngồi cho HS
- GV chữa bài và nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương HS viết tiến bộ
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn viết
- HS đọc thầm 3, viết ra nháp những từ khó, dễ sai
- Nối tiếp từng HS đọc các từ khó mà các em vừa tìm
- HS viết bài
- HS tự soát lỗi.
- Cả lớp đổi chéo, tự chấm bài cho nhau
HĐGDNGLL:
GIAO LƯU VỚI HỌC SINH CÁC TRƯỜNG KHÁC, ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
I. Mục tiêu:
- HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn học sinh những trường khác, địa phương khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường và các học sinh tiêu biểu
- Tranh ảnh, tư liệu của địa phương...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cho HS
2. Giao lưu
- Phần chào hỏi, giới thiệu về trường, lớp mình
- Phần trao tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 lớp/trường
- Phần thi vẽ tranh
- Phần thi tiểu phẩm
- Phần biểu diễn văn nghệ
4. Tổng kết
- Cảm ơn, tổng kết buổi giao lưu
- HS thực hiện các phần việc đã được phân công.
- Đại diện HS của hai lớp/trường sẽ thực hiện tiết mục chào hỏi với hình thức tùy chọn
- HS trao quà lưu niệm cho nhau
- HS vẽ tranh về chủ đề “Hòa bình, hữu nghị”
- HS trình bày một tiểu phẩm ngắn về chủ đề “Hòa bình, hữu nghị”
- HS lần lượ trình bày các tiết mục văn nghệ hát, múa, đọc thơ về chủ đề hòa bình hữu nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc