Luyện Tiếng Việt:
LTVC: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vững được tác dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy
- HS vận dụng vào để làm các bài tập liên quan
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh kể chuyện
II. Các hoạt động dạy học:
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 32 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2015
LVBD Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kiến thức về phân số.
- Vận dụng vào giải các bài toán liên quan
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ chép hệ thống các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập
- GV nêu bài tập
Bài 1: Điền dấu > ;< ;= ?
a. - ; b. -
Bài 2: Tìm x
x = ; : =
Bài 3: Một cửa hàng may có 42m vải, họ may áo trẻ con hết số vải, còn lại là may áo người lớn. Hỏi cửa hàng may áo người lớn hết bao nhiêu m vải ?
*Bài 4 : Một hình chữ nhật có chiều dài là m, chiều rộng bằng chiều dài.
a. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
b. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật đó. Tính diện tích của hình vuông.
- GV theo dõi HS yếu
- GV nhận xét chung
- Cùng HS chữa bài, chốt kiến thức.
HĐ3. Nhận xét tiết học
-
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại đề bài
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với nhau để tìm cách thực hiện các bài tập trong thời gian 5 phút.
- Cả lớp làm vào vở, 4 HS làm bảng phụ
* Khuyến khích HS hoàn thành cả 4 bài tập
- Cả lớp chữa bài trên bảng phụ
Khoa học:
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được VD : môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Quan tâm đến giáo dục KNS và giáo dục BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả
* Quan tâm giáo dục BVNT và MT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 132 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài
*HĐ2: Quan sát
GV kết luận:
*HĐ3. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Hết thời gian, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài.
* Chúng ta cần phải sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào cho hiệu quả, không ảnh hưởng đến môi trường?
* Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường vùng biển quê em
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời câu hỏi: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu công dụng của một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
- Làm việc theo nhóm.
- HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì ?
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường.
- Các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
* Cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại ?
Lịch sử :
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu :
- HS biết được các thông tin về Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, biết được những chiến công của bà.
- Biết được ý nghĩa của di tích lịch sử đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh về đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu
- Tiểu sử của bà và bản Kê minh Thập sách
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tìm hiểu về Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu
- GV phát cho mỗi nhóm 2 HS 1 bản thông tin về Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu
- GV nêu câu hỏi thảo luận :
+ Bà Nguyễn Thị Bích Châu quê ở đâu ?
+ Hãy nêu một số nét tiêu biểu về bà Nguyễn Thị Bích Châu ?
+ Bà đã có chiến công gì trong việc giúp vua Trần Duệ Tông đánh giặc ?
+ Vì sao bà được phong tặng là Chế thắng Phu nhân ?
- Gv nhận xét, giảng bài
HĐ2 : Tìm hiểu về nội dung bản Kê minh Thập sách
HĐ3. Tìm hiểu về đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu
- GV giảng bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc các thông tin Gv cung cấp, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm đôi, cùng đọc thông tin để trả lời các câu hỏi :
+ Bà quê ở Hải Hậu, Nam Định
+ Bà là con gái của đại thần Nguyễn Tướng Công, Nàng Bích Châu sớm nổi tiếng thông tuệ. Giỏi văn chương thi phú, thạo âm nhạc. Càng lớn, nhan sắc nàng Bích Châu càng diễm lệ, lại có một khối óc nhận xét rất tinh vi, xuất sắc.
- HS đọc và trình bày
-1 HS đọc nội dung của bản Kê minh Thập sách
- Nối tiếp từng HS nêu những ý mà em hiểu trong 10 điều của bản Kê minh Thập sách
- HS nêu ý nghĩa của bản Kê minh Thập sách
- HS nêu những thông tin em tìm hiểu được về di tích lịch sử.
- Nêu ý nghĩa của di tích đối với địa phương.
- Nêu một số di tích lịch sử trong huyện mà em biết
HĐGDNGLL:
THKNS : XÂY DỰNG NHÂN HIỆU (T2)
Đã soạn ở tuần 30
Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2015
Đạo đức:
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS biết được một số việ làm thể hiện mình là người có đạo đức.
- HS liên hệ từng việc làm cụ thể của các em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các câu chuyện về những việc làm thể hiện là người có đạo đức xung quanh cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu về đạo đức địa phương
- GV nhận xét bổ sung thêm các nội dung của việc làm thể hiện điều đó.
HĐ2: Liên hệ thực tế
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà thực hiện các việc làm để thể hiện mình là người có đạo đức
- HS nối tiếp nêu một số việc làm cụ thể thể hiện là người có đạo đức.
- Học sinh kể các câu chuyện nói về người có đạo đức mà em biết
- HS liên hệ tới gia đình của mình xem đã thực hiện được điều đó chưa
- Trong các tổ chức của nhà trương thì tổ chức đội đã làm được những gì thể hiện rõ về con người có đạo đức.
Địa lí:
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm được vị trí địa lí, đặc điểm về tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh
- Nêu được một số hoạt động kinh tế chính của tỉnh Hà Tĩnh
* Quan tâm đến giáo dục BVMT và TN biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Thông tin về tỉnh Hà Tĩnh
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2. Tìm hiểu vị trí địa lí của tỉnh Hà Tĩnh
- GV nêu câu hỏi thảo luận
+ Hà Tĩnh nằm ở khu vực nào của nước ta? Phía Nam giáp với tỉnh nào? Phía Bắc giáp với tỉnh nào? Phía Tây giáp với nước nào? Phía Đông giáp với biển nào?
- GV kết luận
HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh
- GV cung cấp cho HS thông tin về địa hình, khí hậu, sông ngòi của tỉnh
- GV nêu câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh?
- Đặc điểm của sông ngòi Hà Tĩnh như thế nào? Hà Tĩnh có những con sông lớn nào?
* Tích hợp ND biển, đảo: Hà Tĩnh là vùng đất ven biển miền Trung, với nguồn tài nguyên biển đã đưa lại cho địa phương những nguồn lợi gì? Chúng ta cần phải làm gì để khai thác có hiểu quả nguồn lợi đó
- GV kết luận
2. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lên chỉ trên bản đồ vị trí của tỉnh Hà Tĩnh
- HS thảo luận nhóm 4, kết hợp giữa thống tin GV cung cấp và thông tin tự tìm hiểu để trả lời các câu hỏi
+ Địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh.
+ Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam nên khí hậu khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt
+ Sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là sông La, Ngàn Sâu
HDTH
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- HS kể lại một cách lưu loát, diễn cảm các câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép các yêu cầu kể chuyện
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV ghi nhanh đề bài lên bảng
- Đính bảng phụ chép các yêu cầu khi kể chuyện
HĐ2. Thực hành kể chuyện
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về những người phụ nữ anh hùng, những phụ nữ thành đạt trong cuộc sống.
- GV nhận xét cách kể chuyện của các em
+ Qua câu chuyện em vừa kể, em rút ra cho mình bài học gì?
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà kể lại các câu chuyện đó cho người thân nghe, và nhắc nhở những người thân từ bỏ các hủ tục lạc hậu về việc trọng nam khinh nữ
- Nối tiếp 3 HS đọc đề bài.
- HS đọc các yêu cầu đề vận dụng khi kể chuyện
- HS nối tiếp nhau kể tên các câu chuyện mà em lựa chọn.
- HS luyện kể chuyện theo nhóm bốn và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Lần lượt đại diện các nhóm kể lại câu chuyện đó cho cả lớp nghe, và nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể
- Cả lớp nhận xét, đánh giá câu chuyện bạn kể theo các tiêu chí: Nội dung, lời kể, ý nghĩa.
- HS trả lời
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015
Luyện Tiếng Việt:
LTVC: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vững được tác dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy
- HS vận dụng vào để làm các bài tập liên quan
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh kể chuyện
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập
- GV đính bảng phụ chép nội dung bài tập
Bài 1 : Điền các dấu câu thích hợp vào chỗ trống
- Hôm nay em và gia đình về thăm quê ngoại
- Chị làm ơn chỉ dùm em đường đến bưu điện với ạ
- Chao ôi, nhà bạn to thật đấy
Bài 2. Điền dấu phẩy vào các câu sau và nêu tác dụng của nó trong câu :
a. Mùa xuân đến bầu trời xanh hơn không khí trong lành hơn.
b. Mỗi buổi chiều Hùng Nam Trung thường rủ nhau đi đá bóng
c. Bằng sự nỗ lực của Trang bạn ấy đã đành được kết quả cao trong kì thi.
d. Lập tức mỗi chú chim rứt trên bộ cánh của mình một chiếc lông quý chiếc màu đỏ thắm chiếc màu xanh cách trả chiếc màu vàng tươi.
Bài 3 : Em hãy viết một đoạn đối thoại giữa em với bạn trong đó có sử dụng các dấu câu vừa ôn tập
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét kết quả bài làm của HS
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc nhở kiến thức vừa ôn tập
- 2HS lần lượt nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
- 4 HS nối tiếp đặt ba câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu cầu khiến
- 3 HS nối tiếp đọc 3 bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS trao đổi nhóm đôi với nhau trong thời gian 3 phút để cùng hoàn thành bài tập 1, 2. 2 nhóm làm vào bảng phụ sau đó nối tiếp HS trình bày và giải thích.
- Bài 3 HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt HS đọc đoạn mình vừa viết, nêu các dấu câu em đã sử dụng
- Lớp nhận xét bổ sung
Kĩ thuật:
LẮP RÔ BỐT (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được ro-bốt theo mẫu. rô bốt lắp tương đối chắc chắn
II. Chuẩn bị:
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét và đánh giá
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. HS thực hành lắp rô-bốt
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
- Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt
HĐ3: Đánh giá sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
- GV nhận xét,đánh giá chung.
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết xếp vào nắp.
a. Lắp từng bộ phận.
- HS đọc ghi nhớ, quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
- Trong quá trình thực hành lưu ý các điểm sau:
+ Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó,cần chú ý vị trí trên dưới của thanh chữ U dài
+ Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H 5a-SGK và chú ý lắp 2 tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
- Lắp ráp rô-bốt (hình 1 SGK)
+ HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- HS dựa vào tiêu chí GV đưa ra để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn, nhóm mình.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
Hướng dẫn thực hành:
TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững được khái niệm tài nguyên thiên nhiên
- Biết được một số tài nguyên thiên nhiên ở địa phương của em
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV nêu yêu cầu thảo luận:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Em hãy kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- GV kết luận.
HĐ2. Triển lãm
- GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm lớn, phát cho mỗi nhóm mỗi bảng phụ.
- Hướng dẫn HS cách trưng bày
- GV nhận xét các nhóm
+ Mỗi tài nguyên thiên nhiên đó có tác dụng gì đối với đời sống con người.
HĐ3. Củng cố, tổng kết
- Chốt kiến thức, nhận xét tiết học
- HS thảo luận nhóm đôi để hỏi đáp với nhau.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo tổ, 3 tổ sẽ cùng thi đua trưng bày các tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh, huyện, xã mà em đang sinh sống.
- Các em dán các hình đã sưu tầm lên bảng phụ sau đó trưng bày lên bảng lớp.
- Sau 10 phút, cả lớp cùng GV sẽ đi tham quan góc trưng bày của nhóm, đại diện nhóm giới thiệu cho cả lớp biết những loại tài nguyên thiên nhiên mà ở địa phương em đang sinh sống.
- Nhóm nào tìm được nhiều tài nguyên, đúng với thực tế và trưng bày đẹp nhóm đó sẽ dành chiến thắng.
- HS trả lời
HĐGDNGLL:
THI TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
- HS có thêm hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Thông qua đó, giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ và quyết tâm học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm được :
+ Thể lệ cuộc thi
+ Nội dung các câu hỏi
+ Nguồn thu thập các thông tin để dự thi
+ Thời hạn nộp bài thi
+ Danh sách ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi
+ Các giải thưởng
4. Chấm thi
Tiêu chí chấm thi
- Trả lời chính xác các câu hỏi
- Viết có cảm xúc
- Nộp bài đúng hạn
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ
5. Lễ trao giải
- Trưởng ban tổ chức công bố kết quả cuộc thi
- Đại biểu lên trao giải
2. HS sưu tầm, thu thập các tư liệu cần thiết và viết bài dự thi
3. HS nộp bài dự thi
- HS đạt giải nhất đọc bài thi của mình
- Phát biểu của HS tham dự
- Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ với thiếu nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc