Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 (buổi chiều)

Kĩ thuật:

NẤU CƠM

I. Mục tiêu:

- HS biết cách nấu cơm

- Liên hệ với gia đình cách nấu cơm

* Quan tâm giáo dục BVMT; SDNL tiết kiệm và hiệu quả

II. Đồ dùng dạy học:

- Gạo tẻ

- Nồi nấu cơm, bếp, ra, chậu vo gạo

- Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014 Luyện Toán: LUYỆN TẬP VỀ KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - HS nắm vững khái niệm, cấu tạo, cách đọc và viết các số thập phân ở dạng đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức 2. Luyện tập - GV đính bảng phụ chép nội dung bài tập Bài 1: Viết cách đọc các số thập phân 0,5 ; 0,7 ; 0,02 ; 0,005 ; 0,2 ; 0,9 ; 0,08 Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống 9dm = m = m ; 4mm = = ..m 5cm = m =m; 9g = kg =kg Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số 0 1 ... ... .... ... ... ... ... ... ... 3. Củng cố, dặn dò - Chấm bài, tuyên dương HS tiến bộ - HS nêu nội dung chính về bài số thập phân - Nối tiếp 3 HS đọc 4 bài tập - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận để tìm cách thực hiện các bài tập. Sau đó cả lớp làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ 3 bài và trình bày - Cả lớp hoàn thành 3 bài tập - Cả lớp nhận xét, bổ sung Khoa học: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu: - HS biết được nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm não * Quan tâm đến giáo dục KNS và GD BVMT II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về bệnh viêm não - GV nêu nhiệm vụ - GV nhận xét và nêu kết luận. * HĐ2: Thảo luận cách phòng bệnh sốt rét. - GV giáo dục 3. Củng cố dặn dò: - Dặn về nhà thực hành các việc làm phòng chống bệnh sốt rét. - 3 HS trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân gây ra bênh sốt xuất huyết là gì? + Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? - HS thảo luận theo nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm trình bày vào bảng phụ. - 2 nhóm nhanh nhất sẽ lên bảng trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét - HS quan sát hình vẽ trong SGK thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Mọi người trong hình đang làm gì? + Chúng ta cần là gì để phòng bệnh viêm não cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh? - Các nhóm trình bày - 2 HS đọc mục “Bạn cần biết” Hướng dẫn thực hành: KHOA HỌC: ÔN BÀI TUẦN 5, 6 I. Mục tiêu: - HS biết xử lí các tình huống khi gặp các lời mời sử dụng chất gây nghiện II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn thực hành - GV nêu các tình huống: + Em gặp một nhóm bạn đang ngồi uống rượu, họ rủ rê em uống. Em sẽ xử lí như thế nào? + Em gặp 2 anh học cấp 2 đang hút thuốc. Họ chặn đường, ép e phải hút thuốc lá họ mới cho đi. Em sẽ xử lí như thế nào? + Em gặp một nhóm thanh niên đang sử dụng ma túy. Em sẽ làm gì lúc đó 2. Củng cố, dặn dò - GV giáo dục các em về nhà khuyên bảo người thân không sử dụng các chất gây nghiện - 1 HS nêu lại các tình huống - HS làm việc nhóm 6, cùng phân vai đóng tình huống và xử lí - Cả lớp theo dõi và nhận xét theo các gợi ý: + Cách xử lí của nhóm bạn đã hợp lí chưa + Các bạn diễn xuất như thế nào - Tuyên dương các nhóm diễn xuất tốt và xử lí hình huống hay HĐGDNGLL: THKNS: CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Bài học giúp em chuẩn bị bài tốt nhất để bài thuyết trình của mình đạt hiệu quả cao. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép tình huống III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Tìm hiểu các bước cho việc chuẩn bị chủ đề thuyết trình Bước 1: Chọn chủ đề - GV nêu yêu cầu thảo luận: Khi thuyết trình, em cần căn cứ vào những yếu tố nào để lựa chọn chủ đề thích hợp? - GV rút ra bài học: Tiêu chí chọn chủ đề là: chủ đề mình hiểu biêt, thích và phù hợp với đối tượng người nghe Bước 2: Thiết kế nội dung - GV đính bảng phụ chép tình huống - GV nêu chủ đề cần thuyết trình: Thiên nhiên quanh em - GV rút bài học Bước 3: Phân công nhiệm vụ - Khi phân công nhiệm vụ em lựa chọn cách phân công nào: + Tất cả làm một việc + Mỗi người làm một việc + Một người chịu trách nhiệm làm mọi việc + Chia thành từng đội nhỏ + Ý kiến khác - GV kết luận và rút ra bài học HĐ2. Chuẩn bị minh họa cho bài thuyết trình a. Hình ảnh + Vì sao cần minh họa bằng hình ảnh? * GV nêu các câu chủ đề + Tất cả mọi điều trên thế giới đều được tạo nên từ hi vọng + Chỉ có hành động mới thành công + Lắng nghe là kim cương * Hình ảnh em sử dụng để minh họa cho bài thuyết trình cần đảm bảo yếu tố gì? * Sử dụng hình ảnh trong bài thuyết trình có tác dụng gì? - GV rút bài học b. Dụng cụ - GV kết luận HĐ4. Luyện tập - GV củng cố bài - HS trao đổi nhóm 4, vận dụng lại các bài học của tiết TLV “Luyện tập thuyết trình, tranh luận” để trả lời câu hỏi. - HS tự nêu ra những chủ đề để thuyết trình với các đối tượng: + Với các bạn + Với anh chị + Với người lớn tuổi + Với người già - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc tình huống - HS thảo luận nhóm 4 để cùng trao đổi và tìm ra phương pháp khởi tạo ý tưởng phù hợp với chủ đề yêu cầu - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét - Từng HS vạch ra giấy nháp 5-7 ý tưởng cho chủ đề - Nối tiếp HS trình bày các ý tưởng - Nhóm trưởng của từng nhóm nêu những việc cần làm sau khi thiết kế nội dung thuyết trình cho cả đội - Đại diện các nhóm trình bày - Từng HS nêu các hình thức minh họa cô giáo thường sử dụng - Hình ảnh thường sinh động, thu hút người theo dõi, nội dung cụ thể - HS thảo luận nhóm đôi - Quan sát các hình ảnh minh họa cho từng câu chủ đề và lựa chọn hình ảnh nào phù hợp với chủ đề đó nhất. Giải thích > Rõ nét > Đẹp mắt > Phù hợp với nội dung >Mang chiều hướng tích cực -> Thu hút người nghe -> Giúp người nghe hình dung rõ hơn về bài nói -> Giúp người nói trình bày dễ dàng hơn - Từng câu hỏi, các nhóm lựa chọn đáp án để trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến - HS làm việc nhóm 4 thảo luận các câu hỏi + Để chuẩn bị cho chủ đề “Bảo vệ môi trường”, theo em cần chuẩn bị những dụng cụ gì? + Dụng cụ có tác dụng gì trong bài thuyết trình? + Khi chuẩn bị dụng cụ, em cần đảm bảo các yếu tố nào? - Từng nhóm 6 HS chuẩn bị 1 bài thuyết trình và các dụng cụ đi kèm để minh họa - Từng nhóm nêu chủ đề của bài thuyết trình của mình, những dụng cụ em chuẩn bị. Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Củng cố lại khái niệm về từ nhiều nghĩa; nắm vững được các nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ. - Vận dụng làm được các bài tập liên quan. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - GV nhận xét, nhắc lại Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - GV nêu bài tập Bài 1: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ sau: đầu, chân, mắt. Bài 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh dòng sông buổi hoàng hôn trong đó có sử dụng các từ nhiều nghĩa - GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án. - GV chấm một số bài Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập 3 - Một số HS nhắc lại khái niệm về từ nhiều nghĩa, cho một số ví dụ. - 2 HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập Bài 1: HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập Bài 2, 3: HS làm vào vở - Từng HS trình bày bài làm của mình, cả lớp nhận xét Kĩ thuật: NẤU CƠM I. Mục tiêu: - HS biết cách nấu cơm - Liên hệ với gia đình cách nấu cơm * Quan tâm giáo dục BVMT; SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Gạo tẻ - Nồi nấu cơm, bếp, ra, chậu vo gạo - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Dạy – học bài mới. HĐ1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình - GV chốt ý: Có hai cách nấu cơm - GV nêu vấn đề : + Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo ? + Hai cách nấu cơm trên có những ưu, nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau nhau ? HĐ2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp - GV lưu ý HS cách nấu cơ bằng bếp đun : + Nên chọn nồi có đáy dày để cơm không bị cháy và ngon cơm . + Cho lượng nước vừa phải + Nước sôi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn . + Lúc đầu phải đun lửa to, đều . Khi nước cạn phải giảm lửa thật nhỏ ( hoặc phải cời than cho đều ) - GV thực hiện các thao tác nấu cơm bằng bếp đun * Giáo viên GD BVMT và SDNL tiết kiệm trong khi nấu ăn 3. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết tiết học + Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? + Khi tham gia giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ? - HS nêu các dụng cụ và nguyên liệu cần có khi nấu cơm bằng bếp đun. + Cách 1 : Phải giảm nhỏ lửa khi nước đã cạn để cơm chín đều, dẻo, không có mùi khê, mùi cháy + Cách 2 : Không cần phải giảm nhỏ lửa, khi cạn nước , cơm chín đều, dẻo, không bị khô hoặc nhão . + Ưu : Cả 2 cách đều cho cơm chín, dẻo + Nhược : Cách 1 : Cơm dễ bị nhão, khét ,.. Cách 2 : Phụ thuộc vào nguồn điện - HS làm việc nhóm 4 cùng thảo luận các câu hỏi: 1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun 2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện 3. Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun 4. Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu (chín đều, dẻo) , cần chú ý nhất khâu nào ? 5. Nêu ưu , nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun 6. Trong 2 cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nào ? Tại sao ? - HS nhắc lại ghi nhớ Hướng dẫn thực hành: LUYỆN VIẾT: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết “Trên đường trở về kinh đô .....tiếng hát của nghệ sĩ tài ba” trong bài tập đọc “Những người bạn tốt” - Luyện viết chữ đẹp cho các HS - GD tính thẩm mĩ cho các em II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn luyện viết - GV đọc với tốc độ vừa phải từng câu cho HS viết - GV nhắc HS tư thế ngồi viết - Theo dõi, uốn nắn HS yếu 2. Chấm bài và nhận xét - GV chấm nhanh các bài viết của HS - Nhận xét những lỗi HS mắc phải nhiều - Tuyên dương HS viết đẹp, HS viết tiến bộ - 2 HS đọc đoạn luyện viết - HS tìm từ khó để luyện viết: A-ri-ôn, boong tàu, dong buồm, thưởng thức - 1 HS trung bình đọc các từ khó. Nêu các từ viết hoa - 1HS nêu cách trình bày bài. - HS nghe viết vào vở - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi HĐNGLL: VIẾT THƯ, GỬI THIẾP CHÚC MỪNG THẦY, CÔ GIÁO CŨ I. Mục tiêu: - Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò - HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô giáo - HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học - Phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh ảnh về ngày lễ 20.11 - Các bức thư hay gửi thầy giáo, cô giáo cũ - Các câu chuyện về tình thầy trò; các bài hát ca ngợi thầy giáo, cô giáo, trường, lớp, bạn bè III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị Bước 2: Tiến hành - Giáo dục HS thái độ biết ơn, kính trọng những người đã có công dạy dỗ các em Bước 3: Tổng kết - Nhận xét hoạt động - Trước 2 tuần HS sưu tầm các bức thư hay gửi cô giáo cũ, các bài hát, câu chuyện về tình thầy trò. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Xây dựng chương trình hoạt động - Cả lớp hát bài “Bụi phấn” - HS thảo luận nội dung bài hát - HS đọc vài bức thư gửi thầy giáo, cô giáo - HS làm thiếp, viết thư chúc mừng thầy cô giáo. - HS kể chuyện về tình cảm thầy trò. Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014 Đạo đức: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. HS khá, giỏi: Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu truyện “Thăm mộ” - GV nêu kết luận. HĐ3: Tìm hiểu thế nào là biết ơn tổ tiên - GV kết luận HĐ4: Liên hệ bản thân. + Các em đã làm được những việc làm gì để thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên? 3. Củng cố, dặn dò: - GV giao việc về nhà - Nhận xét tiết học - Em hãy kể lại một tấm gương biết vượt khó trong học tập? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Trong bức tranh có những ai? Bố và Việt đang làm gì? - HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi + Nhân dịp tết cổ truyền, bố Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? + Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt gì khi kể về tổ tiên? + Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ? + Qua câu chuyện trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên? Vì sao? - HS báo cáo kết quả thảo luận, - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành bài tập 1 trong SGK. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS liên hệ những việc mình đã làm - Sưu tầm tranh ảnh bài báo về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao tục ngữ về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. - Tìm đọc câu chuyện Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau, Phù Đổng Thiên Vương. Địa lí: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Xác định và mô tả được ví trí của nước ta trên bản đồ. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí 1 số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. * Quan tâm đến giáo dục BVMT và SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ, lược đồ tự nhiên Việt Nam III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Ôn tập về vị trí giới hạn - các loại đất chính ở nước ta + Bước 1: Xác định giới hạn phần đất liền của nước ta. - GV phát phiếu học tập có nội dung. - Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam. - Giáo viên chốt. + Bước 2: - GV chốt ý HĐ2: Ôn tập sông ngòi địa hình Việt Nam - Tìm tên sông, đồng bằng lớn ở nước ta? - Tìm dãy núi ở nước ta? - Giáo viên chốt ý * Em biết gì về thực trạng sông ngòi nước ta hiện nay? * Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường sông ngòi? HĐ3: Đặc điểm tự nhiên Việt Nam - GV nhận xét chốt ý *Chúng ta cần khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như thế nào - GV liên hệ GD BVMT 3. Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà ôn lại các đặc điểm của khí hậu, sông ngòi, đất và rừng nước ta. - Nhận xét tiết học. - 2, 3 HS trả lời câu hỏi + Kể tên các loại rừng ở Việt Nam và cho biết đặc điểm từng loại rừng? + Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng? - HS thực hiện các nhiệm vụ: Sửa bản đồ chính sau đó lật từng bản đồ của từng nhóm cho học sinh nhận xét. - Các nhóm thực hành sau đó lần lược lên đính vào bản đồ. - Một vài em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. Cho nhóm 4 tô màu: + Đất pheralít ® tô màu cam + Đất phù sa ® tô màu nâu (màu dưa cải) - Học sinh nhận xét, so sánh với bản đồ phóng lớn của giáo viên. - Các nhóm khác bổ sung. - Học sinh thảo luận khoảng 7’, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại qua trò chơi “Đối đáp nhanh” bằng hệ thống câu hỏi: 1/ Con sông gì nước đỏ phù sa, tên sông là một loài hoa tuyệt vời? 2/ Sông gì tên họ giống nhau bởi từ một nhánh tách thành 2 sông? 3/ Sông gì tên gọi giống hệt anh hai? 4/ Sông gì mà ở Bắc kia nghe tên sao thấy lặng yên quá chừng? 5/ Sông nào bồi đắp phù sa nên miền hào khí quê ta lẫy lừng? 6/ Trải dài từ Bắc vào Trung giúp ta đứng dậy đánh tan quân thù? (Dãy núi nào? 7/ Dãy núi nào có đỉnh núi cao nhất Việt Nam? 8/ Kẻ ở Bắc, người ở Nam làm nên vựa lúa vàng ong sắc trời? - Thi đua 2 dãy trả lời - Thảo luận theo nhóm 5 nội dung sau: Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu, sông ngòi, đất và rừng - Học sinh từng nhóm trả lời viết trên bìa nhóm Hướng dẫn thực hành: THỰC HÀNH NẤU CƠM I. Mục tiêu: - HS biết cách nấu cơm. - HS biết sử dụng năng lượng chất đốt tiết kiệm và có hiệu quả II. Đồ dùng dạy học - Nồi nấu cơm, gạo, củi.... III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Củng cố kiến thức - Chúng ta có thể dùng các loại chất đốt nào để nấu cơm 2. Hướng dẫn thực hành - GV nêu yêu cầu thực hành : Mỗi nhóm nấu một nồi cơm bằng bếp củi trong thời gian 15 phút. Đội nào nấu cơm xong trước, cơm chín, không bị nhão, bị khê thì sẽ dành chiến thắng - GV theo dõi, hướng dẫn các em và nhắc nhở các em bảo đảm an toàn, tránh bị bỏng - GV tuyên dương nhóm nấu ngon, sử dụng tiết kiệm củi nấu nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, liên hệ HS về nhà giúp bố mẹ nấu cơm . - 1 HS nhắc lại các cách nấu cơm - Củi, gas, điện - HS làm việc nhóm 4. Các nhóm về vị trí của mình theo sự phân công của GV. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng bạn để thực hiện các bước nấu cơm. - Sau 15 phút, các nhóm trình bày kết quả của mình - Các nhóm cùng đi thử cơm của nhóm bạn nấu và nêu nhận xét. - Cả lớp cùng GV bình chọn nhóm nấu cơm ngon nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan