Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 1 - Năm học: 2017 – 2018

I. MỤC TIÊU

- Giới thiệu chương thể dục lớp 5. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. Một số quy định về nội quy, yêu cầu rèn luyện. HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học cách xin phép ra, vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to rõ, đủ nội dung. Trò chơi: “kết bạn" HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi. Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm.

- HS biết hợp tác, chia sẻ, có ý thức chấp hành nội quy.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 1 - Năm học: 2017 – 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 01/09/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 0 4 tháng 9 năm 2017 Khoa học Tiết 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Bước đầu hiểu được ý nghĩa của sự sinh sản. HS có kỹ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau. - HS bước đầu có được tình cảm gắn bó trong gia đình, quan hệ với những người có cùng huyết thống, yêu thương bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi: “Bé là con ai”, hình trang 4,5 sgk. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức (2’) Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn Khoa học của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giới thiệu chương trình môn Khoa học lớp 5. - Giới thiệu chủ đề “Con người và sức khoẻ”; Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thực hiện yêu cầu 1 (ý 1) bằng hình thức tổ chức trò chơi “Bé là con ai”theo nhóm đôi. - GV phổ biến cách chơi, phát phiếu dùng cho trò chơi. - Tổ chức cho HS chơi theo hướng dẫn. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Đặt câu hỏi thảo luận: + Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé? + Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? Kết Luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố ,mẹ của mình. Hoạt động 3: Thực hiện yêu cầu 1 (ý 2) bằng hình thức thảo luận nhóm đôi với các hình trang 4, 5 SGK: - Yêu cầu HS QS hình, đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - Thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. Kết Luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, giòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống bài. - Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk; chuẩn bị cho bài: “Nam hay nữ”. - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị. - HS theo dõi. - HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn. - HS thảo luận ,phát biểu ý kiến. - HS nhắc lại kết luận cho HĐ trên. - HS quan sát hình, đọc lời thoại, thảo luận nhóm đôi; trình bày KQ thảo luận. - HS liên hệ, giới thiệu về gia đình mình. - Nhắc lại KL cho HĐ trên. - HS hệ thống lại nội dung bài. - Đọc mục Bạn cần biết trang 5 SGK. Lịch sử Tiết 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH I. MỤC TIÊU - HS biết đuợc thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì; nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp. Rèn kĩ năng diễn đạt, thảo luận và làm việc nhóm. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; biết ơn người có công với đất nước, II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Hình minh họa SGK phóng to, bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của HS - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2’) 2. Dạy bài mới (30’) Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về cuộc khởi nghĩa của Trương Định (5’) - Yêu cầu HS đọc phần đầu bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định (13’) Hỏi: + Điều gì khiến Trương Định băn khoăn suy nghĩ? Hoạt động 3: Tìm hiểu những đánh giá của nhân dân đối với ông (12’) Hỏi: + Em hãy cho biết những tình cảm của nhân dân đối với Trương Định? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 3. Củng cố dặn dò (3’) - Yêu cầu học sinh nhắc lại những đóng góp của Trương Định. - GV bổ sung, dặn dò. - HS đọc bài - Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và trả lời những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi lệnh vua ban về giải tán lực lượng kháng chiến. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Thảo luận nhóm 4 + Suy tôn Trương Định làm chủ soái + Làm lễ tôn Trương Định làm nguyên soái + Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc, phất cao cờ “Bình Tây” chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân chống thực dân Pháp - HS trả lời Ngày soạn: 02/09/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 05 tháng 9 năm 2017 Địa lí Tiết 1: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU - Giúp HS mô tả sơ lược được vị trí địa lý và giới hạn của nước VN: Trên bán Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. VN vừa có biển vừa có đất liền, đảo và quần đảo. Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam- pu –chia. Ghi nhớ diện tích phần đất liền của VN khoảng 330 000 km2. Rèn kĩ năng chỉ bản đồ, kĩ năng diến đạt. - HS ham học hỏi, khám phá, biết hợp tác, chia sẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, quả địa cầu. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới (30’) Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn (15’) - Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp (* Tích hợp ND về biển, đảo) Hỏi: + Đất nước VN gồm những bộ phận nào? Chỉ vị trí phần nước ta trên bản đồ? + Nước ta giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền ? + So sánh diện tích đất liền và biển? + Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta? - GV chốt kết luận và GD ý thức về chủ quyền lãnh hải Hoạt động 2 : Hình dạng và diện tích (15’) Hỏi: Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Chỉ và nêu DT nơi hẹp nhất? + Diện tích lãnh thổ? - GV chốt kết luận 3. Củng cố dặn dò (3’) Tổ chức HS chơi trò chơi “Tiếp sức” Nhận xét tiết học - Từng cặp HS ngồi cùng bàn quan sát hình 1 trao đổi thảo luận câu hỏi GV đưa ra để trả lời. - Đất liền và biển, đảo, quần đảo. - Nước ta có biển bao bọc. Thuận lợi cho giao lưu với các nước trên thế giới. - HS chỉ: Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc - Đông, nam và tây nam - Biển rộng hơn rất nhiều. - Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,...Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Thảo luận nhóm 4 HS trả lời: Hẹp ngang, chạy dài theo bờ biển, cong hình chữ S. - Dài 1650 km - Diện tích 330 000 km2 - Hai nhóm, mỗi nhóm cầm 7 tấm bìa ghi tên đảo, quần đảo, 3 nước láng giềng lên gắn vào lược đồ trống. Thể dục Tiết 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP, ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ –TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. MỤC TIÊU - Giới thiệu chương thể dục lớp 5. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. Một số quy định về nội quy, yêu cầu rèn luyện. HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học cách xin phép ra, vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to rõ, đủ nội dung. Trò chơi: “kết bạn" HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi. Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm. - HS biết hợp tác, chia sẻ, có ý thức chấp hành nội quy. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ - Phương tiện: Còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Thời gian, định lượng Phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu -Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. -Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Phần cơ bản a)Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. b) Phổ biến nội quy, yêu cầu luyện tập: Trong giờ học quần áo,gọn gàng,... c) Biên chế tập luyện. - Chia tổ theo biên chế lớp và lớp bầu ra. d) Ôn tập đội hình đội ngũ. - Cách chào và báo cáo. e) Trò chơi: Kết bạn. 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét đánh giá, giao bài tập về nhà. 2’, 1 lần 2’, 1 lần 3’, 1 lần 3’, 1 lẩn 3’, 1 lần 5’, 1 lần 6’, 2 lần 7’, 2 lần 1’, 1 lần 2 – 3’, 1 lần - Hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác khởi động và tham gia trò chơi - GV giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình. - Tổ chức cho HS đứng theo đội hình: ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ - Hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác đội hình đội ngũ. ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ - Giáo viên làm mẫu và phổ biến luật chơi. Tổ chức cho HS chơi - Chơi thử một lần: - Thực hiện chơi thật. Ngày soạn: 03/09/2017 Ngày dạy: Thứ tư ngày 06 tháng 9 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU - HS tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa; phân biệt sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa. Rèn HS có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết. - HS biết lắng nghe, chăm chỉ và tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn mầu - HS: Đồ vật có màu khác nhau III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV hỏi về từ đồng nghĩa nêu ví dụ - Nhận xét củng cố 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Hướng dẫn HS làm bài tập (29’) Bài 1, 2: - Cho HS đọc yêu cầu - Gọi HS trả lời. - GV chấm nhận xét Bài 3 - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS làm vở - GV chấm nhận xét + Tại sao lại dùng từ “điên cuồng”? + Tại sao lại nói mặt trời “nhô” lên chứ không phải là mặt trời “mọc” lên hay “ngoi” lên 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về ôn bài. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc yêu cầu - HS trả lời miệng. - Chữa bài, đưa màu ra làm mẫu. a) chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lét,.... b) chỉ màu vàng:vàng ươm, vàng nhạt, vàng vàng,.... c) Chỉ màu đỏ: đỏ chót, đỏ tươi,..... d) Chỉ màu trắng,trắng tinh, trắng toát, trắng muốt.... + Vườn rau cải nhà em mới lên xanh mướt. + Búp hoa lan trắng ngần. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày lớp nhận xét. - Cả lớp nhận xét + Dùng từ: điên cuồng có nghĩa là mất phương hướng không tự kiềm chế còn dữ dằn lại có sắc thái rất dữ làm cho người khác sợ. + Dùng từ nhô là đưa phần đầu cho vượt lên phía trước so với cái xung quanh. cõng mặt trời là nhô lên mặt nước và tiếp tục ngoi lên. - 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Kể chuyện Tiết 1: LÝ TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU - HS biết kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Rèn kĩ năng nghe, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn. - HS có tinh thần yêu nước và ý thức tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, mẩu chuyện kể về Lý Tự Trọng. - HS: SGK, Kể chuyện theo tranh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra SGK và đồ dùng của HS. 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (1’) - Em biết gì về anh Lý Tự Trọng? - GV: Lý Tự Trọng tham gia CM từ khi mới 13 tuổi. Những chiến công và sự hi sinh của anh được biết đến như là một huyền thoại b) GV kể chuyện (8’) - GV kể lần 1 và viết tên nhân vật lên bảng. - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh. - Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó: sáng dạ, mít tinh, luật sư, tuổi thành niên, quốc tế ca. Hỏi: + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngoài từ khi nào? + Về nước anh làm nhiệm vụ gì? + Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất? c) HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (12’) Bài tập 1. - HD tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. - Treo bảng phụ, yêu cầu đọc lại lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng. - Nhận xét bổ sung. d) HS kể trước lớp (9’) Bài tập 2-3. - HD học sinh kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của thầy cô. + Kể xong cần trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện. - HD rút ra ý nghĩa. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt Nam? - Dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe - HS kiểm tra chéo nhau. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS nghe và quan sát tranh minh hoạ - HS nghe và xem tranh. - HS nghe. + Lý Tự Trọng, tên đội tây, mật thám Lơ- grăng, luật sư. + Anh được cử đi học nước ngoài năm 1928. + Anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. + HS tự trả lời. - Đọc yêu cầu của bài. - Trao đổi nhóm đôi. - Phát biểu lời thuyết minh cho tranh + Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập + Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu troa đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển. + Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong vông việc + Tranh 4: Trong một buổi mít tinh anh đã bắn chét tên mật thanứm, cứu đồng đội và bị giặc bắt + Tranh 5: trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình + Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài quốc tế ca - Đọc lại lời thuyết minh. - Nêu và đọc to yêu cầu nội dung. - Kể diễn cảm theo cặp, theo đoạn - Kể toàn bộ câu chuyện. - 2-3 em thi kể diễn cảm trước lớp. - Nhận xét đánh giá. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS nêu. - HS nghe và thực hiện. Giáo dục ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 1: LỄ KHAI GIẢNG I. MỤC TIÊU - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng. - Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng tự hào trong ngày khai giảng. - Biết yêu trường yêu lớp. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG - Tổ chức theo quy mô toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Đĩa nhạc bài quốc ca - Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, phông màn, khẩu hiệu,... - Giấy mời cha mẹ học sinh, đại diện các ban ngành địa phương. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG a) Bước 1 : Chuẩn bị - Hướng dẫn học sinh tập các bài hát Quốc ca, Đội ca - Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ - Hướng dẫn HS chuẩn bị chào cờ, cách đón các em HS lớp 1. - Trang trí lễ đài. b) Bước 2: Tiến hành lễ khai giảng. - Đội nghi thức của trường và HS lớp 5 đón các em lớp 1 vào vị trí trung tâm của lễ đài. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - Lễ chào cờ - Hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết thành tích năm học trước - Đại diện chính quyền địa phương đọc thư của chủ tịch nước. - Đại diện học sinh đọc lời hứa - Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng năm học mới, đánh trống khai giảng. - Bế mạc lễ khai giảng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Học sinh xếp hàng về lớp Ngày soạn: 03/09/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 08 tháng 9 năm 2017 Kĩ thuật Tiết 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 1) I. MỤC TIÊU - Biết cách đính khuy hai lỗ, đính được khuy hai lỗ đúng, tương đối chắc chắn. - HS biết tự phục vụ, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Mẫu đính khuy hai lỗ; một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - HS: Bộ dụng cụ cắt- khâu -thêu lớp 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức (2’) 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (1’) b) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu (10’) - GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi. - GV đưa mẫu đính khuy hai lỗ- hướng dẫn hs quan sát mẫu kết hợp H.1b/sgk và đặt câu hỏi sgk. + Về đường chỉ đính khuy + Khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm. - GV tóm tắt lại nội dung như sgk. c) Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thao tác kĩ thuật (20’) - HD HS đọc mục 1, quan sát H.2/sgk và TLCH. - Yêu cầu HS quan sát uốn nắn và hd nhanh. - Yêu cầu HS nêu cách chuẩn bị đính khuy, HD HS đặt khuy vào điểm vạch dấu. - HD HS quan sát h.5 sgk và nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. - GV làm lại , gọi 1-2 HS làm lại. - Yêu cầu hs thực hành. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS kiểm tra chéo nhau sách, vở, đồ dùng học tập. - HS quan sát khuy đính trên sản phẩm. - HS nhận xét về khoảng cách giữa các khuy so sánh vị trí. - HS đọc lướt các nội dung sgk mục II sgk và nêu tên các bước trong quy trình đính khuy. - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. - HS quan sát - HS cả lớp thực hành theo hướng dẫn GV. - HS nêu lại các bước thực hiện. - HS thực hành. Toán (ôn) ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ MỤC TIÊU - HS thực hiện được các phép tính với phân số, rút gọn phân số, giải được một số bài toán có lời văn liên quan tới phân số, HS có kĩ năng tính toán, giải toán. HS có ý thức tự giác học bài và làm bài, biết giúp đỡ bạn. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: Phấn màu, thước HS: Bảng con, phấn, thước CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức (2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. 2. Ôn tập (30’) Bài 1. Tính + b) - c) x d) : - Gọi HS nêu lại cách thực hiện các phép phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 48cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chiều dài và chu vi của hình chữ nhật đó. - Gọi HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Rút gọn các phân số sau: ; ; ; - Gọi HS trình bày - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. Tìm y a) y + = b) : y = - Cho HS làm vào vở - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về tự luyện tập các bài tập về phân số. - HS làm bài vào vở, 4 HS làm trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. - HS nêu lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. - HS đọc đầu bài, phân tích đề sau đó làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. - HS làm bài vào bảng con, 4 HS lên bảng làm. - HS trình bày cách làm, nhận xét, chữa bài. - HS đọc đề bài, nêu các thành phần trong phép tính, cách làm bài sau đó làm vào vở. - HS trình bày bài làm. - Nhận xét, chữa bài. Tiếng Việt (Ôn) ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. MỤC TIÊU - HS biết thế nào là danh từ, động từ, tính từ, biết xác định danh từ, động từ, tính từ. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Nháp, bút chì, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) - Tổ chức cho cả lớp hát một bài 2. Ôn tập Gọi HS nêu lại thế nào là danh từ, động từ, tính từ và lấy ví dụ. - GV nhận xét, chốt lại. Làm bài tập Bài 1. Xác định từ loại của các từ sau: Sách, vở, quần, áo, mưa, nắng,cây cối, xinh, xấu, béo, gầy, cao, chạy, hát đá bóng, múa, buồn, vui, xanh đậm. xanh biếc, đỏ thắm, đá cầu. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Gạch chân và xác định từ loại của các từ có trong đoạn thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau. - N hận xét, chốt lại bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại danh từ, động từ, tính từ. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhàn ôn tập, tự lấy ví dụ về danh từ, động từ, tính từ. Cả lớp hát - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - HS ghi vào vở. - HS độc bài tập sau đó làm vào vở (kẻ cột hoặc chia nhóm) - 3 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS chép bài thơ và làm vào vở bằng bút chì. - 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS nhắc lại. - Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 1 chiều.doc
Tài liệu liên quan