Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 17 - Năm học: 2017 - 2018

Tập đọc

Tiết 34: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

 I. MỤC TIÊU

 - HS đọc trôi chảy các bài ca dao, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát; hiểu ý nghĩa của bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

 - HS biết tự học, yêu lao động, quý trọng, biết ơn người lao động, chăm làm việc nhà, có ý thức giúp đỡ gia đình các công việc phù hợp với lứa tuổi.

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 17 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Ngày soạn: 22/12/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 81: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS thực hiện được các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi 1 HS lên bảng tính: + Tìm một số biết 65% của số đó là 39. - Nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. Tính a) 266,8 : 46 b) 3 : 12,5 - Yêu cầu HS làm ra nháp, gọi 2 HS lên bảng tính. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. Tính (139,24 - 56,2) : 2,4 + 11,53 × 2 - Cho HS làm vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - Yêu cầu HS làm vào vở. - GV quan sát, hướng dẫn HS. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 4. - Gọi HS đọc đầu bài. - Gọi HS nêu cách chọn và giải thích. - GV nhận xét, hướng dẫn lại. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập. - 1 HS lên bảng làm, HS khác làm ra nháp. - HS làm ra nháp, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS làm vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ. - HS trình bày bài làm, HS khác chia sẻ. - HS sửa bài (nếu sai) - HS đọc đầu bài. - HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Trình bày bài, nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - HS đọc đầu bài. - HS suy nghĩ, chọn đáp án đúng và giải thích. - 1 HS hệ thống lại bài. - Lắng nghe. Tập đọc Tiết 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy bài văn, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng; hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - HS có biết tự học, tự đặt câu hỏi, hợp tác, chia sẻ; yêu lao động. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi HS đọc toàn bài. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - Giải nghĩa từ khó cùng HS. - Gọi HS đọc lại bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (14’) - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài, ghi vào phiếu và chia sẻ với các bạn trong nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên chia sẻ câu hỏi với cả lớp. (chọn câu hỏi hay để chia sẻ) - Nhận xét, khen ngợi. HĐ3. Đọc diễn cảm (8’) - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài rồi cho HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình yêu thích. - Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc cả bài. - HS chia đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn. (2 lượt) - HS nêu từ khó hiểu, HS khác giải thích. - HS đọc bài. - HS ngồi theo nhóm 4, tự đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài, ghi ra phiếu và chia sẻ trong nhóm. - Đại diện một số nhóm lên chia sẻ ctrước lớp, đặt câu hỏi để các bạn trả lời (lựa chọn các câu hỏi hay của các bạn trong nhóm để hỏi). - HS lắng nghe và theo dõi. - HS tự luyện đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình thích. - Một số HS đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - HS nêu nội dung bài. Ngày soạn: 22/12/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS làm được các phép tính với số thập phân, biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính, và giải được các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS có biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Luyện tập Bài 1. Viết các hỗn số sau thành số thập phân: 3; 6 ; 5 ; 2 - Cho HS làm ra bảng con, 4 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Tìm y a) 100 × y = 2,456 + 6,544 b) 0,32 : y = 4 ˗ 0,8 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. (Nếu còn thời gian) - Cho HS tự làm. - Gọi HS nêu kết quả và giải thích. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặnn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia. - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài “Máy tính bỏ túi” - Nhận xét tiết học. - HS đọc đầu bài. - HS làm ra bảng con, 4 HS lên bảng làm. - Trình bày cách làm, chia sẻ, chữa bài. - HS đọc bài tập. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ. - Trình bày bài làm, nêu các thành phần chưa biết trong phép tính và cách tìm. - 1HS đọc đầu bài. - HS lầm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS tự đọc bài tập rồi chọn đáp án đúng, khoanh bằng bút chì vào SGK. - HS nêu kết quả và giải thích. - Một vài HS nhắc lại. - Lắng nghe. Kể chuyện Tiết 17: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS tìm và kể được câu truyện đã nghe, đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người, kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực, biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện, nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét đúng lời kể của bạn. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, có ý thứ giúp đỡ mọi người, đem lại niềm vui cho người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ chép sẵn đề bài. - HS: Một số sách, truyện, bài báo có nội dung liên quan đến bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động (29’) HĐ1. Tìm hiểu đề (9’) - Gọi HS đọc đề bài và GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết kể chuyện. - Yêu cầu HS giới thiệu tên chuyện. HĐ2. HS thực hành kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’) - GV gọi HS thi kể lên bảng - GV cùng HS bình chọn câu chuyện hay và người kể hay. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV liên hệ mỗi khi đến trường em cần cư xử với bạn bề thế nào? - Nhắc chuẩn bị giờ sau. - Cả lớp hát bài “Ước mơ” - HS đọc đề bài. - HS nêu những yêu cầu cơ bản của đề. - Một số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. - HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. - HS kể theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể trước lớp; có thể trả lời thêm câu hỏi của bạn. - Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung, cách kể. - Bình chọn câu chuyện hay. - HS liên hệ. - HS lắng nghe, thực hiện. Luyện từ và câu Tiết 33: ÔN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ I. MỤC TIÊU - HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập. - HS biết tự học, hợp tác, chăm chỉ, tự giác làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Hạt mưa / tinh nghịch / lắm Thi / cùng / với / ông / Sấm Gõ / thùng / như / trẻ con Ào ào / trên / mái / tôn Rào rào / một / lúc / thôi Khi / trời / đã / tạnh / hẳn Sấm / chớp / chuồn / đâu / mất Ao / đỏ ngàu / màu / đất Như / là / khóc / thương / ai Chị / mây / đi / gánh / nước Đứt / quang / ngã / sõng soài. - Nhận xét, kết luận. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài tập (làm miệng) - Gọi HS trình bày. - Nhận xét. - Gọi HS nêu lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Bài 3. Đặt câu với các từ sau: a) “cao” có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. b) “nặng” có nghĩa là ở mức độ trầm trọng hơn mức bình thường. c) “ngọt” có nghĩa là âm thanh nghe êm tai. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống lại bài. - Dặn HS về ôn tập. - Nhận xét tiết học. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - Đọc đoạn thơ. - HS nhắc lại kiến thức về từ đơn, từ phức. - HS làm vào vở. Từ đơn Từ phức - Một số HS trình bày bài làm. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS thảo luận nhóm 4, làm miệng. - HS trình bày kết quả thảo luận. - HS khác chia sẻ, chữa bài. - HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng viết câu. - Nhận xét, chia sẻ. - 2 HS hệ thống lại bài. - Lắng nghe. Ngày soạn: 23/12/2017 Ngày dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 83: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI I. MỤC TIÊU - HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Máy tính bỏ túi - HS: Máy tính bỏ túi, bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài ( 1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Làm quen với máy tính bỏ túi (6’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS quan sát, nêu nhận xét. - Hướng dẫn HS cách mở máy, tắt máy. HĐ2. Thực hiện các phép tính với máy tính bỏ túi (9’) - Viết phép tính lên bảng: 36,85 + 9,06 - Yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính. - Gọi HS đọc kết quả tính. - Yêu cầu HS tự lấy ví dụ về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và sử dụng máy tính để tính. HĐ3. Thực hành, luyện tập (12’) Bài 1. - Yêu cầu HS tính ra nháp rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính. Bài 2. - Cho HS viết phân số ra bảng con sau đó dùng máy tính để chuyển phân số thành số thập phân. Bài 3. - Cho HS đọc và thảo luận bài tập. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tự luyện tập sử dụng máy tính bỏ túi. - HS để máy tính trên bàn. - Quan sát, nêu nhận xét. - Theo dõi GV hướng dẫn sau đó thực hành. - HS thực hiện phép tính để tính. - Đọc kết quả tính. - HS tự lấy ví dụ và sử dụng máy tính để tính. - HS làm ra nháp sau đó kiểm tra lại kết quả bằng máy tính. - HS viết phân số ra bảng con. - Sử dụng máy tính để chuyển phân số thành số thập phân. - Báo cáo kết quả. - Chữa bài. - HS đọc và thảo luận bài tập. - HS phát biểu. - Nhận xét, chia sẻ. - Lắng nghe. Tập đọc Tiết 34: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy các bài ca dao, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát; hiểu ý nghĩa của bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. - HS biết tự học, yêu lao động, quý trọng, biết ơn người lao động, chăm làm việc nhà, có ý thức giúp đỡ gia đình các công việc phù hợp với lứa tuổi. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Gọi HS đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường” - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (9’) - GV giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa những từ ngữ mơi và khó trong bài. - Gọi một số HS đọc lại toàn bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (14’) - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm 4, mỗi HS tự đặt câu hỏi và viết ra phiếu sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. - Gọi đại diện một số nhóm lên chia sẻ câu hỏi với các bạn. - Cho HS nêu nội dung chính của bài. - Chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm (7’) - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả 3 bài ca dao: giọng tâm tình, nhẹ nhàng. - Chọn cho HS luyện đọc diễn cảm 1 bài ca dao. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại nội dung chính của các bài ca dao. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường” sau đó nêu nội dung chính của bài. - 2 HS đọc bài. - HS đọc nối tiếp từng bài ca dao. - HS luyện đọc theo cặp. - Vài HS đọc lại toàn bài. - HS đọc thầm lại bài. - HS hoạt động nhóm 4 theo hướng dẫn của GV. - Đại diện một số nhóm đặt câu hỏi chia sẻ trước lớp. - HS trong lớp tham gia trả lời câu hỏi. - HS thảo luận, thống nhất nội dung chính của bài. - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo gợi ý của GV. - HS luyện đọc diễn cảm 1 bài ca dao theo cặp. - Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS thi đua HTL 3 bài ca dao. - HS nhắc lại nội dung chính của các bài ca dao. Tập làm văn Tiết 33: ÔN TẬP VỀ VĂN VIẾT ĐƠN I. MỤC TIÊU - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. Viết được đơn xin học môn tự chọn ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết. - Rèn HS biết viết một lá đơn theo yêu cầu. - Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Đề bài, phấn màu. - SGK, vở . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (2’) - Cho HS nêu yêu cầu một lá đơn? - GV nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu bài trực tiếp. b) Nội dung (29’) Bài 1. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS hoàn thành đơn xin học theo mẫu in sẵn. - Nhận xét. Bài 2. - Em hãy viết một lá đơn gửi ban giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học - GV yêu cầu nhắc lại cách trình bày đơn đúng với quy định. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Yêu cầu HS nêu bố cục của một lá đơn. - Dặn dò chuẩn bị và xem bài sau. - HS trình bày. - HS nhận xét. - Lắng nghe - 2 HS nêu. - Học sinh hoàn thành đơn xin học theo mẫu in sẵn vào SGK. - HS trình bày lá đơn của mình. - HS nghe. - HS nêu. - HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - HS đọc đơn. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS nêu. Ngày soạn: 24/12/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 84: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU - HS biết cách giải các bài toán cơ bản về tỉ số %, HS có kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn, chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Máy tính bỏ túi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV đọc 1 số phép tính cho HS bấm máy tính bỏ túi và nêu kết quả 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1') - GV giới thiệu bài b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số % (12’) a) Tìm tỉ số % của 7 và 40 - Chúng ta cùng tìm tỉ số % của 7 và 40 b) Tính 34% của 56 - Chúng ta cùng tìm 34% của 56 - Yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54 c) Tìm 1 số biết 65% của nó bằng 78 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm 1 số khi biết 65% của nó là 78 HĐ2. Thực hành, luyện tập (18’) Bài 1. - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp cách làm bài. - Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để tính và ghi kết quả. - Gọi HS báo cáo kết quả làm bài. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. Trung bình xay xát một tạ thóc thì thu được 68kg gạo, tức là tỉ số phần trăm giữa gạo và thóc là 68%. Bằng máy tính bỏ túi hãy tính số gạo thu được khi xay xát thóc rồi viết vào ô trống (theo mẫu) Thóc (kg) Gạo (kg) 100 68 150 135 110 89 - Nhận xét, chốt lại. Bài 3 - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - Gợi ý dạng toán Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - Yêu cầu HS tự viết phép tính và làm ra nháp, dùng máy tính bỏ túi để tính. - Gọi HS trình bày bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV tổng kết tiết học và dặn dò HS về nhà tự ôn tập về các bài toán cơ bản về tỉ số %. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS thao tác trên máy tính - Trình bày cách làm. - HS thao tác với máy tính. - Chia sẻ cách làm. - Nêu cách làm, thao tác với máy tính. - HS đọc đầu bài. - Thảo luận theo cặp. - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và tổng số học sinh. - 1 em bấm máy tính, 1 em ghi kết quả sau đó đổi lại để kiểm tra. - Báo cáo kết quả, chia sẻ cách làm. - HS đọc đầu bài. - Kẻ bảng và làm vào vở. - 3 HS lên bảng tính. - Nêu cách tính. - Nhận xét, chữa bài. - 1 HS đọc đầu bài. - Thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - Lắng nghe. - Viết phép tính và làm ra nháp. - Trình bày bài làm, kết quả. - Nhận xét, chia sẻ. Luyện từ và câu Tiết 34: ÔN TẬP VỀ CÂU I. MỤC TIÊU - HS tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó( BT 1).Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài ; có kĩ năng tìm phân loại, đặt câu đúng ngữ pháp và giàu hình ảnh. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn mầu, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS đặt câu có từ đồng nghĩa. - Nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1p) b) Luyện tập ( 30p) Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Gọi HS nêu khái niệm và dấu hiệu nhận ra các kiểu câu đó. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS chữa bài Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài, lưu ý HS xác định đúng các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại nội dung vừa ôn. - Dặn HS ôn tập. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét - Lắng nghe. - HS làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - Trình bày trước lớp. - 1 HS nhắc lại. - Lắng nghe. Chính tả (Nghe - viết) Tiết 17: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON I. MỤC TIÊU - HS nghe, viết chính xác, đẹp đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi: Người mẹ của 51 đứa con. HS làm được bài tập 2 ở sách giáo khoa, HS kĩ năng nghe viết chính xác. - HS biết lắng nghe, tự học, chăm chỉ viết bài, yêu quý,biết ơn mẹ, thương những người có hoàn cảnh khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Đặt câu có chứa tiếng rẻ/ giẻ/ dẻ?. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hướng dẫn chính tả (5’) - GV gọi HS đọc đoạn văn trong bài “ Người mẹ của 51 đứa con” - Hỏi: Đoạn văn nói về ai? - Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả. - Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được. HĐ2. Viết chính tả(15’) - GV nhắc HS cách trình bày bài. - Gọi HS nêu tư thế, cách cầm bút, - Đọc cho HS viết bài . GV quan sát giúp đỡ Soát lỗi chính tả - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Nhận xét bài viết của HS. HĐ3. Luyện tập (7’) Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài vào nháp, 1 HS làm bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Tiếng bắt vần với nhau là : tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu mô hình cấu tạo của vần. - Dặn HS về học, chuẩn bị bài: Ôn tập học kì. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đặt câu - Lắng nghe - HS đọc bài. - HS trả lời - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con. - HS nêu tư thế và cách cầm bút. - HS viết bài. - Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm vào nháp, 1 HS làm bảng phụ - 2 HS nêu. - 2 HS nêu mô hình cấu tạo của vần. Ngày soạn: 24/12/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 85: HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU - HS biết đặc điểm của hình tam giác: có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh; phân biệt được ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc), nhận biết được đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, chăm học, tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 5, một số miếng bìa hình tam giác - HS: Thước ê-ke, bộ đồ dùng học toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ 1. Đặc điểm của hình tam giác (5’) - GV cho HS quan sát hình tam giác trong bộ đồ dùng dạy toán. - Yêu cầu HS chỉ ra các đỉnh, các góc, các cạnh của hình tam giác. HĐ2. Các dạng của hình tam giác (6’) - Gắn 3 loại hình tam giác lên bảng. Gọi HS lên đo các góc (dùng ê-ke) HĐ3. Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) (6’) - Giới thiệu hình tam giác trong giấy kẻ ô vuông, nêu tên đáy BC và chiều cao AH. - Cho HS dùng ê ke để kiểm tra đường cao xem có vuông góc với đáy không. - Gọi HS nêu lại khái niệm về đường cao. HĐ4. Luyện tập, thực hành (12’) Bài 1. - GV đọc yêu cầu HS làm. - Nhận xét, chữa và nêu cách làm. Bài 2. - Yêu cầu HS tự vẽ vào vở 3 hình tam giác, kẻ 1 đường cao cho mỗi hình, đặt tên cho tam giác và đường cao sau đó chỉ ra cạnh đáy và đường cao tương ứng của từng hình tam giác. 3. Củng cố, dặn dò (2) - Nêu đặc điểm của hình tam giác và khái niệm về đường cao? - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS quan sát. - Một vài em chỉ (kết hợp viết tên 3 góc, 3 cạnh) - Rút ra nhận xét: hình tam giác gồm 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - HS lên đo các góc và nhận xét: + Hình tam giác có 3 góc nhọn. + Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn. + Hình tam giác có 1 góc vuông và hai góc nhọn (gọi là hình tam giác vuông). - HS dùng ê ke để kiểm tra đường cao xem có vuông góc với đáy không. - HS nêu: Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác. - HS đọc yêu cầu HS làm miệng - HSvẽ vào vở sau đó nêu miệng cho bạn cùng bàn nghe. - HS nêu. - HS lắng nghe. Tập làm văn Tiết 34: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, lắng nghe; yêu quý thầy cô giáo, bạn bè, người thân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới - GV nhận xét chung về bài làm của học sinh - GV chép đề lên bảng. Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của đề. - Nhận xét kết quả bài làm của học sinh. 1. Chính tả 2. Dùng từ 3. Câu văn - Hướng dẫn dẫn học sinh chữa lỗi trong bài làm của mình. - Giáo viên ghi một số lỗi điển hình lên bảng và yêu cầu học sinh chữa bài - GV theo dõi và kiểm tra HS làm việc. - Hướng dẫn học sinh đọc những đoạn văn hay, có ý riêng, sáng tạo để các bạn học tập và rút kinh nghiệm cho mình. 3. Củng cố, dặn dò (2') - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn tập. - Lắng nghe. - Đọc đề. - Lắng nghe. - HS sửa lỗi - Một số học sinh lên bảng chữa lỗi. Cả lớp tự chữa bài trên nháp. - 1 HS đọc, HS khác lắng nghe. - Học sinh chọn đoạn viết của mình chưa đạt để viết lại cho hay hơn. - HS lắng nghe, thực hiện. Sinh hoạt tập thể TRÒ CHƠI “RUNG CHUÔNG VÀNG” I. MỤC TIÊU - HS trả lời được các câu hỏi của trò chơi về các chủ đề khác nhau - HS mạnh dạn khi tham gia trò chơi, tự tin, tích cực. II. CHUẨN BỊ - GV: Bộ câu hỏi, máy tính, loa, phần thưởng - HS: Bảng con, phấn, giẻ lau III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu chương trình 2. Cử HS làm quan sát viên, dẫn chương trình - Chọn 3 HS làm quan sát viên, 1 HS làm dẫn chương trình. 3. Phổ biến luật chơi - Các học sinh dự thi ngồi đúng chỗ theo hướng dẫn của GV. - Nghiêm túc, tập trung suy nghĩ nhanh và cẩn thận trong quá trình trả lời câu hỏi. - Phải trung thực, trật tự, đoàn kết, thân thiện, tuyệt đối không coi bài của bạn. - Khi viết xong câu trả lời thì úp ngay bảng xuống, khi có tín hiệu hết giờ thì giơ bảng lên. Phải giơ bảng bằng hai tay, khi nào GV cho phép mới được bỏ bảng xuống. 4. Tổ chức cho HS tham gia trò chơi - 17 HS tham gia trò chơi 5. Tổng kết, trao thưởng - Tổng kết, nhận xét. - Trao thưởng cho 3 HS xuất sắc nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 17.doc