I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS các kiến thức về phân môn Đạo đức đã học ở học kỳ I. Rèn kĩ năng ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức.
- HS tích cực học tập
- HS có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phiếu học tập.
- HS: Vở bài tập đạo đức.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 18 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 29/12/2017
Ngày dạy: Thứ hai ngày 01 tháng 01 năm 2018
Khoa học
Tiết 35: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt 3 thể của chất, kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. HS nêu đợc điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- HS tích cực phát biểu xây dựng bài.
- HS hứng thú học tập, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra (2’)
- Yêu cầu HS nêu:
+ Nêu tác nhân gây bệnh viêm gan A.
+ Nêu cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- GV nhận xét , đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động
HĐ1. Trò chơi tiếp sức: Phân biệt 3 thể của chất (10’)
- Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử 5 hoặc 6 em tham gia.
- Cho HS 2 đội đứng thành hàng dọc trước bảng, cạnh mỗi đội là 1 hộp đựng các tấm phiếu có cùng nội dung, cùng số lượng, cho các em điền tiếp sức.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể k
í
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (10’)
- GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận bài tập trong SGK ghi đáp án ra bảng con.
Hđ3. Quan sát và thảo luận (10’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 73 SGK nêu sự chuyển thể của nước?
- Yêu cầu HS nêu thêm ví dụ
- GV tuyên dương HS tìm được ví dụ đúng.
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận
- GV nhấn mạnh: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chơi và tìm ra đáp án
- Mỗi nhóm ghi đáp án ra bảng con và giơ bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét - bổ sung.
+ Đáp án: 1- b; 2 – c; 3 – a.
- HS quan sát hình 73 SGK nêu sự chuyển thể của nước.
- HS nêu ví dụ
- HS nghe.
+ Hình 1: nước ở thể lỏng.
+ Hình2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở điều kiện bình thường.
+ Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
- HS đọc
- HS nghe.
Lịch sử
Tiết 18: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
Câu 1. Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là:
A. Hàm Nghi B. Tôn Thất Thuyết
C. Trương Định D. Nguyễn Trường Tộ
Câu 2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Ngày 3/2/1930 B. Ngày 2/3/1930
C. Ngày 3/12/ 1930 D. Ngày 3/ 2/ 1931
Câu 3. Thành phố nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là:
A. Sài Gòn B. Hà Nội C. Huế
Câu 4. Ngày nào dưới đây được chọn là ngày Xô – Viết Nghệ Tĩnh?
A. Ngày 3/9 B. Ngày 21/9
C. Ngày 12/9 D. Ngày 23/9
Câu 5. Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng.
A B
Phong trào Đông du
Nguyễn Trường Tộ
Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Phan Bội Châu
Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tôn Thất Thuyết
Đề nghị canh tân đất nước
Nguyễn Ái Quốc
Câu 6. Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ đã khẳng định điều gì ?
Câu 7. Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
Đạo đức
Tiết 18: THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS các kiến thức về phân môn Đạo đức đã học ở học kỳ I. Rèn kĩ năng ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức.
- HS tích cực học tập
- HS có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phiếu học tập.
- HS: Vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải hợp tác với người xung quanh? Nêu các câu thành ngữ, tục ngữ nói về hợp tác với người xung quanh
- GV đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động
HĐ1. (9’)
- GV nêu yêu cầu HS kể tên các bài đạo đức học tư đầu năm học tới giờ.
- GV nhận xét.
HĐ2. (20’)
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời theo hình thức hái hoa dân chủ. Cho HS lần lượt bốc thăm câu hỏi trả lời
+ Em thấy mình là HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
+ Em sẽ làm gì khi gia đình nhà em nghèo không có tiền để cho em đóng học?
+ Ngày tết bố mẹ em thường làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
+ Lớp chúng ta có đoàn kết không ?
+ Vì sao chúng ta phải có sự đoàn kết ?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng người già ?
+ Vì sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ?
+ Vì sao chúng ta phải hợp tác với những người xung quanh?
- GV giáo dục kĩ năng sống qua từng nội dung câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi nêu nội dung phần ghi nhớ của từng bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe và nắm yêu cầu.
- HS kể
- HS trả lời theo hình thức hái hoa dân chủ.
+ Em thấy mình là HS lớp 5 thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn.
+ Chúng em cần chăm ngoan học giỏiđể xứng đáng là HS lớp 5.
+ Em thấy vui và tự hào.
+ Em sẽ làm động viên bố mẹ và tự bản thân chăm chỉ giúp mẹ việc nhà...
- HS trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 31/12/2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 04 tháng 01 năm 2018
Địa lí
Tiết 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- HS biết được một số đặc điểm cơ bản về khí hậu, sông ngòi, địa hình, kinh tế của Việt Nam, giải thích được sự khác nhau về khí hậu giữa hai miền Nam và Bắc của Việt Nam.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác làm bài.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Giấy ô li
III. THỰC HIỆN
- GV chép đề kiểm tra lên bảng
- HS làm bài ra giấy.
Đề bài
Câu 1. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía:
A. Đông, Nam và Tây.
B. Bắc, Đông và Nam.
C. Đông, Nam và Đông Nam
D. Đông, Nam và Tây Nam.
Câu 2. Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là:
A. Chăn Nuôi
B. Trồng trọt
C. Trồng rừng
D. Nuôi và đánh bắt cá, tôm.
Câu 3. Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:
Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan
Lào, Trung Quốc, Thái Lan
Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia
Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma
Câu 4. Em hãy chọn một trong các từ sau đây điền vào chổ chấm của các dòng bên dưới cho thích hợp:( Thành phố Hồ Chí Minh , Sông ngòi , đồi núi , thủy điện , chế biến , chăn nuôi , trồng trọt.)
Nước ta có mạng lưới ....dày đặc
Trong nông nghiệp nước ta .là ngành sản xuất chính
Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
Công nghiệp ....phát triển trên các sông ở miền núi.
Câu 5. Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ?
Câu 6. Vì sao khí hậu hai miền Nam, Bắc của nước ta lại có sự khác nhau?
Câu 7. Nêu đặc điểm chính về địa hình của nước ta.
Kĩ thuật
Tiết 18: THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số thức ăn nuôi gà thường dùng để nuôi gà; biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
- HS biết tự học, hợp tác, lắng nghe, chia sẻ; yêu quý động vật nuôi trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Một số loại thức ăn nuôi gà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi HS kể tên một số thức ăn nuôi gà.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Tác dụng và cách sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp (16’)
- Chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận
HĐ2. Đánh giá kết quả học tập (7’)
- H: + Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
+ Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh và đẻ trứng to hơn.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem trước bài sau.
- HS kể tên một số loại thức ăn nuôi gà.
- Các nhóm thảo luận, nêu tóm tắt tác dụng và cách sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung.
Khoa học
Tiết 36: HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU
- HS biết tạo ra hỗn hợp, nêu được khái niệm về hỗn hợp, kể tên một số hỗn hợp, biết tách một số chất trong hỗn hợp.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, ham học hỏi, tìm hiểu, biết hợp tác nhóm; chăm chỉ, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa.
- HS: Mỗi tổ chuẩn bị: Muối trắng, mì chính, hạt tiêu, chén nhỏ, thìa, cát trắng, nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước, dầu ăn, chậu nước, gạo lẫn sạn, giá vo gạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra (3’)
- Yêu cầu HS nêu:
+ Nêu sự chuyển thể của chất?
+ Các chất thường tồn tai ở thể nào? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động
HĐ1. Thực hành “Trộn gia vị” (10’)
- Giáo viên cho HS làm việc theo nhóm.
+ Giao nhiệm vụ: Tạo ra 1 hỗn hợp gia vị gồm: muối tinh, mì chính, hạt tiêu.
- Yêu cầu các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
- Gọi nhận xét so sánh.
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+ Vậy hỗn hợp là gì?
- GV kết luận: Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
HĐ2. (9’)
- Cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
- Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
+ Kể tên các thành phần của không khí.
+ Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
+ Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
HĐ3. Thực hành tách các chất trong hỗn hợp (10’)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Cho nhóm 1 thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
+ Cho nhóm 2 thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
+ Cho nhóm 3 thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
- GV nhận xét tuyên dương.
- Giáo dục kĩ năng sống hàng ngày liền với các thí nghiệm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV hỏi thế nào là hỗn hợp?
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
+ Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
- Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
- Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
+ Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
+ Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
- HS nghe.
- HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
- HS trình bày
+ HS kể tên các thành phần của không khí.
+ Không khí là một là một hỗn hợp.
+ Một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
- HS thực hành
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK.
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
- Nhóm khác chia sẻ, nhận xét.
- HS trả lời
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 18.chiều.doc