Tiết 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết làm những việc làm phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương và không đồng tình với ng¬ười không xây dựng và bảo vệ quê hư¬ơng.
- HS biết tự học, hợp tác, tích cực học tập, có tinh thần yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG – DẠY HỌC
- Phấn màu, bảng phụ.
- Sách vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 19 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 05/01/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2018
Khoa học
Tiết 37: DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách tạo ra một dung dịch,kể tên một số dung dịch, nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
- HS biết tự học, tích cực học hỏi, khám phá, chăm chỉ, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Cốc nhựa, muối, quất, đường, thìa
- HS: Chuẩn bị theo nhóm 4: một ít đường hoặc muối, nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi 2 HS nêu khái niệm hỗn hợp.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Thực hành. “Tạo ra một dung dịch” (15')
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 theo nội dung:
+ Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định:
+ Để tạo ra dung dịch cần có những ĐK gì?
+ Dung dịch là gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận
HĐ2. Cách tách các chất ra khỏi dung dịch
- GV giao nhiệm vụ yâu cầu hoạt động nhóm 4.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- H: Để sản xuất nước cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp nào?
+ Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu.
- HS thực hành và thảo luận theo nhóm 3
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
+ Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ.
Lịch sử
Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ, tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ, nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến dịch, biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch, có kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ, tích cực học tập; biết được truyền thống lịch sử dân tộc từ đó yêu quý đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Máy tính, loa, bản đồ Hành chính Việt Nam, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ, ảnh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chiaán dịch Điện Biên Phủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS xem video bài hát “Giải phóng Điện Biên”
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài (2’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp. (8’)
- Gọi HS nêu nghĩa của hai từ: tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, gọi HS lên chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- H: Vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
HĐ2. Chuẩn bị của ta cho chiến dịch (7’)
- H: Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có quyết định gì?
- Quân và dân ta đã chuẩn bị gì cho chiến dịch?
HĐ3. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (12’)
- Cho HS xem video.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát lược đồ, nêu các đợt tiến công của ta, tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS kể tên một số anh hùng đã được ghi danh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Liên hệ: Ở Việt Yên có ông Chu Văn Mùi từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi đó ông là tiểu đội trưởng phụ trách 5 máy thông tin liên lạc của đơn vị.
31/8/1955, Chu Văn Mùi được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
HĐ4. Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7’)
- Cho HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Cho HS xung phong đọc một số câu thơ nói về chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (4’)
- Đọc cho HS nghe một số câu thơ trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : “ Ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945- 1954 )
- HS xem video.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi xem video.
- HS nêu
- HS lên bảng chỉ.
- HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS phát biểu. HS khác bổ sung.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi quan sát hình 2 trang 38 - hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- HS xem video.
- HS đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ, tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày, kết hợp chỉ trên lược đồ.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS kể tên (Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót)
- HS nêu cảm nghĩ về những tấm gương anh hùng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát ảnh tư liệu.
- Nhà thơ Tố Hữu đã viết :
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng ”
- HS phát biểu, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS nghe
- HS phát biểu cảm nghĩ.
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Đạo đức
Tiết 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết làm những việc làm phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương và không đồng tình với người không xây dựng và bảo vệ quê hương.
- HS biết tự học, hợp tác, tích cực học tập, có tinh thần yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG – DẠY HỌC
- Phấn màu, bảng phụ...
- Sách vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ 1. Tìm hiểu truyện Cây đa làng em. (10’)
- Kể chuyện Cây đa làng em.
- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
- Cho đại diện các nhóm trình bày , cả lớp trao đổi , bổ sung .
HĐ 2. Làm bài tập 1 SGK (10’)
- Cho từng cặp HS thảo luận để làm bài tập 1.
- Cho đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến.
HĐ 3. Liên hệ thực tế . (10’)
- Yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau :
+ Bạn ở thôn nào ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Mời 1 số HS trình bày trước lớp ; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mình quan tâm .
- Kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể .
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
- Các nhóm chuẩn bị bài thơ , bài hát nói về tình yêu quê hương
- Cả lớp hát bài “Em yêu hòa bình”
- Lắng nghe.
- Dựa vào SGK kể lại truyện
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng cặp HS thảo luận.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến.
- Kết luận : Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương .
- HS trao đổi với nhau.
- Một số HS trình bày; HS khác có thể nêu câu hỏi .
- Lắng nghe.
HS theo dõi, lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV
Ngày soạn: 07/01/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 01 năm 2018
Địa lí
Tiết 19: CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
- HS biết tên các châu lục, đại dương, biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á, nhận biết độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á, đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á, nêu được một số cảnh thiên nhiên của châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á.
- HS biết tự học, hợp tác; chăm chỉ học bài, tích cực khám phá, học hỏi, yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Quả địa cầu, Bản đồ Tự nhiên thế giới
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (2’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Vị trí địa lí và giới hạn (10’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, cho biết các tên châu lục và đại dương trên Trái đất.
- Yêu cầu HS trình bày vị trí địa lí và giới hạn của châu Á.
Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có ba phía giáp biển và đại dương.
HĐ2. Diện tích của châu Á (8’)
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu nhẫn ét về diện tích của châu Á.
- Gọi HS phát biểu.
Kết luận: Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới .
HĐ3. Đặc điểm tự nhiên (10’)
- GV cho HS quan sát hình 3, sử dụng phần Chú giải để nhận biết các khu vực của châu Á, yêu cầu 2 hoặc 3 HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ. Sau đó cho HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, e của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3 .
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc.
- GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu Á .
HĐ4. Địa hình của châu Á (9’)
- GV yêu cầu HS sử dụng hình 3, nhận biết núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy; đọc thầm tên các dãy đồng bằng .
- GV cho 2 hoặc 3 HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng đã ghi chép. GV sữa cách đọc của HS.
Kết luận : Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
3. Củng cố, dặn dò (4’)
- Gọi HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á .
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và kể tên các châu lục và đại dương trên thế giới.
- HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS làm việc với SGK .
- HS phát biể, nêu nhận xét về diện tích của châu Á:
+ Diện tích châu Á lớn nhất trong sáu châu lục, gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình ảnh, tìm các kí hiệu a, b, c, d trên hình và nêu tên cảnh tương ứng.
a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở khu vực Đông A ;
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở khu vực Trung Á ;
c) Đông bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở khu vực Đông Nam Á ;
d) Rừng tai-ga (LB.Nga) ở khu vực Bắc Á ;
e) Dãy núi Hi-ma-ly-a (Nê-pan) ở Nam Á .
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhắc lại.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc .
- Các dãy núi lớn ở châu Á: Dãy u-ran, một phần của dãy Thiên-sơn, Dãy cáp-ca, Dãy Côn Luân, Dãy Hy-ma-lay-a.
Các đồng bằng lớn: TâyXi-bia,Lưỡng Hà, Ấn Hằng.
- 1-2 HS nhắc lại.
- HS phát biểu.
- HS nghe .
Kĩ thuật
Tiết 19: NUÔI DƯỠNG GÀ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà, biết cách cho gà ăn uống.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; yêu quý động vật nuôi ở gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi HS trình bày tác dụng và cách sử dụng thức ăn nuôi gà.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà (9’)
- Cho HS trao đổi theo nhóm đội, nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
HĐ2. Cách cho gà ăn, uống (18’)
- Gọi HS nêu cách cho gà ăn, uống ở gia đình.
- Gọi HS nêu hiểu biết của mình về cách cho gà ăn, uống ở từng thời kì sinh trưởng của gà.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS nêu vai trò của nước trong đời sống động vật.
- Liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Nhậ xét tiết học.
- Dặn HS xem trước bài sau.
- 2 HS trình bày.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS phát biểu.
- HS nêu hiểu biết của mình về cách cho gà ăn, uống ở từng thời kì sinh trưởng.
- HS nêu.
- HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- 2 HS nêu lại mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
Khoa học
Tiết 38: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
- HS phát biểu được khái niệm về sự biến đổi hoá học, phân biệt sự biến đổi hoá học, sự biến đổi lí học, nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của ánh sáng và nhiệt độ.
- HS biết tự học, chia sẻ, hợp tác; ham tìm hiểu, khám phá khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Thìa, nến, một ít đường trắng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Dung dịch là gì ?
- Kể tên một số dung dịch mà em biết?
- Nhận xét.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài (1’)
“ Sự biến đổi hoá học “
b) Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu thí nghiệm (10’)
Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả sau khi làm thí nghiệm.
- Quan sát.
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
- Sự biến đổi hoá học là gì ?
- Kết luận
HĐ2. Sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học (8’)
Làm việc theo nhóm
-Yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy ?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học .
3. Củng cố, dặn dò (3')
- H: Sự biến đổi hoá học là gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tìm hiểu thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời: sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK, thảo luận và trả lời.
+ Hình 2, 5, 6 vì các chất này bị biến đổi thành chất khác.
+ Hình 3, 4, 7 vì các chất này vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe .
- HS nêu.
- HS lắng nghe .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 19.chiều.doc