I. MỤC TIÊU
- HS biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”); sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- HS biết tự học; tích cực học tập góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 22 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn: 26/01/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2018
Khoa học
Tiết 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (T2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết sử dụng năng lượng chất đốt hợp lí. HS nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; bình luận, đánh giá các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
- HS có ý thức tiết kiệm chất đốt, sử dụng chất đốt an toàn, hợp lí tránh làm ô nhiễm môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, lọ hoa gài thăm câu hỏi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kể tên một số loại chất đốt?
- Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt (15')
- GV nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS triển khai nhóm.
- GV treo ảnh minh họa 9, 10, 11, 12 trang 88, 89 lên bảng, yêu cầu HS chỉ bảng và trả lời từng phần thảo luận.
Câu 1: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
Câu 2: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng.
Câu 3: Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
Hỏi thêm: Vì sao tắc đường lại gây lãng phí xăng dầu?
- GV kết luận: Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đến môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng của con người. Con người đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mặt trời, nước chảy
HĐ2. Trò chơi “hái hoa dân chủ”(15')
- Hướng dẫn luật chơi
- GV đưa ra lọ hoa và những câu hỏi đã chuẩn bị rồi mời HS tham gia chơi.
Cụ thể:
Câu 1: Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt.
Câu 2: Tại sao cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí?
Câu 3: Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
Câu 4: Gia đình bạn đang sử dụng chất đốt gì?
Câu 5: Khi sử dụng chất đốt, có thể gặp phải những nguy hiểm gì?
Câu 6: Cần phải làm gì để phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
Câu 7: Tác hại của việc sử dụng chất đốt đối với môi trường không khí là gì?
Câu 8: Các biện pháp nào có thể hạn chế được những tác hại do sử dụng chất đốt gây ra?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc HS về học bài
- 2 - 3 HS trình bày
- HS Lắng nghe yêu cầu của GV
- Các tổ thảo luận nhóm các vấn đề được đề cập.
- Đại diện các nhóm lên trình bày từng ý.
+ Hình ảnh minh họa: rừng bị tàn phá → lũ lụt, đất đai khô cằn
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.
+ Hình một số mỏ than đã qua khai thác, trông tan hoang
+ ( Hình 9, 10, 11, 12)
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HS liên hệ thực tế
- HS Lắng nghe.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS xung phong lên hái hoa chọn câu trả lời.
- HS trả lời
+ Vì năng lượng chất đốt có hạn, nếu sử dụng không có kế hoạch, sử dụng bừa bãi thì sẽ bị hết.
- Củi, rơm,
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
+ Cần sử dụng cẩn thận, khi dùng nên chú ý để tắt ngay sau khi sử dụng (đối với củi, ga)
+ Tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các- bô- níc cùng nhiều loại khí và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho con người, động vật, thức vật; làm han rỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại.
- Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
HS làm theo yêu cầu
- HS lắng nghe, thực hiện.
Lịch sử
Tiết 22: BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. MỤC TIÊU
- HS biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”); sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- HS biết tự học; tích cực học tập góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Vì sao nước nhà bị chia cắt?
- Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. ( làm việc cả lớp ) (15’)
- GV nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ - Diệm.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
HĐ2. (làm việc theo nhóm) (15’)
- GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng
nổ phong trào “Đồng khởi”?
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
- Liên hệ: H: Để đất nước ngày một tươi đẹp hơn chúng ta cần làm gì?
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS hoạt động nhóm 3
- Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Đạo đức
Tiết 22: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương. Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường). Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phấn màu, bảng phụ...
- Sách vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ của bài tiết trước.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động
HĐ1. Xử lí tình huống (BT 2, SGK) (15’)
Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (thị trấn) tổ chức.
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống.
+ Nhóm 1: Tình huống a
+ Nhóm 2: Tình huống b
+ Nhóm 3: Tình huống c
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ2. Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK) (15’)
Mục tiêu: HS biết thực hiện được quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (thị trấn) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 28/01/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2018
Địa lí
Tiết 22: CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
- HS mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu : nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía giáp biển và đại dương, nêu được một số đặc điểm địa hình châu Âu, khí hậu, dân cư, và hoạt động sản xuất của châu Âu; sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- HS đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; ham học hỏi, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV : Quả địa cầu, bản đồ Tự nhiên thế giới, Bản đồ các nước trên thế giới, que chỉ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí 3 nước láng giềng của Việt Nam.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1.Vị trí địa lí, giới hạn (9’)
- Yêu cầu HS làm việc với hình 1- SGK và bảng số liệu về diện tích các châu lục ở bài 17, trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+ Em hãy cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với diện tích châu á?
- Mời một số HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ2. Đặc điểm tự nhiên (10’)
- Cho HS làm việc theo cặp.
Nêu đặc điếm dịa hình châu Âu ?
+ Hãy đọc tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu, cho biết vị trí của chúng?
- GV nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
HĐ3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu (10’)
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và quan sát hình 3 để nhận xét:
+ Cho biết dân số châu Âu?
+ So sánh dân số Châu Âu với dân số Châu á.
+ Cho biết sự khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á?
- Hãy nêu nhận xét về dân số ở châu Âu ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4: Kể tên các hoạt động sản xuất ở châu Âu ?
Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
3.Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS đọc phần cuối bài.
- GV nhận xét giờ học.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- HS làm việc với hình1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17; trả lời các câu hỏi.
+ Giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, châu á...
+ Diện tích châu Âu là 10 triệu km2. Bằng 1/4 diện tích châu Á.
- HS trả lời + chỉ bản đồ.
- HS khác chia sẻ, nhận xét.
- Các nhóm quan sát H1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi , đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Sau đó, tìm vị trí của các ảnh ở H2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ H1.
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát H3 để nhận biết của người dân châu Âu với người dân châu Á.
+ Dân số Châu Âu: 728 triệu ngườic
+ Châu Âu có số dân ít hơn châu Á
+Châu Âu chủ yếu là người da trắng
- HS phát biểu.
- HS cả lớp quan sát H4
- HS quan sát và trình bày: Trồng cây lương thực, sản xuất hóa chất, sản xuất ôtô, hàng điện tử, ...
- Đọc phần bài học.
Kĩ thuật
Tiết 22: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu; biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu, lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ, tự phục vụ, sắp xếp các chi tiết gọn gàng, ngăn nắp.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng chi tiết và dụng cụ, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, mẫu xe cần cẩu.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (2’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Quan sát và nhận xét mẫu (9’)
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
+ Để lắp được xe cần cẩu, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó.
HĐ2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (20’)
- Hướng dẫn chọn các chi tiết
+ Yêu cầu HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Hướng dẫn lắp từng bộ phận.
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi.
+ GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS.
- Lắp ráp xe cần cẩu.
+ Gọi 1 HS lắp ráp xe cần cẩu.
+ Kiểm tra hoạt động của xe cần cẩu.
+ Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo quy định.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu các bước lắp xe cần cẩu.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau thực hành lắp xe cần cẩu.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát, nhận xét mẫu.
- HS trả lời. (5 bộ phận)
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- HS hoạt động nhóm đôi, lắp các bộ phận.
- HS quan sát sau đó thực hành.
- 1 HS nêu.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
Khoa học
Tiết 44: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I.MỤC TIÊU
- HS nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất. (Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,... Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,...)
- HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lương khác nhau.
- HS biết tự học; chăm chỉ, tự giác học bài, ham tìm hiểu, khám phá, có ý thức vận dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Tranh ảnh minh họa, mô hình tua bin, bánh xe nước
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
GV hỏi:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động
HĐ1. Năng lượng gió (10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận và treo tranh ảnh minh họa lên bảng. Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Vì sao có gió? Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
Câu 2: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày một câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
HĐ2. Năng lượng nước chảy (10’)
GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận lên bảng.
Câu 1: Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
Câu 2: Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày.
- GV hỏi thêm:
+ Hãy kể tên một số nhà máy thủy điện mà em biết.
- Kết luận: Con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hóa xuôi dòng, làm quay tua-bin máy phát điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên vùng cao
HĐ3. Thực hành làm quay tua-bin (10')
- GV đặt mô hình lên bàn, yêu cầu HS đưa ra các giải pháp có thể và dự tính hoạt động. Sau 3 – 4 ý kiến thì cho HS thực hành.
- Cho HS thực hành: Đổ nước từ trên cao xuống làm quay tua-bin (mô hình) hoặc làm quay bánh xe nước.
- H: Qua bài học các em có thể vận dụng được điều gì vào đời sống hằng ngày.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS xung phong lên chỉ hình trên bảng và trả lời câu hỏi đặt ra.
- Các nhóm nghe và bổ sung.
- Lắng nghe
- HS làm việc theo cặp, trao đổi và ghi ra nháp.
- 2 nhóm làm ra bảng phụ.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trả lời: Nhà máy thủy điện Trị An, Y-a-ly, Sông Đà, Sơn La (đang xây dựng)
- HS lắng nghe
- HS quan sát mô hình, bàn bạc với bạn cách thức làm cho tua-bin hoạt động rồi phát biểu.
- Một số HS lên thực hành. Chú ý giải thích được nguyên nhân vì sau tua-bin hoạt động được.
- HS phát biểu.
+ Vân dụng năng lượng của nước, của gió để vận chuyển hàng hoá, ... đỡ mất sức lao động của bản thân,...
- Lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 22.chiều.doc