Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 22 - Năm học: 2017 - 2018

I. MỤC TIÊU

- HS nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện, nắm vững kiến thức về cấu tạo bài văn kể chuyện.

- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ.

- HS tự tin khi phát biểu ý kiến.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 22 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diễn cảm với nội dung từng đoạn; hiểu được nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. - HS biết tự học, hợp tác; hăng hái phát biểu, có ý thức bảo vệ môi trường. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. HĐ2. Tìm hiểu bài (12’) - Cho HS hoạt động nhóm 4. - Gọi HS nêu nội dung chính của bài là gì? - GV bổ sung, chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm (5’) - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. - GV đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. - Gọi một số nhóm đọc trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi nhắc lại nội dung bài học . - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, bảo vệ quê hương đất nước. - GV nhận xét, khen những HS đọc tốt. - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Tiếng rao đêm. - 1 HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối. + Đoạn 2: Tiếp cho đến thì để cho ai? + Đoạn 3: Tiếp cho đến quan trọng nhường nào. + Đoạn 4: Đoạn còn lại. - HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - HS đọc đoạn trong nhóm. - 1- 2 nhóm đọc bài. - 1 HS đọc toàn bài. - HS hoạt động nhóm 4, đặt các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học. - HS chia sẻ trong nhóm. - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nêu nội dung bài. - HS nhắc lại. - 4 HS nối tiếp đọc bài. - Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - HS theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. - Một số nhóm đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, chia sẻ. - Học sinh nêu ý nghĩa của bài: Bà con làng Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. - Lắng nghe. Ngày soạn: 26/01/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆNTÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU - HS biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt, tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, biết trình bày bài toán có lời văn. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Hình lập phương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu Hs nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1') b) Các hoạt động HĐ1. Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (14’) - GV cho HS quan sát mô hình trực quan về hình lập phương. + Các mặt của hình lập phương đều là hình gì? + Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HLP? - GV hướng dẫn để HS nhận biết được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính. - Hỏi HS quy tắc: + Muốn tính diện tích xung quanh của HLP ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích toàn phần của HLP ta làm thế nào? - GV nêu VD, hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính. - Cho HS tự tính diện tích xq và diện tích tp của HLP HĐ2. Luyện tập (15’) Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm vào nháp. - Cho HS đổi nháp, chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2. - Gọi HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS quan sát. - HS trả lời: + Đều là hình vuông bằng nhau. - 1 HS chỉ. - HS trả lời: + Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4. + Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài ra nháp, đổi nháp. - Nhận xét, chia sẻ. - HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách làm bài. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - 2-3 HS nêu cách tính. Kể chuyện Tiết 22: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. MỤC TIÊU - HS hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp đường bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân, biết trao đổi các bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. - HS biết hợp tác, lắng nghe, chia sẻ. - HS học tập tấm gương tài giỏi của vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh minh họa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu trực tiếp: Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ được nghe kể về ông Nguyễn Khoa Đăng – một vị quan thời xưa của nước ta có tài xử án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. b) Các hoạt động (29’) HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện (9’) - Giáo viên kể chuyện lần 1. - Giáo viên kể lần 2 lần 3. Giáo viên viết một số từ khó lên bảng. Yêu cầu HS đọc chú giải. - Gọi HS nêu nội dung của từng tranh. - Giáo viên góp ý, bổ sung nhanh cho HS. HĐ2. HS kể chuyện (20’) - Yêu cầu HS chia nhóm nhỏ tập kể từng đoạn câu chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo viên mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh. - Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày, xong cần nói rõ ông Nguyễn Khoa Đăng đã mưu trí như thế nào? Ông trừng trị bọn cướp đường tài tình như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét giờ học. - Cả lớp hát một bài. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe kể và quan sát từng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. - HS quan sát tranh và lời gợi ý dựa tranh và 4 HS tiếp nối nhau nói vắn tắt 4 đoạn của chuyện. - HS chia thành nhóm tập kể chuyện cho nhau nghe. Sau đó các cụm từ trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - HS đọc yêu cầu 2, 3 của đề bài. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. - Cả lớp nhận xét, chia sẻ - Các nhóm phát biểu ý kiến. Ví dụ: Ông Nguyển Khoa Đăng mưu trí khi phát triển ra kẻ cắp bằng cách bỏ đồng tiền vào nước để xem có váng dầu không. Mưu kế trừng trị bọn cướp đường của ông là làm cho bọn chúng bất ngờ và không ngờ chính chúng đã khiêng các võ sĩ tiêu diệt chúng về tận sào huyệt. - Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất. - HS phát biểu. Luyện từ và câu Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện giả thiết kết quả. Biết tạo ra các câu ghép mới bằng cách đảo vị trí các vế câu, chọn quan hệ từ thích hợp, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả, giả thiết – kết quả, phát triển kĩ năng viết câu. - HS biết tự học, chia sẻ, lắng nghe; tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3') - Gọi HS hãy nêu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả? Cho ví dụ? - GV nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động (29’) HĐ1. Phần nhận xét - ghi nhớ (10’) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - Giáo viên hỏi lại HS ghi nhớ về câu ghép. + Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép? - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn câu văn, mời 1 HS lên bảng phân tích câu văn. - Giáo viên kết luận: Câu văn trên sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả. Bài 2. - GV nêu yêu cầu đề bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp những cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả. - Yêu cầu HS nêu ví dụ minh hoạ cho các cặp quan hệ từ đó. - Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ. - Giáo viên phân tích thêm cho HS hiểu: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra. Ví dụ: + Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng (giả thiết). + Nếu nhiệt độ trong phòng lên đến 30 độ thì ta bật quạt (điều kiện). HĐ2. Luyện tập (19’) Bài 1. - Gọi HS nêu yêu cầu SGK. - Cho HS làm bài ra vở, 1 HS làm ra bảng phụ sau đó treo bảng phụ nhận xét. - GV nhận xét. Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho trả lời miệng. - Giáo viên nhắc HS: các em có thể thêm hoặc bớt từ khi thay đổi vị trí các vế câu để tập câu ghép mới - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. - Cho HS đọc bài. - Cho HS tự làm bài tập vào vở. - Yêu cầu HS viết vào bảng phụ gắn bài trên bảng, HS lớp viết vở. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS nêu miệng nhanh. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học. - Nhắc các em về xem lại bài. - HS nêu. - HS nghe. - HS đọc yêu cầu SGK. - HS nêu. - Cả lớp đọc thầm lại câu ghép đề bài cho, suy nghĩ và phân tích cấu tạo của câu ghép. - HS phát biểu ý kiến. - HS làm bài trên bảng và trình bày kết quả. Ví dụ: câu ghép.   Nếu tôi / thả một con cá vàng vào bình nước thì nước / sẽ như thế nào? (2 vế – sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì ) - HS đọc lại yêu cầu đề bài. - HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi. Ví dụ: Nước sẽ như thế nào nếu ta thả một con cá vàng vào bình nước. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc lại yêu cầu và suy nghĩ làm bài và phát biểu ý kiến. Các cặp quan hệ từ: + Nếu thì + Nếu như thì + Hễ thì ; Hễ mà thì + Giá thì ; Giá mà thì - HS nêu ví dụ. Nhiều HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc nội dung ghi nhớ. - HS nêu yêu cầu SGK. Cả lớp đọc thầm. - HS làm vào vở, gạch dưới các vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ nối chúng lại với nhau. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc yêu cầu. - HS trả lời - Lớp nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS viết vào vở, 1HS viết vào bảng phụ. Ví dụ: a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c) Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. - Cả lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài. - HS nêu miệng nhanh. - HS điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống. Ví dụ: a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ mừng vui. b) Nếu chúng ta chủ quan thì nhất định chúng ta sẽ thất bại. c) Nếu chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. - HS nêu. - HS nghe. Ngày soạn: 27/01/2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2018 Toán Tiết 108: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương; vận dụng để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - HS biết tự học. - HS tích cực làm bài, mạnh dạn khi trình bày. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3’) - GV kiểm tra quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) GV hướng dẫn làm bài (29’) Bài 1. - GV thay đổi số đo: cạnh 3m 8cm - Cho HS làm vở 1em làm bảng phụ Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài GV hướng dẫn HS làm bài. - GV hướng dẫn cách thực hiện. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. + 1 - 2 HS thực hiện - HS đọc yêu cầu bài, trao đổi và định hướng các bước tính. - HS làm vở, 1 em làm bảng phụ - chữa bài. - HS đọc yêu cầu của bài trao đổi xem hình nào là hình lập phương. - Thực hiện và nêu kết quả đúng: hình 3, hình 4. - HS lớp nhận xét bổ sung. - HS đọc yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân ra vở nháp và thi phát hiện nhanh kêt quả. 5cm 10cm a) S ; b) Đ c) S ; d) Đ + 3 - 4 HS nêu lại quy tắc. Tập đọc Tiết 44: CAO BẰNG I. MỤC TIÊU - HS đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng, thuộc ít nhất 2-3 khổ thơ. - HS biết tự học, chia sẻ. - HS chăm chỉ, tự giác học bài, yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bản đồ Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) Lập làng giữ biển và trả lời các câu hỏi: - Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài kết hợp chỉ bản đồ (2’) - Ở phía đông bắc nước ta, giáp Trung Quốc có tỉnh Cao Bằng. Bài thơ các em học hôm nay sẽ giúp các em biết về địa thế đặc biệt của Cao Bằng, về những người dân miền núi, đôn hậu, giàu lòng yêu nước, đang góp sức mình gìn giữ một dải dài biên cương của Tổ Quốc b) Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (12’) - GV yêu cầu một HS đọc toàn bài thơ. - Giáo viên sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp). - Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó. - Giáo viên nhận xét chung. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Mời 1 học sinh đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng nhẹ nhàng tình cảm. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Giáo viên tổ chức học sinh đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng khổ thơ và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức. - Gọi HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét, chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ (9’) - Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét cách đọc của bạn mình. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS quan sát và lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ (lượt 1). - HS luyện đọc: suối khuất, lặng thầm, rì rào. - HS đọc lượt 2. - HS đọc, hiểu nghĩa một số từ : Cao Bằng, đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài thơ. - HS lắng nghe. - Học sinh đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng khổ thơ và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chia sẻ. - HS phát biểu. - HS nhắc lại. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - HS lắng nghe, theo dõi, nêu từ ngữ cần nhấn giọng; ngắt, nghỉ. - HS luyện đọc diênc cảm và thuộc lòng. - Một số HS đọc trước lớp. - Nhận xét, chia sẻ. - Lắng nghe. Tập làm văn Tiết 43: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU - HS nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện, nắm vững kiến thức về cấu tạo bài văn kể chuyện. - HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ. - HS tự tin khi phát biểu ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Hướng dẫn HS làm bài tập (29’) Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Thế nào là kể chuyện? + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài 2. - GV dán 3 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng; mời 3 HS đại diện 3 tổ lên làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiết TLV tới (Viết bài văn kể chuyện) bằng cách đọc trước các đề văn để chọn một đề ưa thích. - Cả lớp hát một bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm: + Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa. + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua: Hành động của nhân vật. Lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. + Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần: - Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp). - Diễn biến (thân bài). - Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). - Đại diện nhóm trình bày. - 2 HS đọc yêu cầu của bài. (một HS đọc phần lệnh và truyện; 1HS đọc các câu hỏi trắc nghiệm). - 3 HS đại diện 3 tổ lên làm bài. Ngày soạn: 28/01/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 01tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 109: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - HS có khả năng tự học, biết chia sẻ. - HS tích cực học tập, mạnh dạn khi phát biểu, chăm chỉ làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập (29’) Bài 1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,2m và chiều cao 0,6m. b) Chiều dài 3m, chiều rộng 18dm và chiều cao 0,9m. - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp. - Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 3. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Cho 2 HS làm bài ra bảng phụ. - Nhận xét, chốt lại cách giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. - Một số HS nhắc lại. - HS đọc bài tập. - Làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS làm bài ra nháp. - HS báo cáo kết quả. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi. - 2 HS làm bài ra bảng phụ. - HS trình bày và giải thích bài làm. - Lắng nghe. Luyện từ và câu Tiết 44: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản, biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tương phản bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ hoặc thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống; phát triển kĩ năng dùng từ, viết câu. - HS biết tự học. - HS tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3') - Gọi HS hãy nêu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ điều kiện - kết quả. - GV nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) - GV viết bảng: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. b) Các hoạt động (29’) HĐ1. Phần nhận xét, ghi nhớ (9’) Bài 1. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - Gọi HS nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép. - Gọi HS nêu cặp quan hệ từ trong câu ghép này. - Giáo viên giới thiệu với HS: cặp quan hệ từ “Tuy nhưng ” chỉ quan hệ tương phản giữa 2 vế câu. Bài 2. - GV nêu yêu cầu: Nêu các cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ từ tương phản theo dãy. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ2. Luyện tập (20’) Bài 1. - Gọi HS nêu yêu cầu SGK. - Cho HS làm bài ra vở, 1 HS làm ra bảng phụ sau đó treo bảng phụ nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho trả lời miệng. - Giáo viên nhắc HS: các em có thể thêm hoặc bớt từ khi thay đổi vị trí các vế câu để tập câu ghép mới - Nhận xét. Bài 3. - Cho HS đọc bài. - Cho HS tự làm bài tập vào vở. - GV nhận xét. Bài 4. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS tự làm miệng. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV yêu cầu HS: Kể cặp quan hệ từ tương phản và đặt câu. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS nghe. - HS đọc yêu cầu SGK. - HS nêu. - HS phát biểu ý kiến. - HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi. + “Tuy nhưng ” + Mặc dù nhưng , dù .. nhưng - HS đọc, lớp lắng nghe và đọc thầm. - HS nêu yêu cầu SGK. Cả lớp đọc thầm. - HS làm ra vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS trình bày, chia sẻ, nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS điền thêm câu thích hợp và nêu miệng. - Cả lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc thầm lại. - Cả lớp làm bài. - HS làm xong trình bày bảng lớp. - Lớp sửa bài. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm miệng, phát biểu. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - 1-2 HS trình bày. Chính tả (Nghe -viết) Tiết 22: HÀ NỘI I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng bài chính tả trích trong bài thơ Hà Nội; tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT 2); viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT 3. - HS biết tự học, lắng nghe. - HS tự tin khi phát biểu ý kiến, tích cực học tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nghe - viết (18’) - GV đọc bài chính tả - H: Bài thơ nói về điều gì? - Hướng dẫn viết từ khó. - Đọc từng câu, bộ phận câu để HS viết. - Đọc toàn bài một lượt cho HS soát lỗi - Chấm bài. Nhận xét chung HĐ2. Làm bài tập (10’) Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. Nhận xét + chốt lại kết quả đúng Bài 3. - Cho HS đọc yêu cầu BT GV nhắc lại yêu cầu + Mỗi HS lên viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn viết tiếp. Tên một bạn nam trong lớp (ô1) Tên một bạn nữ trong lớp (ô2) Tên một anh hùng nhỏ tuổi (ô3) Tên một dòng sông hoặc hồ núi đèo (ô4). Tên một xã (ô5) - Gv lập nhóm trọng tài,đánh giá kết quả. GV nhận xét + sửa lỗi viết sai. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. - Nhận xét tiết học - Cả lớp hát một bài. HS theo dõi trong SGK - 2 HS đọc lại bài viết. - HS trả lời. - HS luyện viết ra nháp:Hồ Gươm, Tháp Bút, chùa Một Cột,.. - HS nghe - viết bài vào vở. - HS soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu , lớp lắng nghe - HS phát biểu: danh từ riêng là tên người (Nhụ); danh từ riêng là tên địa lí: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu. Lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu của bài tập, chơi tiếp sức 2 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, nhóm nào viết đúng và được nhiều tên là nhóm đó thắng. - Nhận xét. - HS nêu: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên. - HS lắng nghe Ngày soạn: 28/01/2018 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 110: THỂ TÍCH MỘT HÌNH - HS có biểu tượng về thể tích của một hình. Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản, phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét. - HS biết hợp tác, chia sẻ. - HS ham học hỏi, khám phá, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Hình dạy thể tích III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình (15’) - GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan. - GV: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.. - Đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật. - GV nhận xét và kết luận. Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích. Ví dụ 2 (SGK) - Yêu cầu HS quan sát trong SGK. - H: Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương? Ví dụ 3 - GV lấy 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK. - Yêu cầu HS tách hình xếp được thành 2 phần. - GV nhận xét, kết luận. HĐ2. Luyện tập (20’) Bài 1. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm theo nhóm đôi. - Yêu cầu một số nhóm trả lời. - GV nhận xét. Bài 2. - Gọi 1 HS đọc bài tập. - Cho HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách xếp 6 hình lập phương thành hình hộp chữ nhật. - Cho HS thực hành với đồ dùng gồm 6 hình lập phương. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò(2’) - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. - HS quan sát, nêu tên 2 hình khối đó. - HS nhận xét hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn. - HS nhận xét vị trí của 2 hình khối. - Lắng nghe. - HS trả lời. - HS rút ra nhận xét (thể tích hình C bằng thể tích hình D - HS quan sát. - HS lên tách hình xếp thành 2 phần. - HS khác nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS quan sát hình vẽ và trả lời theo nhóm đôi. - HS phát biểu, giải thích. - 1 HS đọc bài tập. - HS quan sát hình vẽ và làm bài vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm. - Nhận xét, chia sẻ. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi. - 2-3 HS lên bảng thực hành. (có 5 cách xếp) - HS so sánh thể tích các hình đó. Tập làm văn Tiết 44: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU - HS viết được một bài văn kể chuyện rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; có ý thức làm bài, yêu thích các nhân vật tốt trong các câu chuyện đã đọc, yêu thương, đoàn kết với bạn bè. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra (5’) - Gọi HS đọc các đề kiểm tra. - GV nhắc HS: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng. HĐ2. HS viết bài (25’) - HS viết bài vào vở. - GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. - Hết thời gian GV thu bài. 3. Củng cố,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 22.doc
Tài liệu liên quan