I. MỤC TIÊU
- HS hiểu và nhận biết được những từ ngữ được lặp dùng để liên kết các câu, tác dụng của phép lặp từ ngữ; biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; có ý thứ học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
17 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 25 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 22/02/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 02 năm 2018
Chào cờ
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
Toán
Tiết 121: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
- Tập trung vào kiểm tra tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt, nhận dạng , tính diện tích một số hình đã học; giúp GV đánh giá được khả năng làm bài của học sinh; giúp HS đánh giá được khả năng làm bài của mình. Từ đó giúp GV và HS có những phương pháp phù hợp.
- HS có kĩ năng tính toán, trình bày bài giải toán có lời văn.
- HS biết tự giải quyết vấn đề, tự giác làm bài.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Bút, nháp, thước
III. TIẾN HÀNH
- GV phát đề cho HS làm trực tiếp vào đề.
- Thu bài.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
Đề kiểm tra
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để phù hợp với biểu đồ dưới đây nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học:
Học sinh giỏi:.. Học sinh khá: Học sinh trung bình:
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất.
Câu 2. Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là:
5% B. 20% C. 80% D. 100%
Câu 3. Diện tích hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 23cm, 18 cm; chiều cao 15cm là:
205 m2 B. 214,5cm2 C. 307 m2 D. 307,5cm2
Câu 4. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 1,5 dm. Thể tích khối kim loại đó là:
3,375 dm3 B.4,5 dm3 C. 9 dm3 D. 13,5 dm3
Câu 5. 15% của 68m là :
7,2m B. 10,2m C. 15m D. 453m
Câu 6. Diện tích của hình tam giác có độ dài đáy 8dm, chiều cao 50cm là :
400cm2 B. 200cm2 C. 40dm2 D. 20dm2
Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
38m2 25dm2 =dm2 3m3 = .dm3
54ha = km2 6tấn 35kg = tấn
ngày = giờ 225 phút = giờ
3 giờ 15 phút = giờ 2,25 giờ = phút
II. TỰ LUẬN
Câu 8. Đặt tính rồi tính
a) 218,91 + 50,18
b) 652,7 – 101,38
c) 13,24 × 5,2
d) 75,2 : 32
....................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9. Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,6m và chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh phía trong của căn phòng và trần nhà của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa bằng 8m2?
Câu 10. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
× + ×
Tập đọc
Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU
- HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào, ca ngợi; hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; tự hào về lịch sử dân tộc, yêu quê hương đất nước, biết ơn tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh về đền Hùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài (3’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Luyện đọc (12’)
- Gọi trưởng ban học tập lên duy trì hoạt động đọc.
- GV nhận xét.
HĐ2. Tìm hiểu bài (12’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3, đặt câu hỏi chia sẻ về nội dung liên quan đến bài học.
- Gọi một số nhóm chia sẻ với cả lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- Kết luận.
HĐ3. Đọc diễn cảm (8’)
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc diễn cảm đoạn mình thích.
- Gọi một số HS đọc trước lớp.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- Trưởng ban học tập lên tổ chức hoạt động đọc.
- HS hoạt động nhóm 3, đặt câu hỏi chia sẻ trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS phát biểu.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe, theo dõi, phát biểu.
- HS tự luyện đọc diễn cảm đoạn mình thích.
- 3 - 4 HS đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nêu lại nội dung bài.
Ngày soạn: 22/02/2018
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 02 năm 2018
Toán
Tiết 122: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
- HS biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng, xác định được một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; thực hiện được đổi đơn vị đo thời gian đơn giản.
- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ viết bảng đơn vị đo thời gian.
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Hình thành bảng đơn vị đo thời gian (9’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, viết các đơn vị đo thời gian đã học, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đó ra nháp.
- Gọi HS lên bảng điền trên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa.
HĐ2. Luyện tập (20’)
Bài 1.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, xác định từng năm thuộc thế kỉ nào.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3.
- Yêu cầu HS làm bài ra bảng con.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS trình bày cách làm.
- Nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- HS hoạt động nhóm đôi, viết ra nháp.
- Một số HS lên bảng điền trên bảng.
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Một số học sinh phát biểu.
- HS khác chia sẻ, nhận xét.
- Chữa bài (nếu sai).
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm ra bảng phụ.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS làm bài ra bảng con.
- 2 HS lên bảng làm.
- Trình bày cách làm.
- HS khác nhận xét.
- 2 - 3 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
Kể chuyện
Tiết 25: VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU
- HS dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Vì muôn dân”. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi thái độ, hành động chân tình xoá bỏ hiềm khích cá nhân, đoàn kết anh em, vua tôi của Hưng Đạo Vương.
- HS biết hợp tác, lắng nghe, chia sẻ, mạnh dạn khi kể chuyện trước đông người. HS tự hào về truyền thống đoàn kết của, dân tộc ta, có tinh thần đoàn kết với cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh kể chuyện phóng to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. GV hướng dẫn kể chuyện (10’)
- GV kể mẫu lần 1giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn – Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần lúc bấy giờ.
- Giáo viên kể lần 2 – 3: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.
+ Đoạn 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng trối trăn những lời cuối cùng cho con
trai.
+ Đoạn 2 – 3: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở Bến Đông, tự tay dội nước thơm tắm cho Trần Quang Khải.
+ Đoạn 4 – 5: Vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.
+ Đoạn 6: Cảnh giặc Nguyên tan nát thua chạy về nước.
HĐ2. HS kể chuyện (20’)
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhắc HS chú ý cần kể những ý cơ bản của câu chuyện, không cần lặp lại nguyên văn của lời thầy cô.
- Giáo viên nhận xét, khen HS kể tốt.
- Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
- Nếu bạn là Trần Quốc Tuấn thì bạn sẽ nghe lời cha hay làm như Trần Quốc Tuấn? Vì sao?
- Gọi HS đọc một số câu ca dao tục ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
- Giáo viên nhận xét – chốt lại: Câu chuyện ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về kể cho người thân nghe câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe
- HS lắng nghe và theo dõi.
- Từng cặp HS trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- 6 HS nối tiếp nhau dựa theo 6 tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, chia sẻ.
- HS thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện (2 – 3 em).
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- HS trả lời.
- Một số HS đọc các câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 49: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu và nhận biết được những từ ngữ được lặp dùng để liên kết các câu, tác dụng của phép lặp từ ngữ; biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
- HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; có ý thứ học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Phần nhận xét (9’)
Bài 1.
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài.
- Giáo viên gợi ý:
Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì?
- Giáo viên chốt lại lời đúng.
Bài 2.
- Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
- Giáo viên gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó?
- Giáo viên bổ sung: nhờ cùng nói về một đối tượng (ngôi đền) và có cách thức để biểu thị điểm chung đó (bằng cách lặp lại từ đền) nên hai câu trên liên kết chặt chẻ với nhau. Nhờ đó người đọc hiểu được nội dung của hai câu.
Bài 3.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
- Giáo viên chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
HĐ2. Luyện tập (20’)
Bài 1.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS xác địng từ ngữ được lặp lại dùng để liên kết các câu trong đoạn văn, viết các từ đó vào vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống. Lớp làm vào nháp, một em làm bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu SGK.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ.
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp HS trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế.
- HS phát biểu ý kiến.
VD: Nếu thay thế từ “đền” bằng một trong các từ trên thì không thể được vì nội dung hai câu không liên kết với nhau được.
- HS nghe
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày bài làm.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.
- HS ddọc đoạn văn đã điền đầy đủ các từ.
- HS khác chia sẻ, nhận xét.
- HS đọc.
- HS nghe.
Ngày soạn: 23/02/2018
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 02 năm 2018
Toán
Tiết 123: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán c ó liên quan đến cộng số đo thời gian đơn giản.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu, thước
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Hình thành kiến thức mới (12’)
- GV nêu ví dụ: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Bắc giang hết 2 giờ 15 phút rồi đi tiếp đến Lạng Sơn hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quãng đường hết bao nhiêu thời gian?
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính.
Ví dụ 2. GV cho HS đặt tính và tính:
4 giờ 35 phút + 2 giờ 40 phút
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về đơn vị phút trong phép tính đó.
- Gọi HS nêu cách cộng số đo thời gian.
HĐ2. Luyện tập (20’)
Bài 1. Cá nhân
- Cho HS làm vào bảng con, 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Cá nhân
- Gọi HS đọc đầu bài, phân tích đề.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc ví dụ , phân tích ví dụ.
- HS thảo luận cách làm.
- HS làm ra nháp.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS làm vào bảng con.
- HS nhận xét khi cộng số đo thời gian cần cộng số đo thời gian theo từng đơn vị.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS làm vào bảng con, 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đầu bài, phân tích đề.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm vào bảng phụ.
- Trình bày bài làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- 2 - 3 HS nêu.
Tập đọc
Tiết 50: CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm; hiểu nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.
- HS có khả năng tự hộc, biết chia sẻ, hợp tác; chăm chỉ học bài, yêu thiên nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi 3 HS đọc lại bài “Phong cảnh đền Hùng” và nêu nội dung bài.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Luyện đọc (12’)
- Gọi HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài (9’)
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét.
- H: Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV kết luận.
HĐ3. Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (10’)
- Gọi HS nêu cách đọc bài, giọng đọc, ngắt, nghỉ.
- Yêu cầu HS nhẩm học thuộc long từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Liên hệ: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về tiếp tục học thuộc bài thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp bài “Phong cảnh đền Hùng” và nêu nội dung bài.
- HS đọc cả bài thơ.
- HS xác định các khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số cặp HS đọc trước lớp.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- HS phát biểu.
- HS khác nhận xét, chia sẻ.
- HS nêu.
- Một vài HS nêu.
- HS tự luyện đọc diễn cảm.
- 2 - 3 HS đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Bình chọn bạn đọc thuộc, hay.
- HS nêu lại nội dung bài.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
Tiết 49: TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
- HS viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên, bài viết có cảm xúc.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; yêu quý đồ vật, có ý thức giữ gìn đồ vật cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (2’)
- Gọi HS nêu bố cục bài văn miêu tả đồ vật.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu đề (4’)
- GV treo bảng phụ viết sẵn đề bài lên bảng.
HĐ2. Viết bài (25’)
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- Thu bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về đọc trước nội dung tiết tập làm văn viết đoạn đối thoại để chuẩn bị nội dung cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đối thoại cho màn kịch.
- Một số HS nêu.
- HS đọc đề bài.
- HS chọn đề bài để làm.
- Lắng nghe
Ngày soạn: 24/02/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 01 tháng 03 năm 2018
Toán
Tiết 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
- HS biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán đơn giản, phát triển kĩ năng đặt tính và tính trừ hai số đo thờ gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu, thước
- HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (4’)
- Yêu cầu HS thực hiện phép cộng số đo thời gian:
5 phút 30 giây + 4 phút 45 giây
- Nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hình thành kiến thức mới (14’)
- Ví dụ:
4 phút 45 giây + = 10 phút 15 giây
- Yêu cầu HS tìm kết quả thích hợp để điền vào chổ chấm trên.
- Gọi HS trình bày cách làm.
- Nhận xét, hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính:
10 phút 15 giây - 4 phút 45 giây
- Gọi HS nêu cách trừ hai số đo thời gian.
- Kết luận.
HĐ2. Thực hành - luyện tập (16’)
Bài 1. Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, một số HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Cá nhân
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Nhóm đôi
- Gọi HS đọc và phân tích đầu bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, kết luận bài giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm ra nháp, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS hoạt động cá nhân, làm ra nháp. 2 HS lên bảng làm bài.
- Nêu cách làm.
- Chia sẻ, nhận xét.
- HS theo dõi sau đó thực hiện lại ra nháp.
- 2 - 3 HS nêu.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào bảng con.
- Một số HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia sẻ, chữa bài.
- HS đọc và phân tích đầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài.
- HS làm bài ra nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, chia sẻ.
- 2 - 3 HS nêu.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 50: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG
CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, tác dụng củaviệc thay thế từ ngữ, biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; có ý thức học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS nêu cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Phần nhận xét - ghi nhớ (12’)
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
- H: Các câu trong đoạn văn nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- Yêu cầu HS so sánh hai đoạn văn.
- Rút ra ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập (16’)
Bài 1. Nhóm đôi (6’)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2')
- Gọi HS nêu cách liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS so sánh 2 đoạn văn.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, làm việc cá nhân; tìm từ thay thế những từ ngữ đã lặp lại trong đoạn văn.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm ra bảng phụ.
- Nhận xét, chia sẻ.
- 2 HS nêu.
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 25: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- HS nghe viết đúng bài chính tả, sai không quá 5 lỗi; tìm được các tên riêng trong truyện “Dân chơi đồ cổ”, nắm được quy tắc viết hoa tên riêng.
- HS biết tự học, lắng nghe.
- HS tích cực học tập, ham học hỏi, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Hướng dẫn chính tả (6’)
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
- Giáo viên đọc các tên riêng trong bài Chúa Trời, Ê - va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-ha-ma, Sác-lơ Đắc - uyn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài vừa viết trong bài.
HĐ2. Viết chính tả (15’)
- Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận trong câu cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc lại toàn bài.
HĐ3. Làm bài tập (8’)
Bài 2a.
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2b.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 3.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Giáo viên giải thích từ: Cửu phủ tên một loài tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
3. Củng cố, dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS khác viết ra nháp.
- 2 HS nhắc lại.
- Học sinh viết vở.
- Học sinh soát lỗi, từng cặp đổi vở kiểm tra.
Hoạt động nhóm, bàn.
- 1 học sinh đọc – Lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài – sửa bài.
- Lớp chia sẻ, bổ sung.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài – sửa bài.
- HS lắng nghe.
- Học sinh làm bài.
- Nêu lại quy tắc viết hoa.
- Nêu ví dụ.
Ngày soạn: 25/02/2018
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 tháng 03 năm 2018
Toán
Tiết 125: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết cộng trừ số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế, rèn kĩ năng tính và giải toán.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ học bài và làm bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
Luyện tập
Bài 1. Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2. Cá nhân
- Cho HS làm bài ra bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Cá nhân
Tính
a) 6 năm 5 tháng ˗ 4 năm 9 tháng
b) 20 ngày 16 giờ ˗ 15 ngày 21 giờ
c) 13 giờ 28 phút ˗ 6 giờ 7 phút
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4. Nhóm đôi
- Yêu cầu HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò ( 3’)
- Gọi HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tự luyện tập và xem trước bài sau “Nhân số đo thời gian”
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS làm bài ra bảng con.
- HS chia sẻ bài làm.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm ra bảng phụ.
- HS trình bày cách làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi và làm bài ra nháp.
- Một số HS trình bày bài, nêu cách làm.
- HS khác chia sẻ.
- 1 HS hệ thống lại bài học.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
Tiết 50: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU
- HS dựa trên câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của GV, viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2); biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đó.
- HS biết hợp tác, chia sẻ.
- HS tích cực tham gia các hoạt động học tập; trung thực, biết vì công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
Bài 1. Cá nhân
- Gọi HS đọc lại truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”
- Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung câu chuyện.
Bài 2. Nhóm
- Gợi ý cho HS dựa theo 7 gợi ý SGK để viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch
Khi viết chú ý thể hiện tính cách hai nhân vật: thái sư và phú ông.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3.
- Gọi HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đó.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, đọc thầm.
- HS tóm tắt nội dung câu chuyện.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ nội dung BT2
Học sinh đọc gợi ý.
- Thảo luận nhóm, viết vào nháp.
- Đại diện nhóm đọc lời đối thoại
- Nhóm khác chia sẻ.
- 1HS đọc yêu cầu
Từng nhóm tiếp nối nhau thi đọc hoặc diễn thử màn kịch.
- Cả lớp bình chọn đọc hoặc diễn sinh động, tự nhiên, hấp dẫn.
- Lắng nghe.
Sinh hoạt tập thể
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: LÀM THIẾP CHÚC MỪNG 8 - 3
I. MỤC TIÊU
- HS biết ý nghĩa của ngày 8 - 3, hiểu được công lao của người phụ nữ trong gia đình, xã hội; làm được thiếp chúc mừng 8-3 để tặng bà, tặng mẹ, tặng cô,
- HS biết tự phục vụ; yêu quý cô giáo; biết chia sẻ, giúp đỡ bà, mẹ công việc nhà phù hợp; đoàn kết, giúp đỡ các bạn nữ.
II. CHUẨN BỊ
- Giấy, kéo, màu, bút
III. TIẾN HÀNH
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngày 8 - 3.
- HS tham gia một số tiết mục văn nghệ.
- Tổ chức cho HS tự làm thiệp chúc mừng 8 - 3.
- HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu tấm thiếp mình đã làm.
- Liên hệ.
- Tổng kết - đánh giá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 25.doc