Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS nêu được những điều kiện tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em, nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày; biết vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày.

- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- HS Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Phấn màu, bảng phụ, giý A3

- HS: Tranh, ảnh, băng hình về các HĐ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn: 09/03/2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2018 Khoa học Tiết 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I. MỤC TIÊU - HS chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ, nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt, giới thiệu kết kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. - HS có khả năng tự học, biết hợp tác, chia sẻ, ham học hỏi, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Hình minh họa - HS: Chuẩn bị theo cá nhân: ươm một số hạt lạc (hoặc đậu, đỗ) vào bông ẩm (đất ẩm) khoảng 3 - 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp. III. CÁC HĐ DẠY - HỌC HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV yêu cầu HS kể tên và nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (1’) b) Các HĐ HĐ1. Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt (10’) - GV yêu cầu nhóm trưởng cùng các HS trong nhóm tiến hành tách hạt đậu đã ươm ra làm đôi một cách cẩn thận. Từng HS trong nhóm chỉ rõ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng. - GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. - GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. HĐ2. Thảo luận (10’) - GV chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện nhiệm vụ: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau: + Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. + Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. - GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình. GV kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh). HĐ3. Quan sát (8’) - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. - GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò (2') - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị theo nhóm: củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, hành, tỏi. - HS kể tên và nêu đặc điểm. Làm việc theo nhóm. - Các nhóm HS thực hiện yêu cầu - HS các nhóm quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận làm bài tập. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: - HS lắng nghe. - Làm việc theo nhóm 4. - HS trình bày và thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe. - Làm việc theo nhóm 2. HS quan sát hình và trao đổi. - Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe, thực hiện. Lịch sử Tiết 27: LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PARI I. MỤC TIÊU - HS biết ngày 27 - 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm rứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ. - HS biết tự học; tích cực học tập, yêu chuộng hòa bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Tranh, ảnh về lễ kí Hiệp định Pa-ri III. HĐ DẠY - HỌC HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3') + Nêu nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30') HĐ 1.( làm việc cả lớp ) - GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri. - Nêu nhiệm vụ học tập. HĐ 2. (Làm việc theo nhóm 4) - GV phát phiếu học tập và cho các nhóm đọc SGK và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi: + Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu? + Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri? - GV chốt lại nguyên nhân Mĩ phải kí hiệp định Pa – ri . + Thuật lại diễn biến lễ kí kết. + Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri? - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý ghi bảng. HĐ 3. (làm việc theo nhóm 4) - Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi: + Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam? - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý ghi bảng. Chúng ta cần làm gì để đất nước luôn luôn đọc lạp tự do và ngày một tươi đẹp hơn? HĐ 4 (làm việc cả lớp ) GV nhắc lại lời di chúc của Bác: “Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. 3. Củng cố, dặn dò (2') - Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài. - 2 HS trả lời - HS chú ý lắng nghe. Nguyên nhân: - Với dã tâm tiếp tục xâm lược nước ta,Mĩ tìm cách trì hoãn không chịu kí hiệp định. - Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri. Diễn biến: 11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định. Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam. Ý nghĩa: : - Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam - Tích cực góp sức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình,duy trì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc... - HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu. Đạo đức Tiết 27: EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS nêu được những điều kiện tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em, nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày; biết vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - HS Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ, giý A3 - HS: Tranh, ảnh, băng hình về các HĐ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới III.CÁC HĐ DẠY - HỌC HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV hỏi: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì? 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (1’) b) Các HĐ HĐ 1. Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (bài tập 4) (10’) - Cho HS giới thiệu trước lớp tranh ảnh, bài báo về các HĐ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. - Giáo viên nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình và kết luận HĐ 2. Vẽ “Cây hòa bình” (10’) - Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hòa bình” ra giấy khổ lớn. - Kết luận. HĐ 3. Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hòa bình (9’) - Mời HS treo tranh, giới thiệu. - Giáo viên nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các HĐ vì hòa bình phù hợp với khả năng. 3. Nhận xét, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS tích cực tham gia các HĐ vì hòa bình phù hợp với khả năng. - HS trả lời: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình. ... - HS giới thiệu trước lớp tranh ảnh, băng hình, bài báo về các hoat động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà em sưu tầm được. - HS thảo luận nhóm vẽ “Cây hòa bình” - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm treo tranh giới thiệu về chủ đề hòa bình - HS lắng nghe. Ngày soạn: 11/03/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 03 năm 2018 Địa lí Tiết 27: CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU - HS mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ; nêu được một số đặc điểm về khí hậu, địa hình: Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. HS chỉ và đọc tên 1 số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn trên bản đồ. - HS biết tự học, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến, chỉ bản đồ, ham học hỏi, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV:Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ(3’) +Yêu cầu HS: Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư và kinh tế châu Phi 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động (29’) HĐ1. Cá nhân (12’) Vị trí điạ lí và giới hạn - Châu lục nào nằm ở bán cầu Đông, châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? - Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào? - Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu mĩ đứng thứ , mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới HĐ2. Cá nhân (13’) Đặc điểm tự nhiên - Quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ? - Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? -Tại sao châu Mĩ lại có nhiều Đới khí hậu? - Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-rôn? 3. Củng cố, dặn dò (2p) - Nêu đặc điểm về địa hình , khí hậu của châu Mĩ? - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu - Nhận xét - Lắng nghe - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - 2HS nêu. Kĩ thuật Tiết 27: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I. MỤC TIÊU - HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng, lắp được từng bộ phận đúng kĩ thuật. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Quan sát, nhận xét mẫu (9’) - GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Gọi HS nhận xét, kể tên các bộ phận cần lắp. HĐ2. Thao tác kĩ thuật (20’) Hướng dẫn HS chọn các chi tiết - Gọi 1 - 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại. - Yêu cầu HS thực hành lắp từng bộ phận. - Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được ở cuối tiết 2. - HS quan sát. - HS kể tên các bộ phận phải lắp (5 bộ phận) - HS lên bảng chọn chi tiết. - HS khác quan sát và bổ sung. - HS thực hành lắp từng bộ phận của máy bay trực thăng. - HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Lắng nghe Khoa học Tiết 54:CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. MỤC TIÊU - HS bết quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau, kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ; thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. - HS có khả năng tự học, biết hợp tác, chia sẻ; ham học hỏi, khám phá, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Củ khoai lang, củ gừng - HS: Chuẩn bị theo nhóm: vài củ khoai tây, củ gừng, hành, tỏi, khay để trồng cây III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS nêu điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Quan sát (16’) Tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau, kể tên một số cây con được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Cho HS làm việc theo nhóm. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Gọi HS kể nối tiếp một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ. - Kết luận HĐ2. Thực hành (12’) - Cho HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. - 2 HS nêu. - HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Các nhóm khác bổ sung. - HS nối tiếp nhau kể tên. - HS thực hành trồng cây bằng thân, cành hoặc lá của cây mẹ. - Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 27.chều.doc
Tài liệu liên quan