Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27 - Năm học: 2017 - 2018

Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

 I. MỤC TIÊU

 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1, HS điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).

 - HS biết hợp tác, chia sẻ, lắng nghe; đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy, cô giáo, chăm chỉ lao động, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn: 09/03/2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2018 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 131: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết tính vận tốc của chuyển động đều, thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau, có kĩ năng trình bày bài giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Dạy bài mới Luyện tập Bài 1. Cá nhân - Cho HS làm bài ra nháp. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 2. Nhóm đôi - Yêu cầu HS kẻ bảng và làm ra nháp theo nhóm đôi. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. Quãng đường AB dài 32km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi bộ 3,5km rồi tiếp tục đi ô tô trong 45 phút thì đến B. Tính vận tốc của ô tô. - Cho HS làm bài vào vở. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 4. Một ca nô đi từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 45 phút được quãng đường dài 54km. Tính vận tốc của ca nô. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS kẻ bảng và làm ra nháp theo nhóm đôi. - 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Trình bày bài làm, nhận xét, chữa bài. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm vào vở . - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Thảo luận và nêu cách giải. - HS làm bài vào vở. - 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - 2 HS nêu. Tập đọc Tiết 53: TRANH LÀNG HỒ I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ngợi ca ngợi tự hào; hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; yêu nghệ thuật tranh dân gian. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Một số tranh Đông Hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Luyện đọc (12’) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn. - GV hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm từ khó, dễ lẫn (nếu HS sai). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi trong bài. - Gọi một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại. - Gọi HS nêu nội dung bài. - GV kết luận. HĐ3. Đọc diễn cảm (8’) - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1; 2 hoặc đoạn 3. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Liên hệ - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc bài. - HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS rèn phát âm. - HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS đọc thầm lại bài sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi. - Một số nhóm trả hỏi và trả lời trước lớp. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS phát biểu nội dung bài. - HS nhắc lại. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - HS nêu giọng đọc, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng. - HS luyện đọc diễn cảm. - 3 - 4 HS đọc diễn cảm trước lớp. - HS chia sẻ, bình chọn bạn đọc hay. - HS phát biểu. Ngày soạn: 10/03/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU - HS biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều, biết vận dụng vào giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Hình thành kiến thức mới: Quy tắc và công thức tính quãng đường (15’) - GV đưa ra bài toán 1: Một ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 40,5km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - Gọi HS rút ra quy tắc và công thức tính quãng đường. - GV đưa ra bài toán 2: Một người chạy bộ với vận tốc 5m/giây trong nửa phút. Tính quãng đường người đó đã chạy được. - Cho HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. HĐ2. Thực hành - luyện tập (16’) Bài 1.Cá nhân - Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài ra nháp. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 2. Cá nhân - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Một xe máy đi từ A lúc 7 giờ 25 phút với vận tốc 38km/giờ, đến B lúc 11 giờ 05 phút. Tính độ dài quãng đường AB. - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và làm vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại quy tắc và công thức tính quãng đường. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài toán, tóm tắt đầu bài. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS rút ra quy tắc và công thức tính quãng đường. - HS đọc bài toán, tóm tắt đầu bài, nêu cách làm. - HS làm bài ra nháp, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS tóm tắt và giải bài toán ra nháp. - Một số HS đọc bài làm. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài. - HS tóm tắt bài toán và làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc bài toán. - HS tóm tắt đầu bài và giải bài toán vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. - 2 - 3 HS nêu. Kể chuyện Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU - HS kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việ Nam hoặc một kỉ nệm với thầy, cô giáo; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - HS có khả năng tự học; mạnh dạn khi kể chuyện trước đông người, kính trọng, lễ phép, biết ơn các thầy, cô giáo. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2’) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Tìm hiểu đề (7’) - Gọi HS đọc đề bài. - GV gạch dưới các từ quan trọng. - Gọi HS đọc gợi ý SGK. - Gọi HS nêu câu chuyện mình sẽ kể. HĐ2. Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (18’) - Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Gọi một số HS kể trước lớp. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Liên hệ giáo dục - Nhận xét tiết học. - Cả lớp hát bài “Những bông hoa những bài ca”. - 2 HS đọc đề bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1; 2; 3; 4 - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể theo nhóm đôi, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - 3 - 4 HS kể chuyện trước lớp. - HS khác chia sẻ, bình chọn bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn. Luyện từ và câu Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. MỤC TIÊU - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1, HS điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2). - HS biết hợp tác, chia sẻ, lắng nghe; đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy, cô giáo, chăm chỉ lao động, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. - Gọi HS đọc bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm 3, tìm các tiếng còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. - Liên hệ giáo dục. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS đọc lại một số câu ca dao, tục ngữ về truyền thống tôn sư, trọng đạo. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài tập. - Thảo luận nhóm đôi. - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc bài tập. - HS thảo luận nhóm 3, tìm các tiếng còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ. - HS viết bằng bút chì vào SGK. - HS trình bày bài. - HS khác chia sẻ, nhận xét. - HS đọc lại một số câu ca dao, tục ngữ về truyền thống tôn sư, trọng đạo. Ngày soạn: 10/03/2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 133: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS tính quãng đường đi được của một chuyển động đều, biết trình bày bài giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính quãng đường. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. Cá nhân (6’) - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Cá nhân (8’) Một ô tô đi từ A lúc 8 giờ 15 phút, đến B lúc 11 giờ 05 phút với vận tốc 42km/giờ. Tính độ dài quãng đường AB. - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. Cá nhân (7’) - Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. Nhóm đôi (8’) - Cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài toán và làm ra nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu cách tính quãng đường. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS tự luyện tập và chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - HS đọc bài tập. - HS làm ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài. - HS tóm tắt đầu bài và làm vào vở. - Chia sẻ, nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - Một số HS nêu lại cách tính quãng đường. Tập đọc Tiết 54: ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi tự hào; hiểu nội dung: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, truyền thống bất khuất của dân tộc. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ,tự giác học bài, yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS đọc bài “Tranh làng Hồ” và nêu nội dung bài. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi một số cặp HS đọc bài. - GV đọc toàn bài. HĐ2. Tìm hiểu bài (10’) - H: + Những ngày thu đẹp mà buồn được tả trong khổ thơ nào? + Nêu những hình ảnh đẹp mà vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba. + Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do về truyền thống bất khuất của dân tộc trong hai khổ thơ cuối. - Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài. - GV chốt lại. HĐ3. Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (10’) - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng. - Gọi một số HS đọc trước lớp. - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu ý nghĩa của bài thơ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc bài và nêu nội dung. - 1 HS đọc bài thơ. - HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 - 3 nhóm đọc bài. - Lắng nghe. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu nội dung bài. - 5 HS đọc nối tiếp. - HS nêu giọng đọc, cách ngắt nhịp. - HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng. - Một số HS đọc trước lớp. - HS bình chọn bạn đọc thuộc, hay. - HS nêu ý nghĩa của bài thơ. - Lắng nghe. Tập làm văn Tiết 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU - HS biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn; viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc, biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa khi viết đoạn văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài, yêu thiên nhiên. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu bố cục của bài văn miêu tả cây cối. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động Bài 1. Nhóm đôi - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. Bài 2. Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở. - GV lưu ý HS tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả hoặc thân) - Nhận xét, giúp HS sửa lỗi. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu. - 2 HS đọc bài. - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - Một số HS trình bày. - HS khác nhận xét, chia sẻ, bổ sung. - 1 HS đọc. - HS viết đoạn văn vào vở. - 1 HS viết ra bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - HS nêu. Ngày soạn: 11/03/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 134: THỜI GIAN I. MỤC TIÊU - HS biết tính thời gian của một chuyển động đều, phát triển kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn. - HS biết tự học, chia sẻ, tự tin khi trình bày ý kiến, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính quãng đường, vận tốc. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hình thành kiến thức mới Quy tắc và công thức tính thời gian (12’) - Nêu bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 170km với vận tốc 40km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó. - Nhận xét, chữa bài. - GV chốt lại. - Nêu bài toán 2: Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 48km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng sông đó. - Lưu ý HS nếu thời gian là phân số cần đưa về đơn vị là giờ và phút. - Nhận xét, chốt lại. HĐ2. Thực hành, luyện tập (17’) Bài 1. a) Trên quãng đường 25km, một người đi xe đạp với vận tốc 12,5km/giờ. Tính thời gian của người đó. - Nhận xét, chữa bài. b) Trên quãng đường 1,5km, một người chạy với vận tốc 10km/giờ . Tính thời gian chạy của người đó. - Nhận xét, lưu ý HS đơn vị đo thời gian. Bài 2. Một máy bay khởi hành lúc 7 giờ 45 phút với vận tốc 860km/giờ được quãng đường 2150km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ? - GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính thời gian. - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu. - HS đọc bài toán, phân tích và tóm tắt đầu bài. - HS nêu cách làm. - 1 HS lên bảng làm. - HS chữa bài. - HS rút ra cách tính thời gian. - HS đọc đầu bài, tóm tắt bài toán. - HS làm ra nháp. - 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS tóm tắt và làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - HS đọc đầu bài, tóm tắt và làm vào vở. 1 HS làm ra bảng phụ. - HS nhận xét, chia sẻ. - HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - 2 - 3 HS nêu. Luyện từ và câu Tiết 54: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I. MỤC TIÊU - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối , tác dụng của phép nối, hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nhận xét - ghi nhớ (12’) Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu và làm việc nhóm đôi. - H: Mỗi từ ngữ in đậm có tác dụng gì? - GV chốt lại. Bài 2. Tìm những từ ngữ có tác dụng giống cụm từ “Vì vậy” - Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ. - GV ghi bảng. HĐ2. Luyện tập (14’) Bài 1. Nhóm đôi - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, dùng bút chì gạch dưới những QHT. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Cá nhân - Yêu cầu HS suy nghĩ tìm chỗ dùng sai từ nối và chữa lại. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu tác dụng của liên kết câu bằng từ ngữ nối. - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu. - HS đọc yêu cầu của bài và thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời. - HS phát biểu. - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi, dùng bút chì gạch dưới những QHT. - Đại diện một số nhóm trình bày. - Nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - HS đọc bài tập. - HS làm bài ra nháp. - HS trình bày. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - HS nêu. Chính tả (Nhớ - viết) Tiết 27: CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU - HS nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông”, tìm được các tên riêng trong 2 đọan trích trong SGK, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác; chăm chỉ, tự giác viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Viết chính tả (20’) - Gọi 2 HS đọc 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông” - Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó, dễ lẫn trong khi viết chính tả. - Gọi HS nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Yêu cầu HS nhớ - viết bài. - Thu bài. HĐ2. Làm bài tập (9’) Bài 2. Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - Gọi HS nêu quy tắc viết hoa tên người, địa lí nước ngoài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS tự rèn chữ viết. - 2 HS đọc bài. - HS nêu. - HS viết các từ khó, dễ lẫn vào bảng con, 2 HS lên bảng viết. - 2 HS nêu. - HS nhớ - viết bài vào vở. - 1 HS đọc. - HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi. - 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Một số HS nêu. Ngày soạn: 11/03/2018 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 135: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết tính thời gian của một chuyển động đều, nêu được mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường, phát triển kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Luyện tập Bài 1. Cá nhân - Yêu cầu HS kẻ bảng và làm ra nháp. - Cho 2 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Cá nhân - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 3. Cá nhân - Gọi HS đọc đầu bài. - Cho HS làm bài ra nháp, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 4. Cá nhân - Gọi HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS hệ thống bài. - Nhận xét tiết học. - 3 HS nêu. - HS kẻ bảng và làm ra nháp. - 2 HS làm vào bảng phụ. - HS tóm tắt và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - 1 HS đọc đầu bài. - HS làm ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc bài toán, phân tích đề. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - 1 HS hệ thống lại bài học. Tập làm văn Tiết 54: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU - HS viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đề bài, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ làm bài, yêu thiên nhiên. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Tìm hiểu đề (5’) - GV gắn bảng phụ đã chép sẵn đề bài lên bảng. Đề 1. Tả một cây ăn quả mà em thích Đề 2. Tả một cây ở vườn trường em. - Yêu cầu HS nêu đề mình chọn. HĐ2. Viết bài (28’) - Yêu cầu HS chép đề mình chọn vào vở và viết bài. - Thu bài 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét ý thức viết bài của HS. - Dặn HS về quan sát thêm các loại cây khác và tự luyện viết bài văn tả cây cối. - 1 HS nêu. - 1 HS đọc đề bài. - HS lần lượt nêu đề mình chọn. - HS chép đề vào vở và viết bài. - Lắng nghe. Sinh hoạt tập thể TẬP DÂN VŨ: CHA CHA CHA I. MỤC TIÊU - HS biết một số động tác cơ bản của điệu cha cha cha, thực hiện được một số động tác cơ bản của bài cha cha cha. - HS biết hợp tác, lắng nghe, quan sát; tự giác tập luyện. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, loa III. TIẾN HÀNH - GV hướng dẫn HS một số động tác cơ bản của bài cha cha cha. - HS tập dưới sự hướng dẫn của GV. - Hướng dẫn HS tập theo nhạc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 27.doc
Tài liệu liên quan