Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 6

Môn: Tập đọc

Tác phẩm của Sin-lơ và tên phát xít

 I-Mục tiêu:

 1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm nước ngoài

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên ; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh , hóm hỉnh; tên phát xít hống hách hợm hĩnh nhưng dốt nát ngờ nghệch

2. Hiểu các từ ngữ trong truyện

Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc .

 II- Đồ dùng dạy- học

Tranh ảnh về nhà văn Đức Sin-lơ hoặc tranh ảnh về hành đông tàn bạo của phát xít Đức trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 (nếu có)

III-Các hoạt động dạy- học

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp. HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3( 5’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT +/ Mỗi em đặt 2 câu Một câu với 1 từ ở BT1 Một câu với 1 từ ở BT2 - Cho HS làm bài + trình bày kết quả - GV nhận xét + khen những HS đặt câu đúng hay . BT3( HS làm bài cá nhân):. -Em và bạn Lan là bạn hữu. - Cách chữa trị này rất hữu hiệu. - Bố mẹ em giải quyết công việc rất hợp tình hợp lí. +Bác ấy là chiến hữu của ba em. -Phong cảnh nơi đay thật hữu tình. -Công việc đó rất phù hợp với năng lực của bạn. -Là phiếu này hợp lệ. HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4 ( dạy buổi chiều) Bài4: Chia 3 tổ mỗi tổ đặt câu với một thành ngữ vào vở BT.Đại diện 3 tổ viết câu vào bảng nhóm.Nhận xét,tuyên dương HS đặt câu hay. VD:Ngày thống nhất,Nam,Bắc sum họp,bốn biển một nhà. Nhắc lại: Đọc lại và giải thích một số câu thành ngữ. Về nhà: HTL 3 câu thành ngữ + đặt câu ( BT3). GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm:.. .. Môn: Toán Tiết 27: HÉC - TA I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. - Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc-ta, vận dụng để giải các bài toán có liên quan. - Giải chính xác các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: 7m2 42dm2 ... 742dam2 6500m2 ... 650dam2 6m2 57dm2 ... 7m2 8hm2 6m2 ... 8060m2 - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. DẠY - HỌC BÀI MỚI 1. GTB: Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một đơn vị đo diện tích thường gặp trong đời sống. Đó là héc-ta. 2. GT đơn vị đo diện tích héc-ta - GV giới thiệu: Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, ao hồ,... người ta thường dùng đơn vị đo là héc-ta. + 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông mà kí hiệu là ha. - HS nghe và viết: 1ha = 1hm2 +/ 1hm2 bằng bao nhiêu mét vuông? +/ 1hm2 = 10000m2 +/ Vậy héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông? 1ha = 10000m2 2.3. Luyện tập – Thựchành Bài 1 Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó cho HS chữa bài. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột của một phần. - GV nhận xét đúng/sai, sau đó yêu cầu HS giải thích cách làm của một số câu. - HS nêu rõ cách làm của một số phép đổi. - GV nhận xét câu trả lời của HS. Bài 2 Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 22200ha = 222km2 Vậy diện tích rừng Cúc Phương là 222km2. Bài 3 Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó chữa chung cả lớp. Bài 4 Bài 3 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 12ha = 120000m2 Toà nhà chính của trường có diện tích là: 120000 x = 3000 (m2) Đáp số: 3000m2 CỦNG CỐ - DẶN DÒ (2-3’) Nhắc lại: Héc ta. Về nhà: Xem lại các BT đã làm. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập GV tổng kết tiết học Rút kinh nghiệm:. . Thứ tư ngày tháng năm Môn: Tập đọc Tác phẩm của Sin-lơ và tên phát xít I-Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm nước ngoài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên ; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh , hóm hỉnh; tên phát xít hống hách hợm hĩnh nhưng dốt nát ngờ nghệch 2. Hiểu các từ ngữ trong truyện Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc . II- Đồ dùng dạy- học Tranh ảnh về nhà văn Đức Sin-lơ hoặc tranh ảnh về hành đông tàn bạo của phát xít Đức trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 (nếu có) III-Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS + trả lời câu hỏi - GV nhận xét + cho điểm - HS đọc + Trả lời câu hỏi Đó là cuộc đối khẩu giữa môt cụ già và một tên phát xít. Sự việc xảy ra ở đâu? Cuộc đối khẩu ấy diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài tập đọc “Tác phẩm của Sin-lơ và tên phát xít “. */ Treo tranh MH- SGK. Cuộc gặp gỡ một ông già người Pháp và một tên phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. HĐ 1: GV ( hoặc 1 HS ) đọc cả bài -Đọc cả bài với giọng tự nhiên -Giọng ông già: điềm đạm thông minh .Giọng tên phát xít: hống hách kiêu ngạo HS chia đoạn : .Đoạn 1: Từ đầu đến chào yêu Đoạn 2: Tiếp theo đến điềm đạm trả lời Đoạn 3: Còn lại - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn HĐ2: HS đọc đoạn từng đoạn văn -luyện đọc những từ ngữ HS đọc từng đoạn - Lluyện đọc TN khó: Sin-lơ, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-Ten, Oc-lê-ăng. HĐ3: H S đọc nối tiếp đoạn văn. Cho HS đọc theo cặp. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn */ HS đọc theo cặp( 3HS). - 3HS đọc đoạn nối tiếp ( đọc 2 lượt ) HĐ4:GV( hoặc HS) đọc cả bài -Cho HS đọc - 2 HS đọc cả bài – lớp lắng nghe. Tìm hiểu bài. Đoạn 1 Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu? HS đọc thầm + chú giải( SGK) +/ trên một chuyến tàu ở Pa- ri, thủ đô nước Pháp, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. - Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to:” Hít le muôn năm”. Ý 1: Cuộc gặp gỡ một ông già người Pháp và một tên phát xít Đức. Đoạn2: Lừ mắt:Đưa mắt nhìn ngang không chớp. Điềm đạm:bình tĩnh và chậm rãi. nhà văn quốc tế:Nhà văn mà tên tuổi và sự nghiệp sáng tác được toàn nhân loại biết đến và kính trọng. +/ Tên sĩ quan Đức có thái độ NTN đối với ông cụ người Pháp? +/ Vì sao hắn lại bực tức với cụ? +/ Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá NTN? +/ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức NTN? Hỗ trợ câu 4: Cụ già người Pháp biết rất nhiều tác phẩm của Si-le,nên mượn ngay tên của vở kịchNhững tên cứop của nhà văn để ám chỉ bọn phát xít xâm lược.Cách nói của cụ tế nhị mà sâu cay làm cho tên sĩ quan phát xít bẽ mặt,tức tối mà không làm gì được. */ HS đọc thầm lướt nhanhĐ2. +/ Hắn rất bực tức. +/ Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. +/ Cụ biết tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp. +/ là nhà văn quốc tế chứ không phải là nhà văn Đức. +/ Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn ĐưcSi- le nhưng căm ghết những tên phát xít Đức. -Ông không căm ghét người Đức và tiếng Đức, Cụ chỉ căm ghét những tên phát xít xâm lược. Ý2: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức và bọn phát xít Đức. Đoạn3: Ngây mặt: Không biết nói năng, cử động gì. Những tên cướp:Ám chỉ bọn phát xít Đức. +/ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? */ HS đọc thầm lướt nhanhĐ3. +/ Cụ muốn chửi những tên phát xít bạo tàn và nói với chúng rằng:” Chúng là những tên cướp”. Ý3: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên phát xít Đức hống hách một bài học sâu sắc. +/ Câu chuyện có ý nghĩa gì? Đại ý: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. 4. GV đọc diễn cảm toàn bài văn( 1 lần). Đọc cả bài với giọng tự nhiên. - HS lắng nghe. - 3 – HS đọc nối tiếp bài văn. -Nhấn giọng ở một số tữ ngữ : Quốc tế , cho ai nào ? ngây mặt ra, kẻ cướp Chọn đoạn3: . GV đọc mẫu trước lớp cho HS nghe. - Dùng bút màu đánh dấu những chỗ cần ngắt nghỉ, những chỗ cần nhấn giọng . - HS nghe – theo dõi cách đọc của GV. Đoạn Nhận thấy vẻ ngạc nhiên.đến hết - Nhiều học sinh đọc diễn cảm - HS thi đọc theo cặp- cá nhân . . Cả lớp nhận xét, biểu dương bạn. 5. Củng cố- Dặn dò( 2-3’). */ 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài văn( 1 lần). +/ Câu chuyện có ý nghĩa gì? +/ Qua câu chuyện trên, em thấy cụ già người Pháp là người NTN? Liên hệ GD: Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì? Về nhà: Tiếp tục luyện đọc bài văn Đọc trước : Những người bạn tốt GV nhận xét tiết học */ Trả lời nối tiếp nhau: +/ Cụ già rất thông minh, hóm hỉnh, biết cách trị tên sĩ quan phát xít. - Cụ rất thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức nhưng căm ghét những tên phát xít Đức, Rút kinh nghiệm: Môn: Toán Tiết 28: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Các đơn vị đo diện tích đã học. - So sánh các số đo diện tích. - Giải chính xác các bài toán có liên quan đến số đo diện tích. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ Tính diện tích của khu đất được vẽ như hình vẽ theo đơn vị héc ta. - GV nhận xét và cho điểm HS. 300m 100m 200m DẠY - HỌC BÀI MỚI 1. GTB: Hôm nay, cô cùng các em sẽ thực hiện bài luyện tập về số đo diện tích. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: HS đọc đề bài và tự làm bài. - 3 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 5ha = 50000m2 2km2 = 2000000m2 b) 400dm2 = 4m2 1500dm2 = 15m2 70000cm2 = 7m2 c) 26m2 17dm2 = m2 90m2 5dm2 = m2 35dm2 = m2 Bài 2 Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - GV chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm bài. Vậy điền dấu = , > , < vào ô trống. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Bài 3: -1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK - GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn HS kém. Bài giải Diện tích của căn phòng là: 6 x 4 = 24 (m2) Tiền mua gỗ để lát nền phòng hết là 280000 x 24 = 6720000 (đồng) Đáp số: 6720000 đồng Bài 4 Bài 4 - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. HS tự làm bài. Bài giải Chiều rộng của khu đất là: 200 x = 150 (m) Diện tích của khu đất là: 200 x 150 =30000 (m2) 30000m2 = 3ha Đáp số: 30000m2; 3ha CỦNG CỐ - DẶN DÒ( 2-3’) Nhắc lại : Mối quan hệ giữa héc- ta với m2. Về nhà: Học bài + xem lại các BT đã làm để hiểu kĩ hơn. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm: Môn: Tập làm văn Luyện tập làm đơn I-Mục tiêu: *Nhớ một cách trình bày môt lá đơn * Bíêt cách viết một lá đơn ;biết trình bày gọn , rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn *Giúp HS có ý thức hơn khi viết một lá đơn. II.Đồ dùng dạy- học - Một số mẫu đơn đă học ở lớp 3 - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn III.Các hoạt động dạy -học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC( 4’). GV chấm tập (bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ) - GV nhận xét 3 HS nộp tập chấm B. Bài mới. Trong cuộc sống chúng ta rất cần trình bày nguyện vọng, ý muốn, đề nghị của mình đến các cấp có thẩm quyến để được giải quyết một việc nào đó. Muốn vậy ta phải viết đơn. +/ Kể tên những mẫu đơn mà các em đã được học? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách viết một lá đơn, biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng của mình trong đơn +/ Đơn xin phép nghỉ học, cấp thẻ đọc sách, gia nhập đội TN TPHCM. C. H/ dẫn làm BT. Bài 1: Vì sao chúng ta cần có Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam? -Các em đọc bài văn “ Thần chếtvồng” để biết sự cần thiết đó. +/ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì? +/ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? +/ Ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy c/ sống họ ra sao? +/ Em đã tham gia được những p/ trào nào để giúp đỡ ( hay ủng hộ) các nạn nhân chất độc màu da cam? Bài 1: 3HS lần lượt đọc bài văn: Đoạn 1: Những chất độc Mĩ đã rải xuống miền Nam. Đoạn2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường. Đoạn 3: Hậu quả mà chất độc màu da cam gây ra cho con người. */ Phiếu học tậpnhóm 4-6HS: +/ “Bom đạn và thuốc diệt cỏda cam.” +/ cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để động viên họ, +/ Có con, cháu của các bác bộ đội đã tham gia chiến đấu tại chiến trường M. Nam xưa. -C/ sống : Vô cùng khó khăn( Về vật chất, tinh thần)> dị dạng, nằm ăn, la hét, bệnh thần kinh, +/.kí tên để ủng hộvụ kiện Mĩ của các nạn nhân chất độc màu da cam, Bài 2: +/ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết? +/ Mục” Nơi nhận đơn” em viết những gì? +/ Phần lý do viết đơn, em viết những gì? */ Phát mẫu đơn in sẵn cho HS. Bài 2: Nối tiếp trả lời. +/ Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. +/ Kính gửi:Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ huyện Plong. +/ Nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các h/ động của đội tình nguyện. - Bản thân: Có khả năng tham gia các h/ động, nguyện vọng của em là muốn góp phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Phước Long, ngày tháng năm Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ Nạn nhân chất độc màu da cam Kính gửi: Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ huyện Plong. Tên em là: Sinh ngày: Học sinh lớp: Sau khi tìm hiểu nội dung và hình thức h/ động của Đội tình nguyện giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam của Hội chữ thập đỏ của huyện Plong, em thấy các h/ động và việc làm của Đội rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Đội đã giúp đỡ được nhiều nạn nhân chất độc màu da cam cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở Ấp, em cũng đã nhiều lần cùng gđ ủng hộ tiền, đồ dùng SH cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Em tự thấy mình có khả năng tham gia các h/ động của Đội. Em viết đơn này xin bày tỏ nguyện vọng được trở thành thành viên của Đội tình nguyện. Em xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi nội quy của Đội và tham gia bằng tất cả tinh thần, nghị lực của mình. Người làm đơn ( Ký tên) D. Củng cố- Dặn dò( 2-3’). Nhắc lại: Cách trình bày đơn đúng quy định. Về nhà:Tập viết đơn xin phép nghỉ học. Chuẩn bị: “ LT tả cảnh sông nước”. GV nhận xét tiết học. 2HS nhắc lại. Rút kinh nghiệm:.. Thứ năm ngày tháng năm 2013 Luyện từ và câu Dùng từ đồng âm để chơi chữ Mục tiêu : 1. Bước đầu HS biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 2. Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ;Đặt câu với một cặp từ đồng âm 3. GD tính cẩn thận,hợp tác nhóm trong học tập. .Yêu thích tìm tòi về từ đồng âm để chơi chữ trong giao tiếp hằng ngày. Đồ dùng dạy- học - Một số câu đo, câu thơ, mẫu chuyện có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ . - Bảng phụ + Một số phiếu pô-tô-cô-pi phóng to Các hoạt đông dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS Em hăy đặt câu với thành ngữ:” Bốn biển một nhà, Kề vai sát cánh “. 2 HS lên đặt câu Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc, sự vật, hiện tượng rất khác nhau nhưng tên gọi khi đọc lên rất giống nhau. Chính vì vậy, trong cuộc sống, trong văn thơ người ta thường sử dụng hiện tượng này để chơi chữ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ, nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ Hướng dẫn HS làm BT - Cho HS đọc BT + yêu cầu của BT +/ Các em đọc kĩ câu Hổ mang bò lên núi +/ Em chỉ rõ có thể hiểu câu trên bằng mấy cách ? Tại sao lại có nhiều cách hiểu như vậy ? +Câu văn Hổ mang bò lên núi có thể hiểu theo 2 cách: Cách 1::(rắn)hổ mang(đang)bò lên núi. Cách 2:(con)hổ(đang)mang con bò lên núi. -1 HS đọc to cả lớp đọc thầm */ HS làm việc theo từng cặp : +/Hổ mang bò lên núi( 2 cách) + / Vì người viết đã dùng từ đồng âm( hổ, mang, bò). - ( Rắn) hổ mang ( đang) bò lên núi. DT ĐT ( trườn) - ( con) hổ ( đang) mang ( con) bò lên núi. DT DT +Có thể hiểu như vậy là do câu có sử dụng các từ đồng âm:Các tiếng hổ,mang,trong từ hổ mang(tên một loài rắn)đồng âm với từ hổ(con hổ);mang(động từ).Từ bò(trườn)đồng âm với từ bò(con bò.) Phần ghi nhớ( 3-4’). - Cho HS đọc nhiều lần ghi nhớ - GV có thể cho HS tìm VD ngoài những ví dụ trong SGK - Một số HS đọc câu văn của mình: VD + Nhà văn về thăm nhà. +Con chim sổ lồng đã bay qua cuốn sổ của em để trên bàn. + Anh Đậu quyết tâm năm nay thi đậu vào đại học kinh tế,. HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc BT1 +/ Bài tập cho 3 câu a, b, c. +/ chỉ ra người viết đă sử dụng những từ đông âm nào để chơi chữ . BT1(Làm việc theo nhóm4HS): a)(ruồi) đậu- (xôi)đậu;(kiến)bò-(thịt)bò b)chín(tinh thông)-chín(số chín); c)bác(đại từ)-bác(động từ); d)đá(chất rắn)-đá(động từ) a/ Đậu(1)- DT: Dừng ở chỗ nhất định; Đậu( 2)- DT: Đậu để ăn. Bò( 1)- ĐT: H/ động của con kiến; Bò( 2)- DT: con bò. b/ Chín( 1)-TT: Tinh thông,giỏi; Chín( 2)-Số từ: Số 9. c/ Bác( 1)- DT: Một từ xưng hô. Bác (2)- ĐT: Làm cho chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tôi(1)- Đại từ: Một từ xưng hô. Tôi(2)- ĐT: H/ động đổ vôi sống vào nước để làm cho tan. d/ Đá( 2+3)- DT: Khoáng vật làm vật liệu. Đá(1+4)- ĐT: H/ động đưa chân và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc BT2 +/ Các em chọn 1 cặp từ đồng âm ở BT1 +/ Đặt 2 câu với cặp từ đồng âm đó (đặt 1 câu với 1 từ trong cặp từ đồng âm) - HS làm bài + trình bày kết quả - GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay BT2(HS làm bài cá nhân) : - Chị Nga đậu xe lại mua cho bé An một bọc xôi đậu. - Mẹ bé mua chín quả cam chín. - Bé đá con ngựa đá. - Đâu phải chỉ có tôi mới tôi được vôi. - Bé thì bò còn con bò thì lại đi. - Chín người ngồi ăn nồi cơm chín,. Nhắc lại : Thế nào là từ đồng âm để chơi chữ? Cho ví dụ. +/ Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì? Về nhà xem trước bài Từ nhiều nghĩa Viết vào vở những câu đặt với cặp từ đông nghĩa Chuẩn bị: “ Từ nhiều nghĩa” GV nhận xét tiết học VD: Bác ấy là người chín chắn, đừng vội bác bỏ ý kiến của bác ấy, Rút kinh nghiệm:.. Môn: Toán Tiết 29: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Các đơn vị đo diện tích đã học. - Tính diện tích và giải bài toán có liên quan đến diện tích các hình. -Tính chính xác trong giải bài toán có liên quan đến diện tích các hình. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ Nhắc lại: Mối quan hệ giữa hai đv đo DT liền kề nhau. BT: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 25 ha 13 dam2 = 25 18 dm2 6 cm2 = 18 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 Tóm tắt Bài giải A vuông: 30 cm} S1viên: .cm2? A:6m B:9m Svuông: .m2 = .cm2? SHCN : S vuông = viên? S vuông = a x a Shcn = a x b DT nền căn phòng là: 6 x 9 = 54 m2 54 m2 = 540000 cm2 DT viên gạch: 30 x 30 = 900 cm2 Số gạch cần dùng để lát cho căn phòng: 540000 : 900 = 600 viên Đáp số: 600 viên gạch Bài 2: Bài giải - GV gọi HS đọc đề bài toán. +/ Muốn tính DT thửa ruộng ta cần biết kích thước nào? a/ Bài toán thuộc dạng quan hệ tỉ lệ có thể giải bằng cách nào? Tóm tắt a/ a: 80 m b = ½ a} .m? Shcn : .m2? Shcn = a x b b/ 100 m2 : 50 Kg thóc 3200 m2 : ? Kg thóc = .tạ? a) Chiều rộng thửa ruộng: 80 : 2 = 40 m DT thửa ruộng : 80 x 40 = 3200 m2 b/ 3200 m2 gấp 100 m2 số lần là: 3200 : 100 = 32 lần Số thóc thu hoạch: 50 x 32 = 1600 Kg Đổi: 1600 Kg = 16 tạ Đáp số: 3200 m2 ; 16 tạ Bài 3 Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. +/ Tỉ l ệ 1:1000 cho ta biết điều gì? Tìm chiều dài và chiều rộng thực tế của mảnh đất là bao nhiêu mét? Tóm tắt A: 5cm}.cm? = .m? B : 3cm }.cm? = .m? Shcn : .m2? Shcn = a x b +/ Hình vẽ một mảnh đất trên bản đồ tỉ lệ 1:1000 có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Chi ều dài thực tế:m Chi ều rộng thực tế:m DT mảnh đất : 50 x 30 = 1500 m2 Đáp số: 1500 m2 Nhắc lại: Shcn ; Svuông. Về nhà: Học bài + vẽ các cách giải của BT3 vào vở. Chuẩn bị: “ LT chung” GV nhận xét tiết học Bài 4: Hoạt động theo nhóm 4-6HS. Cách 1: S1( 8.8) + S2( 8.8) + S3( 24.4) = 224( cm2) Cách 2: S1( 12.8) + S2( 8.12) +S3( 4.8) = 224( cm2) Cách 3: S1 ( 12.8) + S2 ( 8.8) + S3 ( 4.16) = 224( cm2). Cách 4: Sto( 24.12) – S1 ( 8.8) = 224( cm2) Vậy khoanh vào ý C. Rút kinh nghiệm: Kể chuyện Kể chuyện đã nghe – đã đọc ( tự chọn câu chuyện phù hợp để kể) I-Mục tiêu : - HS biết chọn một câu chuyện phù hợp để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước - Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (có cốt truyện, có nhân vật) - Kể lại câu chuyện bằng lời của ḿình -Hiểu ý nghĩa câu chuyện II.Đồ dùng dạy- học Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +/ Em hăy kể lại câu chuyện đă được nghe hoặc được đọc về chủ điểm ḥa b́nh - GV nhận xét + cho điểm HS được kiểm tra 1 HS lên bảng kể câu chuyện có nội dung như cô giáo yêu cầu. Trong tiết học hôm nay các em sẽ kể lại cho cô và các bạn trong lớp nghe về câu chuyện ḿnh đă chuẩn bị có nội dung thể hiện t́nh hữu nghị giữa nhân ta với nhân các nước HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài (5’) - Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. +/ Nêu tên câu chuyện mà mình sẽ kể cho lớp nghe HĐ2: Cho HS kể chuyện trong nhóm (11’) HĐ3: Cho HS kể chuyện trước lớp (12’) - Cho HS thi kể - GV nhận xét + bình chọn HS kể hay Đề bài (SGK). - Môt số HS nói trước lớp tên câu chuyên của mình Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và góp ý cho nhau - Một HS khá giỏi kể cho cả lớp nghe - Đại diện các nhóm lên thi kể - Lớp nhận xét Về nhà: kể chuyện cho người thân nghe Chuẩn bị tiết kể chuyện giờ sau GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày tháng năm 2013 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh (Sông nước) I-Mục tiêu: 1. Nhận biết cách quan sát khi tả cảnh. 2. Lập được dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. 3. GD yêu cảnh vật thiên nhiên. II.Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +/ Em hăy đọc lá đơn xin gia nhập đôi tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất đôc màu da cam - GV nhận xét - biểu dương HS 2 HS lần lượt đọc đơn của mình 1.GTB(1’): Trong tiết học TLV hôm trước, cô đă dặn các em về nhà quan sát một cảnh sông nước và ghi chép lại những điều đă quan sát được. Trong tiết học hôm nay, dựa trên kết quả đă quan sát được, các em sẽ lập dàn ý miêu tả một cảnh sông nước 2. Luyện tập. HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu BT1 +/ Các em đọc 2 đoạn văn a, b. +/ Dựa vào nội dung của từng đoạn các em trả lời câu hỏi về mỗi đoạn Đoạn a: +/Nhà văn Vũ Tú Nam dã miêu tả cảnh sông nước nào? +/ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? +/ Câu văn nào cho biết điều đó? +/ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? +/ Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả? +/ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị NTN? +/ Theo em “ Liên tưởng”có ý nghĩa là gì? BT1: HS làm bài theo nhóm( 1dãy/ 1 đoan). Đoạn a: +/.miêu tả cảnh biển. +/ tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây. +/ “ Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời”. +/ quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt, âm u mây mưa, ầm ầm dông gió. +/ Màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu. +/ liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: Biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu gắt gỏng. Liên tưởng: Từ h/ ảnh này nghĩ đến h/ ảnh khác Đoạn b: +/ Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào? +/ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày? +/ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? +/ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh? - thuỷ ngân: Kloại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ. Đoạn b: +/miêu tả con kênh. +/ Quan sát từ lúc mặt trời mọc.lặn( Sáng, giữa trưa, lúc trời chiều). +/ Quan sát bằng thị giác. +/ Tác giả miêu tả: Ánh nắng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác, buổi sáng..chiều. BT2( 18- 20’): HSLàm việc cá nhân lập dàn ý Mở bài: Con kênh Sáng- Phụng Hiệp chảy ngang phía sau nhà em. Thân bài. a/ Buổi sáng: -Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Nước trong vắt, nhìn thấy đáy. -Thuyền bè trên sông neo đậu sát bờ. -Tiếng gọi nhau, hỏi giá, trả giá để mua hàng xôn xao. -Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng. -Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh ngắt trôi xuôi. b/ Giữa trưa: -Nắng gắt, tàu bè đậu sát vào gốc cây để nghỉ trưa. - Dòng nước lặng lờ trôi, cuốn theo bụi lục bình. c/ Buổi chiều: -Trẻ em dùng phao, can,bơi lội, đùa giỡn té nước nhau. -Các xuồng, tàu đi các kênh rạch nhỏ để mua bán cũng đổ về . -Mặt trời lặn, ánh trăng chiếu xuống mặt sông lấp lánh càng thơ mộng. Các cặp nam nữ thanh niên bơi xuồng đi dạo mát, ngắm trăng trò chuyện vui vẻ. 3. Kết bài: Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ, với kỉ niệm vui buồn của em. Vì thế, em luôn giữ gìn vệ sinh cho môi trường nước được trong sạch, mát mẻ. . Củng cố- Dặn dò( 2-3’). Nhắc lại: Cấu tạo của bài văn tả cảnh. Về nhà :Diễn đạt thành đoạn văn hoàn chỉnh( Phần thân bài). Chuẩn bị: “ LT tả cảnh”. GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Môn: Chính tả Nhớ viết: Ê-mi-li, con . Luyện tập đánh dấu thanh (Ở các tiếng chứa uơ/ưa) Mục tiêu : * Nhớ viết đúng , tŕnh bày đúng khổ thơ 2, 3 của bài Ê-mi-li, con *Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi uơ/ư/a 2. Đồ dùng dạy- học 3 tờ giấy khổ to pho-to-co-pi nội dung các bài tập 3 3..Các hoạt đông dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra 3 HS GV đọc: sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa 3 HS lên bảng viết các từ ngữ GV đọc Trong tiết chính tả hôm nay, các em được gặp lại người công dân MỸ đă tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua bài viết từ Ê-mi-li, con ôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12403519.doc
Tài liệu liên quan