Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 10 năm 2018

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- HS củng cố lại các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan

2. Kĩ năng

- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt

3. Thái độ

- Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh , khăc phục các hành vi có hại cho sức khoẻ.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi (theo SGK)

- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập

 

docx36 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 10 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh đọc toàn bài 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức Cách tiến hành: - Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc lại cả bài: CN - ĐT. - Thi tìm tiếng ngoài bài có vần au, âu vừa học. - Dặn học sinh ôn lại bài, tự tìm chữ vừa học ở nhà. - Xem trước bài sau. Rút kinh nghiệm : Tự nhiên xã hội CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS củng cố lại các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan 2. Kĩ năng - Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt 3. Thái độ - Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh , khăc phục các hành vi có hại cho sức khoẻ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi (theo SGK) - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: HS hứng thú với bài học mới. Cách tiến hành: - Kể các Hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ. ( HS tự kể.) à Nhận xét bài cũ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Các bộ phận cơ thể Mục tiêu: HS biết quan sát tranh và nói tên từng bộ phận cơ thể. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp . - GV treo tranh phóng to lên bảng .- HS quan sát. (?) Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? ( HS chỉ vào tranh và kể.) (?) Cơ thể người gồm có mấy phần ? (3 phần.) (?) Gồm những phần nào? ( Đầu – mình – chân tay.) - GV treo tranh: (?) Chúng ta nhận hiết được thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể? ( Bằng mắt . mũi , tai , lưỡi , da.) (?) Những bộ phận nào của cơ thể mà em biết được như: quả bóng có màu xanh, đỏ ( Nhờ mắt.) (?) Các con nhận biết được hình dạng, mùi vị, nóng , lạnh . . . nhờ các giác quan nào? ( Bằng xúc giác.) - GV treo tranh vẽ những hành động có hại cho sức khoẻ, các giác quan của cơ thể cho HS quan sát. (?) Nếu bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào? ( Không nên chơi vì nó rất nguy hiểm cho bản thân và người khác). è Nhận xét: Các em đã chỉ ra được tên của các bộ phận bên ngoài và nêu được các giác quan trong cơ thể người đồng thời các em còn thấy được các tác hại của những hành vi hoặc những trò chơi làm ảnh hưởng sấu cho cơ thể và giác quan.Vì vậy, để giúp các em biết giữ sạch thân thể, bảo vệ sức khoẻ của mình. Hoạt động 2: Nhớ và kể tên những việc làm để giữ vệ sinh thân thể. Mục tiêu: HS biết vệ sinh thân thể là làm những việc gì. Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi : + Các em hãy nhớ và kể lại ( từ sáng đến khi đi ngủ) mình đã là những việc gì? HS nhớ và kể lại các việc thường làm trong ngày . + Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ? ( Lúc 6 giờ sáng.) + Sau khi thức dậy , em thường làm gì? ( Em thường đánh răng và rửa mặt.) + Buổi trưa, em thường ăn gì? Em ăn có đủ no không? ( Buổi trưa em ăn cơm lúc 11giờ, nên ăn đủ no.) + Trước khi ăn em phải làm gì? ( Rửa mặt và chân tay trước khi ăn.) + Sau mỗi khi ăn cơm xong em thường làm gì? (Nên đánh rằng, rửa mặt sau khi ăn.) + Trước khi đi ngủ, em thường làm gì? (Đánh răng và vệ sinh cá nhân.) + Cả lớp cùng hát “ Năm ngón tay xinh”. è Nhận xét: Các bộ phận , giác quan trong cơ thể rất quan trọng. Do đó các em phải năng làm vệ sinh cá nhân hàng ngày nhằm giữ sạch cơ thể, phòng ngừa bệnh tật để có sức khoẻ tốt, học tập và làm việc tốt hơn . Hoạt động 3: Trò chơi: Mỗi ngày của gia đình Hoa. Mục tiêu: HS biết diễn theo vai đã phân. Cách tiến hành: - GV chia mỗi nhóm 4 HS và phân chia vai diễn. - Các nhóm tham gia đóng vai. - GV hướng dẫn HS thực hiện đóng vai theo các hoạt động trong ngày của mỗi gia đình Hoa. - Từng nhóm diễn cho cả lớp cùng xem - HS nhận xét từng vai diễn của bạn . => Nhận xét - Tuyên dương 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Cách tiến hành: Trò chơi:” Ai nói tên các bộ phận con người nhanh nhất.” - GV tổ chức cho HS tham gia chơi - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về nhà thực hiện cho đúng. Rút kinh nghiệm : Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4 2. Kĩ năng - Biết làm tính trừ trong phạm vi 4 3. Thái độ - Yêu thích môn toán và có hứng thú với các phép tính II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, tranh ảnh - Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1 : Khởi động Mục tiêu : Giúp HS ôn lại kiến thức cũ Cách tiến hành : HS làm bảng con. 2 HS làm bảng lớp. 1 + 2 = 1 + 1 = 1 + 3 = 2 – 1 = - HS nhận xét. GV nhận xét - GV giới thiệu bài mới: Phép trừ trong phạm vi 4. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Mục tiêu : Giúp HS biết trừ các số trong phạm vi 4. HS biết đặt tính trong từng trường hợp cụ thể Cách tiến hành : Giới thiệu phép tính : 4 – 1 = 3. - HS quan sát tranh SGK/56 . - GV hướng dẫn HS nhận xét : Trên cây có 4 quả táo , rụng 1 quả táo. Trên cây còn 3 quả táo . Hoặc nói : có 4 quả táo bớt 1 quả táo còn 3 quả táo . - GV hướng dẫn HS vào phép tính: 4 – 1 = 3 - HS đọc: 4 trừ 1 bằng 3. (CN – ĐT) Giới thiệu phép tính : 4 - 2 = 2 , 4 – 3 = 1. - Các bước tương tự như trên - Hướng dẫn HS học thuộc bảng trừ: 4 – 1 = 3 4 – 2 = 2 4 – 3 = 1 - Tương tự như bài phép trừ trong phạm vi 3. GV hướng dẫn HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách tính trừ các số trong phạm vi 4 Cách tiến hành: Bài 1 : Tính - GV ghi bảng các phép tính và hướng dẫn HS : 3 + 1 = 1 + 2 = 4 – 3 = 3 – 1 = 4 – 1 = 3 – 2 = Bài 2 : Tính - GV ghi bảng lớp , hướng dẫn làm vở Bài 3 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh. HS nêu được: Có 4 bé gái, 1 bé gái chơi nhảy dây, 1 bé gái không chơi, còn 3 bé gái chơi. - HS ghi phép tính vào bảng con 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Mục tiêu : HS nhớ được các phép tính trừ trong phạm vi 4 và áp dụng được vào thực tế. Cách tiến hành : - Cho HS xem một số tranh biểu thị các phép tính trừ trong phạm vi 4 và cho các nhóm thi đua tìm phép tính phù hợp - Học thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 4 và xem trước bài tiếp theo. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem lại bài. Rút kinh nghiệm : . Học vần iu – êu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. - Hiểu nghĩa của một số từ: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ ứng dụng: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi. - HS biết ghép âm đứng trước vần iu, êu để tạo tiếng mới, biết ghép tiếng thành từ - Viết chữ đúng mẫu, đều nét. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai chịu khó. 3. Thái độ: - HS có thói quen sử dụng đúng từ có vần iu, êu trong giao tiếp hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa cây nêu. Vòng xoay kì diệu. - HS: Bảng con, SGK, bảng cài III. Các hoạt động dạy – học: TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng? Mục tiêu: HS đọc, viết đúng tiếng, từ có vần au, âu. Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi HS tự tìm và viết vào bảng con 1 tiếng (hoặc từ) có vần au, âu. - HS chia sẻ các tiếng, từ vừa tìm cho bạn kế bên đọc - HS đôi bạn tự kiểm tra, nhận xét lẫn nhau. GV quan sát, theo dõi và kiểm tra một số nhóm. - GV gọi một số cá nhân giơ bảng và đọc cho cả lớp cùng nghe – HS nhận xét - GV đưa một số thẻ có ghi từ, câu có tiếng mang vần au, âu. - HS đọc trong nhóm bàn (Nhóm khác nhau: từ, câu khác nhau). - GV mời đại diện các nhóm đọc to trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét => Hoạt động này tích cực ở chỗ HS được làm việc cá nhân, HS được tương tác CN - CN; CN - Nhóm; CN - Lớp. GV kiểm tra được KN đọc, viết của các đối tượng HS. HS chậm có thể viết tiếng. Số lượng tiếng, từ HS tìm và viết được sẽ phong phú hơn. Tần suất đọc được tăng lên. * Giới thiệu bài mới: GV chuyển ý giới thiệu bài: iu – êu – ghi bảng 2. Hoạt động 2: Quan sát, vấn đáp (Hình thành kiến thức) Mục tiêu: HS nhận diện, đọc được vần iu, êu. Biết cách phát âm và đánh vần, đọc trơn tiếng, từ có vần iu, êu. Cách tiến hành: a) Dạy vần iu: - GV giới thiệu vần iu, HS nêu được cấu tạo vần được ghép từ âm: i và u. - HS tự tìm và cài vần iu. - Đọc cho nhau nghe theo đôi bạn (đánh vần, đọc trơn, GV quan sát sửa sai, giúp đỡ HS) - Đọc trước lớp 1 số HS – Đồng thanh - GV yêu cầu HS tự tìm và cài tiếng rìu - 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra, nhận xét lẫn nhau và đọc cho nhau nghe (đánh vần, đọc trơn) - GV quan sát, theo dõi, kiểm tra một số nhóm - GV gọi một số HS phân tích tiếng rìu -> đánh vần -> đọc trơn - HS khác nhận xét. Cả lớp đồng thanh. - GV đưa tranh chụp lưỡi rìu - HS quan sát tranh - Rút từ khóa lưỡi rìu -> Đọc từ - HS đọc cả bảng (CN – ĐT). b) Dạy vần êu: - Quan sát cái phễu. Đưa ra từ cái phễu. - HS phân tích từ cái phễu, nhận diện tiếng đã học, tiếng chưa học -> Rút tiếng khóa phễu -> - HS phân tích tiếng phễu -> Rút ra vần êu. - HS so sánh êu với iu - HS cài vần êu và đọc cho nhau nghe theo đôi bạn (đánh vần, đọc trơn, GV quan sát sửa sai, giúp đỡ HS) - Gọi HS đọc CN trước lớp – Nhận xét – ĐT - Đọc toàn bài (CN - ĐT). * Quy trình dạy vần êu đi ngược lại vần iu để tránh sự nhàm chán cho HS. Hoạt động này, HS tự cài bảng cài, tự đọc có sự tham gia nhận xét đánh giá, hỗ trợ giúp đỡ của bạn, GV. 3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS đọc và hiểu nghĩa một số từ ứng dụng có vần iu, êu Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ tiếng. - Mỗi cá nhân chọn một thẻ -> đọc tiếng ghi trên thẻ -> trao đổi trong nhóm để tìm các tiếng có thể ghép thành từ có tiếng mang vần iu, êu. -> Gạch chân các tiếng có vần iu, êu. Từng HS đọc các từ vừa ghép trong nhóm -> HS trong nhóm tự nhận xét, sửa sai. - GV theo dõi, quan sát các nhóm làm việc. - GV mời một số nhóm báo cáo và đính các từ có vần iu, êu mà nhóm đã ghép lên bảng - Các nhóm khác nhận xét. - Tìm hiểu nghĩa một số từ ứng dụng mới trong bài. - Luyện đọc tiếng, từ ứng dụng (đọc theo thứ tự và không thứ tự). (CN – ĐT) Trong hoạt động này tích cực ở chỗ HS tự làm việc CN, hợp tác trong nhóm để ghép tiếng, từ ứng dụng có trong bài và đọc được nhiều tiếng, từ ứng dụng có vần iu, êu. GV đã tổ chức nhiều hình thức để tăng lượng tiếng, từ ứng dụng cho HS luyện đọc. 4. Hoạt động 4: Viết bảng con Mục tiêu: HS viết đúng, viết được vần iu, êu. Cách tiến hành: - GV viết mẫu: iu, êu. - HS so sánh cách viết 2 vần iu/êu. - GV hướng dẫn cách viết vần iu, êu. - HS viết bảng con: iu, lưỡi rìu/ êu, cái phễu. - 2 HS ngồi cạnh kiểm tra, nhận xét lẫn nhau - GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ những HS khó khăn Tổ chức HS nhận xét lẫn nhau. 5. Hoạt động 5: Vòng xoay kỳ diệu Mục tiêu: Củng cố, mở rộng tiếng có vần iu, êu. Cách tiến hành: - GV chuẩn bị 1 vòng xoay và nêu yêu cầu - HS xung phong tự xoay để ghép một số âm với vần iu, êu rồi đọc to trước lớp. (Hoặc GV đưa thêm một số âm đã học, yêu cầu HS ghép với vần iu, êu và đọc. GV viết các tiếng đó lên bảng, cả lớp luyện đọc thêm.) TIẾT 2 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra bài tiết 1 Cách tiến hành: - HS lần lượt đọc bảng lớp, GV chỉ không thứ tự, thứ tự. - HS đọc các từ, tiếng ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. - HS đọc SGK 2. Hoạt động 2: Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Rèn đọc cho HS Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm về bức tranh minh họa của câu ứng dụng. - GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng. - GV chỉnh sửa lỗi của những HS đọc câu ứng dụng. - GV đọc mẫu cả câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. 3. Hoạt động 3: Luyện viết: Mục tiêu: HS viết đúng quy trình, đều nét các con chữ iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS cách viết. - HS tập viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 4. Hoạt động 4: Luyện nói. Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai chịu khó? Cách tiến hành: - HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó? - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý theo tranh: + Tranh vẽ gì? + Gà đang bị chó đuổi, gà có phải là con vật chịu khó không? Vì sao? + Người nông dân và con trâu , ai chịu khó? tại sao? + Con chim đang hót có chịu khó không ? Tại sao? + Con chuột có chịu khó không ? Tại sao? + Con mèo có chịu khó không ? Tại sao? + Em đi học có chịu khó không? Chịu khó thì phải làm gì? - Cho học sinh đọc toàn bài 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức Cách tiến hành: - Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc lại cả bài: CN - ĐT. - Thi tìm tiếng ngoài bài có vần iu, êu vừa học. - Dặn học sinh ôn lại bài, tự tìm chữ vừa học ở nhà. - Xem trước bài sau. Rút kinh nghiệm : Thủ công XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: GDHS: Bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh II. Chuẩn bị: GV: HS: III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS Cách tiến hành: - Kiểm tra ĐDHT của HS - Gọi HS nêu lại các bước xé, dán hình cây đơn giản 2. Hoạt động 3: HS thực hành Mục tiêu: HS xé, dán hình cây đơn giản đẹp, phẳng Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu thực hành: + Mỗi HS xé được 1 tán lá cây tròn, 1 tán lá cây dài, 2 thân cây đúng kích thước. + Trình bày sản phẩm vào vở thủ công đẹp, phẳng + Hình xé ít răng cưa. + Dán xong thu dọn giấy thừa - Trong khi HS thực hành, GV đi giám sát, hướng dẫn uốn nắn các thao tác xé tán lá cây cho các em còn lúng túng. 3. Hoạt động 3: Trưng bày và đánh giá sản phẩm: Mục tiêu: HS tự đánh giá bài làm của các bạn theo ý nghĩ của mình. Cách tiến hành: - Dán 4 bài HS hoàn thành lên bảng. - GV đưa ra tiêu chí đánh giá: xé được 2 tán lá cây, 2 hình thân cây và dán cân đối, phẳng. - Cho HS nhận xét - Liên hệ thực tế: + Các con thấy cây xanh có tốt không? + Chúng ta hít thở không khí trong lành từ đâu? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh? 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức: Cách tiến hành: HS nêu lại các bước tiến hành GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS Dặn HS chuẩn bị bài sau “Xé, dán ngôi nhà” Rút kinh nghiệm : Thủ công XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết cách xé, dán hình con gà con đơn giản. 2. Kĩ năng: Xé được hình con gà. 3. Thái độ: HS yêu thích lao động, khéo tay và sáng tạo. II. Chuẩn bị: GV: Bài mẫu hoàn chỉnh, giấy màu, hồ dán HS: Giấy màu, nháp, bút chì III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Khởi động: - Kiểm tra ĐDHT của HS - Chấm và nhận xét một số bài ở tiết trước. - Giới thiệu bài: Xé, dán hình gà 2. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét: Mục tiêu: Nhận biết các bộ phận con gà Cách tiến hành: - GV đính hình mẫu. (?) Hình dáng con gà như thế nào? Có mấy phần? (?) Có màu gì? (So sánh gà con với gà lớn) 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu: Mục tiêu: HS biết cách xé, dán hình gà con đơn giản. Cách tiến hành: Xé thân con gà: Có hình gì? (Hình chữ nhật 10 x 8 ô) Hướng dẫn xé thân con gà từ hình chữ nhật. Tương tự: Xé đầu gà: hình vuông 5 ô Đuôi gà: hình tam giác 4 ô Mỏ, chân: hình tam giác Mắt dùng bút tô. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - GV đính hình con gà - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà tập xé và chuẩn bị đồ dùng tiết sau thực hành. Rút kinh nghiệm : Thứ tư, ngày 31 tháng 10 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3 và 4 2. Kĩ năng: - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp ( cộng hoặc trừ ) 3. Thái độ: - Tham gia tích cực vào việc học tập và làm việc nhóm. Có thái độ yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, bảng phụ, tranh ảnh. - Học sinh: SGK, bảng con, vở III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1 : Khởi động Mục tiêu : HS ghi nhớ lại kiến thức cũ ; hứng thú vào tiết học mới Cách tiến hành : - HS làm bảng con 2 HS làm bảng lớp. - - 4 3 4 2 1 2 - HS nhận xét. GV nhận xét 2. Hoạt động 2 : Luyện tập Mục tiêu : HS luyện tập các phép tính trừ trong phạm vi 4 và tự đặt tính với các trường hợp khác nhau Cách tiến hành : Bài 1 : Tính GV nêu yêu cầu BT ghi bảng lớp hướng dẫn HS: Làm bảng con: Làm vở: - - - - - 4 3 4 4 2 3 1 2 3 2 1 1 3 1 1 2 1 2 Bài 3 : Tính GV nêu yêu cầu BT . GV ghi bảng lớp HS làm bảng con. 4 – 1 – 1 = , 4 – 1 – 2 = , 4 – 2 – 1 = Bài 4 : > , < , = ? GV nêu yêu cầu BT sau đó lần lượt ghi bảng và hướng dẫn HS : Làm bảng con: Làm nhóm : 3 – 1 2 3 – 1 3 – 2 4 – 1 2 4 – 3 4 – 2 4 – 2 2 4 – 1 3 + 1 Bài 5 : Viết phép tính thích hợp : - HS quan sát tranh và nêu được tình huống 1: Dưới ao có 3 con vịt thêm một con vịt nữa xuống ao . Như vậy dưới ao có 4 con vịt . - HS quan sát tranh và nêu được tình huống 2: Dưới ao có 4 con vịt. 1 con vịt rời ao . Như vậy dưới ao còn 3 con vịt. GV yêu HS viết phép tính vào bảng con 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức Cách tiến hành : Trò chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm thi đua làm bài tập 2 GV – Lớp nhận xét tuyên dương các em làm nhanh và đúng. - GV nhận xét tiết học. - Xem trước bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm : Học vần ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS đọc , viết 1 cách chắc chắn các vần đã học để chuẩn bị thi giữa kì 2. Kĩ năng - Đọc trơn được các âm, vần, tiếng đã học. 3. Thái độ - HS yêu thích học TV. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Bảng phụ, SGk - 1 số từ mới có vần HS mới học - Tranh minh họa phần luyện nói. 2. Học sinh Sgk, bảng con. III. Các hoạt động dạy – học: TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: HS đọc và viết được các vần đã học. Cách tiến hành: - HS đọc các âm, vần, dấu thanh, tiếng chứa âm, vần - HS viết bảng con các từ ứng dụng đã học . - Nhận xét. 2. Hoạt động 2 : Học bài ôn Mục tiêu : Học sinh đọc được các vần, tiếng chứa các vần đã được học. Cách tiến hành : - GV treo bảng phụ đã viết sẵn các vần từ tuần 3 – tuần 6 - GV chỉ chữ HS đọc vần - GV lưu ý ở các vần dễ lẫn lộn - HS chỉ chữ và đọc vần - GV lưu ý HS học yếu kém. 3. Hoạt động 3 : Luyện đọc từ. Mục tiêu : HS đọc lại các từ đã học Cách tiến hành : - GV ghi 1 số từ lên bảng yêu cầu HS đọc 4. Hoạt động 4: Luyện viết Mục tiêu : HS viết lại các vần,từ đã học Cách tiến hành : - GV đọc cho HS viết bảng con 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu : Giúp trẻ hệ thống lại tất cả các âm, vần, tiếng, từ đã học Cách tiến hành: Trò chơi: : “ Cài nhanh tiếng theo yêu cầu GV” - GV nhận xét tiết học: HS vui vẻ, hào hứng với hoạt động TIẾT 2 1. Hoạt động 1 : Luyện đọc. Mục tiêu: HS đọc trơn được các câu, đoạn thơ Cách tiến hành: Đọc bảng lớp : HS đọc bảng theo thước chỉ của GV Đọc SGK : - Luyện ôn các câu – đoạn thơ ứng dụng - GV cho HS mở SGK yêu cầu HS nhẩm đọc các câu ứng dụng đã học - GV mời 1 số em đọc lại từng câu trong các bài trên . - Lớp nhận xét - HS đọc cả lớp 1 lần. 2. Hoạt động 2 : Luyện viết Mục tiêu : HS viết lại các vần,từ đã học Cách tiến hành : GV đọc cho HS viết bảng con 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Mục tiêu : Hệ thống kiến thức và giúp HS vui vẻ cuối giờ học Cách tiến hành : - Trò chơi : “ Nối từ thành câu”. - GV chia lớp thành 8 nhóm thi đua. Mỗi nhóm được phát phiếu bài tập. Nhóm nối nhanh, đúng câu có nghĩa là thắng. Nhà bà nuôi cô giáo Suối chảy qua bơi lội Bé yêu quý khe đá Chiều hè thỏ Bầy cá gió thổi nhẹ - GV nhận xét tiết học. - Học ôn tất cả các bài .Chuẩn bị tiết sau kiểm tra định kỳ. Rút kinh nghiệm : Đạo đức LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ , NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS thực hành được : Đối với anh chị cần anh chị cần lễ phép , đối với em nhỏ cần nhường nhịn . Có như vậy anh chị em mới hoà thuận , cha mẹ mới vui lòng. 2. Kĩ năng: - HS biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ. 3. Thái độ - HS có thái độ: kính trên, nhường dưới; lễ phép với người lớn. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: VBT Đạo đức, tranh bài học đạo đức. - Học sinh: VBT Đạo đức III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu : Ôn lại kiến thức cũ cho HS Cách tiến hành : - Đối với anh chị lớn trong gia đình em phải có thái độ nào ? - Đối với các em nhỏ phải làm sao ? 2. Hoạt động 2 : HS làm BT 3 trang 17, 18 VBT ĐĐ lớp 1 Mục tiêu: HS biết nối tranh với từ thích hợp Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và giải thích cách làm BT. - HS làm bài cá nhân - Một số em nêu kết quả bài làm giải thích cách làm bài của mình + Tranh 1 : nối với chữ không nên vì anh không cho em chơi chung + Tranh 2 : nối với chữ nên vì anh biết hướng dẫn em học chữ + Tranh 3 : nối với chữ nên vì 2 chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà + Tranh 4 : nối với chữ không nên vì chị giành nhau với em quyển truyện là không biết nhường nhịn + Tranh 5 : nối với chữ nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà. - GV nhận xét, chốt ý. 3. Hoạt động 3: HS chơi đóng vai . Mục tiêu: HS biết đóng vai và diễn vai thích hợp Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của BT2 - Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai trước lớp - Lớp nhận xét : cách cư xử của anh chị đối với em nhỏ , của em nhỏ đối với anh chị qua việc đóng vai của các nhóm như vậy đã được chưa? Vì sao ? - GV kết luận : Là anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ Là em cần phải lễ phép , vâng lời anh chị - HS liên hệ bản thân và kể về những tấm gương lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ - GV khen những em thực hiện tốt và nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - GV hướng dẫn HS đọc câu ghi nhớ: (Tổ – Lớp) Chị em trên kính dưới nhường Là nhà có phúc, mọi đường yên vui. - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. Rút kinh nghiệm Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2018 Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5 2. Kĩ năng - Biết làm tính trừ trong phạm vi 5 3. Thái độ - Có thái độ yêu thích môn học, tham gia bài sôi nổi II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK; BĐDH; bảng phụ - Học sinh: SGK, bảng con, vở III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Khởi động: Kiểm tra bài cũ Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ cho HS Cách tiến hành: - HS làm bảng con – 3 HS làm bảng lớp. 4 – 1 – 1 = , 4 – 1 – 2 = , 4 – 2 – 1 = - Nhận xét. 2. Hoạt động 2: Thành lập bảng trừ: Mục tiêu: HS hình thành và ghi nhớ được bảng trừ trong phạm vi 5 Cách tiến hành: - HS quan sát tranh SGK/58 GV nêu câu hỏi gợi mở - Trên cành có 5 quả táo , hái đi 1 quả táo , trên cành còn 4 quả táo - HS cài bảng phép tính 5 – 1 = 4 - Tương tự GV hướng dẫn HS để có bảng trừ : 5 - 1 = 4 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1 - HS quan sát chấm tròn ở SGK GV hướng dẫn HS nhận biết : 3 + 1 = 5 5 – 1 = 4 1 + 4 = 5 5 – 4 = 1 - Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ . Tương tự với : 3 + 2 = 5 5 – 2 = 3 2 + 3 = 5 5 – 3 = 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập: Mục tiêu: HS làm được tính trừ trong phạm vi 5 Cách tiến hành: Bài 1 : Tính HS quan sát SGK và nêu miệng : 2 – 1 = 3 – 2 = 4 – 3 = 3 – 1 = 4 – 2 = 5 – 3 = 4 – 1 = 5 – 2 = 5 – 4 = 5 – 1= Bài 2 : Tính GV nêu yêu cầu BT và ghi bảng sau đó hướng dẫn HS Làm bảng con Làm nhóm 1 + 4 = 2 + 3 = 4 + 1 = 3 + 2 = 5 – 1 = 5 – 2 = 5 – 4 = 5 – 3 = Bài 3: Tính GV nêu yêu cầu BT ghi bảng lớp và hướng dẫn HS làm vở : Bài 4 : Viết phép tính thích hợp - Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm một câu, thảo luận nhóm đôi. - HS tự suy nghĩ, nhìn tranh nêu được tình huống : + TH1: Trên cành có 5 qủa cam , bạn hái xuống 2 qủa cam , trên cành còn 3 qủa cam. HS thực hiên phép tính trong giấy + TH2: Có 5 quả cam, tô màu 1 quả, còn 4 quả chưa tô màu. HS thực hiên phép tính trong giấy - Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức Cách tiến hành: - Cho HS thi đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 - GV nhận xét tiết học. - Xem trước bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm : Học vần KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 Sinh hoạt tập thể tuần 10 A. Mục tiêu : - Kiểm điểm sinh hoạt tuần 10: Nêu lên những ưu, khuyết điểm trong tuần. - Đề ra phương hướng tuần 11. B. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: HS hát tập thể. 2. Hoạt động 2: GV gợi ý hướng dẫn các tổ trưởng báo cáo từng mặt. a/ Học tập: - Việc hoàn thành nội dung học tập các môn học: - Việc chuẩn bị trước bài ở nhà và hoàn thành bài tập về nhà: - Việc chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập : b/ Thực hiện nội quy : - Việc đi học đầy đủ, đúng giờ quy định và nghỉ học có xin phép : - Việc thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra, vào lớp; đi học các môn Tin học, Kĩ năng sống, Thể dục, AVNN, Âm nhạc, đi ăn cơm, đi ngủ : - Việc không chạy nhảy trong giờ ra chơi : 3. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS của 4 tổ phát biểu ý kiến. 4. Hoạt động 4: GV nhận xét chung tình hình học tập của lớp tuần qua. - Nhắc nhở học sinh khắc phục các tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 10 Lop 1_12453565.docx
Tài liệu liên quan