Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 19 năm học 2018

I.Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được số mười ba gồm một chục và ba đơn vị.

- Học sinh nhận biết được số mười bốn gồm một chục và bốn đơn vị.

- Học sinh nhận biết được số mười lăm gồm một chục và lăm đơn vị.

-Học sinh biết đọc, viết các số 13,14,15.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 19 năm học 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19: Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2018 Chào cờ Chào cờ đầu tuần _____________________________ Tiếng việt: Tiết 1+2 NGUYÊN ÂM ĐÔI /UÔ/ VẦN CÓ ÂM CUỐI /UÔN/, /UÔT/ ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 132 ) ____________________________________ Toán MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được số mười một gồm một chục và một đơn vị. - Học sinh nhận biết được số mười hai gồm một chục và hai đơn vị. -Học sinh biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ sô. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: + 10 đơn vị bằng mấy chục? + 1 Chục bằng mấy đơn vị? + Yêu cầu 1 học sinh lên bảng viết tia số - Giáo viên nhận xét. 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. *Hoạt động 1:giới thiệu số 11. - GV yêu cầu 1 học sinh lên bảng gắn 1 bó 10 que tính và 1 que tính rời, Các học sinh còn lại cũng thực hiện ở dưới lấy 1 bó 10 que tính và 1 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? - GV ghi bảng: 11 - Đọc là : mười một GV giới thiệu cho học sinh thấy: - Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 11 viết liền nhau. *Hoạt động 2: giới thiệu số 12 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - Giáo viên ghi bảng: 12 - Đọc là : Mười hai. Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: +Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số viết liền nhau: 1ở bên trái và số 2 ở bên phải. * Hoạt động thực hành Bài 1: GV gọi học sinh nêu yêu cầu của bài: - Yêu cầu học sinh đếm ngôi sao và điền số vào ô trống. - Yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nêu " Vẽ thêm 1 (hoặc 2) chấm tròn vào ô trống có ghi 1 (hoặc 2)đơn vị ". Bài 3: gọi học sinh nếu yêu cầu của bài: Cho học sinh đếm số hình tam giác và hình vuông rồi tô màu theo yêu cầu của bài. Bài 4: GV gọi học sinh nêu yêu cầu của bài: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm và số học sinh còn lại làm ra nháp. - Yêu cầu học sinh nhận xét - GV nhận xét 3. Hoạt động ứng dụng. - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học và cấu tạo của số 11 và số 12 - HS hát. - HS trả lời: 10 đơn vị = 1 chục. - HS trả lời: 1 chục = 10 đơn vị. - Học sinh quan sát và thực hành. - HS trả lời: có 11 que tính. - Học sinh đọc (CN,N4, ĐT). - Học sinh trả lời: có 12 que tính - Học sinh đọc (CN, N4, ĐT). - Học sinh nhắc lại. - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh đếm và làm vào vở. - Học sinh đổi vở kiểm tra. - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh thực hiện vở và nêu kết quả. - Học sinh đọc đâu bài. - Học sinh tô màu theo yêu cầu của bài. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh lên bảng làm và đọc lại các số có trên tia số - Học sinh nêu nội dung bài học là : học số 11,12. + Cấu tạo của số 11: số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 11 có 2 chữ số liền nhau + Cấu tạo của số 12: số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị, số 12 có 2 chữ số liền nhau 1 ở bên trái và 2 ở bên phải. Đạo đức LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I.Mục tiêu: - Học sinh nêu được các biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. - Học sinh hiểu được vì sao phải biết lễ phép với thầy, cô giáo. - Học sinh biết lễ phép với thầy, cô giáo. - Học sinh hiểu được thế nào là lễ phép với thầy, cô giáo. Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy, cô giáo. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: - Giáo viên nhận xét. 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 1 - GV yêu cầu học sinh quan sát bt 1 trang 17 vở bài tập đạo đức. - Yêu đóng vai theo tình huống + Gặp thầy cô giáo trong trường học. + Khi cô giáo giao bài tập. Em cần làm gì khi gặp thầy cô giáo? Em sẽ làm gì khi co giáo giao bài tập? Kết luận: Khi gặp thầy cô giáo em nhớ chào hỏi lễ phép. - Khi cô giáo giao bài tập thì minh phải làm để hiểu thêm kiến thức. Bài tập 2: Yêu cầu học sinh quan sát bài tập 2 trang 17 vở bài tập. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi về tình huống trong tranh. - Thầy cô giáo không dạy mình thì có nên chào không? - Không chào thầy cô giáo không dạy mình thì đã vâng lời thầy cô của mình chưa? - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Giáo viên nhận xét 3. Hoạt động ứng dụng. - GV nhận xét tiết học Hát - Học sinh quan sát. Nêu yêu cầu. - Nhóm thảo luận, đóng vai - Lên đóng vai trước lớp - Lớp quan sát, nhận xét - Học sinh quan sát. - Học sinh thảo luận. - Học sinh lắng nghe. Thứ ba ngày 9 tháng 1 năm 2018 Âm nhạc ( giáo viên chuyên dạy) Tiếng việt: Tiết 3+4 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI:/UA/ ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 135 ) Toán MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được số mười ba gồm một chục và ba đơn vị. - Học sinh nhận biết được số mười bốn gồm một chục và bốn đơn vị. - Học sinh nhận biết được số mười lăm gồm một chục và lăm đơn vị. -Học sinh biết đọc, viết các số 13,14,15. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hđ khởi động: GV nêu câu hỏi + Số 11 gồm mấy chục, mấy đơn vị? + Số 12 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Nhận xét 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1 : giới thiệu số 13 - GV yêu cầu học sinh lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? GV ghi lên bảng: 13 Đọc là : mười ba GV giới thiệu cho học sinh biết: +Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có 2 chữ số viết liền nhau từ trái sang phải. Hoạt động 2: giới thiệu số 14 -GV yêu cầu học sinh lấy 1 bó chục que tính và 4 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -GV ghi lên bảng: 14 Đọc là : mười bốn -GV giới thiệu cho học sinh biết: +Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có 2 chữ số viết liền nhau từ trái sang phải. Hoạt động 2: giới thiệu số 15 GV yêu cầu học sinh lấy 1 bó chục que tính và 5 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -GV ghi lên bảng: 15 Đọc là : mười bốn -GV giới thiệu cho học sinh biết: +Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. Số 15 có 2 chữ số viết liền nhau từ trái sang phải. Hđ thực hành Bài 1: trang 103 - GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài: a. Cho học sinh tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. b. Viết số theo thứ tự vào ô trống tăng dần, giảm dần. - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm.số còn lại làm vào vở. - Yêu cầu 1 học sinh nhận xét - GV nhận xét. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đầu bài. GV hướng dẫn học sinh quan sát đếm số ngôi sao và điền số thích hợp vào ô trống. - Đổi vở kiểm tra. Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài: - GV hướng dẫn học sinh làm bài - Đổi vở kiểm tra Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm. 3. HĐ ứng dụng. - Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài vừa học. - Nhận xét tiết học Hát - Số 11 gồm 1 chục, 1 đơn vị. - Số 12 gồm 1 chục ,2 đơn vị. - HS: có 13 que tính. - Học sinh đọc (CN, N4,ĐT) + Học sinh nhắc lại cấu tạo số 13 - HS: có 14 que tính. - Học sinh đọc (CN, N4,ĐT) + Học sinh nhắc lại cấu tạo số 14 - HS: có 15 que tính. - Học sinh đọc (CN, N4,ĐT) + Học sinh nhắc lại cấu tạo số 15 - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm vào vở. 10,11,12,13,14,15 - Học sinh: 10,11,12,13,14,15 và 15,14,13,12,11,10 - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh làm bài vào vở: 13,14,15 - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm vào vở. Làm xong đổi vở kiểm tra. - Học sinh thực hiện trên bảng và đọc lại các số có trên tia số.0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15. Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 5+6 LUYỆN TẬP ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 138 ) Mĩ thuật (GV chuyên dạy) Tự nhiên xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH(T2) I.Mục tiêu: - HS biết được một số nét chính về hoạt động sinh sông của nhân dân địa phương. - HS có ý thức gắn bó, yêu mên quê hương nơi em ở. - Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hđ khởi động: - Nơi em sống phần đông mọi người làm nghề gì? - GV nhận xét. 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1 : SGK GV cho HS mở SGK trang 40,41 – thảo luận về nội dung bức tranh và trả lời các câu hỏi sau: +Hãy kể những gì bạn nhìn thấy trong bức tránh? + Bạn sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi bạn sống?được tổ chức ở trong lớp ? - Gọi HS trình bày. Nhận xét Hoạt động 2 : Làm bài tập vở bài tập. Bài 1: Quan sát tranh trong SGK, điền vào chỗ trống: -Yêu cầu một số học sinh trả lời các câu hỏi: + Cảnh trong tranh là cảnh ở đâu? + Có nhiều nhà .. + Trên đường có nhiều loại. + Ngã tư đường có. + Có các cửa hiệu. Bài 2: Đánh dấu x vào chỉ đúng nơi em sống. - GV hướng dẫn học sinh làm vào vở bài tập trang 23 vở BT. Bài 3:Điền vào chỗ trống tên nơi em ở: - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trang 23 vở BT. 3.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học Hát -Học sinh trả lời. -Hs thảo luận nhóm 2 + Chợ, các cửa hàng, đèn giao thông , trường học + Đang sống ở vùng quê, cảnh vật có ao hồ, đồng lúa.. -Học sinh trình bày - Học sinh lắng nghe và trả lời. + Cảnh trong tranh là cảnh ở thành phố. + Có nhiều nhà cao tầng + Trên đường có nhiều loại xe cộ. + Ngã tư đường có đèn tín hiệu giao thông. + Có các cửa hiệu thời trang, đồ chơi trẻ em, hiệu sách, bán đồ dùng gia đình, cửa hàng ăn - Học sinh lắng nghe và làm bài vào vở. - Học sinh lắng nghe và làm bài vào vở. ____________________________________________________________ Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 7+8 NGUYÊN ÂM ĐÔI /ƯƠ/ VẦN CÓ ÂM CUỐI:/ƯƠN/, /ƯƠT ( Sách thiết kế TV2-CGD trang 139 ) ____________________________________ Toán MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được số 16,17,18,19 gồm một chục và một đơn vị lần lượt là 6,7,8,9 - Học sinh biết đọc và viết các số 16,17,18,19. - Học sinh điền được các số đã học trên tia số. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: GV nêu câu hỏi + Số 16 gồm mấy chục, mấy đơn vị? + Số 17 gồm mấy chục, mấy đơn vị? + Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị? + Số 19 gồm mấy chục, mấy đơn vị? - Giáo viên nhận xét. 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1 : giới thiệu số 16 - GV yêu cầu học sinh lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? GV ghi lên bảng: 16 Đọc là : mười sáu GV giới thiệu cho học sinh biết: +Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có 2 chữ số viết liền nhau từ trái sang phải. Hoạt động 2: giới thiệu số 17 -GV yêu cầu học sinh lấy 1 bó chục que tính và 7 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -GV ghi lên bảng: 17 Đọc là : mười bốn -GV giới thiệu cho học sinh biết: +Số 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị. Số 17 có 2 chữ số viết liền nhau từ trái sang phải. Hoạt động 3: giới thiệu số 18 (Tương tự như hoạt động 2) Hoạt động 4: giới thiệu số 19 (Tương tự hoạt động 3) Hđ thực hành : Hướng dẫn học sinh làm bài trang 105,106. Bài 1: trang 105 - GV hướng dẫn học sinh làm bài a.Yêu cầu học sinh lên bảng viết các số. b. Viết số theo thứ tự vào ô trống tăng dần, giảm dần. - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm.số còn lại làm vào vở. - Yêu cầu 1 học sinh nhận xét - GV nhận xét. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đầu bài. GV hướng dẫn học sinh quan sát đếm số cây nấm và điền số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu học sinh chia sẻ bài của mình với cả lớp. Bài 3: Yêu cầu học sinh, nêu yêu cầu của bài: - GV hướng dẫn học sinh làm bài - Đổi vở kiểm tra Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài. - GV nhận xét. 3. HĐ ứng dụng. - Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài vừa học. - Nhận xét tiết học Hát + Số 16 gồm 1 chục, 6 đơn vị. + Số 17 gồm 1 chục, 7 đơn vị. + Số 18 gồm 1 chục, 8 đơn vị. + Số 19 gồm 1 chục, 9 đơn vị. - Học sinh: có 16 que tính. - Học sinh đọc : CN, ĐT, N4. - Học sinh đọc:CN, ĐT, N4 - Học sinh: có 17 que tính. - Học sinh đọc: CN, ĐT, N4 - Học sinh đọc: CN, ĐT,N4. - Học sinh lên bảng làm: 11,12,13,14,15,16,17,18,19 - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh chia sẻ bài: 16,17,18,19 - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh nối tranh tương ứng với số thích hợp. - Học sinh đọc đầu bài. - Học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh nhận xét. ___________________________________ Thủ công GẤP MŨ CA LÔ ( tiết 1) I.Mục tiêu - Học sinh biết cách gấp cái mũ ca lô bằng giấy. - Học sinh yêu thích sản phẩm gấp hình mình làm ra. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động - Kiểm tra đồ dùng cá nhân. 2. Hđ cơ bản * GTB: Nêu mục tiêu của bài học. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát mũ ca lô mẫu: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Chiếc mũ ca lô được chia làm mấy phần? - GV cầm chiếc mũ ca lô giới thiệu lại: Chiếc mũ ca lô gồm có 2 phần, phần vành mũ và phần thân mũ. Đây là vành mũ, phần vành mũ rộng hơn so với phần thân của mũ đấy các em a. *Hoạt động 2:Hướng dẫn mẫu. - Để biết chiếc mũ ca lô được làm từ tờ giấy hình gì cô nhờ em lên tháo chiếc mũ ca lô ra? Tờ giấy gấp mũ ca lô có dạng hình gì? + Bước 1: Tạo tờ giấy hình vuông. Theo đường dấu ta gấp chéo tờ giấy sao cho cạnh ngăn trùng khít lên cạnh dài của tờ giấy. Học sinh quan sát hình 2 SGK có ký hiệu gì?. Ta gấp tiếp phần thừa sát vào cạnh vừa gấp và miết mạnh đường gấp để tạo nếp gấp thẳng cho dễ xé Xé bỏ phần thừa theo đường gấp ta sẽ có tờ giấy hình vuông (hình 3). Cô đã được hình mấy? -Yêu cầu 1 học sinh lên gấp bước 1. Bước 2: Gấp thân mũ Từ từ tờ giấy hình vuông vừa tạo được ta gấp theo đường dấu để tạo hình tam giác. Hình 3 có ký hiệu gì đây? Gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa. Sau đó mở ra gấp một phần của cạnh bên phải vào sao cho đầu nhọn chạm vào đường dấu giữa, cạnh dưới cách đều với cạnh trên. Sau đó cô miết cho phẳng. Lật mặt sau làm tương tự như thao tác vừa rồi. Ta được hình 5 Yêu cầu 1 học sinh làm bước 2 Bước 3: Gấp vành mũ: Từ hình 5 ta gấp một lớp giấy lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp ta được hình 6 Gấp tờ giấy lộn vào trong theo đường dấu nhọn dần về phía góc miết nhẹ tạy cho thẳng đường gấp ta được hình 8. Lật mặt sau như hướng dẫn hình 9 rồi gấp tương tự như hình 7, hình 8 ta được hình 10 và hình 11. Hoàn thành bước 3 cũng là lúc chúng ta hoàn thành chiếc mũ ca lô rất xinh xắn. Hoạt động 3: Thực hành Bước 1 chúng ta làm gì? Bước 2 chúng ta làm gì? Bước 3 chúng ta làm gì? - Cho học sinh thực hiện từng bước * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - GV yêu cầu thu mỗi tổ 3 sản phẩm để trưng bày. - Yêu cầu học sinh nhận xét đúng, đẹp, chưa đẹp... Chỉ rõ đánh giá, động viên những em hoàn thành, hoàn thành tốt. - GV nhận xét đánh giá chung cả lớp 3. Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành -Nhắc học sinh thu dọn giấy thừa, ghi bài. - Hát. - Học sinh lấy dụng cụ đã chuẩn bị. - Học sinh quan sát. - Chiếc mũ ca lô được chia làm 2 phần, phần vành mũ và phần thân mũ. - Tờ giấy gấp mũ ca lô có dạng hình vuông. - Học sinh quan sát. - Đường gấp vào. - Học sinh quan sát. - Học sinh lên gấp bước 1. - Đường dấu giữa. - Học sinh quan sát. - Học sinh thực hiện bước 2. - Học sinh quan sát. - Học sinh thực hành. - Tạo hình vuông - Gấp thân mũ. - Gấp vành mũ. Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 9+10 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /ƯA/ ( Sách thiết kế TV2-CGD trang 142 ) ______________________________________ Toán HAI MƯƠI, HAI CHỤC I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết số lượng 20. 20 còn gọi là hai chục. - Học sinh biết đoc, viết số 20. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: - Đọc các số 16,17,18,19. Liền sau số 16 là số nào? - Số 18 đứng liền trước số nào? Số 19 gồm mấy chục, mấy đơn vị? - Giáo viên nhận xét. 2.Hoạt động cơ bản a.Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. b. Hoạt động 1: giới thiệu số 20 - Yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK trang 107 và thực hiện theo hình vẽ và trả lời câu hỏi? + Trong hình có tất cả có bao nhiêu que tính? + Số 20 còn được gọi bằng cách khác là mấy chục? - GV nói : hai mươi còn gọi là hai chục. - GV yêu cầu học sinh viết bảng con: viêt số 2 trước viết chữ số 0 sau và ở bên phải số 2 và đọc chữ số 20. - Số 20 gồm 2 chục và o đơn vị - Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0 Hoạt động 2: thực hành Hướng dẫn học sinh làm bài tập trang 107. *Bài 1. Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó: - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. - Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra. *Bài 2. Trả lời câu hỏi: - Yêu cầu học sinh trả lời miệng: * Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm - GV nhận xét * Bài 4: Trả lời câu hỏi: - Yêu cầu học sinh trả lời miệng. 3.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học. Hát - Học sinh đọc, số liền sau số 16 là số 17. - Số 18 đứng liền trước số 19. Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị. - Học sinh quan sát và thực hành. + Có 20 que tính. + Số 20 que tính còn được gọi là 2 chục que tính. - Học sinh thực hiện. - HS: 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 - Học sinh trả lời miệng. - Học sinh lên bảng làm - Học sinh trả lời. ______________________________________ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu Nhận xét tình hình học tập cả lớp trong tuần qua Giúp học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình Đưa ra biện pháp để sửa chữa khắc phục những khuyết điểm của học sinh II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu. - Giáo viên nhận xét nề nếp của lớp trong tuần qua Tuyên dương khen ngợi những tổ và cá nhân có thành tích tốt Nhắc nhở phê bình những học sinh mắc lỗi Cho học sinh mắc lỗi trình bày khuyết điểm của mình và hướng phấn đấu trong tuần tới Giáo viên đề ra các biện pháp khắc phục khuyết điểm của học sinh - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới Lớp thực hiện nghiêm túc nề nếp: học và làm bài đầy đủ, vệ sinh cá nhân thật tốt, tác phong nhanh nhẹn. Nhận xét, đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 1_12407541.doc
Tài liệu liên quan