Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 28

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS

- Tô được các chữ hoa H, I, K

- Viết đúng các vần: iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập 2 (mỗi từ ngữ viết ít nhất được 1 lần).

- GD HS có ý thức rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch sẽ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Giáo viên: Chữ mẫu

+ Học sinh: vở tập viết, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

 - HS viết bảng con: ăm , ăp, vườn hoa;

 - GV nhận xét, đánh giá.

 

docx38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n muỗi I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Nêu được số tác hại của muỗi. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của muỗi trên hình vẽ. - GD: Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh muỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh ảnh có trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ - Hãy kể tên các bộ phận của con mèo ? - Nêu ích lợi của mèo ? - GV nhận xét đánh giá chung. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC a. Giới thiệu bài - ghi đề bài. b/ Các hoạt động chính * Hoạt động 1: Quan sát con muỗi - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi? - GV nêu câu hỏi gợi ý - Con muỗi to hay nhỏ ? - Con muỗi hút máu người bằng cách nào ? - Con muỗi di chuyển bằng cách nào ? - Muỗi có cánh, chân và râu không ? - Con muỗi gồm có những bộ phận nào? - GV nhận xét và cho HS nêu lại các bộ phận của con muỗi - GV KL: Muỗi nhỏ hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu. * Hoạt động 2: Làm việc với phiếu luyện tập - GV chia nhóm và đặt tên cho các nhóm và giao phiếu luyện tập cho các nhóm làm. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. - GV nhận xét tuyên dương. - Muỗi thường sống ở đâu? - Vào lúc nào em thấy muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt? - Bị muỗi đốt có hại gì ? - Nêu cách diệt muỗi ? - Nêu cách đề phòng? - Gv nhận xét, kết luận. 4. Củng cố - GV nêu câu hỏi – HS trả lời nhanh. - Khi ngủ cần làm gì để không bị muỗi đốt? + GV KL: Muỗi là con vật có hại, chúng ta cần phải giữ gìn sức khoẻ, tránh bị muỗi đốt. Khi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận. 5. Dặn dò - Về nhà học bài. - Chuẩn bị: Nhận biết cây cối, con vật - Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại - HS quan sát và trả lời. - Con muỗi nhỏ . - Con muỗi dùng vòi để hút máu. - Di chuyển bằng cách đậu bằng chân. - Có. - Muỗi gồm có: đầu, mình, cánh, chân. - Lắng nghe - Các nhóm nhận phiếu và làm bài tập. - Đại diện lên trình bày. - Lắng nghe. - Các bụi cây rậm,cống, rãnh, nơi tối tăm ẩm ướt. - Vào buổi tối hoặc vào nơi tối tăm ẩm ướt. - Mất máu, ngứa và đau.- Bị bệnh sốt rét. - Bênh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. - Làm vệ sinh nơi ở. - Khơi thông cống rãnh. - Phun thuốc diệt muỗi. - Ngủ phải mắc màn, tẩm thuốc chống muỗi vào màn, giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - Ngủ phải mắc màn. Thoa thuốc chống muỗi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe- về nhà thực hiện. ******************************** Ngày soạn: 22/3/2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2015 TIẾT 1: TOÁN Luyện tập I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Biết giải và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép tính trừ. - Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. - GD tính cẩn thận chính xác cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Giáo viên: bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 . + Học sinh: chuẩn bị bài trước ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. - Nhận xét đánh giá chung. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC a/ Giới thiệu bài - ghi đề bài. b/ HD luyện tập : Bài 1: Gọi HS đọc bài toán. - GV hỏi để HD HS ghi tóm tắt. - Gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: Gọi HS đọc bài toán. - GV nêu câu hỏi HD tóm tắt - Gọi 1 lên bảng, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: Gọi HS đọc bài toán. - GV HD HS cách làm. - Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 4: Gọi HS đọc bài toán. Y/C đọc tóm tắt, quan sát hình vẽ - Gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét. 4/Củng cố. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV hệ thống lại nội dung các bài tập. 5. Dặn dò - Về nhà là bài trong vở bài tập. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. + Bài 1/151: Tóm tắt Có : 14 cái thuyền Cho bạn : 4 cái thuyền Còn lại : . .. cái thuyền? - HS làm bài. Bài giải: Số thuyền của Lan còn lại là: 14 – 4 = 10 (cái thuyền) Đáp số : 10 cái thuyền. - Lắng nghe, sửa sai. + Bài 2/151: Tóm tắt: Có : 9 bạn. Số bạn nữ : 5 bạn Số bạn nam: bạn? - HS làm bài. Bài giải: Số bạn nam của tổ em là: 9 – 5 = 4 ( bạn) Đáp số: 4 bạn nam. - Lắng nghe, sửa sai. + Bài 3/151: - Lắng nghe. - HS làm bài. cm? 2cm 13cm Bài giải: Sợi dây còn lại số cm là: 13 – 2 = 11 (cm) Đáp số : 11cm. - Lắng nghe. + Bài 4/151: Giải bài toán theo tóm tắt sau Có : 15 hình tròn Tô màu : 4 hình tròn Không tô màu : hình tròn ? Bài giải: Số hình tròn không tô màu là: 15 - 4 = 11 (hình) Đáp số: 11 hình. - Luyện tập. - HSlắng nghe. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. ************************************ TIẾT 3, 4: TẬP ĐỌC Quà của bố I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu ND bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và thương em. - Trả lời câu hỏi 1,2( SGK) - Học thuộc lòng một khổ của bài thơ. - GD HS biết yêu quý nghề nghiệp của bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV: Tranh vẽ minh họa trong bài thơ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Ngôi nhà - HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ tự chọn - trả lời câu hỏi trong bài - GV nhận xét, đánh giá chung. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC a/ Giới thiệu bài - ghi đề bài b/ HD luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 + HD luyện đọc tiếng, từ khó: - Tìm trong bài tiếng có âm đầu l ? - Tìm trong bài tiếng có âm đầu v? - Y/ C HS phân tích tiếng khó, đọc tiếng - GV gạch chân từ : Lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng - Giải nghĩa các từ trên + Vững vàng : là một cách chắc chắên. + Đảo xa: vùng đất ở giữa biển, xa đất liền. + HD luyện đọc từng dòng thơ. GV nhận xét chỉnh sửa + Luyện đọc khổ thơ và cả bài. HD HS nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, sau mỗi khổ thơ. Thi đọc diễn cảm GV – HS nhận xét tuyên dương * Thư giãn: c/ Ôn các vần oan, oat. Gọi HS tìm nhanh tiếng trong bài có vần oan ? HD nói câu chứa tiếng có vần oan, oat. - GV nhận xét sửa sai. - Cho HS so sánh vần oan và oat? TIẾT 2: a/ Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 2: - HS luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ. - HS đọc nối tiếp khổ thơ. - Đọc toàn bài b. Tìm hiểu bài đọc. - Gọi HS đọc khổ 1 - Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? - Gọi HS đọc khổ thơ 2 -3. - Bố gửi cho bạn những quà gì? - Gọi HS đọc cả bài. * Học thuộc lòng bài thơ. - Học thuộc lòng 1 khổ thơ. GV đến giúp đỡ HS yếu đọc bài. - GV thực hiện xóa dần bảng. - Gọi HS xung phong đọc d/ Luyện nói. - HS nêu yêu cầu đề bài. - GV HD HS luyện nói theo nhóm. - Một em hỏi một em trả lời. - GV theo dõi nhận xét kết hợp GD HS yêu quý nghề của bố mẹ mình đã chọn 4/Củng cố. - Gọi HS nhắc lại tên bài. + Qua bài thơ cho các em biết điều gì? 5/ Dặn dò - Về nhà học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài: Vì bây giờ mẹ mới về. Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - lần, luôn, lời. - vùng, về, vì, vững, vàng - CN đọc - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ. - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Học sinh đọc cả bài CN - ĐT - Lắng nghe. - HS xung phong đọc. - Ngoan. - HS nhìn tranh đọc câu mẫu SGK Học sinh thi đua luyện nói. + VD: Chúng em vui liên hoan. Bạn Duyên rất hoạt bát, nhanh nhẹn. - Lắng nghe. - Giống: đều có oa đứng trước; khác n/ t - HS đọc. - Nghe - HS đọc nối tiếp cá nhân( 2 lần) - CN – ĐT - HS đọc và trả lời câu hỏi. - Bố bạn là bộ đội ở đảo xa. - 2 HS đọc . - Gửi nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. - HS đọc - Cả lớp, theo tổ, cá nhân - HS học thuộc lòng. - HS xung phong đọc TL tại lớp. - HS nêu - Học sinh luyện nói theo nhóm đôi + Bố bạn làm nghề gì? - + Lớn lên bạn có thích làm nghề của bố không ? - Lắng nghe. - Bài : Quà của bố - Bố bạn nhỏ trong bài thơ đi bộ đội để bảo vệ đất nước. Tuy bố ở xa nhưng bố rất nhớ và yêu bạn nhỏ. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. **************************************** TIẾT 5: ÂM NHẠC Ôn tập hai bài hát: Quả, Hòa bình cho bé I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Biết hát theo giai điêu và đúng lời ca của hai bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bào hát. GD HS tự tin khi hát. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS hát lại hai bài hát: Quả, Hòa bình cho bé - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài- Ghi tên bài. b. Các hoạt động chính * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Quả, - GV cho HS luyện tập thuộc bài, sau đó kết hợp vận động phụ họa. - GV gợi ý cho HS hát nêu như HS còn quên một số câu “ Quả gì mà ngon ngon thế, xin thưa rằng quả khế....” * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hòa bình cho bé - GV cho HS luyện tập thuộc bài, sau đó kết hợp tập gõ đệm theo nhịp 3. - Gv yêu càu HS hát: 1 dãy hát, 2 dãy gõ nhịp và ngược lại. * Hoạt động 3: Ôn tập 2 bài hát. - Lần lượt cho HS hát từng bài hát. - GV cho các tổ thi nhau hát. - GV và HS nhận xét. 4. Củng cố - Hôm nay chúng ta đã ôn lại mấy bài hát? Đó là những bài nào? 5. Dặn dò - Về nhà luyện tập thêm. - Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. - HS ổn định chỗ ngồi. - 2HS hát. - Lắng nghe. - Nhắc lại mục bài. - Cả lớp hát. - HS thực hiện. - HS hát CN từng bài hát. - Các tổ thi đua nhau hát. - Lắng nghe. - HS nêu. - HS nghe- thực hiện. *************************** Ngày soạn: 21/3/2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2015 TIẾT 1: THỂ DỤC Bài thể dục. Trò chơi “Tâng cầu” I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Thực hiện cơ bản đúng các động tác bài thể dục phát triển chung, theo nhịp hô. - Biết cách chơi và tham gia chơi tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bàng vợt gỗ. - Giáo dục HS tính trật tự, bền sức. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sân bãi, còi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1/ GV phổ biến nội dung bài học : 2/ Cho HS khởi động : - Giậm chân tại chỗ(đếm theo nhịp ) 3/ HD ôn trò chơi B/ PHẦN CƠ BẢN 1/ Ôn bài TD 2, 3 lần. Sau cho các tổ trình diễn trước lớp. 2/ HD ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải, dãn hàng, dồn hàng. - GV nhận xét – chỉnh sửa. 3/ Trò chơi : Tâng cầu. Cho chơi theo tổ C/ PHẦN KẾT THÚC 1/ HD động tác hồi tĩnh. GV cho HS đi thường theo nhịp 2 x 4 - Đứng tại chỗ + vỗ tay hát. 2/ GV + HS hệ thống lại ND bài. - GD HS ý thức tự giác trong rèn luyện tập. - GV nhận xét tiết học. - HS tập hợp điểm số. - HS thực hiện một số động tác khởi động. Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu. - Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại” - Lớp trưởng điều khiển cả lớp ôn tập các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Trình diễn theo từng tổ. - HS ôn tập - lớp trưởng điều khiển. - HS chơi trò chơi tâng cầu. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, *************************** TIẾT 2: CHÍNH TẢ Quà của bố I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Nhìn bảng hoặc sách chép lại đúng khổ thơ 2 của bài: Quà của bố khoảng 10 đến 12 phút. - Điền đúng chữ s hay x, điền vần im hay iêm vào chỗ trống. -Làm bài 2a, 2b. - GDHS tính cẩn thận, rèn chữ viết đẹp, trình bày vở sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn: Bài mẫu + Học sinh: vở , bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên hỏi dưới lớp qui tắc chính tả: - K viết được với những con chữ nào? (K + i, e, ê.) - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC a/ Giới thiệu bài - ghi tên bài. b/ Hướng dẫn HS tập chép. - GV treo bảng phụ ghi bài mẫu. - Gọi HS đọc lại khổ thơ. + HD luyện viết chữ khó - GV gạch chân những tiếng các em dễ viết sai: gửi, nghìn, thương, chúc. - GV đọc cho HS viết từ khó vào bảng con: - Gọi 1 HS lên bảng viết: - GV kiểm tra nhận xét. + HD HS chép bài vào vở:. - HD cách trình bày theo thể thơ. - Đọc rồi tự nhẩm lại viết vào vở. - GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở cho HS. - GV đọc bài HS theo dõi soát lỗi. + Thu bài nhận xét lỗi. - Giáo viên thu một số vở nhận xét- dưới lớp đổi vở soát lỗi cho nhau bằng bút chì. - GV nhận xét và sửa một số lỗi HS sai phổ biến . c/ HD làm bài tập chính tả. - GV gắn bảng phụ ghi nội dung bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự làm vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - sửa sai - Gọi HS đọc lại nội dung bài tập. 4/ Củng cố - Chúng ta vừa học chính tả bài gì? - Liên hệ - kết hợp GD . 5/ Dặn dò - Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. - Quan sát. - 2 HS đọc. - HS đọc và kết hợp phân tích. + gửi = g + ưi + dấu hỏi. + nghìn = ngh + in + dầu huyền. + thương = th + ương . Chúc = ch + uc + dấu sắc. - HS nhẩm đánh vần viết vào bảng con. - HS viết bài. - HS theo dõi. - HS chép bài vào vở. Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. - HS theo dõi soát lỗi. - HS theo dõi. - HS đọc. a/ Điền chữ s hay x? xe lu, dòng sông b/Điền vần im hay iêm? Trái tim , kim tiêm? - HS nhận xét. - 1 HS đọc. - Chính tả tập chép bài "Quà của bố." - HS lắng nghe. *************************** TIẾT 3: KỂ CHUYỆN Bông hoa cúc trắng I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu ND của câu truyện: Lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. - GD HS phải biết yêu quý cha mẹ và hiếu thảo với cha mẹ. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh họa SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS lên kể lại 1 đoạn của câu chuyện Trí khôn - Em thích nhận vật nào?Vì sao em thích ? - GV nhận xét, đánh giá. 3/ Bài mới a/ Giới thiệu - ghi tên bài: b/Các hoạt động chính: * Hoạt động 1: GV kể chuyện . - GV kể lần 1 toàn bộ câu truyện. Trong 1 túp lều người mẹ ốm nằm trên giường đắp 1 chiếc áo. Bà nói với con gái: - Con mời thầy thuốc về đây. - Mẹ cháu bệnh rất nặng con hãy đi đến gốc đa đầu rừng hái cho ta một bông hoa cúc trắng thật đẹp về đây để ta làm thuốc. - Xé mỗi cánh hoa ra làm nhiều sợi. - Mẹ đã khỏi bệnh. - Lần 2 GV kể từng đoạn có tranh minh họa. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. - GV treo tranh 1 - Tranh vẽ gì? - Người mẹ ốm nói gì với con? - Cụ già nói gì với cô bé? - Cô bé làm gì để hái được bông hoa? - Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Cho HS kể chuyện theo nhóm. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - GV giúp HS hiểu nội dung câu chuyện. - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - Con thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? GV nhận xét. 4/ Củng cố - Cho HS nhắc lại tên câu chuyện. - Liên hệ GD HS. 5/ Dặn dò - Về kể tiếp cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: Niềm vui bất ngờ. - GV nhận xét tiết học. - HS ổn định chỗ ngồi. - 1 HS kể. - HS nêu. - Lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Lắng nghe - HS quan sát tranh – nghe GV kể. - Quan sát. - Tranh vẽ người mẹ bị đau đang nằm trên dường bệnh và con gái. - Con đi mời thầy thuốc về đây cho mẹ. - Mẹ cháu bệnh rất nặng con hãy đi đến gốc đa đầu rừng hái cho ta một bông hoa cúc trắng thật đẹp về đây để ta làm thuốc. - HS nêu. - Người mẹ khỏe trở lại. - HS kể chuyện theo nhoám. - Lắng nghe. - Là con phải yêu thương và chăm sóc cha, me khi ốm đau cũng như khi bình thường. - HS tự trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe. - Bông hoa cúc trắng. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. ************************************** TIẾT 4: TOÁN Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - GD rèn cho HS ý thức trong học tập, chú ý nghe cô giảng bài, khi trả lời câu hỏi phải đầy đủ ý, thành câu, tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: tranh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra làm bài tập ở nhà của HS. - GV nhận xét tuyên dương. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài, ghi đề bài b. Hướng dẫn hs làm bài. Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. GV treo bảng phụ ghi bài tập : a/ Bài toán Trong bến cóô tô, có thêm ô tô vào bến . Hỏi? - Gọi HS đọc bài toán chưa hoàn chỉnh . - Con có nhận xét gì về bài toán ? - Để giải được bài toán cần phải có gì ? - Để giúp các con hoàn chỉnh bài toán cả lớp hãy quan sát tranh. + GV treo tranh lên HD. - Trong bến có mấy ô tô đang đậu ? - Có thêm mấy ô tô vào bến ? - Trong bến có tất cả mấy ô tô ? Hãy dựa vào số ô tô đang đậu trong bến và số ô tô đang vào bến để điền vào chỗ chấm trong bài toán. - Y/C HS xung phong lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm. Cho HS tự nêu câu hỏi cho bài toán ( tùy HS nêu nhiều cách khác nhau) GV nhận xét giúp HS chọn câu hỏi phù hợp với bài toán. - Gọi HS đọc bài toán hoàn chỉnh. - GV nêu: Vậy chúng ta đã có bài toán hoàn chỉnh. HD HS tóm tắt bài toán . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết có tất cả mấy ô tô ta làm như thế nào ? - Nêu các bước trình bày bài giải của bài toán có lời văn ? - Gọi HS lên bảng làm bài. Cho lớp tự làm vào vở. Ghi tóm tắt và trình bày bài giải. GV chữa bài chung. * HD làm câu b. (Tương tự như HD câu a ) GV treo tranh lên bảng HD HS hoàn thành bài toán. - Gọi HS đọc lại bài toán hoàn chỉnh. + HD HS tìm hiểu bài toán,cho HS tự ghi tóm tắt bài toán. HS tự giải, nhận xét chữa bài chung. - Gv chữa bài. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HD lập đề toán rồi giải. + GV treo tranh . - Tranh vẽ gì ? - Có tất cả mấy con thỏ? - Có mấy con chạy đi ? Gọi HS dựa vào tranh đọc đề toán, cho lớp tự ghi tóm tắt . - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán và trình bày bài giải. GV quan sát giúp HS yếu. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, Gv kiểm tra bài dưới lớp. 4/ Củng cố - Hôm nay học toán bài? - Nêu các bước trước khi giải bài toán có lời văn ? + GV giáo dục, liên hệ. 5/ Dặn dò. - Làm thêm ở VBT( Những HS có vở BT) - Chuẩn bị bài. Phép cộng trong PV 100 - Nhận xét tiết học. - HS ổn định chỗ ngồi. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1/152: Nhìn vào tranh vẽ viết tiếp đề toán, rồi giải bài toán đó. - Quan sát. - 1 HS đọc bài toán. - Bài toán chỉ có lời văn . - Giải được bài toán có số kèm với lời văn. - QS tranh để trả lời câu hỏi. - Trong bến có 5 ô tô đang đậu. - Có thêm 2 ô tô vào bến. - Trong bến có tất cả 7 ô tô. - 1 HS lên bảng điền. - HS tự nêu câu hỏi. - HS đọc bài toán hoàn chỉnh. Bài toán: Trong bến có 5 ô tô, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô ? Tóm tắt : - Có : 5 ô tô Thêm : 2 ô tô Có tất cả : ô tô ? - Ta làm phép tính trừ. - Giải bài toán có lời văn gồm các bước: Lời giải, phép tính và đáp số. - 1 HS lên giải bài tập và trình bày bài giải, lớp làm vào vở. Bài giải Số ô tô trong bến có tất cả là: 5 + 2 = 7 (ô tô ) Đáp số: 7 ô tô. - Sửa sai. + b/ Bài toán: Lúc đầu trên cành có 6 con chim. Có 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim? Tóm tắt : Có : 6 con chim Bay đi : 2 con chim Còn lại :.con chim ? Bài giải Số con chim còn lại trên cành là: 6 – 2 = 4 (con) Đáp số: 4 con chim. - HS sửa sai. + Bài 2/152: Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó. - QS tranh tìm hiểu bài. - Tranh vẽ thỏ . - Có 8 con thỏ. - Có 3 con chạy đi. - HS tự ghi tóm tắt làm vào vở- Tự giải và trình bày bài giải. Tóm tắt: Có : 8 con thỏ Đi ra ngoài : 3 con thỏ Còn lại :con thỏ ? Bài giải Số con thỏ còn lại là: 8 – 3 = 5 (con) Đáp số : 5 con thỏ. - Nhận xét bài giải. - Luyện tập chung. Trình bày bài giải gồm các bước . + Câu lời giải. + Viết phép tính, ghi kết quả có kèm tên đơn vị và cuối cùng là ghi đáp số. - HS lắng nghe. - HS nghe, thực hiện. ****************************************** Ngày soạn: 24/3/2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2015 TIẾT 1, 2: TẬP ĐỌC Vì bây giờ mẹ mới về I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở một số chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, nên đợi mẹ về mới khóc. - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK. - GD HS có ý thức trong học tập. Không nên làm nụng mẹ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc 2/ HS: Sách, đọc trước bài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Quà của bố. - GV gọi HS đọc thuộc bài thơ: Quà của bố và TLCH trong SGK. - GV nhận xét đánh giá chung. 3/ Bài mới a/ Giới thiệu – ghi tên bài : b/ Hướng dẫn luyện đọc. - GV ghi bảng nội dung bài đọc. - GV đọc mẫu lần 1. + HD luyện đọc tiếng, từ khó. - Tìm những tiếng có âm đ đứng đầu? - Tìm những tiếng có âm t đứng cuối? - Gọi HS đọc và phân tích tiếng. - Gv gạch chân dưới những từ khó kết hợp giải nghĩa của từ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay - Gọi HS đọc- GV nhận xét. + HD luyện đọc câu. - Bài có tất cả mấy câu? - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Gv nhận xét, chỉnh sửa những em đọc còn sai. + HD luyện đọc cả bài. - GV cho HS đọc theo đoan(2 đoạn). - Gọi HS đọc cả bài. - GV nhận xét. - Cho HS đọc ĐT. * Thư giãn. c. Ôn lại các vần ưt, ưc - Tìm trong bài có vần ưt? - Tìm tiếng có vần ưt, ưc ngoài bài? - Y/C HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm được. GV nhận xét. d/ Thi nói câu có tiếng chứa vần ưt, ưc - GV cho HS đọc câu mẫu trong SGK. - Tiếng nào chứa vần ôn tập ? - GV nhận xét. * Củng cố T1 TIẾT 2 a/Luyện đọc đọc bài trong SGK. - GV đọc mẫu lần 2. - Gọi HS luyện đọc câu, - HD luyện đọc đoạn, cả bài. - Gọi HS đọc cả bài. b/ Tìm hiểu bài Gọi HS đọc đoạn 1 - Khi mới đứt tay, cậu bé có khóc không? - Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao? - Bài có mấy câu hỏi ? - 1 HS Đọc câu hỏi và 1 HS đọc câu trả lời - HD HS luyện đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Cho HS đọc bài Qua câu chuyện cho ta thấy cậu bé trong bài như thế nào? c/ Luyện nói. - HD HS hỏi nhau - GV nhận xét và kết hợp giáo dục HS không nên làm nụng mẹ. 4/Củng cố - Hôm nay học bài gì? - Nội dung bài học hôm nay cho các em biết điều gì? + Liên hệ – kết hợp GD - Các con có hay làm nũng mẹ như cậu bé trong bài không ? Giáo dục học sinh biết thương yêu ba mẹ. 5/Dặn dò - Về nhà luyện đọc bài. - Chuẩn bị: Đầm sen. - GV nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 HS đọc bài. - Lắng nghe. - Nhắc lại mục bài. - HS lắng nghe. + HS tìm và luyện đọc. - đứt - hốt, cắt - Đọc và phân tích tiếng. - Lắng nghe. - HS đọc CN. - Có tất cả 9 câu. - Đọc nt từng câu( 2 lần) - Lắng nghe, sửa sai. - HS luyện đọc đoạn. - HS đọc cả bài. - Lắng nghe. - HS đọc ĐT. - đứt - Mứt, bứt, đứt, vứt, nứt, - Phức, thức, sức, nức, mực, đức, .. - HS phân tích, đọc tiếng - Lắng nghe. - HS đọc câu mẫu. M: Mứt tết rất ngon. Cá mực nướng rất ngon. +VD: Trời hôm nay nóng bức. Mẹ em mua một hộp mứt. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp câu. - HS luyện đọc nối tiếp đoạn( 2 đoạn) - 1HS đọc cả bài. - 1 HS đọc - Khi mới đứt tay cậu bé không khóc. - Mẹ về cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ để mẹ thương. - Bài có 3 câu hỏi. - 2 HS đứng dậy đọc bài. - HS luyện đọc và trả lời câu hỏi. - .làm nũng mẹ. - 1 em hỏi: Bạn có hay làm nũng mẹ không? - 1 em trả lời..... - Lắng nghe. - HS trả lời - Cậu bé bị đứt tay lại làm nũng mẹ - HS tự liên hệ - HS nghe- về nhà thực hiện. **************************** TIẾT 3: THỦ CÔNG Cắt dán hình tam giác (T1) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - HS biết cách, kẻ, cắt, dán hình tam giác. - Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng. - GD HS có ý thức trong học tập. Luyện đôi tay khéo léo cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Dụng cụ thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét chung. 3. Bài mới a/ Giới thiệu bài, ghi đề bài. b/ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. GV treo mẫu lên bảng. - Hình tam giác có mấy cạnh ? - Cạnh đáy dài mấy ô ? + GV hướng dẫn mẫu. Cách vẽ 1: Vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh 8 ô, sau đó xác định 3 điểm trong đó 2 đỉnh là 2 góc của hình chữ nhật. Sau đó lấy điểm ở giữa để được đỉnh thứ 3. - Nối 3 đỉnh vơí nhau ta được hình tam giác. + GVHD cắt rời hình tam giác theo hai cạnh. AB và AC - GV HD dán sản phẩm. Bôi hồ vào mặt trái của hình tam giác , dán vào vở thủ công. Cách cắt thứ 2: Kẻ đường chéo từ góc A đến gócD, cắt theo đường chéo được hai hình tam giác. - GV theo dõi uốn nắn giúp đỡ 1 số HS còn lúng túng. * Thực hành. 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại tên bài học. - Gv liên hệ giáo dục tính thẩm mĩ, khéo léo. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành thêm. - Chuẩn bị cho tiết sau trưng bày sản phẩm. - Nhận xét tiết học. - HS ổn định chỗ ngối. - Để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS quan sát và nhận xét: - Hình tam giác có 3 cạnh. - Cạnh đáy có độ dài 8 ô. - HS quan sát cách kẻ, cắt hình tam giác. - 1 HS lên bảng lấy 3 điểm của hình tam giác và nối 3 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 28 Lop 1_12352194.docx