Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần học 1

Giáo dục kĩ năng sống

Kĩ năng Tự phục vụ

I. Mục tiêu

Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bản thân cho học sinh: Kĩ năng tự xếp sách vở, đồ dùng học tập, kĩ năng làm vệ sinh cá nhân

II. Đồ dùng:

III. Hoạt động dạy học

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần học 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ 5, ngày 6 tháng 9 năm 2018 Dạt bài sáng thứ 2 Chào cờ ----------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 1: Tiết 1; 2 : Tiếng Tách lời ra từng tiếng ------------------------------------------------- Toán Tiết học đầu tiên I. Mục tiêu : Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. II.Đồ dùng Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học toán 1. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1/ Giới thiệu bài; GV giới thiệu tên bài và cho HS tự giới thiệu về mình 2/ Các hoạt động. Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán 1 Yêu cầu học sinh mở bài học đầu tiên Giáo viên giới thiệu ngắn gọn : Tên của bài học đặt ở đầu trang... Yêu cầu học sinh thực hành. Hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách. Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh làm quen với 1 số hoạt động học tập toán ở lớp 1. Yêu cầu học sinh mở ra bài”Tiết học đầu tiên” Hướng dẫn học sinh quan sát. Lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào... trong các tiết học toán ? Giáo viên tổng kết lại: Tranh1giáo viên phải giới thiệu, giải thích... học cá nhân là quan trọng nhất, học sinh nên tự học, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên. Trò chơi giữa tiết : Hoạt động 3 :Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán. Học toán các em sẽ biết : Đếm các số từ 1 -> 100, đọc các số, viết các số, so sánh giữa 2 số, làm tính, giải toán , biết đo độ dài ,biết xem lịch... Muốn học giỏi toán các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ,chú ý nghe giảng... Hoạt động 5: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán 1. Yêu cầu học sinh lấy bộ đồ dùng. Giáo viên lấy mẫu , gọi tên đồ dùng đó. Nói về công dụng của từng loại đồ dùng đó : que tính thường dùng khi học toán, các hình dùng để nhận biết hình,học làm tính... Hướng dẫn cách cất, đậy hộp, giữ gìn cẩn thận. -Gọi học sinh nêu 1 số đồ dùng học toán và nêu công dụng. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi học toán. 3/Củng cố dặn dò. Dặn học sinh bảo quản đồ dùng thật tốt và chăm chỉ học bài. Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. HS theo dõi và tự giới thiệu về mình Học sinh mở sách đến trang có “ Tiết học đầu tiên” Học sinh quan sát. Học sinh gấp sách, mở sách Học sinh quan sát, lắng nghe. Học sinh mở sách , quan sát. Học sinh phải dùng que tính để đếm,các hình bằng bìa, đo độ dài bằng thước, học số, học theo nhóm, cả lớp... Học sinh lắng nghe giáo viên nói. Nhắc lại HS lắng nghe Học sinh lấy bộ đồ dùng để lên bàn và mở ra. Học sinh lấy theo giáo viên và đọc tên Học sinh nhắc lại từng loại đồ dùng để làm gì, sử dụng khi giáo viên yêu cầu Học sinh nêu lại cách bảo quản giữ gìn bộ đồ dùng toán. ----------------------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU Thủ công Giới thiệu một số giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. I. Mục tiêu : - Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo) để học thủ công. - Rèn cho học sinh một số kĩ năng sử dụng dụng cụ học tập : kéo, hồ, bút chì, thước - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng : Các loại giấy màu , bìa và dung cụ kéo ,hồ, thước kẻ. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài : giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. 2. Các Hoạt động Hoạt động 1 Giới thiệu giấy, bìa. Cho học sinh xem, yêu cầu học sinh lấy ra. Giảng : giấy , bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề... Hướng dẫn học sinh quan sát quyển vở: bìa dày đóng ở ngoài, giấy mềm mỏng ở bên trong. Giới thiệu giấy màu: Mặt trước tờ giấy là các màu xanh, đỏ, tím, vàng...mặt sau có kẻ ô. Hoạt động 2 :Giới thiệu dụng cụ học thủ công. Yêu cầu học sinh đọc tên các dụng cụ Giảng : Thước để đo chiều dài,kẻ; Bút chì để kẻ đường thẳng; Kéo để cắt giấy, bìa, khi sử dụng cẩn thận tránh bị đứt tay; Hồ dán để dán sản phẩm vào vở. Trò chơi giữa tiết Hoạt động 3:Hướng dẫn cách sử dụng Giáo viên làm mẫu Nhận xét tinh thần học tập của học sinh. 3.Củng cố – dặn dò Các tiết học thủ công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Nhắc đề bài : cá nhân. Quan sát, lấy giấy, bìa để trước bàn nghe giáo viên giới thiệu. Học sinh quan sát. Học sinh lấy giấy màu. Nhận xét. Học sinh lấy dụng cụ : kéo , thước... Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán... Học sinh nêu lại công dụng của từng loại dụng cụ học tập. Học sinh quan sát, thực hành. -------------------------------------------- Luyện viết Luyện viết các nét cơ bản I. Mục tiêu: Giúp HS nhớ và viết đúng các nét cơ bản II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Hướng dẫn HS viết GV cho HS nhắc lại các nét cơ bản đã học GV yêu cầu nhắc lại về độ cao và rộng của từng nét. GV đọc cho HS viết các nét vào bảng con GV cho HS luyện viết vào vở ô li: 3 dòng Nét thẳng, 3 dòng nét ngang, 3 dòng nét xiên. GV quan sát và hướng dẫn từng học sinh viết. Cầm tay giúp đỡ em Dung viết các nét 3. Dặn dò: GV nhận xét giờ học HS nêu: HS viết các nét vào bảng con HS luyện viết vào vở ô li Lắng nghe -------------------------------------------- Lao động vệ sinh Hướng dẫn HS làm vệ sinh lớp học I. Mục tiêu Giúp HS nhận biết cần phải làm vệ sinh lớp học trước khi vào học để đảm bảo không khí thoáng mát, môi trường trong lành để học tập II. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp GV nêu nội dung yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn HS làm thực hành - Hướng dẫn HS sắp xếp bàn ghế - Hướng dẫn HS xếp sách vở dưới ô bàn - Hướng dẫn HS quét lớp học GV làm mẫu và cho một số HS thực hành GV quan sát nhận xét 3. Dặn dò: Nhắc HS về nhà tập cầm chổi để quét nhà. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6, ngày 7 tháng 9 năm 2018 Dạt bài sáng thứ 3 Tiếng Việt Bài 1: Tiết 3; 4: Tách lời ra từng tiếng ------------------------------------------------ Toán Nhiều hơn, Ít hơn I. Mục tiêu : - Kiến thức: Biết so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật, biết sử dụng nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh hai nhóm đồ vật và phân biệt nhóm ít hơn, nhiều hơn. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học Toán. II. Đồ dùng: Sách, bộ học toán. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài ( 1 phút): Nhiều hơn- ít hơn. 2.Các hoạt động trọng tâm Hoạt động 1( 13 phút): So sánh số lượng. Giáo viên lấy 5 cái cốc và nói :”Có 1 số cốc”, Lấy 4 cái thìa và nói:”Có 1 số thìa” Yêu cầu học sinh lên đặt 1 thìa vào1 cốc. Khi đặt 1 thìa vào 1 cốc em có nhận xét gì? Giảng: Ta nói “Số cốc nhiều hơn số thìa” Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì có còn thìa để đặt vào cốc còn lại không? Giảng: Ta nói “Số thìa ít hơn số cốc” Hướng dẫn học sinh nhắc lại. Hoạt động 2( 15 phút): Sử dụng bộ học toán. Yêu cầu học sinh lấy 3 hình vuông, 4 hình tròn. Cho học sinh ghép đôi mỗi hình vuông với 1 hình tròn và nhận xét. Vậy ta nói như thế nào? Lấy 4 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép 1 hình tam giác và 1 hình chữ nhật. Số hình tam giác như thế nào so với HCN? Số hình chữ nhật như thế nào so với hình tam giác ? Hoạt động 3( 10 phút): Làm việc với sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét từng hình vẽ trong bài học và cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng: Ta nối 1 ... chỉ với 1..., nhóm nào có đối tượng bị thừa nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn Yêu cầu học sinh nhận xét từng bức tranh trong sách. v Chơi trò chơi “Nhiều hơn, ít hơn” Gọi 1 nhóm 5 học sinh nam và 1 nhóm 4 học sinh nữ. Yêu cầu 1 học sinh nam đứng với 1 học sinh nữ. Sau đó học sinh tự nhận xét “Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ, số bạn nữ ít hơn số bạn nam”. 3: Củng cố – dặn do ( 1 phút): Dặn học sinh về tập so sánh: Nhiều hơn, ít hơn. Nhắc đề bài Học sinh quan sát. Học sinh lên làm, học sinh quan sát. Còn 1 cốc chưa có thìa. Học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”. Không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Một số học sinh nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”. “Số cốc nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc”. Học sinh tự lấy trong bộ học toán. 3 hình vuông để ở trên, 4 hình tròn để ở dưới. Học sinh ghép 1 hình vuông với 1 hình tròn. Nhận xét: Còn thừa 1 hình tròn. - Số hình vuông ít hơn số hình tròn. Số hình tròn nhiều hơn số hình vuông. Học sinh lấy 4 hình tam giác và 2 hình chữ nhật. Số hình tam giác nhiều hơn số hình chữ nhật, số hình chữ nhật ít hơn số hình tam giác. Học sinh quan sát và nhận xét: Số nút nhiều hơn số chai, số chai ít hơn số nút. Số thỏ nhiều hơn số cà rốt, số cà rốt ít hơn số thỏ. Số nồi ít hơn số nắp, số nắp nhiều hơn số nồi. Số nồi, đèn, ấm và bàn ủi ít hơn số ổ cắm điện, số ổ cắm điện nhiều hơn số đồ điện. HS thực hiện ---------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU Luyện Tiếng Việt Luyện tập về các nét cơ bản I. Mục tiêu: Giúp HS nhớ và viết đúng các nét cơ bản. Đọc và viết đúng các nét II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Hướng dẫn HS viết GV cho HS nhắc lại các nét cơ bản đã học GV yêu cầu nhắc lại về độ cao và rộng của từng nét. GV đọc cho HS viết các nét vào bảng con: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép, nét xoắn, nét thắt. GV quan sát chỉnh sửa cho HS( Tuấn Anh, Huy, Ngọc Linh, Toản, Dung) GV cho HS luyện viết vào vở ô li: 3 dòng nét khuyết trên, 3 dòng nét khuyết dưới, 3 dòng nét khuyết kép. GV quan sát và hướng dẫn từng HS viết. Cầm tay giúp đỡ em Dung viết các nét 3. Dặn dò: GV nhận xét giờ học HS nêu: HS viết vào bảng con HS luyện viết vào vở ô li: 3 dòng nét khuyết trên, 3 dòng nét khuyết dưới, 3 dòng nét khuyết kép. Lắng nghe ------------------------------------------------------------ Giáo dục kĩ năng sống Kĩ năng Tự phục vụ I. Mục tiêu Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bản thân cho học sinh: Kĩ năng tự xếp sách vở, đồ dùng học tập, kĩ năng làm vệ sinh cá nhân II. Đồ dùng: III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhớ lại GV: Em đã làm những gì để tự phục vụ bản thân? Em có vui khi tự mình biết làm những việc đó không? GV Quan sát nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Thực hành GV: Cho HS thực hiện chỉnh sửa lại áo quần, đầu tóc cho gọn gàng. Sắp xếp lại sách vở và đồ dùng học tập cất vào ô bàn cho đúng vị trí GV quan sát và nhắc nhở những em làm chưa tốt. 3. Dặn dò: GV nhác HS về nhà cần phải biết làm một số việc đơn giản để tự phục vụ bản thân như: Sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập; chải tóc, mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ;.. HS: từng cặp nói cho nhau nghe Nói trước lớp HS thực hiện chỉnh sửa lại áo quần, đầu tóc cho gọn gàng. Từng cá nhân thực hiện sắp xếp lại sách vở và đồ dùng học tập cất vào ô bàn cho đúng vị trí ---------------------------------------- Thể dục Tổ chức lớp-Trò chơi vận động I. Mục tiêu: Bước đầu biết được một số nội quy luyện tập cơ bản. Biết làm theo giáo viên sửa lại trang phục cho gon gàng khi luyện tập. Bước dầu biết cách chơi trò chơi. II. Đồ dùng : Sân trường, còi. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần Mở đầu Tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu buổi tập. Khởi động Biên chế các tổ, phổ biến nội qui học môn thể dục. Tư thế, tác phong, trang phục, 2. Phần Phần Cơ bản Hoạt động 1: GV Làm mẫu, HS quan sát, Hoạt động 1: HS thực hiện như GV làm mẫu. Nhận xét, nhắc nhở . 3. Phần Kết thúc:Trò chơi:”Diệt các con vật có hại”. Hướng dẫn cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, GV đứng giữa, Gv hô tên các con vật có hại, có ích xen kẽ, HS đáp “diệt” khi nghe tên con vật có hại. Chơi thử 1 lần, chơi thật và nhận xét. Hồi tĩnh: hát, vỗ tay. Dặn dò, nhận xét giờ học. 4 hàng dọc. HS khởi động: hát ,vỗ tay theo nhịp 1,2. 4 hàng ngang. 4 hàng ngang, quan sát theo dõi GV làm HS thực hiện các động tác theo mẫu HS lắng nghe HS chơi Thứ 3, ngày 11 tháng 9 năm 2018 Dạy bài thứ 4 tuần 1 Cô Sửu dạy -------------------------------------------- Thứ 4, ngày 12 tháng 9 năm 2018 Dạy bài sáng thứ 5 tuần 1 Tiếng Việt Bài 1: Tiết 7; 8: Tiếng khác nhau- Thanh --------------------------------------- Toán Hình tam giác I. Mục tiêu : Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. II. Đồ dùng dạy học : GV: Bộ đồ dùng dạy toán. HS: Các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán III.Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ( 5p): Y/c HS nhắc lại : Em đã được học những hình nào? Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau? 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài( 1p) : Hình tam giác b. Các hoạt động trọng tâm Hoạt động 1( 10p): Nhận dạng hình tam giác. Hướng dẫn học sinh lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán. Giáo viên xoay hình tam giác ở các vị trí khác nhau. Giáo viên giới thiệu hình tam giác là hình có 3 cạnh. Hoạt động 2( 10p) :Vẽ hình tam giác. Giáo viên vẽ hình tam giác và hướng dẫn cách vẽ. Trò chơi giữa tiết : Hoạt động 3( 10p) :Luyện tập. Hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông xếp thành các hình( như 1 số mẫu trong SGK toán ) - Mỗi nhóm lên chọn một loại hình để gắn cho nhóm mình. - GV tuyên dương nhóm gắn nhiều hình và nhanh nhất. 3:Củng cố – dặn dò( 4p): - Các em vừa được học hình gì? - Hình tam giác có mấy cạnh? Dặn học sinh tìm đồ vật có hình tam giác và tập vẽ hình tam giá HS nêu Nhắc đề bài Lấy hình tam giác trong bộ đồ dùngđể lên bàn. Nhận dạng hình tam giác ở các vị trí khác nhau. Học sinh nhắc lại : Hình tam giác là hình có 3 cạnh. Vẽ hình tam giác lên bảng con. Thực hành theo nhóm 4: dùng hình tam giác, hình vuông xếp thành cái nhà, thuyền, chong chóng, nhà có cây, con cá. Hình tam giác Có 3 cạnh ---------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu : - Nhận ra ba phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài của cơ thể như: tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. - HSNK: phân biệt được bên phải, bên trái của cơ thể. - HSKT: Biết nêu tên và chỉ một số bộ phận trên cơ thể mình II. Đồ dùng dạy học : Tranh trong SGK. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động( 5p): GV cho HS thực hiện một số trò chơi 2. Các hoạt động trọng tâm Hoạt động 1 ( 10p): Quan sát tranh Cứ 2 em thành 1 cặp xem tranh và chỉ nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Hướng dẫn học sinh gọi tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Giáo viên chỉ dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 4 SGK và nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể. GV Nhận xét GV cho từng cặp HS đứng đối diện chỉ và nói với bạn về các bộ phận trên cơ thể của mình. HSKT: Em hãy chỉ và nêu tên một số bộ phận trên cơ thể của mình? Hoạt động 2( 10p): Quan sát tranh. Hướng dẫn quan sát về hoạt động của 1 số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể gồm 3 phần : đầu ,mình, chân tay. Quan sát tranh 5 SGK, thảo luận nhóm 4 và nói xem các bạn đang làm gì? Cơ thể gồm mấy phần? Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm. Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? GV nhận xét kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên 1 chỗ. Hoạt động giúp ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Trò chơi giữa tiết: Hoạt động 3( 5p):Tập thể dục. Gây hứng thú rèn luyện thân thể, tập cho học sinh bài hát: Cúi mãi mỏi lưng. Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi. Giáo viên hát, làm mẫu động tác. Câu 1: Cúi gập người rồi đứng thẳng. Câu 2: Làm động tác tay, bàn tay ngón tay. Câu 3: Nghiêng người sang trái, phải. Câu 4: Đưa chân trái, chân phải. Gọi 1 em làm trước lớp. Hoạt động 4( 5p): Chơi trò chơi:” Ai nhanh, ai đúng.” - Giáo viên hướng dẫn cách chơi. -Học sinh xung phong lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ thể, các bạn khác nhận xét. - GV Muốn cơ thể phát triển tốt em cần làm gì? GV nhận xét, bổ sung 3. Củng cố – dặn dò( 5p): GV: Nhắc lại tên các bộ phận trên cơ thể chúng ta? Hãy chỉ lên các bộ phận đó trên cơ thể của em? GV nhận xét, nhắc nhở HS: Biết nêu tên các bộ phận của cơ thể và rèn thói quen hoạt động để cơ thể phát triển tốt HS điều khiển trò chơi Nhắc đề xem tranh và chỉ nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể theo cặp. Học sinh kể tên các bộ phận ngoài của cơ thể: mắt, tai, mũi, miệng, tay, chân... HS quan sát tranh. Học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời. HS thực hành theo cặp Em Dung nêu:................... Các nhóm thảo luận và trả lời: ...ngửa đầu, cúi đầu, ôm em bé, ăn cơm, chơi với mèo, đá bóng, đạp xe đạp, tập thể dục.. HS: ..Đầu, tay chân, bụng..... HS lắng nghe Học sinh hát từng câu. Học sinh theo dõi. Cả lớp làm theo từng động tác. 1 em tập cho cả lớp làm theo. Cả lớp tập 3 lần. Từng dãy thi tập đúng. Cả lớp tập lại 1 lần. HS chơi Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày. ...đầu, mình, chân tay; vừa chỉ lên từng bộ phận ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 5, ngày 13 tháng 9 năm 2018 Dạy bài sáng thứ 6 tuần 1 Tiếng Việt Bài 1: Tiết 9: Tách tiếng thanh ngang ra hai phần- Đánh vần -------------------------------------------------------- Âm nhạc GV chuyên dạy -------------------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 1: Tiết 10: Tách tiếng thanh ngang ra hai phần- Đánh vần -------------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt Luyện tập về các nét cơ bản I. Mục tiêu Củng cố kĩ năng ghi nhớ, viết các nét cơ bản. HSKT: GV giúp đỡ luyện viết bằng tay trái các nét cơ bản II. Đồ dùng III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động( 5p): GV cho HS thực hiện một số trò chơi 2. Các hoạt động trọng tâm Hoạt động 1 ( 15p): Viết vào bảng con GV đọc các tên các nét và y/c HS viết bảng con sau đó đọc tên các nét GV: kèm và nhắc nhở: Tuấn Anh, Ngọc Linh, Huy...viết bài. GV giúp đỡ, cầm tay để em Dung viết bằng tay trái. Hoạt động 1 ( 15p): Viết vào vở ô li GV cho HS viết lại các nét vừa viết vào vở ô li( mỗi nét viết 2 dòng) GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng các nét GV hướng dẫn, giúp em Dung viết bài GV nhận xét bài viết của HS 3. Củng cố - Dặn dò( 5p): GV: Em vừa viết những nét gì? GV nhận xét giờ học và nhắc HS luyện viết các nét cơ bản cho thành thạo HS chơi trò chơi HS viết bảng con: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép, nét xoăn, nét thắt... Chỉ vào bảng con và đọc tên các nét vừa viết Em Dung tập viết bàng tay trái HS viết lại các nét vừa viết vào vở ô li( mỗi nét viết 2 dòng): nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép, nét xoăn, nét thắt... HS nhắc lại -------------------------------------------------------- Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T1) I. Mục tiêu: Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường lớp tên thầu cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. II. Đồ dùng: VBT Đạo đức III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài : Em là học sinh lớp Một. Hoạt động 1 :Quan sát tranh 1. Tranh vẽ gì? Giảng : Các bạn trong tranh cũng giống các em năm nay các bạn là học sinh lớp 1. Giáo viên ghi bảng: Em là học sinh lớp Một. Hoạt động 2 :Trò chơi vòng tròn giới thiệu tên (BT 1 ) Cho HS quan sát tranh 2 Các bạn đang làm gì ? Cho hai em cùng bàn giới thiệu tên với nhau. Giáo viên quan sát các nhóm xem giới thiệu có đúng không ? Hướng dẫn học sinh thảo luận Trò chơi giúp em điều gì ? Em có thấy sung sướng và tự hào khi giới thiệu tên với các bạn và nghe các bạn giới thiệu tên mình không ? Có bạn nào trong lớp không có tên? Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 3 : Học sinh giới thiệu về sở thích của mình (BT2 ) Cho HS quan sát tranh 3 Các bạn trong tranh có những ý thích gì ? Giới thiệuvới bạn về ý thích của em ? Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ? Kết luận :Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. Hoạt động 4: ( BT 3 ) Giáo viên yêu cầu Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ? Bố mẹ và mọi người trong nhà đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào ? Em có thấy vui khi đã là học sinh lớp 1 không ? Em có thích trường lớp mới của mình không ? Có nhiều bạn không ? Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một? Kết luận :Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và biết làm toán nữa. Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1. Em và các bạn cố gắng học thật giỏi, thật ngoan 3.Củng cố – dặn dò. Nhắc HS nhớ tên các bạn trong lớp và tự hào mình là học sinh lớp Một. Lắng nghe Học sinh quan sát Các bạn đang đi học. Nhắc đề bài. Quan sát Chơi giới thiệu tên mình và tên các bạn. Giới thiệu về mình với các bạn. Thảo luận cả lớp. Mình biết tên bạn và các bạn biết tên của mình. Gọi một số em trả lời . Không có Nhắc lại kết luận : cá nhân. Quan sát Đá bóng, thả diều, đọc sách , xem hoạt hính, vẽ tranh. Học sinh lần lượt nêu ra các ý thích của từng em trước lớp. Học sinh trả lời. Lắng nghe HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình. Học sinh nêu sự chuẩn bị của mình HS kể lại cho cả lớp nghe HS lần lượt đứng lên trả lời. Học giỏi chăm ngoan... -------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I/ Mục tiêu: Học sinh biết ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua. Biết khắc phục, sửa chữa và phấn đấu trong tuần. Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập. II/ Hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1: Đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua -Đạo đức: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. Biết giúp nhau trong học tập. Sôi nổi trong học tập -Học tập: Học và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.. -Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục. -Hoạt động khác: Nề nếp ra vào lớp nghiêm túc. - Tồn tại: Một số em chưa thật sự tập trung chú ý, còn làm ồn trong các giờ học 2/ Hoạt động 2: Cho học sinh vui chơi trò chơi củng cố các kỹ năng đã học của Tiếng Việt 3/ Hoạt động 3: Phương hướng thực hiện trong tuần 2 . -Thi đua đi học đúng giờ. -Thi đua học tập tốt. - Thực hiện tốt kĩ luật trong giờ học, không nói chuyện riêng -Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc. - Giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015 ----------------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 1: Tiết 5; 6: Tiếng giống nhau ----------------------------------------------- Âm nhạc Cô Tuyết dạy ------------------------------------------------- Toán Hình vuông-Hình tròn I. Mục tiêu: Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. HSK-G: làm bài 4 II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy - học toán. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1:Bài cũ: Nhắc lại tên các đồ dùng học Toán 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: hình vuông, hình tròn. Giáo viên ghi đề. b. Các hoạt động Hoạt động 1:Giới thiệu hình vuông. Gắn 1 số hình vuông lên bảng và nói: Đây là hình vuông. 4 cạnh của hình vuông như thế nào với nhau? Yêu cầu học sinh lấy hình vuông trong bộ đồ dùng. Kể tên những vật có hình vuông. Trò chơi giữa tiết: Hoạt đông 2:Giới thiệu hình tròn. Gắn lần lượt 1 số hình tròn lên bảng và nói: Đây là hình tròn. Yêu cầu học sinh lấy hình tròn trong bộ đồ dùng. Kể tên 1 số vật có dạng hình tròn ? Hoạt đông 3:Luyện tập thực hành. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh tô màu các hình vuông. Bài 2: Cho học sinh tô màu các hình tròn. Bài 3: Tô màu khác nhau ở các hình vuông , hình tròn. Giáo viên quan sát theo dõi và hướng dẫn học sinh nhận xét bài của bạn. -Gọi học sinh nhận xét 1 số hình vuông, hình tròn ở 1 số vật. Bài 4: GV hỏi HS: làm thế nào để có các hình vuông? GV làm bài GV nhận xét tuyên dương 3.Củng cố – dặn dò Tập nhận biết các hình vuông, hình tròn ở nhà HS nhắc lại Nhắc đề bài. Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp. 4 cạnh bằng nhau. Lấy hình vuông để lên bàn và đọc: hình vuông. Khăn mùi xoa, gạch bông ở nền nhà, ô cửa sổ... Đọc cá nhân, nhóm, lớp. Lấy hình tròn và đọc: hình tròn Đĩa, chén, mâm... Học sinh mở sách toán. Học sinh lấy chì tô màu hình vuông. Học sinh lấy chì tô màu hình tròn. Học sinh lấy màu khác nhau để tô hình khác nhau. Học sinh nhận xét bài của bạn. HS nêu và làm bài HS trả lời và kẻ. Thủ công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 1_12417870.doc