Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 1 năm 2018 - 2019

I. MỤC TIÊU:

Giúp hs:

- Nhận biết được hình tam giác nói đúng tên hình tam giác.

- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 1 số hình tam giác bằng bìa có kích thước màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠYNHỌC:

- Trực quan, giảng dạy, hỏi đáp, thực hành,

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 1 năm 2018 - 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 TIẾT 1 : CHÀO CỜ Ngày soạn: Ngày 01/ 09/ 2018 Ngày giảng: Thứ hai ngày 04/ 09/ 2018 ________________________________ TIẾT 2+3: TIẾNG VIỆT BÀI 1: TIẾNG ( TIẾT 1+2 ) ________________________________ TIẾT 4: Luyện tiếng việt ________________________________ CHIỀU TIẾT 5: ĐẠO ĐÚC ( Bằng ) TIẾT 6: TOÁN TIẾT 1. TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: - HS tự giới thiệu về mình. - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học Toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ thực hành toán, SGK, vở bài tập, phấn, bảng con, vở ô li, bút chì, tẩy. - HS: SGK, vở bài tập, phấn, bảng con, vở ô li, bút chì, tẩy. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Giảng dạy, trực quan, hỏi đáp, thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. HD hs sử dụng sgk toán: - Cho hs xem sgk toán. - HD hs lấy sgk toán và HDHS mở sgk đến trang có “tiết học đầu tiên”. - GV giới thiệu ngắn về sách toán. - Từ bìa 1 đến “tiết học đầu tiên”, sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có một phiếu, tên của mỗi bài học đặt ở đầu trang, mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành. - Trong tiết học toán, hs phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ khiến thức mới, phải làm theo hd của gv. - Mỗi phiếu có bài tập, hs càng làm được nhiều càng tốt. - Cho hs thực hành gấp sách, mở sách. HD hs giữ gìn sách vở cẩn thận không để quăn mép sách và không. 2. GV hướng dẫn hs không được vẽ bẩn vào sách vở. - HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1. - Cho hs mở sách toán đến bài “tiết học đầu tiên”. HDHS quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem hs lớp 1 thường có những hoạt động nào? Bằng cách nào? Sử dụng dụng cụ học tập nào?... Trong các tiết học toán. * Tổng kết nội dung qua các ảnh. - Tuy nhiên trong học tập Toán thì học cá nhân là quan trọng nhất nên hs tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hưỡng dẫn của gv. 3. Giới thiệu với hs các y/c cần đạt sau khi học toán. - Các y/c cơ bản và trọng tâm khi học toán các em sẽ biết đến (nêu ví dụ) đọc số (nêu ví dụ), viết số (nêu ví dụ), so sánh hai số (nêu VD). - Làm tính cộng, trừ (nêu VD). - Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán (nêu VD). Biết giải các bài toán (nêu VD). - Biết đo độ dài (nêu VD), biết hôm nay là ngày, thứ mấy, là bao nhiêu ngày (nêu VD), biết xem lịch hàng ngày (cho hs xem tờ lịch và nêu hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu? Đặc biệt là các em sẽ biết cách học tập và làm việc, biết cách suy nghĩ thông minh và biết cách nêu suy nghĩ bằng lời và nêu VD. - Muốn học toán giỏi các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. 4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của hs. - Cho hs lấy bộ đồ dùng học toán 1 rồi mở hộp đựng bộ đồ dùng học toán 1. - GV giở từng đồ dùng học toán, cho hs lấy đồ dùng như thế. - GV nêu tên gọi của đồ dùng đó, cho hs nêu tên của đồ dùng hs nêu đúng tên đồ dùng. - Giới thiệu cho hs biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì? Chẳng hạn: Que tính thường dùng khi học đếm, hình vuông thường dùng khi học nhận biết hình vuông, sau đó có thể dùng trong học đếm, học làm tính. - Cuối cùng HDHS cách mở hộp lấy các đồ dùng theo y/c của gv, cất các đồ dùng đúng chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cất hộp dưới ngăn bàn, cách bảo quản hộp đồ dùng học toán. 5. Củng cố dặn dò: - Dặn các em trước khi đi học cần phải kiểm tra đồ dùng học tập và mang đầy đủ đồ dùng học tập đến lớp để học cho tốt. - Ăn mặc quàn áo gọn gàng, đầu tóc chải trước khi đến lớp. ______________________________ TIẾT 7: Luyện toán - Hướng dẫ cho hs đọc các số đã học và viết các số đó. - Nhận xét và chữa lỗi. ______________________________ Ngày soạn: Ngày 02/ 09/ 2018 Ngày giảng: Thứ ba ngày 05/ 09/ 2018 TIẾT 1: Thể dục ( Chính ) TIẾT 2+3: TIẾNG VIỆT TIẾT 3+4: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG _____________________________ TIẾT 4: TOÁN Bài 2. NHIỀU HƠN – ÍT HƠN I. MỤC TIÊU: Giúp hs: - Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ: “nhiều hơn”, “ít hơn”để so sánh các nhóm đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh của toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể, que tính, III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan, hỏi đáp, giảng dạy, thực hành,.. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - KT đồ dùng học tập của hs: Thước, bút chì, que tính. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. - Để biết được đồ vật nào nhiều hơn, đồ vật nào ít hơn, hôm nay thÇy cùng các em học Nhiều hơn ít hơn. - GV ghi đầu bài lên bảng. b. HD hs nhận biết các đồ vật. - GV lấy 5 qt và 4 cái bút đặt lên bàn. - GV nói: thÇy có 1 số qt, 1 số cái bút. - GV mời 1 hs lên bảng đặt qt vào nói 1 cái bút rồi hỏi hs (còn số qt nào chưa có bút). - GV khi đặt mỗi que tính vào mỗi cái bút, thì vẫn còn qt chưa có bút ta nói: “số que tính nhiều hơn số bút”. - GV gọi hs nhắc lại “số que tính nhiều hơn số bút”. - Khi đặt mỗi que tính vào 1 cái bút thì que tính không còn bút để đặt vào que tính còn lại, ta nói “số bút ít hơn que tính”. Gọi hs nhắc lại. - Đối với thước kẻ và phấn ta làm tương tự. - GV HD HS quan sát tùng hình vẽ trong bài học và giải thích cách so sánh số lượng của 2 nhóm. Chẳng hạn: Ta so sánh một số chai và một số nút chai vậy ta có 2 nhóm. - 1 nhóm có nút chai, 1 nhóm có chai. ? Nhóm nào có đối tượng (chai và nút chai) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn nhóm kia có số lượng ít hơn (còn lại tương tự). - GV nhận xét kết luận. 3. Trò chơi: “nhiều hơn – ít hơn”. - GV để trên bàn 2 đối tượng có số lượn khác nhau: số bút và số vở, số qt và số phấn. - Y/C hs nêu được số nhiều hơn, ít hơn. GV nhận xét biểu dương hs. 4. Củng cố dặn dò ? Hôm nay các em học bài gì? - GV nhận xét, củng cố nội dung tiết học. - Về nhà các em so sánh đồ vật trong nhà, xem số nào nhiều hơn số nào ít hơn. 5’ 1’ 14’ 12’ 3’ - HS để đồ dùng học tập lên mặt bàn để cô kiểm tra. - HS nghe. - HS đọc lại đầu bài. - HS quan sát. - HS chỉ que tính chưa có bút. - CN - ĐT. - CN - ĐT. - HS vài em nhắc lại. - HS quan sát sgk. - Lớp quan sát để so sánh từng hình vẽ. - Cho hs lần lượt đối diện. - HS cùng lấy nắp và chai nút vµo chai. - HS nhận xét. - HS thi đua nhau nêu. - HS nhận xét. - 2 hs nhắc lại tên bài. ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày 03/ 09/ 2018 Ngày giảng: Thứ tư ngày 06/ 09/ 2018 TIẾT 1+2: TIẾNG VIỆT TIẾT 5+6: TIẾNG GIỐNG NHAU __________________________________ TIẾT3: TOÁN: TIẾT 3: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết và nêu tên của hình vuông. Hình tròn. - Bước đầu nhận ra được hình vuông, hình tròn,nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số hình vuông, hình tròn. - Một số đồ vật có dạng hình vuông,hình tròn. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan, hỏi đáp, giảng dạy, thực hành,. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu hs quan sát trên bảng. - Em quan sát số chén và số đĩa ở trên bảng ntn? - Giáo viên nhận xét. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu hình vuông. GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông và nói: Đây là hình vuông. - Cho hs lấy trong hộp đồ dùng toán tất cả hình vuông đặt lên bàn học. - Gọi hs giơ hình vuông và nói: Hình vuông. - cho hs quan sát thảo luận theo nhóm đọc tên các đồ vật có dạng hình vuông . b. Giới thiệu hình tròn ( Tương tự như hình vuông) 3. Thực hành. Bài 1: Cho hs dùng bút chì màu để tô màu các hình trong VBT. - GV quan sát hướng dẫn hs làm bài Bài 2: Cho hs dùng bút chì màu tô màu các hình tròn. Bài 3: ( Hướngdẫn tương tự bài tập 2). Bài 4: Hướng dẫn hs dùng giấy gấp hình vuông. 4. Củng cố - Dặn dò. ? Hôm nay các em học bài gì? - Về quan sát xem các đồ vật có dạng hình vuông và hình tròn. - GV nhạn xét giờ học.củng cố nội dung tiết học. 5’ 12’ 15’ 3’ - Chén nhiều hơn đĩa. - Đĩa ít hơn chén. - HS quan sát, đọc: CN - ĐT. ( hình vuông) - HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng toán. - HS giơ hình vuông và nói. Hình vuông - Các nhóm quan sát, thảo luận và đọc tên đồ vật có hình vuông. - HS dùng bút tô màu theo yêu cầu bài. - HS tô trong vở BT - HS thực hành - HS thực hành gấp hình vuông - Hình vuông hình tròn . - Nghe. _____________________________________ TIẾT 4: LUYỆN ÔN TOÁN. - Hướng dẫn rèn đọc, viết các số TN 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. 9,8,7,6,5,4,3,2,1,0. - Nhận xét chữa bài. CHIỀU TIẾT 5: TỰ NHIÊN Xà HỘI Bài 1: CƠ THỂ CHÚNG TA I. MỤC TIÊU : Sau bài học hs biết: - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể - Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, thân, chân, tay. - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt và học tập tốt hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình vẽ trong bài 1 sgk. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, giảng dạy,. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của hs. - GV nhận xét nhắc nhở. 2. Dạy bài mới. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 1: Quan sát tranh. Bứoc 1. GV đưa ra chỉ dẫn - Quan sát các hình trang 4 sgk. - GV y/c: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - GV theo dõi hs chỉ, nói tên được bên ngoài của cơ thể. Bươc 2: Hoạt động cả lớp. - Gọi hs nói tên các bộ phận của cơ thể. - Động viên hs nói càng nhiều càng tốt. Hoạt động 2: Quan sát tranh. - Mục tiêu: HS quan sát tranh về một số hoạt động của cơ thể nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần: đầu, mình và tay chân. - Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. ? Các bạn trong từng hình đang làm gì? ? Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần? - Gọi các nhóm trả lời - GV nhận xét kết luận. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Y/C: HS biểu diễn các hoạt động trong hình vẽ sgk. ? Cơ thể chúng ta gồm mấy phần. KL: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình, tay chân. Ta tích cực hoạt động giúp ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Hoạt động 3: Tập thể dục. - Mục tiêu: Gây hứng thú, rèn luyện thân thể. - Cách tiến hành: Bước 1: HD hs học bài hát. “Cúi mái mọi lưng, viết mãi mỏi tay, thể dục thế này là hết mệt mỏi”. Bước 2: GV làm mẫu từng động tác. - GV vừa hát vừa làm mẫu. Bước 3: Gọi hs lên thực hiện. - GV gọi hs từng nhóm lên thực hiện. - GV nhận xét tuyên dương hs - GV nhận xét kết luận: Muốn cho cơ phát triển tốt, cần thể dục hàng ngày. 3. Củng cố, dặn dò. ? Muốn cho cơ thể phát triển tốt ta phải làm gì? + Muốn cho cơ thể phát triển tốt các em cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao qui định, nếu các em không biết luyện tập đúng cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. - GV nhận xét, củng cố nội dung tiết học. - Dặn HS vêf thực hiện theo nội dung tiết học để phát triển cơ thể tốt. 4’ 1’ 9’ 9’ 9’ 3’ - HS để sách vở lên bàn để thÇy kiểm tra. - HS nghe, đọc đầu bài. - HS hoạt động theo cặp đôi. - HS nói, chỉ tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể - HS thực hiện - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - 1 số hs biểu diễn. - 3 phần: đầu, mình, tay chân. - Cả lớp học và tập theo gv. - Lớp thực hiện cùng GV. - HS từng nhóm lên thực hiện. - Nhóm khác nhận xét bổ sung - HS trả lời. _____________________________________ TIẾT 6: ÂM NHẠC Bài 1. Học hát bài: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP ( Dân ca Nùng) I - MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay theo bài hát. II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Hát chuẩn gia điệu bài "Quê hương tươi đẹp", nhạc cụ , một số hình ảnh về dân tộc vùng núi phía Bắc. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở tập hát. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 - ổn định tổ chức 2 - Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh. - GV: nhận xét. 3 - Bài mới: a- Giới thiệu bài: Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên. Vậy để thấy được quê hương có những nét tươi đẹp nào chúng ta học bài hôm nay. b- Giảng bài. HĐ1: Dạy hát "Quê hương tươi đẹp" GV: Hát mẫu. GV: Giới thiệu nội dung bài hát. GV: Đọc lời ca cho Học sinh đọc theo. Dạy Học sinhhát từng câu. Cho Học sinh hát nhiều lần bài hát. HĐ2: Dạy hát kết hợp với vận động GV: dạy Học sinh một số động tác phụ hoạ cho bài hát. Cho Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x Gọi một số Học sinh lên bảng vừa hát vừa biểu diễn. GV: Nhận xét, tuyên dương ? Khi học song bài hát con thấy quê hương minh có gì đẹp. 4- Củng cố, dặn dò. - Giáo viên: nhận xét giờ học. - Học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau. 1’ 3’ 3’ 15’ 10’ 2’ Học sinh nghe. -Học sinh đọc lời ca tuyên khẩu theo giáo viên. -Học sinh hát từng câu theo giáo viên từ đầu đến hết nội dung bài hát. -Học sinh hát kết hợp với một vài động tác phụ hoạ. Học sinh hát vỗ tay theo phách Học sinh hát vừa biểu diễn các động tác nhún chân theo nhịp. -Học sinh trả lời. - HS nghe - HS nghe TIẾT 7: THỦ CÔNG ( BẰNG ) ________________________________ Ngày soạn: Ngày 04/ 09/ 2018 Ngày giảng: Thứ năm ngày 07/ 09/ 2018 TIẾT 1: MỸ THUẬT TIẾT 2+ 3: TIẾNG VIỆT TIẾT 7+8: TIẾNG KHÁC NHAU – THANH _________________________________ TIẾT 4: LUYỆN TIẾNG VIỆT - Hướng dẫn cho hs đọc thuộc các câu ca về Bác Hồ và các câu khác nữa. - Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - Một ông sao sáng Hai ông sáng sao. _________________________________ Ngày soạn: Ngày 05/ 09/ 2018 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 08/ 09/ 2018 TIẾT 1: TOÁN: TIẾT 4: HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU: Giúp hs: - Nhận biết được hình tam giác nói đúng tên hình tam giác. - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 1 số hình tam giác bằng bìa có kích thước màu sắc khác nhau. - Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác. III. PHƯƠNG PHÁP DẠYNHỌC: - Trực quan, giảng dạy, hỏi đáp, thực hành, IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi hs lên bảng chỉ hình vuông, hình tròn trên bảng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài. - GV ghi đầu bài lên bảng. b. Giới thiệu hình tam giá. - Giơ từng tấm bìa lần lượt lên bảng. - GV: Cho hs nhìn vào hình tam giác nói theo: “ Hình tam giác”. - Y/C hs tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng. - GV để một số hình - Y/C hs chọn hình giống nhau để ra một chỗ. - GV nhận xét. - Y/ C hs quan sát hình trong sgk. c. Thực hành xếp hình. - GV: Các bức tranh khác nhau để theo tùng nhóm cụ thể hình tam giác rồi xếp thành các hình cái nhà, cái thuyền, - GV nhận xét. 3. Trò chơi. - Thi đua chọn nhanh các hình. - GV gắn lên bảng các hình đã học: 5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn có màu sắc. - Gọi 3 hs lên bảng nêu rõ nhiệm vụ mỗi em chọn 1 loại hình. - GV nhận xét biểu dương hs tìm đúng hình. 4. Củng cố dặn dò. - GV củng cố nội dung tiết học. - Dặn hs về nhà tìm các vật có hình tam giác. 5’ 1’ 15’ 7’ 5’ 2’ - 3 hs lần lượt lên bảng chỉ. - HS nhận xét. - HS đọc đầu bài - HS quan sát nhận xét. - CN + ĐT nói hình tam giác. - Cả lớp thực hiện. - HS lên bảng tìm. - HS quan sát hình trong sgk. - HS thực hành xếp. - Nghe. - 3 hs lên bảng chọn mỗi em chọn 1 loại hình. - HS nhận xét bổ sung. _________________________________ TIẾT 2+3: TIẾNG VIỆT TIẾT 9+10: TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN – ĐÁNH VẦN ___________________________________ TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. Nhận xét hoạt động trong tuần. 1. Đạo đức. - Bước đầu các em dần đi vào nề nếp, vài em đã biết chào, hỏi, thầy, cô giáo, biết đoàn kết với bạn bè, đầu tóc chưa gọn gàng, quần áo dày dép chưa sạch sẽ. 2. Duy trì sĩ số. - Nhìn chung trong tuần các em đi học tương đối đầy đủ còn một số em còn hay nghỉ học không có lý do và đi học muộn. Như bạn, Chia, Kia, Chu, Thương, Tuyết. 3. Học tập: - Tuần đầu các em còn chưa mạnh dạn, chưa biết cách trả lời câu hỏi, lớp học còn 1 số em còn chưa chú nghe giảng, lớp học còn trầm. - Các em chưa biết viết, và chưa biết đọc. - Về nhà chưa đọc bài chưa viết bài. - Đồ dùng học tập còn thiếu nhiều. II. Phương hướng tuần tới. - Đạo đức: Phải ngoan ngoãn đoàn kết đi học điều và đúng giờ quy định của trường đề ra. - Học tập: Phải học bài cũ chuẩn bị xem trước bài mới. - Về nhà phải học bài viết bài đầy đủ. Không được cho anh, chị viết hộ. - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập như bảng con, que tính, bút, sách vở thước kẻ và phấn, khăn lau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 1_12450615.doc
Tài liệu liên quan