Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 2 năm 2018

I/Mục tiêu:

- Nêu được các bước sử dụng bản đồ : đọc tên bản đồ , xem bảng chú giải , tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ .

- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản ; nhận biết vị trí , đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao , nhận biết núi , cao nguyên , đồng bằng , vùng biển .

II/Đồ dùng dạy- học: -Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.

III/Các hoạt động dạy- học:

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 2 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ Hai ngày 3 tháng 9 năm 2018 Tiết 1 Tiếng Việt : e I Mục tiêu: -Giúp HS nắm chắc âm e. -Đọc, viết được âm e. -Thích viết và đọc môn tiếng việt II.Chuẩn bị: -GV: bảng phụ. SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 -HS: bảng con, SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 II. Các hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn tập:Âm e. - Ghi bảng âm “e” -GV đọc. - Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - GV đọc yêu cầu đề bài: nói to tiếng có âm e, nói thầm tiếng không có âm e. - GV hướng dẫn mẫu cách làm cho học sinh. +Trong tranh vẽ những con vật gì? -GV nhận xét, ghi bảng. -Cho HS đọc to những tiếng có âm e. Bài 2: - GV đọc yêu cầu đề bài: tiếng nào có âm e? - GV hướng dẫn mẫu cách làm cho học sinh. +Trong tranh vẽ những gì? -GV nhận xét, ghi bảng. -Cho HS tìm những tiếng có âm e mà GV ghi lên bảng? -GV cho HS đọc các tiếng. -GV nhận xét. Bài 3: -GV nêu yêu cầu đề bài: tìm chữ “e” trong bộ chữ của em. -GV cho HS lấy bộ chữ ra và tìm chữ e -GV nhận xét, tuyên dương.. Bài 4: -GV nêu yêu cầu đề bài: nối chữ “e” với tiếng có âm “e”. -GV hướng dẫn cho HS nối. -GV viết các từ lên bảng. -GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học.Tuyên dương những học sinh chăm ngoan phát biểu, nhắc nhở những học sinh không chú ý. - GV dặn HS về nhà luyện ,đọc, viết bài. Xem trước vần tiếp theo. -Chú ý -HS lắng nghe. -HS đọc. -2HS nhắc lại. - HS chú ý lắng nghe -HS trả lời -HS chú ý. -HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh những tiếng có âm “e” -1 HS nhắc lại đề bài. -Cả lớp lắng nghe. -HS tìm -HS đọc bài cá nhân, tổ,cả lớp. -2HS nhắc lại yêu cầu đề bài. -HS tìm . -2HS nhắc lại. -HS nối -HS đọc cá nhâ, nhóm, đồng thanh. -HS lắng nghe ----------------------------------------------- Tiết 2 Tiếng Việt : b,bé I.Mục tiêu: -Giúp HS đọc, viết được âm b, tiếng bé -Làm được các bài tập trong sách. -Ham thích môn học. II. Chuẩn bị -GV: bảng phụ,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 -HS: bảng con,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 II. Các hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Tiết 1 các con đã được học âm e....tiết 2 này chúng ta sẽ học qua âm b và tiếng bé. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh 1. Ôn tập: b, bé. - Ghi bảng âm “b”, tiếng”bé” -GV đọc. - Cho HS đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: T1 Bài 1: - GV hướng dẫn mẫu cách làm cho học sinh. +Trong tranh vẽ những con vật và đồ vật gì? -GV nhận xét, ghi bảng. -Cho HS tìm những tiếng có âm e mà GV ghi lên bảng? -GV cho HS đọc các tiếng. -GV nhận xét. Bài 2: -GV nêu yêu cầu đề bài: tên bạn nào trong lớp em có âm”b” -GV cho HS tìm tên các bạn trong lớp có âm “b” -GV nhận xét, viết tên lên bảng. Bài 3: -GV nêu yêu cầu đề bài: tìm chữ “b” trong bộ chữ của em? -GV cho HS tìm chữ ‘b” trong bộ chữ. -GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: -GV nêu yêu cầu đề bài: Ai, con gì,cái gì được gọi là bé? -GV hướng dẫn cho HS làm. -GV nhận xét, tuyên dương. T3 -GV viết mẫu âm e, b, tiếng bé lên bảng. -GV hướng dẫn cách viết đúng độ cao và độ rộng con chữ, tư thế ngồi cho HS . -GV cho HS viết vào vở -Nhận xét 5 bài viết nhanh nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học.Tuyên dương những học sinh chăm ngoan phát biểu, nhắc nhở những học sinh không chú ý. - GV dặn HS về nhà luyện ,đọc, viết bài. Xem trước vần tiếp theo. -HS chú ý. -HS lắng nghe -HS đọc cá nhân, đồng thanh. -Cả lớp lắng nghe. -HS tìm -HS đọc bài cá nhân, tổ,cả lớp. -2HS nhắc lại tên đề bài -HS tìm -Cả lớp đọc. -2HS nhắc lại -HS tìm -2HS nhắc lại -Từng HS trả lời từng bức hình. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe -HS viết -HS lắng nghe. ---------------------------------------- Tiết 3 TOÁN : Tiết 1,2 I Mục tiêu: -Làm đúng các bài tập trong vở bài tập. -Rèn được kĩ năng làm bài cẩn thận, chính xác -Có hứng thú , ham mê học toán II Chuẩn bị: -GV:Vở thực hành toán và tiếng việt -HS:+Vở thực hành toán và tiếng việt +Bảng phụ. III Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra vở bài tập, đồ dung dạy học 2.Ôn tập các dạng toán đã học BT 1/9: Nhiều hơn, ít hơn. - Ghi đề bài lên bảng. -GV hỏi: +Có bao nhiêu quyển sách? +Có bao nhiêu cây bút? +3 quyển sách so với 2 cây bút như thế nào? -GV nhận xét, bổ sung. -GV cho 2HS nhắc lại. Tương tự hình số 2. Bài 2,3/9: -GV đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tô màu vào hình vuông và hình tròn vào sgk. -GV quan sát HS làm và nhận xét. Bài 2/10: -GV nêu yêu cầu đề bài. -GV hướng dẫn cho HS làm vào vở -GV quan sát lớp làm, nhận xét. Bài 4/10: -GV nêu yêu cầu đề bài. -GV hướng dẫn và cho HS lên bảng làm -GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố- Dặn dò : - Nhận xét tiết học - GV nhận xét giờ học: Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. - HS chú ý +3 +2 +nhiều hơn -HS lắng nghe. -2HS nhắc lại. -HS nhắc lại. -HS tô. -HS lắng nghe. -HS làm vào vở. -HS lắng nghe. -Lớp làm vào vở. -HS lắng nghe. ------------------------------------------ Tiết 4 KỸ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ: TỰ PHỤC VỤ, TỰ QUẢN BÀI 1: NỀ NẾP HỌC TẬP Ở TRƯỜNG(T1) I/ Mục tiêu : Giúp HS: Biết tự rèn luyện những thói quen tốt trong học tập. Biết tự chuẩn bị đồ dùng trước khi đi học, giữ gìn sách vở sạch sẽ... GD KN có những thói quen tốt trong học tập. II/ Chuẩn bị : Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK, bút chì, bút màu sáp III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:Cả lớp hát - GV giới thiệu và ghi tựa bài: tự tin khi giao tiếp. *Hoạt động 1: Nghe đọc – nhận biết. - Mục tiêu : HS hiểu và trả lời được câu hỏi. - GV nêu yêu cầu: Lắng nghe câu chuyện “CHÍP VÀ XU” - GV kể chuyện. - Giáo dục HS qua câu chuyện vừa kể. - GV yêu cầu HS thảo luận qua câu chuyện kể : “CHÍP VÀ XU” +Em đã học tập được gì ở bạn Chíp? - GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động 2: Làm bài tập. -Mục tiêu : HS hiểu và hoàn thành các bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK Bài 1: Nghe đọc-nhận biết - GV nêu yêu cầu đề bài. a.Nhận biết ai có thói quen tốt? -GV hướng dẫn HS cách làm +Tô màu xanh vào mặt cười rồi ghi tên nhân vật có thói quen tốt -GV quan sát HS làm, nhận xét. GV nêu yêu cầu đề bài. b.Nhận biết ai có thói quen chưa tốt? -GV hướng dẫn HS cách làm +Tô màu đỏ vào mặt buồn nhân vật có thói quen chưa tốt -GV nhận xét, chữa bài. c.Em nên họa tập bạn nào? -GV hướng dẫn HS cách làm +Khoanh tròn vào chữ cái trước tên nhân vật em cần học tập -GV nhận xét,chữa bài d.Nhận biết thói quen nào là tốt -GV hướng dẫn HS cách làm +Đánh dấu X vào ô vuông em cho là thói quen tốt -GV nhận xét và chữa bài Bài 2: Nối ô chữ với hình ảnh phù hợp -GV hướng dẫn HS cách làm bài. -Cho từng HS đứng dạy tự thực hiện. -GV nhận xét, tuyên dương. 2.Củng cố-Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. -Cả lớp hát - HS lắng nghe và nêu lại tựa bài. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi -HS trả lời. - HS làm BT cá nhân, trình bày kết quả - NX - Cả lớp nhắc lại đề bài. -HS thực hiện - HS lắng nghe. - HS thực hiện. -HS lắng nghe. -HS thực hiện. -HS lắng nghe và thực hiện. -HS thực hiện các nhân, nhóm đôi. -HS lắng nghe. Tiết: 5 MĨ THUẬT: TÊN BÀI DẠY: CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NÉT I/ Mục tiêu: Nhận ra và nêu đặc điểm của các đường nét cơ bản. Vẽ được các nét và tạo ra sự chuyển động của các đường nét khác nhau theo ý thức. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. BĐKH:Xây dựng nhà trường xanh,sạch, đẹp.Tiết kiệm giấy,điện nước II/ Chuẩn bị: GV: Hình ảnh hoặc hình vẽ các nét thẳng, gấp khúc, cong, nét đứt HS Giấy vẽ, bút chì, bút màu III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC: Tiết trước chúng ta học bài gì. Gồm các nét cơ bản nào? Ktra đồ dùng học tập 2. Bài Mới HĐ3: Thực hành Cho HS hoạt động cá nhân -GV dùng đồ dùng trực quan cho HS tự nhận xét và đưa ra ý kiến của mình khi vẽ nét và vận dụng vào bài vẽ của mình. -Khi HS thực hành , GV lưu ý: Trong quá trình thực hành có thể dùng bút màu hoặc bút đen, hay ấn nhẹ tay- mạnh tay để vẽ nét đậm, nét nhạt. -GV theo dõi HS vẽ và gợi ý hướng dẫn thêm cho các em. HĐ4 : Trưng bày, giới thiệu sản phẩm -HD HS trưng bày sản phẩm. -HD HS thuyết trình về bài vẽ của mình.Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc , học hỏi lẫn nhau. +Em đã sử dụng những nét gì trong bài vẽ của mình? +Em làm thế nào để tạo được nét to, nét nhỏ, nét đậm, nét nhạt? +Em thích bài vẽ của bạn nào nhất? Em học hỏi gì qua bài vẽ của bạn? GV chốt: đánh giá -BĐKH:Xây dựng nhà trường xanh,sạch,đẹp.Tiết kiệm giấy,điện nước 3 Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để học chủ đề sau: Sắc màu em yêu. -Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành. -Gợi ý cho HS thực hiện phần Vận dụng – sáng tạo và chuẩn bị cho tiết học sau. HS quan sát và đưa ra nhận xét của riêng mình. HS vẽ các nét theo ý thích cá nhân. HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Lần lượt các thành viên của mỗi nhóm lên chia sẻ, thuyết trình sản phẩm nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. HS tự đánh giá vào ô hoàn thành hay ô chưa hoàn thành. Lắng nghe. -HS thực hiện  Thứ Ba ngày 4 tháng 9 năm 2018 Tiết 5 LỊCH SỬ Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( tiếp theo) I/Mục tiêu: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ : đọc tên bản đồ , xem bảng chú giải , tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ . - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản ; nhận biết vị trí , đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao , nhận biết núi , cao nguyên , đồng bằng , vùng biển . II/Đồ dùng dạy- học: -Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam. III/Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1/Bài cũ: 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài. b/Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1.Cách sử dụng bản đồ. *B1: Thảo luận. +Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí ? + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam? *B2: -Gọi hs trả lời. *B3: -GV kết luận: sgv. 2.Thực hành theo nhóm. -HD HS làm việc theo nhóm: xác định các hướng và các kí hiệu trên bản đồ địa lí và bản đồ hành chính Việt Nam. - Gọi hs các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.Làm việc cả lớp: +Treo bản đồ hành chính, địa lí Việt Nam lên bảng, yêu cầu hs lên thực hành chỉ và nêu các kí hiệu, các hướng. - GV nhận xét, sửa sai. 3/Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Nội dung thể hiện trên bản đồ. - 3 hs nêu. - 2 hs lên chỉ. - Nhóm 6 hs quan sát bản đồ thảo luận và chỉ bản đồ theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS làm việc theo nhóm: xác định các hướng và các kí hiệu trên bản đồ địa lí và bản đồ hành chính Việt Nam. -HS các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung - 4 - 5 hs lên bảng chỉ bản đồ. -Lớp nhận xét, bổ sung ------------------------------------- Thứ Tư ngày 5 tháng 9 năm 2018 Tiết5 ĐỊA LÍ: THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU Bài 3 : DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I. Mục tiêu - Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy HLS + Dãy núi cao và đồ sộ nhất VN: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Khí hậu quanh năm . Chỉ đc dãy HLS trên bản đồ tự nhiên VN - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 - Học sinh khá giỏi: + Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc * GDBDDKH: GDHS bảo vệ rừng, tham gia trồng rừng góp phần giảm khí thải nhà kính. Có ý thức giữ gìn tài nguyên rừng, khoáng sản. Phòng chống lũ ở nhà, trường học. trường. II. Chuẩn bị - Bản đồ địa lí VN, tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, con người ở HLS, III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam -Treo bản đồ chỉ dãy núi Hoàng Liên Sơn - Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta . Trong đó núi nào dài nhất ,? - Yêu cầu HS chỉ đỉnh núi Phan - xi - Păng - Tại sao núi Phan - xi - păng được gọi là nóc nhà của Tổ Quốc ? *Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm. - Cho biết khí hậu ở nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - YC Chỉ vị trí Sa Pa trên bản đồ - Trình bày đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình, khí hậu của Hoàng Liên Sơn. - YC HS đọc ghi nhớ - Quan sát bản đồ -1 em lên chỉ và kể tên những dãy núi chính - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn - Nơi đây cao nhất VN. - Khí hậu lanh quanh năm, có tuyết rơi vào mùa đông. Nhiệt độ vào mùa đông giảm mạnh. Mùa hè mát mẽ. - HS chỉ vị trí Sa Pa trên bản đồ - HS trình bày - HS đọc ghi nhớ 4. Củng cố dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau ------------------------00------------------------- Thứ Năm ngày 6 tháng 9 năm 2018 Tiết 1 ÔN ĐỌC : ê,v,bé,bẻ,bẹ I Mục tiêu: -Đọc được các âm ê,v ,tiếng bé,bẻ,bẹ, và dấu / -Nối và tìm được âm ê, v trong các bức tranh -Ham thích đọc sách II. Hoạt động dạy và học: -GV:bảng phụ,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 -HS:bảng con,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ồn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng học tập 3. Ôn đọc cho HS: -Giới thiệu bài: -Gv viết lên bảng các âm ê, v và các tiếng bè, bẻ, bẹ. -GV đọc qua 1 lượt. -GV cho HS đọc. -GV viết các từ lên bảng: bế bé, bé vẽ bê -Gv đọc. -GV cho HS tìm một số đồ vật hoặc con vật nào có âm ê, v, b và e. -GV ghi lên bảng. -GV nhận xét, tuyên dương 4.Củng cố,dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn dò HS về học bài cũ và xem trước bài mới. -HS chú ý. -HS lắng nghe. -HS đọc cá nhân, nhóm,đồng thanh. -Cả lớp đọc. -HStìm. -Cả lớp đọc. ------------------------------------------- Tiết 2 ÔN VIẾT : ê,v,ve I Mục tiêu: -Giúp HS viết được âm ê,v , tiếng ve. -Luyện viết các âm, tiếng đúng độ cao và độ rộng. -Ham thích luyện viết II. Chuẩn bị: -GV: bảng phụ ,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1 -HS: bảng con,SGK thực hành tiếng việt và toán lớp 1. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Ôn viết cho HS. -GV: tiết 1 chúng ta đã được đọc về các âm ê, v và tiếng ve, tiết này chúng ta sẽ cùng luyện viết. -GV hỏi: + Âm ê viết mấy ô li? +Âm v viết mấy ô li? -GV nhận xét, bổ sung -GV cho HS viết vào bảng con âm ê, âm v và tiếng ve. -GV quan sát lớp viết. -GV lấy 3 bảng của 3 HS cho HS nhận xét. -GV nhận xét, tuyên dương. -GV kẻ và viết mẫu âm ê, v và tiếng ve lên bảng. -GV gọi 2 HS đứng dậy đọc, cả lớp đọc. -GV viết mẫu vào vở ô li cho HS. -GV hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút cho HS. -GV phát vở cho HS viết. -GV nhận xét 5 vở nhanh nhất. -GV nhận xét , tuyên dương 4.Củng cố,dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về nhà học bài cũ và xem trước bài mới -HS trả lời: +2 ô li +2 ô li -HS viết vào bảng con. -HS nhận xét bảng của bạn. -HS chú ý quan sát. -2HS đọc, cả lớp đọc. -HS lắng nghe. -HS viết. -HS lắng nghe ------------------------------------------- Tiết 3 ôN TOÁN : số 1,2,3,4,5 I Mục tiêu: -Đọc và viết được số 1,2,3,4,5. -Ham mê học toán. II Chuẩn bị -GV:bảng phụ,sgk toán và tiếng việt lớp 1. -HS:bảng con,giấy nháp. III Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3.Bài mới: -Ôn tập về dấu >,<. -GV vẽ hình lên bảng +Trên bảng có mấy hình tròn? +Trên bảng có mấy hình vuông? -GV nhận xét, tuyên dương. -GV hỏi: +Số hình tròn so với hình vuông như thế nào? +It hơn ta điền dấu gì? -Vậy ta có 2<3 -GV ra bài tập cho HS làm vào vở -GV nhận xét 5 bài nhanh nhất -GV nhận xét,. 4. Củng cố-dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về nhà học bài và xem trước bài mới -HS quan sát trả lời. +2 hình tròn +3 hình vuông -ít hơn -Dấu < -HS đọc cá nhâ, nhóm ,đồng thanh. -HS làm vào vở -HS lắng nghe. --------------------------------------------- Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2018 Tiết 5 MĨ THUẬT Bài 1 : NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2) I. MỤC TIÊU. - Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong cuộc sống. Nhận ra và nêu đước các cặp màu bổ túc, các màu nóng, mà lạnh. - Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. * BĐKH:Giảm lượng giấy sử dụng, nên sử dụng giấy đã sử dụng một mặt. Hạn chế thải rác vì rác phân hủy tạo ra khí mê tan. Thu gom xử lí rác thỉ, rác thải hữu cơ có thể dùng làm phân bón. II/ CHUẨN BỊ - Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề. Giấy vẽ, vở, bút chì, tẩy, màu sáp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học 3. Hoạt động 3: Thực hành. * Có thể cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS quan sát sách HMT H1.9 (Tr 9) để tham khảo và nên ý tưởng cho bài làm: VD: Cá nhận hoặc cả nhóm chọn vẽ nét theo ngẫu hứng hay tranh tĩnh vật,Chọn vẽ màu hay cắt dán giấy màu với các hình mảng màu sắc theo ý thích dự trên các màu đã học. Rồi đặt tên cho bức tranh. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. - Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ không? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của mình? + Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình? + Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp (Nhóm) Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn? + Nêu ý kiến của em về sử dụng màu sắc trong cuộc sống hằng ngày? Như kết hợp quần áo, túi sách, * Vận dụng – sáng tạo: - Vận dụng các kiến thức về màu sắc để tạo thành bức tranh theo ý thích. Tham khảo H1.1 - Học sinh thực hiện cá nhân hoặc nhóm. - Học sinh thực hiện bài làm phối hợp nhóm tạo thành bức tranh nhóm, theo tư vấn, gợi mở thêm của gv. - HS thực hiện - Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của Gv - Lần lượt các thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của mình, nhóm theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn. - HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân. - HS tham khảo bức tranh theo ý thích. - Cả lớp tham khảo 4. Củng cố dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau ------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tang buoi tuan 2 nam 2018_12429954.doc
Tài liệu liên quan