I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống,; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
2. Kỹ năng:
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
3. Thái độ:
- HS biết về cách trao đổi chất trong cơ thể con người.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 6, 7 SGK.
- Vở bài tập (hoặc giấy vẽ), bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Con người cần gì để sống?
- Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? (đưa ra các tấm bìa ghi những điều kiện cần và có thể không cần để duy trì sự sống)
- Giáo viên nhận xét.
17 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu Học Chiến Thắng - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ba ngày 04 tháng 09 năm 2018
BUỔI SÁNG
TỔNG DUYỆT KHAI GIẢNG: 2018 – 2019
Thứ tư ngày 05 tháng 09 năm 2018
BUỔI SÁNG
KHAI GIẢNG: 2018 – 2019
Ngày soạn: Ngày 04 tháng 09 năm 2018
Ngày giảng Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2018
BUỔI SÁNG
TOÁN
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đọc, viết các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
2. Kĩ năng:
- Tính toán nhanh, chính xác.
3. Thái độ:
- Giúp HS có ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sách vở của học sinh
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ 1: (5’)
Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
HĐ 2:(25’)
Luyện tập
* Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu của bài
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
(VD: 1chục = 10 đơn vị;
1trăm = 10 chục;)
- Gọi một vài HS nêu: các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b”
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Các số trong dãy số “b” là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Chữa bài trên bảng cho cả lớp.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho cả lớp.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra
Bài 3:
- Gọi 1HS đọc bài mẫu “a”, 1HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
- Cho HS nêu các hình ở bài tập 4.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
- 2HS đọc và nêu, lớp theo dõi:
số 1 hàng đơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn,
- Vài HS nêu
- Vài HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài tập.
+ các số tròn chục nghìn.
+ 10 000 đơn vị.
+ ... số tròn nghìn.
+ 1000 đơn vị.
- Theo dõi và chữa bài nếu sai.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS lần lượt lên bảng làm.
- HS kiểm tra lẫn nhau.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS tự làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
a, 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
b, 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 30 = 6230
6000 + 200 + 3 = 6203
5000 + 2 = 5002
- HS nêu: Tính chu vi của các hình
+tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
+hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông.
- HS làm bài, 1 HS đọc bài làm của mình
Bài giải:
Chu vi hình tứ giác là:
6 + 4 + 4 + 3 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
( 4 + 8 ) x 2 = 24 (cm)
Chu vi hình vuông GKIH là:
5 x 4 = 20 (cm)
Đáp số: 17cm ; 24cm ; 20cm.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
..
TIẾT 2 : TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
TIẾT 3 : TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra... là trách nhiệm của người HS.
2. Kĩ năng:
- HS có hành vi trung thực trong học tập.
3. Thái độ:
- HS biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sách vở của HS.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ 1:(10’)
Xử lí tình huống
HĐ 2: (8’)
Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK).
HĐ 3: (7’)
Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK).
HĐ 4: (5’)
Liên hệ bản thân
* Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu của bài
* Nội dung bài:
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- GV tóm tắt thành cách giải quyết chính.
+ Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách giải quyết đó?
- GVKL: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
+ Ý (c) là trung thực trong học tập.
+ Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập học tập.
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 2 vị trí, quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành
+ Không tán thành
- Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình
- GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai.
- GV kết hợp giáo dục HS:
+ Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.
- Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập.
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
* GV chốt bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
“ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS quan sát và thực hiện.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- Nêu yêu cầu:
- Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1.
- HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Nhóm 3 em thực hiện thảo luận.
- Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Lắng nghe và trả lời:
- HS sưu tầm
+cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
+ Nói dối, chép bài của bạn, nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
- HS nhắc lại.
4. Củng cố: (3’)
+ Thế nào là trung thực trong học tập ?
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
..
KHOA HỌC
TIẾT 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
2. Kỹ năng:
- Giáo dục học sinh phải biết bảo vệ môi trường xung quanh ta: Nước, không khí ... , biết giữ gìn vệ sinh mơi trường
3. Thái độ:
- HS thích học môn Khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình 4, 5 SGK. Phiếu học tập nhóm.
- SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của môn khoa học.
- Hướng dẫn học sinh xem các kí hiệu trong sách giáo khoa.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ 1: (16’)
HĐ 2: (17’)
Giới thiệu bài: Con người cần gì để sống?
* Động não (nhằm giúp học sinh liệt kê tất cả những gì học sinh cho là cần có cho cuộc sống của mình)
- Hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
- Ghi những ý kiến của học sinh lên bảng.
- Vậy tóm lại con người cần những điều kiện gì để sống và phát triển?
- Rút ra kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
+ Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+ Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
*Làm việc với phiếu học tập và SGK (nhằm giúp học sinh phân biệt những yếu tố mà chỉ có con người mới cần với những yếu
tố con người và vật khác cũng cần)
- Giáo viên chia nhóm, bầu nhóm trưởng
- Phát phiếu học tập (kèm theo) cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- Mời học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng, hướng dẫn học sinh chữa bài tập.
- Cho học sinh thảo luận cả lớp:
+ Như mọi sinh vật khác học sinh cần gì để duy trì sự sống của mình?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống con người cần những gì?
- Cả lớp theo dõi
- Kể ra(nhiều học sinh)
- Tổng hợp những ý kiến đã nêu
- Bổ sung những gì còn thiếu và nhắc lại kết luận.
- Hình thành nhóm, bầu nhóm trưởng
- Họp nhóm và làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc với phiếu học tập.
- Học sinh nhận xét, bổ sung sửa chữa.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Con người cũng như các sinh vật khác đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại và những tiện nghi khác. Ngoài nững yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
4. Củng cố: (3’)
- Con người cần gì để sống?
- Nếu sang hành tinh khác em cần mang theo những gì để sông?
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh
5. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người
Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn: Ngày 04 tháng 09 năm 2018
Ngày giảng Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2018
BUỔI CHIỀU – NGHỈ
Ngày soạn: Ngày 05 tháng 09 năm 2018
Ngày giảng Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2018
BUỔI SÁNG
TOÁN
TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
2. Kĩ năng:
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự giác làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác và trình bày sạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Viết mỗi số sau thành tổng:
4563; 6859; 2574; 3547
- GV nhận xét
3. Bài mới :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ 1: (7’)
Luyện tính nhẩm.
HĐ2: (25’)
Luyện tập
* Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản bằng trò chơi: “Tính nhẩm truyền”.
3000 x 2 ; 9000 : 3 ;
5000 – 2000.
- GV tuyên dương những bạn trả lời nhanh, đúng.
Bài 1: - Yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- Gọi lần lượt 2 em lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:
- Gọi 1- 2 em nêu cách so sánh.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài, dưới lớp nhận xét.
- Chữa bài chung cho cả lớp.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài 4:
- Mời HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Gọi HS nêu cách so sánh
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài 5:
- Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
- Theo dõi, lắng nghe.
- Cả lớp cùng chơi.
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS lên bảng chữa bài.
7000 + 2000 = 9000 ;
16000 : 2 = 8000
9000 – 3000 = 6000;
8000 x 3 = 24000
8000 : 2 = 4000 ;
11000 x 3 = 33000
3000 x 2 = 6000 ;
49000 : 7 = 7000
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở.
- HS chữa bài
- HS nhận xét
4637 7035 5916 6471
+ 8245 - 2316 + 2358 - 518
12882 4719 8274 5953
325 4162 18418 4
x 3 x 4 24 4 6 04
975 16648 018
2
- HS nêu.
- Thực hiện làm bài, rồi lần lượt lên bảng chữa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Chữa bài nếu sai.
4327 > 3742; 28676 = 28676
5870 < 5890 ; 97321 < 97400
65300 > 9530; 100 000 > 99 999
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài
- a, Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 56731, 65371, 67351, 75371.
b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. 92678, 82697, 79862, 62978.
- 1- 2 em nêu: So sánh từng hàng chữ số từ cao xuống thấp, từ lớn đến bé.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
4. Củng cố: (3’)
- Cho HS nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
..
KHOA HỌC
TIẾT 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống,; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
2. Kỹ năng:
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
3. Thái độ:
- HS biết về cách trao đổi chất trong cơ thể con người.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 6, 7 SGK.
- Vở bài tập (hoặc giấy vẽ), bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Con người cần gì để sống?
- Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? (đưa ra các tấm bìa ghi những điều kiện cần và có thể không cần để duy trì sự sống)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ 1: (17’)
HĐ 2: (15’)
*Giới thiệu bài: Trao đổi chất ở người
* Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người (nhằm giúp học sinh nắm được những gì cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống; nêu được quá trình trao đổi chất)
- Chia nhóm cho học sinh thảo luận:
+ Em hãy kể tên những gì trong hình 1/SGK6.
+ Trong các thứ đó thứ nào đóng vai trò quan trọng?
+ Còn thứ gì không có trong hình vẽ nhưng không thể thiếu?
+ Vậy cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời:
+ Trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
* Kết luận:
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
* Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. (Giúp HS trình bày những kiến thức đã học)
- Em hãy viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.(không nhất thiết theo hình 2/SGK7.
- Cho các nhóm trình bày kết quả vẽ được.
- Nhận xét, bình chọn
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
+ Xem sách và kể ra.
+ Chọn ra những thứ quan trọng.
+ Không khí.
+ Kể ra, bổ sung cho nhau.
- Trình bày kết quả thảo luận:
+ Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí..
+ Thải ra cacbônic, phân và nước tiểu..
- HS đọc nục Bạn cần biết và trả lời
- Nhận giấy bút từ giáo viên rồi viết hoặc vẽ theo trí tưởng tượng.
- Trình bày kết quả vẽ được
- Các nhóm nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố: (2’)
- Cơ thể người lấy vào những gì và thải ra những gì?
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
5. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người (tt).
Rút kinh nghiệm
.
KỸ THUẬT
TIẾT 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
2. Kỹ năng:
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thực hện an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu; kim; kéo; khung thêu cầm tay; phấn màu;
- Thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm; 1 số sản phẩm may, khâu, thêu
HS: - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu như giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định ổn định: (1’)
- Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: (18’)
HĐ 2: (15’)
*Giới thiệu bài mới: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu
a) Vải:
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nêu đặc điểm của vải.
- Nhận xét các ý kiến.
- Hướng dẫn học sinh chọn loại vải để khâu, thêu. Chọn vải trắng sợi thô như vải bông, vải sợi pha.
b) Chỉ:
- Học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi hình 1.
- Giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu.
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về cấu tạo kéo; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Cho học sinh quan sát thêm một số loại kéo...
- Yêu cầu học sinh quan sát tiếp hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải. Chỉ định vài học sinh thao tác mẫu.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp quan sát, chú ý
- Học sinh quan sát vải.
- Xem các loại vải dùng cần dùng cho môn học.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Quan sát các mẫu chỉ.
- Học sinh quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi.
4. Củng cố: (3’)
- Em biết những loại kéo vải nào? Chỉ nào? Kéo nào?
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiếp theo).
Rút kinh nghiệm
.
TIẾT 4 : THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
TIẾT 5 : TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: Ngày 05 tháng 09 năm 2018
Ngày giảng Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2018
BUỔI CHIỀU
LỊCH SỬ
TIẾT 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta
- Biết môn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam. Biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng chỉ bản đồ.
- Kỹ năng nhận thức cho học sinh.
3. Thái độ:
- Biết môn lịch sử và địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên đất nước con người Việt Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ địa lí TNVN, bản đồ HCVN.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
2. Học sinh:
- SGK, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp (1’): Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GTB (1’)
Làm việc cả lớp. 7’
Làm việc nhóm.
8’
Làm việc cá nhân
8’
Làm việc cả lớp.
7’
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- GV chỉ vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng
- HS lên chỉ và xác định vị trí tỉnh mà em đang sinh sống.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của dân tộc, thuộc vùng miền khác nhau.
- Yêu cầu Các nhóm tìm hiểu và mô tả lại
- Hết thời gian trình bày
* Kết luận: SGK
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV: Để có tổ quốc ta tươi đẹp như ngày nay, ông cha ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- HS kể 1 sự kiện lịch sử chứng minh điều đó.
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
+ Môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu được điều gì?
+ Em hãy nêu 1 số yêu cầu để học tốt môn lịch sử và địa lí?
* Bài học (SGK)
- HS nghe.
HS quan sát
- 4HS lên chỉ
- Các nhóm nhận tranh ảnh
- Thảo luận, nhóm mô tả
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
- HS kể
- Thiên nhiên và con người VN, biết công lao cuả cha ông trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng vương, An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Quan sát sự vật hiện tượng
- Thu thập tìm kiếm sự vật, hiện tượng, tài liệu lịch sử địa lí.
4. Củng cố (3’)
- Khi học môn lịch sử và địa lí cần có yêu cầu gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1’)
Häc bµi, chuÈn bÞ bµi sau.
Rút kinh nghiệm
..
KỸ THUẬT
BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (t2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
2. Kĩ năng:
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
- Vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu...
- SGK, vở, bộ khâu thêu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: (1’)
- Hát
Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu một số dụng cụ khâu thêu.
- GV nhận xét.
Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 4: (15’)
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
HS: Quan sát H4 SGK kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu được làm bằng kim loại cứng có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi nhọn, sắc. Thân kim nhỏ nhọn. Đuôi nhỏ dẹt có lỗ.
- HS quan sát H5a, 5b để nêu cách xâu kim.
- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác xâu kim.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 5: (17’)
* HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- HS thực hành làm theo nhóm.
- Đánh giá kết quả thực hành của HS.
- Gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ, HS khác nhận xét thao tác của bạn.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS lên thực hành xâu chỉ vào kim
- 1 HS lên thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim.
- GV nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để giờ sau học.
Rút kinh nghiệm
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 1 - Copy.doc