Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần của từng câu thơ. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng.

- Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh, vừa chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu, quan sát, ra quyết định.

 3. Thái độ: GDHS có tình cảm yêu thương đất nước, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19, SGK

 Các tập truyện cổ VN hoặc các truyện tranh: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt .

 

docx45 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo ý hiểu của mình. + HS đọc yêu cầu. - HS làm vào VBT.Báo cáo kết quả. + Nhân dân VN rất anh hùng. + Mẹ em là công nhân nhà máy dệt. + Anh Phong là một nhân tài của đất nước. + Ê- đi – xơn đã cống hiến nhiều phát minh có giá trị cho nhân loại. + Bà An là người sống rất nhân đức. Rút kinh nghiệm: Rèn Luyện từ và câu tuần 2 Luyện Tập Tổng Hợp (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo của tiếng; mở rộng vốn từ về chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 3 trong 5 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 4 trong 5 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Ghép các từ ở cột A với từ thích hợp ở cột B, tạo thành từ đúng: A B bẻ bàn bàng khăn cây bồi đại Bài 2. Xếp các từ sau theo nhóm nghĩa: a) “nhân” có nghĩa là người; b) “nhân” có nghĩa là lòng thương người. Nhân nghĩa, nhân dân, nhân danh, nhân tâm, nhân công, nhân gian, bất nhân, nhân đức, nhân hậu, nhân khẩu, nhân dạng, nhân dân, nhân từ. a b Bài 3. Nối các cặp chữ ghi tiếng để có thể tạo thành ít nhất 10 từ chỉ đức tính tốt đẹp. mến thương thân yêu quý Bài 4. Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở bài tập 3. Bài làm .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ............................................................... .................................................................... .................................................................... Bài 5. Tìm: a) Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậụ, tình cảm yêu thương đồng loại. b) Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. d) Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. Bài làm .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ............................................................... .................................................................... c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2017 TOÁN HÀNG VÀ LỚP (Tiết 8) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, lớp nghìn gồm 3 hàng. - Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. - Giá trị của từng chữ số theo vị trí từng hàng, từng lớp. 2. Kĩ năng: - Làm thành thạo các phép tính cộng, trừ . - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . 3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK: Số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài. - Khởi động. - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. Đọc các số sau: 34 987; 765 890; 231 765. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - Giới thiệu bài: - GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ, hàng và lớp của các số có sáu chữ số. b. Tìm hiểu bài: HĐ2: Cả lớp: 10’ Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết được hàng và lớp. 1.Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: - GV: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - GV hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? - Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? - GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc. - GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng. - GV làm tương tự với các số: 654000, 654321. - GV hỏi: Nêu các chữ số ở các hàng của số 321. - Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000. - Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321. HĐ3: Nhóm: 13’ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Bài1: Viết theo mẫu: - GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập. + Sau khi HS điền các số vào đúng hàng, GV yêu cầu HS đọc các số. Bài 2a - GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi: + Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? + Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? + GV hỏi tương tự với các số còn lại. Bài 3b: Ghi giá trị của chữ số 7. - GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ hai cho biết gì? + GV kẻ sẵn bảng và gọi HS lên bảng. - GV nhận xét HĐ4: Cá nhân: 10’ Bài 3: Viết các số sau thành tổng (theo mẫu) GV hướng dẫn bài tập mẫu. - GV nhận xét 4.Củng cố- Dặn dò: 2’ - Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm vở bài tập. Chuẩn bị bài “ So sánh” - Nhận xét tiết học. - HS đọc các số mà GV yêu cầu. + Nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Ba trăm hai mươi mốt. - HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm. - HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm. - Số 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. - Số 654321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. + HS đọc yêu cầu của bài tập Viết số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng Tr.N Hàng Ch.N Hàng Nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng Đ.v 54321 5 4 3 2 1 45213 4 5 2 1 3 54302 5 4 3 0 2 654300 6 5 4 3 0 0 912800 9 1 2 8 0 0 + HS đọc các số vừa viết ở bài tập. - Nhận xét. - 1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số 46307, 56032, 123517. + Trong số 46307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị. + Trong số 56032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị. HS đọc yêu cầu - Dòng thứ nhất nêu các số, dòng thứ hai nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số của dòng trên. Số 83753 67021 79518 Giá... 700 7000 70000 + Nhận xét bài của bạn. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 503 060 = 500 000 + 3 000 + 60 83 760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60 176 091 = 100 000 + 70 000 + 6 000 + 90 + 1 + Nhận xét. Rút kinh nghiệm: TẬP ĐỌC TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần của từng câu thơ. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng. - Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh, vừa chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu, quan sát, ra quyết định. 3. Thái độ: GDHS có tình cảm yêu thương đất nước, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19, SGK Các tập truyện cổ VN hoặc các truyện tranh: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt . 2. Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài. - Khởi động. - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Bài: Dế Mèn bên vực kẻ yếu + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - Nhận xét - Giới thiệu bài: + Bức tranh có những nhân vật nào? Những nhân vật đó em thường gặp ở đâu? - Em đã được đọc hoặc nghe những câu chuyện cổ tích nào? - Giới thiệu: Những câu chuyện cổ được lưu truyền từ bao đời nay có ý nghĩa như thế nào? Vì sao mỗi chúng ta đều thích đọc truyện cổ? Các em cùng học bài hôm nay. - GV ghi tên bài lên bảng. HĐ2: Luyện đọc: 8’ Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài - Hướng dẫn HS chia đoạn: 5 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến người tiên độ trì. + Đoạn 2: Mang theonghiêng soi. + Đoạn 3: Đời cha . ông cha của mình. + Đoạn 4: Rất công bằng .chẳng ra việc gì. + Đoạn 5: Phần còn lại - GV ghi từ khó. Kết hợp sửa lỗi phát âm hướng dẫn HS cách đọc bài. Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm. Rất công bằng / rất thông minh Vừa đô lương / lại đa tình / đa mang. + GV giải nghĩa một số từ khó: - Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa: trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nắng mưa. - Nhận mặt: truyện cổ giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của cha ông tanhư công bằng, thông minh, .. - GV đọc mẫu lần 1: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trầm lắng, pha lẫn niềm tự hào. Nhấn giọng ở các từ ngữ: nhân hậu, sâu xa, thương người, mấy cách xa, gặp hiền, vàng, trắng, nhận mặt, công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, thầm kín, đời sau, HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh, vừa chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. + Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? + Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? Tấm Cám: thể hiện sự công bằng trong cuộc sống: người chăm chỉ, hiền lành sẽ được phù hộ, giúp đỡ như cô Tấm, còn mẹ con Cám tham lam độc ác sẽ bị trừng trị. Đẽo cày giữa đường: Khuyên người ta phải tự tin, không nên thấy ai nói thế nào cũng làm theo. + Em biết truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó. + Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’ Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn - GV hướng dẫn HS đọc diễn một đoạn. + GV đọc mẫu. Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa. Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm. Ở hiền / thì lại gặp hiền Người ngay / thì được phật / tiên độ trì Mang theo truyện cổ / tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa. Vàng cơn nắng / trắng cơn mưa Con sông chảy / có rặng dừa nghiêng soi. - Nhận xét 3. Củng cố: 5’ + Em học tập được điều gì sau khi học xong bài thơ này Bài thơ truyện cổ nước mình nói lên điều gì? 4. Dăn dò: 2’ - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối. - Nhận xét tiết học. + Hát. + Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia + Nêu ý nghĩa của bài. + HS quan sát tranh. - Bức tranh vẽ cảnh ông tiên, em nhỏ và một cô gái đứng trên đài sen. Những nhân vật ấy em thường thấy trong truyện cổ tích - Thạch sanh, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Trầu cau, Sự tích chim cuốc - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS đọc phần chú giải. + Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + HS đọc thầm đoạn 1, 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi. + Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì: - Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa. - Vì truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. - Vì truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin, - Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị giấu người thơm / Đẽo cày theo ý người ta. + Mỗi HS nói về một truyện. Thạch Sanh: ca ngợi Thạch Sanh hiền lành, chăm chỉ, biết giúp đỡ người khác sẽ được hưởng hạnh phúc, còn Lý Thông gian tham, độc ác bị trừng trị thích đáng. + Sự tích hồ Ba Bể: ca ngợi mẹ con bà góa giàu lòng nhân ái, sẽ đuợc đền đáp xứng đáng. Nàng tiên Ốc: ca ngợi nàng tiên Ốc biết yêu thương, giúp đỡ người yếu. Trầu cau, Sự tích dưa hấu, . - 1 HS đọc đọc thầm 2 câu cuối bài. + Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. - 3 HS đọc toàn bài: (Giọng đọc toàn bài nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng pha lẫn niềm tự hào) + HS đọc diễn cảm theo cặp. + Thi đọc diễn cảm. - Bình chọn người đọc hay. - HS nhẩm thuộc lòng từng đoạn hoặc cả bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu truyện vừa nhân hậu, vừa thông minh chứa đựng kinh nghiệm sống của cha ông. Rút kinh nghiệm: LỊCH SỬ (Tiết2) LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình tự các bước sử dụng bản đồ. - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước. - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày, hợp tác và xử lí tình huống 3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước, biết ơn các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên ‘;/. ..- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chánh Việt Nam. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài. - Khởi động. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Giới thiệu bài: - Bản đồ là gì? - Kể 1 vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3? + Nhận xét - Giới thiêu bài: Bản đồ giúp ta nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. Hôm nay ta học tiếp bài: “LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT)” GV ghi đề bài. HĐ2: Cả lớp: 10’ Mục tiêu: Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước.Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ. + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí? + Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với cá nước láng giềng trên hình 3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia? *Muốn sử dụng được bản đồ ta phải làm theo các bước sau. - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ - Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng - Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu. HĐ3: Nhóm: 12’ GV yêu cầu HS làm các bài tập a, b trong SGK theo nhóm. GV nhận xét và khen. HĐ4.Củng cố, dặn dò: 5’ - Treo bản đồ hành chính VN lên bảng. - Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng. - Chỉ vị trí TP em đang ở. - Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở. - HS về nhà học ghi nhớ.Chuẩn bị bài “Nước VL” - Nhận xét tiết học. - Là hình vẽ thu nhỏ một khu vực - HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ + HS nhận xét 3. Cách sử dụng bản đồ. + Bản đồ đó thể hiện nội dung gì. + Sông, hồ, mỏ than, thủ đô, + HS lên bảng chỉ vàgiải thích.(dựa vào chú giải để biết điều đó) + Nhiều HS lên chỉ đường biên giới của Vn trên bản đồ Địa lí tự nhiên. - HS các nhóm lần lượt trả lời. - HS khác nhận xét. 4. Bài tập: + HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng. a. Quân ta mai phục. Mũi tên màu đỏ (không đứt) Địch tháo chạy b.Đọc tỉ lệ bản đồ: 1: 9 000 000. Đường biên giới quốc gia. Sông: Đường kẻ màu xanh trên bản đồ. Thủ đô: Ngôi sao màu đỏ. + Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia. + Biển nước ta là 1 phần của biển Đông. + Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa. + Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo + Một số con sông: S Hồng, S Lô, S Mã, S Cả, S Đồng Nai, . Rút kinh nghiệm: TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dụng nhân vật trong 1 bài văn cụ thể. 2. Kĩ năng: - Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả. - Sử dụng Tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động. - Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình. 3. Thái độ: GDHS yêu quý kho tàng văn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng và bút dạ. Hành động của cậu bé Ý nghĩa của hành động Giờ làm bài: Giờ trả bài: . Lúc ra về: .. ......................................... 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài. - Khởi động. - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. + Thế nào là kể chuyện? + Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện? - Nhận xét - Giới thiệu bài: + Khi kể về hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó. HĐ2: Nhận xét: 16’ Mục tiêu: Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách Yêu cầu 1: - Gọi HS đọc truyện - GV đọc diễn cảm. Chú ý phân biệt lời kể của các nhân vật. Xúc động, giọng buồn khi đọc lời nói: Thưa cô, con không có ba Yêu cầu 2: - Chia HS thành các nhóm nhỏ.Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu (Lưu ý HS: Trong truyện có bốn nhân vật: người kể chuyện (tôi), cha người kể chuyện, cậu bé bị điểm không và cô giáo. Các em tập trung tìm hiểu hành động của em bé bị điểm không) - Thế nào là ghi lại vắt tắt? + Hành động của cậu bé Giờ làm bài: không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô. Giờ trả bài: Làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời: “Thưa cô con không có ba” (hoặc: im lặng mãi sau mới nói) Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi: “ Sao mày không tả ba của đứa khác? (hoặc: Khóc khi bạn hỏi) + Mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì? * Ý nghĩa của hành động: Nói lên tình yêu với cha, tính cách trung thực của cậu bé. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Qua mỗi hành động của cậu bé bạn nào có thể kể lại câu chuyện? - Giảng: Tình cha con là một tình cảm tự nhiên, rất thiêng liêng. Hình ảnh cậu bé khóc khi bạn hỏi sao không tả ba của người khác đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực tâm trạng buồn tủi ví mất cha của cậu bé. Yêu cầu 3: - Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào? Lấy dẫn chứng cụ thể để minh hoạ? - GV nhắc lại ý đúng và giảng thêm: Hành động tiểu biểu là hành động quan trọng nhất trong một chuỗi hành động của nhân vật. Ví dụ: Khi nộp giấy trắng cho cô, cậu bé có thể có hành động cầm tờ giấy, đứng lên và ra khỏi bàn, đi về phía cô giáo Nếu kể tất cả các hành động như vậy, lời kể sẽ dài dòng không cần thiết. c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ HĐ3: Luyện tập: 12’ Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dụng nhân vật trong 1 bài văn cụ thể. - Gọi HS đọc bài tập - Bài tập yêu cầu gì? - Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. (Nếu còn thời gian) HĐ4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - Gv củng cố nội dung bài học. - Giáo duc HS: Bài này nói lên tình yêu cha, tính cách trung thực của cậu bé. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ viết lại câu truyện chim Sẻ và chim Chích và chuẩn bị bài tiết sau. - Nhận xét tiết học. + Là kể lạimột chuỗi sự việc + Hành động, lời nói và suy nghĩ của nhânvật nói lên tính cách của nhân vật. - Nhận xét. - HS lắng nghe - 2 HS khá tiếp nối nhau đọc truyện - Lắng nghe. - Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, thảo luận và hoàn thành phiếu. - Là ghi những nội dung chính, quan trọng - 2 HS đại diện lên trình bày. a. Giờ làm bài: nộp giấy trắng b. Giờ trả bài: im lặng, mãi mới nói. c. Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi. d.Cậu bé rất trung thực, rất thương cha - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS kể: * Trong bài làm văn cậu bé nộp giấy trắng cho cô giáo vì ba cậu đã mất, cậu không thể bịa ra cảnh ba ngồi đọc báo để tả * Khi trả bài cậu bé lặng thinh, mãi sau mới trả lời cô giáo vì cậu xúc động, cậu bé rất yêu cha, cậu tủi thân vì không có cha, cậu không thể trả lời ngay là ba cậu đã mất cha. * Lúc ra về, cậu bé khóc khi bạn cậu hỏi sao không tả ba của đứa khác.Cậu không thể mượn ba của bạn làm ba của mình vì cậu rất yêu ba cho dù cậu chưa biết mặt. - Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau. - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập - Điền đúng tên nhân vật: Chích hoặc Sẻ vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện. - Thảo luận cặp đôi. - HS làm bài vào vở, HS lên bảng. + Báo cáo kết quả thảo luận. Nhận xét, sửa sai. - Các hành động xếp lại theo thứ tự: 1 - 5 - 2 – 4 – 7 – 3 – 6 – 8 – 9. - 3 – 5 HS kể lại câu chuyện. Rút kinh nghiệm: Rèn Toán tuần 2 tiết 2 Ôn Tập Số Tự Nhiên Đến 100 000 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc, viết các số tự nhiên trong phạm vi 100 000. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Đặt tính rồi tính : a) 7068 + 142 b) 9498 – 799 c) 2079 x 7 d) 85680 : 8 Bài 2. Tìm x trong các phép tính: a) x - 82150 = 1795 b) 63148 : x = 7 Bài 3. Tính giá trị biểu thức: a) 2520 : 96 x 3 - 68 b) 2804 - 56 x 3 + 171 Bài 4. Một cửa hàng bán vải có số vải hoa là 1214 mét và gấp 4 lần vải xanh. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải ? c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. Rút kinh nghiệm: Thứ năm, ngày 31 tháng 8 năm 2017 TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tiết 9) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. - Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, 6 chữ số. 2. Kĩ năng: - Làm thành thạo các phép tính cộng, trừ . - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . 3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài. - Khởi động. - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Kiểm tra bài cũ. - GV gọi HS lên bảng làm bài tập 5. - GV chữa bài, nhận xét. - Giới thiệu bài: - GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau. HĐ2: Cả lớp: 15’ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. *So sánh các số có số chữ số khác nhau - GV viết lên bảng các số 99578 và số 100000 yêu cầu HS so sánh 2 số này với nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 2.docx