Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS viết thư.

3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập, thể hiện được tình cảm thông qua bức thư

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ.

Phong bì (mua hoặc tự làm).

 

doc39 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: trung thực- tự trọng. - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, tục ngữ. 2. Kĩ năng: Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm. - Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu. 3. Thái độ: rèn thái độ trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Từ điển (nếu có) hoặc trang photo cho nhóm HS. - Giấy khổ to và bút dạ. - Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS làm lại bài tập 3. + Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: - Bài: “Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng” hôm nay giúp các em tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được. GV ghi đề. Hướng dẫn làm bài tập: HĐ 2: Mở rộng vốn từ: (13p) Mục tiêu: Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: Trung thực - Tự trọng. Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm. Biết cách dùng, hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu. Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. - Phát bảng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận, làm BT. - Kết luận về các từ đúng. HĐ 3: Thành ngữ, tục ngữ: (14p) Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của các câu tục ngữ. Bài 2: Đặt câu với một từ cùng nghĩa với từ “ trung thực” - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 1 câu (1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực hoặc 1 câu trái nghĩa với trung thực) + Nhận xét, khen. Bài 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng. - Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai). - Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d. Bài 4: Có thể dùng những thành ngữ, - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời GV ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung. GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm (SGV- 120) HĐ 4: Củng cố – dặn dò: (3p) - GV củng cố ND bài. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài - Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ thành ngữ trong bài. Chuẩn bị bài: Danh từ. - Nhận xét tiết học. + HS lên bảng.Lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét bổ sung. - Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai) + Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật + Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa, bịp bợm. gian ngoan,. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - Suy nghĩ và nói câu của mình. + Bạn Minh rất thật thà. + Chúng ta không nên gian dối. + Ông Tô hiến Thành là người chính trực. + Gà không vội tin lời con cáo gian manh. + Thẳng thắn là đức tính tốt. + Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ. + Chúng ta nên sống thật lòng với nhau. - Hoạt động cặp đôi. - Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. + Tin vào bản thân: Tự tin. + Quyết định lất công việc của mình: tự quyết. + Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận. + Báo cáo kết quả. Đáp án: Câu a, c, d nói về tính trung thực. Câu b, e nói về lòng tự trọng. - Nhận xét, bổ sung. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:- Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc bài “Những hạt thóc giống”. + Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc en/eng. + Biết tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng. + Nhận diện từ ghép, từ láy trong câu văn. Phân biệt được từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy âm, láy vần, láy cả âm và vần. II. Các hoạt động dạy, học: 1, HĐ1: Rèn đọc bài: “Những hạt thóc giống” - HS luyện đọc + trả lời câu hỏi theo nội dung bài (nhóm đôi, cá nhân) → HS khá giỏi kèm HS yếu, trung bình. 2, HĐ2: HS làm bài tập Bài 1: Điền l hoặc n vào chỗ chấm cho phù hợp. lời giải, làm bài, hiện nay, lúng túng, đường lối, chắp nối, lợi ích, mỏ neo. Bài 2: Tìm từ để điền vào chỗ chấm cho phù hợp: a, Từ láy gồm hai tiếng có vần eng để tả tiếng chuông nhỏ (tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông xe đạp, ): leng keng, reng reng. b, Từ đơn có vần eng là tên một đồ vật: kẻng, xẻng. c, Từ đơn có vần en để chỉ một loại sợi: len. Bài 3: Những từ ngữ nào cùng nghĩa với trung thực? a, ngay thẳng b, bình tĩnh c, thật thà d, chân thành e, thành thực g, tự tin h, chân thực i, nhân đức Bài 4: Những từ ngữ nào trái nghĩa với từ trung thực? a, độc ác b, gian dối c, lừa đảo d, thô bạo e, tò mò g, nóng nảy h, dối trá i, xảo quyệt Bài 5: Tìm các từ ngữ thuộc chủ đề Trung thực, trong đó: a, Có tiếng thật đứng trước hoặc sau. . Ví dụ: thật thà, chân thật, thật tâm, thật sự, thật tình, thành thật, ngay thật, b, Có tiếng thẳng đứng trước. . Ví dụ: thẳng thắn, thẳng tính, thẳng như ruột ngựa, Bài 6: Từ ghép có tiếng tự: a, Chỉ phẩm chất tốt đẹp: tự trọng, tự lực, tự chủ, tự tin, tự lập. b, Chỉ tính xấu: tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao, RÚT KINH NGHIỆM: Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017 TOÁN Tiết 23: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm tính và giải toán có liên quan. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Kế hoạch dạy học – SGK Học sinh: Bài cũ – bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1.Nêu qui tắc tính số TB cộng. - GV chữa bài, nhận xét 3.Bài mới: Giới thiệu bài: “Luyện tập”. Gv ghi đề. Hướng dẫn luyện tập: HĐ 2: Ôn tập: (26p) Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tìm số trung bình cộng. Bài 1: Tìm số TB cộng - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài. - Nhận xét Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hỏi: Chúng ta phải tính trung bình số đo chiều cao của mấy bạn? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét HĐ 3:Củng cố- Dặn dò: (4p) - GV cho 1 đề toán, cho sẵn các thẻ có lời giải, phép tính khác nhau, cho hai đội thi đua (1 đội nam & 1 đội nữ) chọn lời giải & phép tính đúng gắn lên bảng. Đội nào xong trước & có kết quả đúng thì đội đó thắng. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.” Biểu đồ” - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. a) (96+ 121+ 143): 3 = 120 b) (35+ 12+ 24+ 21+ 43): 5 = 27 - HS đọc. Bài giải Số dân tăng thêm của cả ba năm là: 96+ 82+ 71 = 249 (người) Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là: 249: 3 = 83 (người) Đáp số: 83 người - HS đọc - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là: (138+ 132+ 130+ 136+ 134): 5 = 134(cm) Đáp số: 134 cm RÚT KINH NGHIỆM: TẬP ĐỌC Tiết 10: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng dí dỏm. - Học thuộc lòng được đoạn thơ khoảng 10 dòng. 3. Thái độ: Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ trang 51, SGK (Phóng to nếu có điều kiện) Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: Bài Những hạt thóc giống + Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? - Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ được học bài thơ ngụ ngôn Gà Trống & Cáo của nhà thơ La Phông-ten. Bài thơ này kể chuyện con Cáo xảo trá định dùng thủ đoạn lừa Gà Trống ăn thịt. Không ngờ, Gà Trống lại là một đối thủ rất cao mưu đã làm cho Cáo một phen khiếp vía phải bỏ chạy. Qua bài thơ này muốn khuyên chúng ta điều gì? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu điều đó. GV ghi đề bài. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc: (13p) Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài - GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Nhác trôngđến tỏ bày tình thân. + Đoạn 2: Nghe lời Cáo đến loan tin này. + Đoạn 3: Cáo nghe đến làm gì được ai. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. - GV giải nghĩa một số từ khó: - GV đọc diễn cảm cả bài. Toàn bài đọc với giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tính cách của nhân vật, lời cáo: giả giọng thân thiện rồi sợ hải. Lời Gà: thông minh, ngọt ngào, hù dọa Cáo. HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10p) Mục tiêu: Hiểu ND: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo + Gà trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào? + Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất? Từ “rày” nghĩa là từ đây trở đi. + Tin tức Cáo đưa ra là bịa đặt hay sự thật? Nhằm mục đích gì? + Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo? + Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì? + Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói? + Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? + Theo em Gà thông minh ở điểm nào? + Đó cũng là ý chính của đoạn thơ cuối bài. HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5p) Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn. Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1,2 theo cách phân vai (Gà và Cáo) + Đọc mẫu đoạn thơ. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. - Thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét HĐ 5: Củng cố - dặn dò: (2p) + Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? - Dặn HS về nhà học thuộc lòng ít nhất 10 dòng thơ. Chuẩn bị bài “ Nỗi dằn vặt ” - Nhận xét tiết học. - HS hát + Nhà vua chọn người có tính trung thực để truyền ngôi báu. - HS đọc bài học. + Nhận xét bài của bạn. + Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc từ khó - 1 HS đọc toàn bài. + Đọc thầm để trả lời các câu hỏi: + Gà trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây. + Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. + Cáo đưa tin bịa đặt nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà. Ý1: Âm mưu của Cáo. - HS đọc thầm đoạn 2 và + Gà biết cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà. + Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian giảo đen tối của hắn. Ý2: Sự thông minh của Gà. - HS đọc thầm đoạn cuối và + Cáo sợ khiếp, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy. + Gà khoái chì cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt gà còn cắm đầu chạy vì sợ. + Gà không bóc trần âm mưu của cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho cáo biết, chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt làm Cáo khiếp sợ, quắp đuôi, co cẳng chạy. Ý3: Cáo lộ rõ bản chất gian xảo. - 3 HS đọc toàn bài. + HS đọc phân vai theo nhóm. - HS đọc thuộc lòng theo cặp đôi. - Thi đọc thuộc lòng từng đoạn hoặc cả bài thơ. Ý nghĩa: Bài thơ khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. RÚT KINH NGHIỆM: LỊCH SỬ TIẾT 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938. 2. Kĩ năng: Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán). Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khơi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, gìn giữ nền văn hoá dân tộc 3. Thái độ: yêu thích môn lịch sử, yêu đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Bản đồ – kế hoạch bài học Học sinh: Bài cũ – bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: Bài “Nước Âu Lạc “ -Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Thành tựu lớn nhất của nước Âu Lạc là gì? -GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: - Các triều đại phong kiến Phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào? Hôm nay các em học bài:“ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Phương Bắc” GV ghi đề. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc: (13p) Mục tiêu: Giúp HS biết 1 số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. -GV yêu cầu HS đọc SGK tư“Sau khi Triệu Đàcủa người Hán” + Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào? -GV phát phiếu bài tập cho HS và cho 1 HS đọc -GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: -GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá .nhận xét, kết luận . HĐ 3: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc : (13p) Mục tiêu: Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, gìn giữ nền văn hoá dân tộc. - GV phát PBT cho các nhóm.cho HS đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa . -GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ): -GV nhận xét và kết luận: Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta. HĐ 4: Củng cố- Dặn dò (4p) - GV củng cố ND bài học. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài “khởi nghĩa hai Bà trưng” -Nhận xét tiết học. + Năm 218, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam + Kỹ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa. -HS khác nhận xét bổ sung. 1. Nước ta bị PKPB đô hộ: -HS đọc. -Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác .Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán -1 HS đọc. -HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong phiếu bài tập . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. -HS khác nhận xét, bổ sung. Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận, huyện của PKPB Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc Văn hoá Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. 2. Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta: - HS thảo luận làm bài tập. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 776 Năm 905 Năm 931 Năm 938 Kn hai Bà Trưng. Kn Bà Triệu. Kn Lý B. Kn Triệu .Q.Phục. Kn Mai .T .Loan. Kn Phùng Hưn. Kn Khúc. T. Du . Kn Dương.Đ. Nghệ C thắng B. Đằng. -Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung. RÚT KINH NGHIỆM: TẬP LÀM VĂN Tiết 9: VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS viết thư. 3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập, thể hiện được tình cảm thông qua bức thư II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. Phong bì (mua hoặc tự làm). 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong tiết học này các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có thể viết được một lá thư đúng thể thức và hay nhất. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Hướng dẫn học sinh: (13p) Mục tiêu: Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS. + Gv treo bảng phụ ghi 4 đề bài lên bảng gọi HS đọc đề trong SGK trang 52. - Nhắc HS: Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài. + Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành. + Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán). - Hỏi: Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì? HĐ 3: Học sinh thực hành viết thư: (14p) Mục tiêu: Giúp HS viết một lá thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư với mội dung: thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành. - HS tự làm bài, nộp bài và GV chấm một số bài. HĐ 4: Củng cố – dặn dò: (3p) - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát - Lắng nghe. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình. - HS đọc đề bài. - HS chọn đề bài - 5 đến 7 HS trả lời. + HS làm bài. RÚT KINH NGHIỆM: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc, viết số. + Đặt tính rồi tính. + Tính nhanh + Đổi đơn vị đo thời gian đã học. + Tìm thành phần chưa biết. + Tìm số trung bình cộng. II. Bài tập: Bài 1: a, Đọc số: 9 352 648 ; 700 419 ; 613 502 000 000. b. Viết số: . 4 chục vạn, 7 nghìn, 6 chục và 5 đơn vị. . Bảy trăm linh hai nghìn bốn trăm. . Bốn trăm mười lăm nghìn không trăm bảy mươi mốt. . Chín trăm linh bảy triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm. Bài 2: Đặt tính rồi tính: 47435 + 7653 ; 60705 - 1738 ; 462411 x 6 ; 674112 : 6 Bài 3: Tính nhanh: a, 4823 + 1560 + 5177 + 8440 b, 4 x 17 x 25 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 1 thế kỉ = . năm 1 năm = . tháng 1 ngày = . giờ 1 giờ = . phút 1 tuần = . ngày 1 phút = . giây b. 5 thế kỉ = . năm 120 giây = . phút 4 phút = . giây 15 giây = . phút thế kỉ = năm phút = . giây Bài 5: Tìm X a, 42385 + X = 71234 b, X x 5 = 15275 c, X - 316 = 121 x 3 d, X - 521 = 1000 : 8 e*, (637 - X - 45 : 5 + 182) – 72 : 9 = 316 Bài 6: Một kho gạo ngày thứ nhất xuất 180 tấn gạo, ngày thứ hai xuất 270 tấn gạo và ngày thứ ba xuất 156 tấn gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày kho đã xuất bao nhiêu tấn gạo? Bài 7: Một chị thợ dệt 2 ngày đầu mỗi ngày chị dệt được 30 m vải, 3 ngày sau mỗi ngày chị dệt được 25 m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày chị dệt được bao nhiêu mét vải? Bài 8: a, Số trung bình cộng của hai số bằng 38. Biết một trong hai số đó bằng 27, tìm số kia. b*, Số trung bình cộng của ba số bằng 45. Biết số thứ nhất là 37, số thứ hai là 56. Tìm số thứ ba? Chấm bài, nhận xét kết quả làm bài của HS RÚT KINH NGHIỆM: Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017 TOÁN Tiết 24: BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. 2. Kĩ năng: Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ tranh. 3. Thái độ: tự tìm hiểu và giải quyết các vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐộNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh vẽ. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Tim hiểu biểu đồ: (10p) Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh. - GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình. - GV giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. - GV hỏi: Biểu đồ gồm mấy cột? - Cột bên trái cho biết gì? - Cột bên phải cho biết những gì? - Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào? - Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái? - Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái? - Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng? - Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc? - Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ. - GV có thể hỏi thêm: Những gia đình nào có một con gái? - Những gia đình nào có một con trai? Luyện tập, thực hành: HĐ 3: Thực hành: (16p) Mục tiêu: Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về các môn - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài. - GV chấm một số bài và sửa sai. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài. - Khi HS làm bài, GV gợi ý các em tính số thóc của từng năm thì sẽ trả lời được các câu hỏi khác của bài. - Nhận xét HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (4p) Hướng dẫn HS hiểu các hình vẽ minh hoạ các môn thể thao: bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu ở cột bên phải của biểu đồ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Biểu đồ (tt). - Nhận xét tiết học. - HS nghe giới thiệu bài. 1.Làm quen với biểu đồ tranh - HS quan sát và đọc trên biểu đồ. - Biểu đồ gồm 2 cột. - Cột bên trái nêu tên của các gia đình. - Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. - Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc. - Gia đình cô Mai có 2 con đều là gái. - Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai. - Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái. - Gia đình cô Đào chỉ có 1 con gái. Gia đình cô Cúc có 2 con đều là con trai cả. - HS tổng kết lại các nội dung trên: Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai, - Gia đình có 1 con gái là gia đình cô Hồng và gia đình cô Đào. - Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và gia đình cô Hồng. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm vào VBT. + Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia. + Khối 4 có 3 lớp là 4a, 4B, 4C. + Khối 4 tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu. + Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4a và 4c. + Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia là lớp 4A. + Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu. - HS đọc đề bài. - HS quan sat biểu đồ và giải. - HS lên bảng. Lớp tự làm. Bài giải a.Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch trong năm 2002 là: 10 x 5 = 50 (tạ) ; 50 tạ = 5 tấn b. Số thóc năm 2000 gia đình bác Hà thu được là: 10 x 4 = 40 (tạ) Năm 2002 gia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là: 50 – 40 = 10 (tạ) RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc, viết số. + Tính nhanh. + Tính giá trị biểu thức. + Đổi đơn vị đo khối lượng. + Tìm thành phần chưa biết. + Tìm số trung bình cộng. II. Bài tập:Bài 1: a, Đọc số: 305 761 018; 120 400 306; 181 606 000. b, Viết số: . Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn tám trăm. . Năm trăm mười triệu bảy trăm nghìn chín trăm năm mươi. . Chín trăm linh bảy triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm. . 9 chục triệu, 5 trăm nghìn, 6 trăm và tám đơn vị. Bài 2: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức a, Tổng của 2034 và 579 nhân với 5. b, Thương của 15231 và 3 trừ đi 3038. c, Hiệu của 45673 và 24384 cộng với 1384. d, 6375 cộng với hiệu của 34785 và 20367. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất a, 516 x 34 + 66 x 516 b, 678 x 247 - 247 x 578 Bài 4: 2 tạ = yến 14 tạ = .. yến 30 yến = tạ 12 tạ = ..kg 400 kg = tạ 3 tạ 50 kg = ..kg 2 tấn = ...kg 4 tấn = ..tạ 20 tạ = kg 6 tấn = ..kg 12 000 kg = .tấn 3 tấn 52 kg = .kg Bài 5: Tìm X a, 6210 : (X – 25) = 30 b, X : 6 : 10 = 57 Bài 6: Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 45km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 50km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Bài 7*: Một ô tô giờ thứ nhất chạy được 39km, giờ thứ hai chạy được 60km, giờ thứ ba chạy được bằng 1/3 quãng đường của hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu ki-lô-mét? Chấm b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 5.doc
Tài liệu liên quan