Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lư¬u loát toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi ng¬ười đối với mình.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi cho học sinh.

- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng,b¬ước đầu diễn tả đư¬ợc nội dung câuchuyện

3. Thái độ: Học sinh có tính thật thà, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc khuyết điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 60, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc37 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm các bài tập củng cố các kiến thức về dãy số tự nhiên và đọc biểu đồ. b. Hướng dẫn luyện tập: HĐ1: Cả lớp: 15’ Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. + Đối với câu c. Sau khi HS làm xong câu a, b GV gọi HS đọc số và nêu giá trị của chữ số 2 của các số: 82 360 945; 7 283 069; 1 547 238 - Nhận xét HĐ2: Cá nhân: 20’ Bài 3 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài. - Nhận xét và sửa sai. Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT. - GV gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét HS, 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - Tiết học này các em được ôn tập những nội dung nào? - Em hãy nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS nghe giới thiệu bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a. Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 là số 2 835 918 b. Số TN liền trước của số 2 835 917 là số 2 835 916 c. HS đọc số. Số 82 360 945, giá trị của chữ số 2 là 2 000 000 Số 7 283 069 giá trị của chữ số 2 là 200 000 Số1 547 238 giá trị của chữ số 2 là 200 - HS đọc yêu cầu bài tập. - Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005. - HS làm bài. + Có 3 lớp đó là các lớp 3A, 3B, 3C. + Lớp 3A có 18 học sinh, lớp 3B có 27 học sinh, lớp 3C có 21 học sinh. + Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh gioi toán nhất. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. a) Thế kỉ XX. c) Từ năm 2001 đến năm 2100. RÚT KINH NGHIỆM: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc trong thực tế 2. Kỹ năng: - Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức viết hoa danh từ riêng trong mọi trường hợp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ “ Danh từ” + Danh từ là gì? Cho ví dụ. + Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm ở bài tập 1.. - Nhận xét HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 15’ Bài 1: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng. Bài 2: - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. - Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. + Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ. + Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì? c. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. 4. Luyện tập- thực hành: HĐ2: Cá nhân: 15’ Bài 1: Tìm các danh từ chung vàdanh từ riêng - Nhận xét, khen những HS hiểu bài. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng + Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? - Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 4. Củng cố- dặn dò: 3’ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng”. - Nhận xét tiết học. - Hát - Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng) - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận, tìm từ. a/ sông b/. Cửu Long c/. vua d/. Lê Lợi - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. + Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. + Cửu Long: Tiên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. + Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. + Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê. - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. - Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. - Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa. + Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, + Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Đà, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Lan, bạn Hoa, .. + Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. - 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc thành tiếng. + HS tự làm vào VBT. + Báo cáo kết quả. Danh từ chung: Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước. Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ - 1 HS đọc yêu cầu. - Viết tên bạn vào vở bài tập (nếu có) hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng viết. + Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾNG VIỆT(t1) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:- Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. + Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã. + Tìm đúng danh từ chung, danh từ riêng và viết hoa đúng danh từ riêng. - Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp. II. Các hoạt động dạy, học: 1, HĐ1: Rèn đọc bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.” - HS luyện đọc + trả lời câu hỏi theo nội dung bài (nhóm đôi, cá nhân) → HS khá giỏi kèm HS yếu, trung bình. 2, HĐ2: HS làm bài tập Bài 1: Tìm 5 từ láy: a, Có tiếng chứa âm s. Ví dụ: sàn sàn, san sát, sanh sánh, sù sù, sởn sơ, .. b, Có tiếng chứa âm x. Ví dụ: xa xa, xám xịt, xa xôi, xao xác, xào xạc, xanh xao, .. c, Có tiếng chứa thanh hỏi. Ví dụ: đủng đỉnh, lởm chởm, khẩn khoản, khủng khỉnh, nhảy nhót, . d, Có tiếng chứa thanh ngã. Ví dụ: dỗ dành, mũm mĩm, nhễ nhại, ngỡ ngàng, sừng sững, . Bài 2: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Bài 3: Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng: a, xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an b, sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, hồ hoàn kiếm, đèo hải vân, bến nhà rồng c, qua đèo ngang, tới vũng tàu, đến cầu giấy, về bến thủy ª Lưu ý HS cách viết hoa ở câu (b) và (c) khác nhau. Bài 4: Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng: a, Bạn Vân đang nấu cơm nước. b, Bác nông dân đang cày ruộng nương. c, Mẹ cháu vừa đi chợ búa. d, Em có một người bạn bè rất thân. C Chấm bài, nhận xét kết quả làm bài của HS. RÚT KINH NGHIỆM: Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2017 TOÁN Tiết 28: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết số liền trước liền sau của 1 số, biết viết, đọc, so sánh số tự nhiên. - Nêu được giá trị của chữ số trong 1 số. 2.Kĩ năng: - Đọc biểu đồ hình cột, đổi đơn vị đo thời gian, khối lượng. - Tìm được số trung bình cộng. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm đến nay. (GVghi đề) b. Hướng dẫn luyện tập: HĐ1: Cá nhân: Bài 1: Mỗi bài tập - GV yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS đọc kết quả đúng. - Nhận xét, sửa sai. HĐ2: Cả lớp: Bài 2: GV gợi ý HS ; Đọc kỹ biểu đồ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - Tiết học này các em đã được ôn tập những nội dung nào? - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, em làm sao? - GV củng cố ND bài học. - HS học bài và Chuẩn bị bài “Phép cộng”. - Nhận xét tiết học. - Hát. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau. a)Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50 050 050 b)Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là: A. 80000 B. 8000 C. 800 D. 8 c)Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 là: A. 684257 B. 684275 C. 684752 D. 684725 d) 4 tấn 85 kg = kg Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058 đ) 2 phút 10 giây = giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 30 B. 210 C. 130 D. 70 + HS đọc yêu cầu bài tập - HS lên bảng lớp làm VBT. Giải: a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách. b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách. c) Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là: 40 – 25 = 15 (quyển sách) d) Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách vì: 25 – 22 = 3 (quyển số) e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất. g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất. h) Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là: (33+ 40+ 22+ 25): 4 = 30 (quyển sách) RÚT KINH NGHIỆM: TẬP ĐỌC Tiết 12: CHỊ EM TÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi cho học sinh. - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng,bước đầu diễn tả được nội dung câuchuyện 3. Thái độ: Học sinh có tính thật thà, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc khuyết điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 60, SGK (phóng to nếu có điều kiện) Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ “Nỗi dặt vặt của An- đrây- ca” + An- đrây- ca đã làm gì trên đường khi đi mua thuốc cho ông? - Nhận xét cho HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Tại sao lại như vậy? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu là bài: “Chị em tôi”. GV ghi đề. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: 8’ GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Dắt xe ra đến tặc lưỡi cho qua. + Đoạn 2: Cho đến một hôm đến nên người. + Đoạn 3: Từ đó đến tỉnh ngộ. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. - GV giải nghĩa một số từ khó: - Đọc diễn cảm cả bài. * Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, sững sờ, im như phỗng, cuồng phong, cười phá lên) HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ + Cô chị xin phép ba đi đâu? + Cô bé có đi học thậy không? Em đoán xem cô đi đâu? + Cô chị nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? + Vì sao mỗi lần nói dối cô lại cảm thấy ân hận? + Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? + Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ? - Cô chị thấy cô em nói dối giống hệt mình. Cô lo em mình lười học, và cô tự hiểu mình đã làm tấm gương xấu cho em cô noi theo. Ba biết chuyện, không tức giận mà buồn rầu khuyên hai chị em hãy biết bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba cũng tác động đến cô khiến cô suy nghĩ về việc làm của mình. + Cô chị đã thay đổi như thế nào? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 5’ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 + Đọc mẫu đoạn văn. + Theo dõi, uốn nắn. 4. Củng cố: 5’ + Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật. - Chúng ta không nên học tập nhân vật nào trong bài học? Nêu ý nghĩa bài học? 5. Dặn dò: 1’ Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: “ Trung thu độc lập” - Nhận xét tiết học. - HS hát + An- đrây- ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mãi chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra và chạy đến cửa hàng mua thuốc về. - HS đọc ý nghĩa bài học. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: + Cô xin phép ba đi học nhóm. + Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường. + Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. + Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba. ** Đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi: + Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về. + Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim. + Đọc thầm đoạn 3 để trả lời các câu hỏi: Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em. Cô sợ mình chểnh mảng việc học hành khiến ba buồn. - Lắng nghe. + Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ. Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu. Nói dối đi học để đi chơi là rất có hại. Nói dối làm mất lòng tin ở mọi người. Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng đến các em. - 4 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. + Luyện đọc diễn cảm theo cặp. + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn người đọc hay. + Cô bé ngoan. + Cô chị biết hối lỗi. + Cô em giúp chị tỉnh ngộ. Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình. RÚT KINH NGHIỆM: LỊCH SỬ TIẾT 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính của cuộc khởi nghĩa. 3. Thái độ: GD lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào khi mình là người dân quê hương của Hai Bà Trưng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì khi đô hộ nước ta? - Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Qua bài học “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Thảo luận nhóm: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà”. * GV giải thích - Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. - GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao? - GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà. HĐ2: Cá nhân: * GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS cuộc kn Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trên lược đồ. - GV nhận xét và kết luận. HĐ3: Cả lớp: - GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi: + Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì - Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? + GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 4. Củng cố: 3’ - Cho HS đọc phần bài học. - Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng? - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì? - GV nhận xét, kết luận. 5. Dặn dò: 1’ - Về nhà học bài và xem trước bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” - Nhận xét tiết học. - Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, xuống biển mò ngọc trai, .. - Không chịu sự áp bức bóc lột của chúng, nhân dân ta liên tục nổi day, đánh đuổi quân đô hộ - HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: - HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán, vì lòng yêu nước căm thù giặc, vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2. Diễn biến: - HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. - HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày. 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: - Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi - Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập. - Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. - 3 HS đọc. + Do nợ nước, thù nhà + Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ - HS khác nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM: TẬP LÀM VĂN Tiết 11: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được những lỗi mà thầy (cô) giáo chỉ ra trong bài. 2. Kỹ năng: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư về ý, bố cục, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,...tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. HS biết sửa lỗi trong bài viết thư của mình - Biết tự nhận xét bài văn của mình và của bạn. 3. Thái độ: Học tập những lời hay, ý đẹp trong bài văn hay của các bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Chấm bài và chữa lỗi cho HS. 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - “Trả bài văn viết thư”. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 10’ 1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS - GV treo đề bài và yêu câu HS đọc lại đề bài. - Trả bài cho HS. - Yêu cầu HS đọc lại bài của mình. - Nhận xét kết quả làm bài của HS. + Ưu điểm: *Nêu tên những HS viết bài tốt, số điểm cao nhất. *Nhật xét chung về cả lớp đã xác định đúng kiểu bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diễn đạt như em: + Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS: dùng từ chưa chính xác, câu rườm rà, ý còn lan man chưa cụ thể, bài văn chưa lôgíc. (GV nêu vídụ) *Chú ý: GV cần nhận xét rõ ưu điểm hay sai sót của HS vào bài cụ thể. Tránh lời nói làm HS kém xấu hổ, tự ti. GV nên có những lời động viên khích lệ các em cố gắng hơn nữa ở bài sau. Nếu HS không đạt yêu cầu, GV không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn. 2. Hướng dẫn HS chữa bài: 12’ a. Hướng dẫn từng HS chữa lỗi: *Lưu ý: GV yêu cầu HS chữa trực tiếp vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn. - Đến từng bàn hướng dẫn nhắc nhở từng HS. b. Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài. - Gọi HS bổ sung, nhận xét. 3. Học tập những đoạn thư hay, lá thư hay: 8’ - Đọc những đoạn thư, lá thư hay. - GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước. - Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: 3’ - Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện”. - Nhận xét tiết học. - Nhận bài và đọc lại. - HS đọc đề. - HS đọc lại bài cùng lời phê của cô giáo. - Chữa vào vở. + Đọc lời nhận xét của GV. + Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào vở. + Đổi vở để bạn bên cạnh kiểm tra lại. - Đọc lỗi và chữa bài. + HS lên bảng chữa bài. - Bổ sung, nhận xét. - HS chữa bài vào VBT. - HS trao đổi, thảo luận tỉm ra cái hay, cái đáng học tập, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. TOÁN( T1) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc, viết số. + Tính nhanh. + Tính giá trị biểu thức. + Đổi đơn vị đo khối lượng. + Tìm thành phần chưa biết. + Tìm số trung bình cộng. II. Bài tập:Bài 1: a, Đọc số: 21 000 826 ; 762 000 ; 208 004 600. b, Viết số: . Năm trăm triệu không trăm chín mươi nghìn sáu trăm linh hai. . Bảy trăm mười lăm triệu không trăm bốn mươi nghìn tám trăm. . 9 đơn vị, 5 trăm triệu, 7 chục nghìn. Bài 2: Tính nhanh: a, 2 x 6 387 x 5 b, 1319 + 75 + 25 c, 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20 Bài 3: Tính giá trị biểu thức: (2630 x 100 – 82 674 – 326) : 1000 Bài 4: Điền số: 5tạ 34kg = kg 35kg = ...tạ kg 3tấn 5tạ = kg 119 500kg = tấn tạ Bài 5: Tìm y: 4 x y + 272 = 1000 81 – 9 x y = 54 Bài 6: Sự tăng dân số của một xã trong ba năm liền lần lượt là: 90 người, 83 người, 70 người. Hỏi trung bình mỗi năm dân số của xã đó tăng thêm bao nhiêu người? Bài 7: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 5 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Biết rằng trong 3 giờ đầu, mỗi giờ ô tô đi được 40km và 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 45 km. Bài 8*: Với ba chữ số 1, 2, 3, em hãy viết tất cả các số có mặt đủ ba chữ số đó và tìm số trung bình cộng của các số ấy. C Chấm bài, nhận xét kết quả làm bài của HS. Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2017 TOÁN Tiết 29: PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố cách thực hiện phép cộng (không nhớ, có nhớ) - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng có đến sáu chữ số không nhớ, có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ làm tính cộng có nhớ, không nhớ, giải các loại toán đơn. 3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Hình vẽ như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 1’ 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học. b. Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp: 10’ * Củng cố kĩ năng làm tính cộng - GV viết lên bảng hai phép tính cộng 48352+ 21026 =? 367859+ 541728 =? - Hãy đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. + Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? 3. Hướng dẫn luyện tập HĐ2: Cá nhân: 20’ Bài 1: Đặt tính rồi tính: - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. - Nhận xét Bài 2: Tính: - GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. Bài 3: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV đặt câu hỏi gợi mở. - GV nhận xét 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - Em hãy nêu cách thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ. - Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập. - Chuẩn bị trước bài: “Phép trừ”. - HS nghe giới thiệu bài. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 48352 367859 + 21026 + 541728 69378 909587 - HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. - Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng. Lớp làm VBT. - Nhận xét và bổ sung. - Trao đổi vở và sửa sai. - HS đọc đề toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Cây lấy gỗ: 325164 cây Cây ăn quả: 60830 cây Tất cả: cây? Bài giải Số cây huyện đó trồng có tất cả là: 325164+ 60830 = 385994 (cây) Đáp số: 385994 cây TOÁN(t2) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng: + Đọc, viết số. + Tính nhanh. + Tính giá trị biểu thức. + Tìm thành phần chưa biết. + Tìm số trung bình cộng. II. Bài tập:Bài 1: a, Đọc số: 200 321 ;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 6.doc
Tài liệu liên quan