Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 18 năm học 2018

I.Mục tiêu

 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Bt cần làm:1; 2; 3.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị các bài tập .

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx22 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 18 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bảng làm bài. - Nhận xét chốt lời giải đúng a) Có chí thì nên b) Thua keo này bày keo khác 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét, dặn HS tiếp tục ôn bài. - HS đọc yêu cầu - Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi - Xi-ôn-cốp-xki, Lê-ô-nac-đô đaVin-xi - HS đặt câu vào vở sau đó đọc câu trước lớp. - Đọc yêu cầu bài 3 - HS đọc lại bài tập đọc, đọc các câu thành ngữ, tục ngữ. - 1 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở. - Đọc bài giải đúng Tiết 3: TIẾNG VIỆT (CHÍNH TẢ) ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3) I- Mục đích, yêu cầu - Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: mức độ yêu cầu như tiết 1. - Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện, bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền. II- Đồ dùng dạy- học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL - Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ 2 cách mở bài, 2 cách kết bài III- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học 2. Kiểm tra tập đọc và HTL Tiến hành như tiết 1. 3. Bài tập Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu lớp đọc thầm chuyện “Ông trạng thả diều.” - Yêu cầu HS nêu lại các cách mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện. - Gợi ý mẫu a) Mở bài gián tiếp b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam làm em thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên. Có công mài sát, có ngày nên kim. - Yêu cầu HS viết bài vào vở, cho 2 HS viết bài vào phiếubài tập. - Yêu cầu HS trình bày bài. - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS hoàn chỉnh mở bài, kết bài, viết lại vào vở. - HS đọc yêu cầu - HS đọc chuyện 1 lần - Đọc ghi nhớ - Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc. - Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể - Kết bài mở rộng: Có lời bình luận thêm - Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của chuyện. - Lắng nghe. - Làm bài theo yêu cầu - Nối tiếp nhau đọc mở bài - Lớp nhận xét - Nối tiếp nhau đọc kết bài - Lớp nhận xét - Nghe nhận xét Ngày giảng: Thứ 3, ngày 25/12/2018 SÁNG: Tiết 1: TOÁN DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. Mục tiêu:- Giúp học sinh: -. Biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản - Giáo dục HS tính toán chính xác, cẩn thận, kiên trì. - Bài tập 1; 2. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ? - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3: a) Các số chia hết cho 3: + YC HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3, thành 2 cột. Cột trái ghi phép tính chia hết cho 3, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 3. -H: Tìm và nêu đặc điểm của các số chia hết cho 3 . -GV: các số chia hết cho 3 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua dấu hiệu này. b) Dấu hiệu chia hết cho 3: + YC HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3. -H: Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 3? *GV kết luận:Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. - YC HS đọc kết luận. + Yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3. -H: Tổng các chữ số này có chia hết cho 3 hay không ? -H: Vậy muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta làm thế nào? * GV: Muốn biết 1 số có chia hết cho 3 hay không, ta căn cứ vào tổng các chữ số đó. 3. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc bài 1. - YC HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 3? - Nhận xét chữa bài cho HS. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài. - GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: - HS nêu dấu hiệu chi hết cho 3 và cho ví dụ. - Về nhà học bài và làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Luyện tập”. - 2 HS nêu và cho ví dụ. + HS lần lượt nêu từng cột. + Tổng các chữ số đều chia hết cho 3. - Lắng nghe. + HS tính tổng các chữ số của từng số:VD: - Số 63 có tổng các chữ số là: 6 + 3 = 9 mà 9 chia hết cho 3. - Số 15 có tổng các chữ số là: 1 + 5 = 6 mà 6 chia hết cho 3. + HS phát biểu. - 2 HS đọc. - HS làm nháp. - Tổng các chữ số này không chia hết cho 3. - Ta tính tổng các chữ số của nó.Nếu tổng các chữ số đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3. Nếu ... không chia hết cho 3. - Đọc yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng làm và nêu kết quả: + 231, 1872, 92 313. vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 3. - HS chữa bài nếu sai. - 2 em lên bảng làm: - Các số không chia hết cho 3 là: 502, 6823, 55 553, 641 311. - HS nêu và cho VD: 372, 435, 3741. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 2: TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC) ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2. Nghe - viết đúng bài chính tả(tốc độ viết khoảng 80chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi/bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ Đôi que đan. II. Chuẩn bị: -Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng. III . Các họat động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra đọc: - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc vừa trả lời câu hỏi. - Nhận xét 3. Nghe – viết chính tả - Gọi HS đọc bài thơ : Đôi que đan. - H: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? - H: Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết - Đọc cho HS viết từ khó: Dần dần, giản dị, sợi len, dẻo dần, đỡ ngượng. - GV đọc cho HS viết. - Đọc cho HS soát lại. - YC HS đổi vở sửa lỗi và chấm bài. - Thu vở chấm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét bài viết của HS. - Về học thuộc lòng bài thơ “Đôi que đan” và chuẩn bị bài sau. - Lần lượt lên bốc thăm - Thực hiện đọc và trả lời câu hỏi. - Cá nhân nhận xét. -Theo dõi, lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Mũ len, khăn, áo của ba, của bé, của mẹ cha. - Rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình. - Cá nhân nêu. - 2 em lên bảng thực hiện, lớp viết nháp. - Lắng nghe, viết vào vở. - HS tự soát lỗi. - Dùng bút soát lỗi. - 9 em nộp bài. - Lắng nghe. Tiết 4: TIẾNG VIỆT (KỂ CHUYỆN) ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1). - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận của câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? II. Chuẩn bị: +Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1) + Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và thuộc lòng 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2: a) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho: + Gọi 1 HS đọc bài tập. +Yêu cầu HS tự làm bài + Gọi HS chữa bài, bổ sung. +Nhận xét, kết luận lời giải đúng. b) -YC HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. + Gọi HS nhận xét , chữa câu cho bạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng: + Buổi chiều, xe làm gì? + Nắng phố huyện thế nào? + Ai đang chơi đùa trước sân? 4.Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học + Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập sau. - 1HS đọc, lớp đọc thầm + HS tự làm bài vào vở: viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT; 1 HS làm ở bảng lớp. + HS nhận xét, chữa bài theo lời giải đúng: - Các DT: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, mông, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù lá. - ĐT: dừng lại, chơi đùa. - TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. - 2 HS lên bảng đặt câu hỏi. Lớp làm vào vở. - HS nhận xét , chữa bài. - HS chữa bài (nếu sai) - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 4: KĨ THUẬT: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiết 4 ) I.Mục tiêu: -Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu, thêu đã học. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 2.2. Hướng dẫn cách làm: *Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu. -Tiếp tục tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn. * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS . -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập HS thực hành cá nhân. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá các sản phẩm. -HS cả lớp. CHIỀU: Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục tiêu: HS biết: - Làm thí nghiệm để chứng tỏ. + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,. * KNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; Kĩ năng quản lí t/gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy-học: - Chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê. III. Các hoạt động dạy-học: PHƯƠNG PHÁP: BTNB ở hoạt động 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: Không khí gồm những thành phần chính nào? - Nhận xét, đánh giá chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 1 1.1. Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG NÊU VẤN ĐỀ Không khí có cần cho sự cháy không ? BƯỚC 2: BỘC LỘ HIỂU BIẾT BAN ĐẦU: Làm thế nào mà em biết không khí cần cho sự cháy ? BƯỚC 3 : ĐỀ XUẤT CÂU HỎI VÀ GIẢI PHÁP TÌM TÒI NGHIÊN CỨU: BƯỚC 4 : THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI NGHIÊN CỨU: - Chia nhóm 6 và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm. - Yêu cầu học sinh đọc mục thực hành. - Yêu cầu học sinh thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (GV đọc trước lớp). - Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? *BƯỚC 5: KÊT LUẬN VÀ HỢP LÍ HÓA KIẾN THỨC: -Không khí cần cho sự cháy. - Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn... 3. HĐ 2. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống - Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé. - Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? - Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy? - Bây giờ thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Hãy q.sát xem h/tượng gì xảy ra. - Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường? - Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí... - Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? - Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 SGK/71. - Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? - Bạn làm như vậy để làm gì? - Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì. - Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? - Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? III. Củng cố, dặn dò: - Khí ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? - Nhận xét tiết học.Ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau. 2 HS trả lời Không khí cần cho sự cháy. Có phải không khí cần cho sự cáy không ? Ta đun bằng chất đốt cơ mà - Nhóm trưởng báo cáo. - 1 học sinh đọc to trước lớp. - Thực hành trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 cây - Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ,.. - Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát, nhận xét. - Cây nến tắt sau mấy phút. - Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp. - Cây nến vẫn cháy bình thường. - Là do đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi - Lắng nghe, ghi nhớ. - Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát, nhận xét. -Đang dùng ống thổi k/khí vào trong bếp - Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. - Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió - Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa. - Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại. - Vài HS đọc mục bạn cần biết SGK/71. Ngày giảng: Thứ 4, ngày 26/12/2018 SÁNG: Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP (98) I.Mục tiêu - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Bt cần làm:1; 2; 3. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị các bài tập . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - YC HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 và cho VD cho từng trường hợp. - GV nhận xét 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - YC HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. -GV nhận xét, sửa bài theo đáp án: Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816. Các số chia hết cho 9 là: 4563, 66816. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576. Bài 2, 3: - GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2,3 SGK, yêu cầu 1 HS đọc đề. - YC HS lên bảng làm bài. - GV sửa bài và nêu kết quả đúng: Bài 2: a) 945; b) 225, 255, 285; c) 762, 768 Bài 3: a) Đ ; b) S ; c) S ; d) Đ 3. Củng cố dặn dò: - Gọi HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. -Nhận xét tiết học .Về nhà chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”. - 2 HS lên bảng nêu và cho VD. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở -HS nhận xét cách làm bài của bạn. -1 HS đọc đề. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Vài HS nhắc lại. - Lắng nghe. CHIỀU: Tiết 1: TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN) ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1). - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng. II. Chuẩn bị: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1) + Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170 SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng 2. Kiểm tra tập đọc và thuộc lòng: +Thực hiện như tiết 1. 3. Ôn luyện về văn miêu tả: + Gọi 1 HS đọc yêu cầu + YC HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ. +Yêu cầu HD HS tự làm bài. GV nhắc HS: Đây là văn miêu tả đồ vật.Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.Không nên tả quá chi tiết, rườm rà. Trình bày dưới dạng gạch đầu dòng từng ý. + Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý trên bảng. a) Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới, (do bạn tặng nhân diệp sinh nhật). Thân bài: - Tả bao quát bên ngoài: + Hình dáng thon , mảnh, tròn như cái đũa, + Chất liệu : bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay. + Màu nâu (đen, xanh, vàng,..) không lẫn với bút của ai. + Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ), đậy rất kín. + Hoa văn trang trí là hình con gấu (siêu nhân , em bé,...) + Cái cài bằng thép trắng ( nhựa, gỗ,..) - Tả bên trong: c) Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút. - YC HS viết phần mở bài và kết bài kiểu mở rộng. - Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài của mình. - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng em. Ví dụ : a) Mở bài gián tiếp: + Em có một người bạn luôn ở bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà mà bạn Mai đã tặng cho em nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của em. b)Kết bài mở rộng: 4. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học + Về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút. Chuẩn bị cho tiết ôn tập sau. - HS lên bảng thực hiện YC của GV, lớp theo dõi và nhận xét. - 1HS đọc, lớp đọc thầm - 1HS đọc, lớp đọc thầm - HS tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc. - 3 đến 5 HS trình bày. + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng. + Nét trơn đều (thanh đậm) - HS viết bài. - 3 đến 5 HS trình bày - Lắng nghe + Sách, vở, bút, giấy, thước kẻ, là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ xa tôi. Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 2: ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Học sinh hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động. - Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học - Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: Sách đạo đức 4 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: nêu tên của 3 bài đạo đức học từ tuần 12 đến tuần 17 2.Dạy bài mới 2.1. GTB 2.2. HĐ 1: Ôn tập - Chia lớp thành 3 nhóm - Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận - Hãy kể tên các bài đã học - Sau mỗi bài đã học em cần ghi nhớ điều gì? - Gọi đại diện nhóm lên trình bày - Giáo viên nhận xét và bổ sung 2.3. HĐ2: Luyện tập thực hành kỹ năng đạo đức - Giáo viên đưa ra từng tình huống với mỗi bài và yêu cầu học sinh ứng xử thực hành các hành vi của mình - Gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét và kết luận - Giáo viên yc làm một số bài trong VBTĐĐ - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Vài học sinh nêu - Nhận xét và bổ xung - Học sinh chia nhóm - Học sinh lắng nghe - Các nhóm thảo luận và trả lời - 3 bài học đó là: + Hiếu thảo với ông bà,cha mẹ; + Biết ơn thầy giáo ,cô giáo; +Yêu lao động. - Học sinh nhận xét và bổ sung . - Học sinh trả lời - Đại diện các nhóm lần lượt nêu ghi nhớ của bài . - Lần lượt học sinh lên thực hành các kỹ năng theo yêu cầu của giáo viên - Nhận xét và bổ xung Tiết 3: KHOA HỌC Bài 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: Giúp HS : Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. II.Đồ dùng dạy học : - Cây, con vật đã giao từ tiết trước. - GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: GV gọi HS trả lời câu hỏi : -Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí ? GV nhận xét. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng không khí cần cho sự cháy. Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2.2. Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người. -GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ? -Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi: +Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ? +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ? -GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút. -Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp . 2.3. Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật. -Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước. -GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà. +Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết ? +Còn cây đậu này, vì sao lại không được sống bình thường ? -Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật ? -Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô-xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Các nhà bác học đã làm thí nghiệm trên chuột bạch, bắng cách nhốt chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Nhưng khi con chuột thở hết lượng ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn. 2.4. Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống. -Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H.5,6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan. -GV cho HS phát biểu. -Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn. -GV nhận xét và kết luận : Khí ô-xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô-xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở như :rong, rêu, san hô. Các loại tảo hay các loại cá -GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng. +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ? +Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ? +Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ? -Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. 3.Củng cố- Dặn dò: -Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào ? -Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ? GV nhận xét. -Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài : “Tại sao có gió”. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời: +Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. -HS nghe. -HS tiến hành cặp đôi và trả lời. +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa. +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. -HS lắng nghe. -4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp. -HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả. +Nhóm 1: Con cào cào của nhóm em vẫn sống bình thường. +Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết. +Nhóm 3:Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường. +Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm. +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết. - Thiếu không khí để thở: Đậy kín vào thì cây thiếu khí các – bo – nic để quang hợp vào ban ngày; thiếu ôxi để hô hấp vào ban đêm. -Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết. -HS nghe. -Quan sát và lắng nghe. -HS chỉ vào tranh và nói: +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng. +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày. +Không có không khí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 18 Lop 4_12520674.docx
Tài liệu liên quan