KHOA HỌC :
AN TOÀN,TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
(Mức độ tích hợp GDMT : liên hệ)
I/ MỤC TIÊU : HS biết:
- Nêu được một số quy tắc cơ bán sử dụng an toàn tiết kiệm điện
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện .
- GD cho HS biết điện không phải là nguồn năng lượng vô tận vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm khi sử dụng năng lượng điện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Một vài dụng cụ sử dụng pin. Cầu chì, hình trang 98,99 SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(1)Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề
HĐ2(11): Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Cách tiến hành : - HS thảo luận theo nhóm 4,quan sát hình SGK trả lời:
+ Nêu các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp phòng điện giật
+ Khi ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và những người khác ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả ( kết hợp chỉ hình minh hoạ SGK).
- HS,GV nhận xét bổ sung, kết luận.
KL: Không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện .
HĐ3(10): Thực hành.
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
CTH: HS trao đổi theo nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng, HS nhắc lại.
- GV cho HS quan sát cầu chì, nêu tác dụng của cầu chì và cách kiểm tra xử lí khi cháy cầu chì.
39 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu trực tiếp.
+Thân bài:Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của Ba-Tả bao quát đến chi tiết
+ Kết bài: Phần còn lại-kết bài kiểu mở rộng.
+ Hình ảnh nhân hoá:Đường khâu như khâu máy,hàng khuy thẳng tắp như quan đội duyệt binh,cổ áo như lá non,.)
- Gọi 2,3 HS nêu dàn bài của bài văn tả đồ vật.
- GV treo bảng phụ ghi dàn bài ;2,3 HS đọc lại.
Bài tập 2: SGK.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và gạch chân yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Gọi 1,2 HS nêu những đồ vật, công cụ chọn miêu tả.
- HS làm bài cá nhân;GV quan tâm HS .
- Gọi HS lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
- HS,GV nhận xét bổ sung.
HĐ3 (3’)Củng cố dặn dò:- HS nêu ND tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí :
Ôn tập
I. Mục tiêu : Giúp HS ;
- Ôn tập, củng cố về tên các châu lục, đại dương trên trái đất.
- Hiểu biết về các nước láng giềng của Việt Nam.
Củng cố về đặc điểm kinh tế, địa hình của Việt Nam.
II. đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài
HĐ2 (32’): Ôn tập
Câu 1 : (3đ) Hãy kể tên các châu lục trên thế giới ?
1.......................; 4........................
2 ..................... ; 5 ......................
3 ..................... ; 6 .......................
Câu 2 : Hãy điền tiếp vào chỗ trống để trở thành câu trả lời đúng :
a - Đại dương lớn nhất là : ..........................................................
b- Đại dương sâu nhất là : ..........................................................
c - Đại dương bé nhất là : ..........................................................
d - Đại dương nông (cạn) nhất là : ..........................................................
Câu 3 : (2đ) Hãy đánh kí hiệu đ vào trước câu trả lời đúng và S vào trước câu trả lời sai :
Ê Dân cư nước ta tập trung đông đục ở vùng núi và cao nguyên
Ê Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam á
Ê ở nước ta lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất
Ê Phần đất liền ở nước ta có 1/4 diện tích là đồi núi, 3/4 diện tích là đồng bằng.
Câu 4 (3đ) : Hãy kể tên các nước láng giềng của Việt Nam. Giới thiệu một số nét cơ bản về nước láng giềng lớn nhất của nước ta .
- GV cho HS tự làm bài vào vở sau đó nối tiếp nhau trình bày. Tổ chức nhận xét, bổ sung.
HĐ(2’) GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn tập.
Thứ ngày tháng 2 năm 2014
Toán(t 118) :
Giới thiệu hình trụ,giới thiệu hình cầu
I/ Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Nhận dạng được hình trụ,hình cầu.
- Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu trong thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số hộp hình trụ có dạng khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(5’): Giới thiệu hình trụ.
- GV đưa ra một số hộp hình trụ cho HS quan sát và giới thiệu : Đây là hình trụ.
- Yêu cầu học sinh quan sát nêu đặc điểm về đáy,chiều cao,mặt xung quanh
- HS nêu kết quả quan sát ; HS,GV nhận xét kết luận (như SGK).1 số HS nhắc lại.
HĐ3(5’) : Giới thiệu hình cầu.
- GV tiến hành tương tự như giới thiệu hình trụ.
- Cho HS quan sát 1 số đồ vật không có dạng hình cầu để HS so sánh nhận biết đúng về hình cầu.( VD : quả trứng, bánh xe ôtô nhựa
- Gọi 1 số HS nhắc lại đặc điểm của hình cầu và nêu những đồ vật có dạng hình cầu
HĐ4(26’) : Thực hành.
Bài 1. Củng cố nhận dạng hình trụ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân , nêu kết quả,giải thích.
- HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng ( Hình trụ : hình a; hình e )
Bài 2: Củng cốnhận dạng hình cầu.
- HS làm bài cá nhân,nêu kết quả.
- HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng( Đồ vật hình cầu: Quả bóng,viên bi)
Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ nêu kết quả.
- HS,GV nhận xét kết luận.
HĐ5(3’) GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Lịch sử :
đường trường sơn
I/ Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)
- Quan đường TRường Sơn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam ( Để chỉ phạm vi đường Trường Sơn)
- ảnh tư liệu về bộ đội Trường Sơn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ :1-2 HS đọc bài học tiết trước. Lớp nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(9’): Mục đích của việc mở đường Trường Sơn.
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình minh hoạ, trả lời:
+ Nêu nhận xét về đường Trường Sơn .
+ Mục đích của việc ta mở đường Trường Sơn?
- Gọi lần lượt HS trả lời.
- HS, GV nhận xét bổ sung. HS nhắc lại sau kết quả đúng.
- GV treo bản đồ giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn.
KL: Mục đích mở đường Trường Sơn là chi viện cho miền nam,thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
HĐ4(9’): Những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn.
- HS đọc SGK trao đổi theo cặp đôi trả lời:
+ Kể tên và những công việc gian khổ của của những anh hùng trường Sơn?( Kể thêm về bộ đội, lái xe, thanh niên xung phongmà các em được nghe kể hoặc biết qua sách báo, tuyền hình).
- Gọi HS lần lượt trình bày.
- HS,GV nhận xét bổ sung.
HĐ5(9’)ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước
- HS làm việc theo nhóm đôi.
+ Nêu ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
+ So sánh 2 bức ảnh SGK, n- xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét, kết luận.
KL: Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thựccho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng Việt Nam . Ngày nay đường Trường Sơn được mở rộng-Đường Hồ Chí Minh.
HĐ6 (3’) - Nhắc lại nội dung bài
kỹ thuật :
lắp xe Ben(tiết 1)
I - Mục tiêu : Giúp HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn ; có thể chuyển động được .
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II - Đồ dùng dạy học -GV : Mẫu xe ben đã lắp sẵn
- HS :Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động 1(1’)Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động 2 (5’)-. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận
- GV đặt câu hỏi: Để lắp xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó.
Hoạt động 3(27’) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
lên bảng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào lắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK)
Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em phải chọn những chi tiết nào
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết.
- Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe.
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK)
- GV đặt câu hỏi: để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2, em phải chọn thêm các chi tiết nào?
* Lắp các hệ thống giá đỡ trục bánh xe (H.4-SGK)
* Lắp trục bánh xe trước (H. 5a –SGK)
* Lắp ca bin (H. 5b –SGK)
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- GV lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
* Bước lắp ca bin:
* Các bước lắp khác, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK và có thể gọi HS lên lắp
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trước
HĐ4 (2’)GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để tiết sau thực hành
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2016
Toán
(tiết 119) luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ vẽ hình minh hoạ các bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (4’) Bài cũ : Kể tên một vài đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu
- 1-2 HS kể, lớp nhận xét.
HĐ2 (1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(32’)Thực hành
Bài tập 1: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- GV treo bảng phụ vẽ hình hướng dẫn HS phân tích tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm . Gọi 1 số học sinh nêu kết quả.
- HS,GV nhận xét ; chốt kết quả đúng, HS nhắc lại cách thực hiện.
Đáp số : a) 6 cm2 ; 7,5 cm2
b) 80%
Bài 3: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS phân tích tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 số HS nêu miệng cách làm.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm , GV quan tâm HS lúng túng.
- HS , GV nhận xét , chốt kết quả đúng.
Đấp số : 13,625 cm2
HĐ4(3’)Củng cố dặn dò.
- GV đàm thoại để củng cố nội dung của bài.
Luyện từ và câu:
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (ND ghi nhớ).
Làm được BT1,2 của mục III.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ và phiếu bài tập ghi sẵn bài 1 phần nhận xét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ :2 HS làm lại bài tập 3,4 của tiết LTVC tiết : Trật tự- an ninh
Lớp nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(10’): Phần nhận xét.
Bài 1: - GV treo bảng phụ ghi VD (SGK)
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách các vế câu ghép; gạch 1 gạch dưới CN , gạch 2 gạch dưới VN.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng.
Bài 2 : - HS đọc đề, suy nhĩ trả lời câu hỏi 2 SGK.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3 : HS suy nghĩ tìm từ thay thế và nêu kết quả.( câu a : mới,đã ; chưa,đã ; càng. Câu b : chỗ nào , chỗ ấy.)
- GVKL : Các từ in đậm trong 2 câu ghép trên và có thể thay thế cho nó được gọi là các cặp từ hô ứng . Nó dùng để nối các vế câu ghép làm chúng có quan hệ chặt chẽ. Các cặp từ hô ứng nằm trong bộ phận VN nên nó không phải là quan hệ từ.
- Gọi 2,3 HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ4(23’): Luyện tập
Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài độc lập vào vở bài tập .3 HS lên bảng làm.
- HS trao đổi bài chấm chéo cho nhau.Sau đó phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng( a/chưa,đã. b/ vừa,đã. c/ càng,..)
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng.
Bài tập 2: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- GV treo bảng phụ HDHS tìm hiểu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi thực hiện. GV quan tâm HS lúng túng. 3 HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
HĐ 5 (2’) 1 HSđọc lại ghi nhớ của bài
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả :
Tiết 24
(Mức độ tích hợp GDMT: liên hệ )
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Nghe- viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. Viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (bài tập 2)
- Giáo dục học sinh lòng yêu đất nước
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu khổ to để HS làm bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ: 2-3 HS lên bảng viết các tên riêng có trong bài Cửa gió Tùng Chinh. Cả lớp viết vào bảng con. Lớp và GV nhận xét
HĐ2(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(22’) Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ Gọi 1-2 HS đọc bài : Núi non hùng vĩ
? Đoạn văn miêu tả cảnh gì ? ( Vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta.)
GV : Vùng biên cương phía Bắc có rất nhiều rừng núi. Rừng núi đã đem lại lợi ích gì ?
- HS trả lời, nhận xét. GV liên hệ đến việc bảo vệ môi trường.
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu HS nêu các từ khó viết.( tày đình, hiểm trở, Phan-xi-păng)
+ Yêu cầu HS viết, đọc các từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 7-8 bài.
HĐ4(11’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
+Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân, 2HS lên bảng làm ; GV quan tâm HS lúng túng. - HS,GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
+Bài tập 3: SGK.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV treo bảng phụ HDHS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận làm vào bảng nhóm theo nhóm 4 ; GV quan tâm giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng ( Ngô Quyền,Lê Hoàn,Trần Hưng Đạo; Nguyễn Huệ; Đinh Bộ Lĩnh; Lý Thái Tổ; Lê Thánh Tông.)
HĐ(2’)
- Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được
Khoa học :
An toàn,tránh lãng phí khi sử dụng điện
(Mức độ tích hợp GDMT : liên hệ)
I/ Mục tiêu : HS biết:
- Nêu được một số quy tắc cơ bán sử dụng an toàn tiết kiệm điện
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện .
- GD cho HS biết điện không phải là nguồn năng lượng vô tận vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm khi sử dụng năng lượng điện.
II/ Đồ dùng dạy học
+ Một vài dụng cụ sử dụng pin. Cầu chì, hình trang 98,99 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(1’)Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề
HĐ2(11’): Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Cách tiến hành : - HS thảo luận theo nhóm 4,quan sát hình SGK trả lời:
+ Nêu các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp phòng điện giật
+ Khi ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và những người khác ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả ( kết hợp chỉ hình minh hoạ SGK).
- HS,GV nhận xét bổ sung, kết luận.
KL: Không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện ...
HĐ3(10’): Thực hành.
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
CTH: HS trao đổi theo nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng, HS nhắc lại.
- GV cho HS quan sát cầu chì, nêu tác dụng của cầu chì và cách kiểm tra xử lí khi cháy cầu chì.
HĐ4(11’): Sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
Mục tiêu : HS giải thích được lí do phải tiết kiệm được năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi :
+ Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm ?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ?
- Gọi HS lần lượt trình bày kết quả.( như SGK)
GV : Điện có phải nguồn năng lượng vô tận không ?
- HS trả lời, nhận xét, GV nhận xét , kết luận.
- Cho HS liên hệ với việc sử dụng điện ở gia đình.
HĐ5 (2’): HS nhắc lại nội dung bài
Khoa học :
Ôn tập
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Ôn tập về sự biến đổi của chất. Đặc điểm của chất.
- Củng cố hiểu biết về những yếu tố gây nhiễm nguồn nước
- Những việc nên làm để tránh lãng phí năng lượng điện và chất đốt.
II đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1(1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2(36’) Ôn tập
Câu 1 (3đ) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
1. Sự biến đổi hoá học là gì ?
A. Sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại .
B. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác và ngược lại.
2. Chất lỏng có đặc điểm gì ?
a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, nhìn thấy được.
b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.
3. yếu tố nào nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước ?
a. Không khí ; b. Nhiệt độ ; c. Chất thải ; d. ánh sáng mặt trời
Bài 2 : (2đ) Hãy viết chữ N vào □ trước việc nên làm, chữ K vào □ trước việc không nên làm để tiết kiệm điện.
□ a. Chỉ nên dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi....
□ b. Dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện.
□ c.Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo.
□ d. Không nên dùng điện nữa.
Câu 3 : (3đ) hãy nêu 3 việc bạn và gia đình bạn có thể làm để tránh lãng phí chất đốt ?
- HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó nối tiếp nhau trình bày kết quả. Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
HĐ3(3’): - HS nêu ND tiết học. GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2016
Toán(t120)
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GD HS ý thức thực hành để đo các vật trong thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’): Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu bài học
HĐ2(37’) Thực hành .
Bài 1:Rèn kĩ năng tính Sxq và Stp và thể tích hình hộp chữ nhật.
(Làm phần a, b.)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS lúng túng.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- 3 HS nhắc lại qui tắc tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật.
Đáp số : a) 230dm2 ; b) 300 dm3 ; c) 225 dm3
- GV đàm thoại để củng cố cách tính Sxq và Stp và thể tích hình hộp chữ nhật.
Bài 2: Rèn kĩ năng tính Sxq,Stp,V hình lập phương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ H/S lúng túng.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Đáp số : a) 9m2 ; b) 13,5 m2 ;c) 3,375 m3
GV đàm thoại để củng cố kĩ năng tính Sxq,Stp,V hình lập phương.
Bài tập 3:
( Stp hình N là: a xa x6.
Stp hình M là: (a x3) x (a x3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9.
Vậy Stp hình M gấp 9 lần Stp hình N .
So sánh thể tích thực hiện tương tự.)
HĐ3 (2’) GV đàm thoại củng cố nội dung của bài.
Tập làm văn :
ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu : Giúp hs :
Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật .
Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: - Tranh ảnh một số vật dụng. Bảng phụ ghi đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học.
HĐ1(1’): Giới thiệu bài.GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(35): Thực hành.
Bài 1 : - GV treo bảng phụ ghi đề bài.
- 1,2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu đề bài lựa chọn miêu tả.
- 1 HS đọc gợi ý 1.
- HS làm bài cá nhân.
- 5 HS làm vào bảng nhóm( 5 HS có lựa chọn theo 5 đề khác nhau).
- GV quan tâm , giúp đỡ HS lúng túng.
- HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng trình bày.
- HS,GV nhận xét bổ sung để có dàn ý chi tiết đầy đủ . HS rút kinh nghiệm sửa dàn ý của mình.
Bài 2 : SGK.
- 1HS đọc yêu cầu bài 2, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1HS đọc gợi ý 2.
- HS lần lượt trình bày dàn ý về bài văn của mình trong nhóm.
- Gọi HS lần lượt trình bày dàn ý của mình trước lớp.
HĐ3 (4’)Củng cố dặn dò:- HS nêu ND bài.
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí
ôn tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu tên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về : diện tích, địa hình khí hậu dân cư, hoạt động kinh tế.
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu á,châu Âu ( Sử dụng trong HĐ1)
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(5’) Bài cũ : 1 HS đọc bài học tiết trước. Lớp nhận xét.
HĐ2 (1’): Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ3(15’): Củng cố vị trí giới hạn châu á, châu Âu trên lược đồ.
- GV phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ .
- HS làm việc cá nhân, ghi tên các châu và đại dương và các dãy núi trên lược đồ trống.GV quan tâm HS lúng túng.
- Gọi lần lượt HS trình bày kết quả.
- HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV treo bản đồ,yêu cầu 1,2 HS lên trình bày và xác định.
HĐ4(15’): So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu.
- HS thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu bài tập 2 SGK.
- GV quan tâm giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả;các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng.
(Diện tích : ý a,b ; Khí hậu: c,d ; Địa hình: e,g ; Chủng tộc: i,h ; Hoạt động kinh tế: k,l)
- 2,3 HS nhắc lại kết quả.
HĐ 5 (4’)- GV cùng HS hệ thống bài.
Thể dục Bài 47 :
phối hợp chạy và bật nhảy
trò chơi “qua cầu tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn phối hợp chạy – mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Học phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu v tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá.
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân tập
.- Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn).
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn).
Hoạt động 2: (17')
Ôn phối hợp chạy – mang vác:
Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó từng tổ báo cáo kết quả ôn tập do cán sự điều khiển.
- Ôn bật cao: 2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2 – 3 lần, tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của giáo viên, giữa hai đợt giáo viên có nhận xét.
- Học phối hợp chạy và bật nhảy:
Giáo viên nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó giáo viên hoặc cán sự làm mẫu chậm 1 – 2 lần, rồi cho học sinh lần lượt thực hiện chậm 2 – 3 lần (chưa yêu cầu nhanh). Khi học sinh tập, giáo viên đứng ở chỗ các em bật cao để bảo hiểm.
Hoạt động 3:
Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”: 5 phút.
Chia số học sinh trong lớp thành 2- 4 đội tùy theo số dụng cụ đã chuẩn bị, giáo viên phổ biến cách chơi, cử học sinh đứng bảo hiểm, sau đó cho các em chơi dưới sự điều khiển của giáo viên hoặc cán sự. Trong quá trình chơi, giáo viên giám sát chặt chẽ, động viên các em và nhắc nhở về tổ chức kỉ luật và vấn đề bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hoạt động 4: Kết thúc 5 phút
- Giáo viên cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao
Thể dục Bài 48
phối hợp chạy và bật nhảy
trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy – nhảy – mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng nhưng bảo đảm an toàn.
- Học mới trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và các bài tập bật nhảy (2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá hay khăn làm vật chuẩn trên cao).
giiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
- Chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân tập
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn):
Hoạt động 2: Ôn chạy và bật nháy: 15 phút.
Tập theo đội hình 2 – 4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. Giáo viên cùng học sinh nhắc lại nội dung bài tập, giáo viên sử dụng đội hình của trò chơi để tổ chức thi đua giữa các đội: Giáo viên làm trọng tài cho điểm, cử 1 học sinh làm thư kí, mỗi đợt nhảy 2 – 4 học sinh của mỗi hàng. Khi giáo viên cho điểm, thư kí ghi trung thực điểm của từng tổ. Sau mỗi đợt nhảy giáo viên và thư kí tổng hợp, xếp loại và thông báo cho cả lớp biết. Sau 1 -2 đợt thực hiện, giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá. Cuối cùng giáo viên và thư kí tổng hợp điểm, đội nào thua bị phạt (hình thức phạt do giáo viên và học sinh quy định trước khi chơi).
Hoạt động 3: Học trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”:6 phút.
Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử (chọn những học sinh đã nắm được cách chơi). Tổ chức chơi: Chia số học sinh trong lớp thành 2 – 4 nhóm tương đương nhau về thể lực và tỉ lệ nam, nữ, giáo viên cho cả lớp chơi thử 1 lần. Sau đó, cho thi đấu 2 lần, đội nào thua bị phạt
Hoạt động 4: Kết thúc 6 phút
- Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.
- Học sinh di chuyển thành 4 hàng theo tổ, giáo viên hệ thống lại bài học.
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao
Thực hành t- việt :
Mở rộng vốn từ : trật tự - an ninh
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
1/ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về : Trật tự - an ninh.
2/ Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi bài tập .Một vài tờ giấy khổ to
HS : Từ điển tiếng Việt.
III/ Các hoạt động dạy học chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 24-2012 dung.doc