Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 2, 3

KHOA HỌC : ( TIẾT 5 ) CẦN LÀM GÌ ĐỂ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?

I - MỤC TIÊU: Giúp HS :

 - Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.

 - GD HS biết làm những việc thể hiện sự chăm sóc phụ nữ có thai.

II -ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

GV : Hình trang 12, 13 SGK

III -HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: KTBC ( 5 phút ) Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?

GV vấn đáp - HS trả lời, tổ chức nhận xét .

HĐ2( 1phút) GTB ;GV nêu mục tiêu bài học

HĐ3 (10 phút ) Làm việc với SGK

* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.

ã Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp:

Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK để trả lời câu hỏi:

Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?

Bước 2 : Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi

Bước 3: Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi em chỉ nói về nội dung của một hình .Tổ chức lớp nhận xét .

 

doc51 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 2, 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m số báo cáo - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Chơi trò chơi “ Thi đua xếp hàng - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp: 1-2, 1-2 Hoạt động 2: Phần cơ bản (12 phút.) MT: Ôn động tác về đội hình đội ngũ. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 1,2 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét và sửa chữa động tác sai cho học sinh. - Chia 3 tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển Giáo viên quan sát và nhận xét. - Tập hợp lớp: các tổ thi đua trình diễn 2-3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá biểu dương thi đua các tổ tập tốt. - Cả lớp tập dưới sự điều khiển của giáo viên để củng cố 1-2 lần. Hoạt động 3 :Trò chơi vận động:( 8 phút. )Trò chơi “ Kết bạn ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi. Tập hợp học sinh theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định luật chơi. Cả lớp cùng chơi, giáo viên quan sát, nhận xét, xử lý các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. Hoạt động 4 : Phần kết thúc:(5 phút). - Học sinh hát bài “ Tìm bạn ” vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học . Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012 Toán :( tiết 10) hỗn số I. Mục tiêu: Giúp HS biết cách và thực hành chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các tính chất cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập. - GD Hs biết cách sử dụng II. Đồ dùng dạy học - GV :Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học HĐ1 KTBC: (4 phút) Củng cố cấu tạo hỗn số, viết , đọc hỗn số. 1 HS ghi bảng BT 2a) 3 (VBT). Tổ chức lớp nhận xét . HĐ2 : GTB:( 1 phút) GV giới thiệu bài và ghi đầu bài HĐ3: ( 7 phút) Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số. - MT: HS năm được cách làm chuyển hỗn số thành phân số - GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (như hình vẽ của SGK) để nhận ra có 2 và nêu vấn đề: 2 = ? - GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề, chẳng hạn: Cho HS tự viết để có: 2 = 2 + = Giúp HS tự nêu cách chuyển 2 thành rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành phân . Nhiều HS nhắc lại cách chuyển . HĐ4: (25 phút) Thực hành Bài 1 :Củng cố chuyển hỗn số thành phân số - HS đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở , HS khá giỏi làm cả bài, HS yếu làm 3 phần. KH- khích HS yếu lên bảng làm bài .Tổ chức lớp nhận xét. - Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách chuyển một hỗn số thành phân số. Bài 2, 3 :Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính Cho HS trao đổi ý kiến để thống nhất cách làm là: - Chuyển từng hỗn số thành phân số. Thực hiện phép tính các phân số mới tìm được.( theo mẫu) Cho HS tự làm bài . HS khá giỏi làm cả 3 phần a) , b) , c). HS yếu làm 2 phần a ), c) Tổ chức cho HS chữa, nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Kết quả: Bài 2: b) 103/7 ; 28/5 Bài 3: 51/7 ;49/15 Cuối cùng nên cho HS tự nêu, chẳng hạn: muốn cộng (trừ, nhân, chia) hai hỗn số, ta chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính với hai phân số tìm được. HĐ nối tiếp : ( 3 phút) Khắc sâu cách chuyển hỗn số thành phân số -2 HS nhắc lại kết luận . GV nhận xét giờ học . Tập làm văn: luyện tập làm báo cáo thống kê I mục tiêu : Giúp HS 1. Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: Nêu số liệu và trình bày bảng( BT1) 2. Biết thống kê đơn giản số HS trong lớp (Theo mẫu BT2) 3. GD HS biết cách lập một bảng thống kê. II- Đồ dùng dạy - học GV- Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT 2 cho HS các nhóm thi làm bài. III. Các hoạt động dạy - học HĐ 1. ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ: Củng cố luyện tập về tả cảnh Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh (theo yêu cầu của tiết TLV trước) .Tổ chứclớp nhận xét . HĐ2( 1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ3 . Hướng dẫn HS luyện tập ( 32 phút ) Bài tập 1:Đọc bài và trả lời câu hỏi. MT : HS đọc được những số liệu thống kê theo yêu cầu -Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -HS thảo luận nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời . *Kh- khích HS yếu trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Nhắc lại cá số liệu thống kê trong bài. b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức: - nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khác trên bia còn lại đến ngày nay) - Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại) c) Tác dụng của các số liệu thống kê: - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. Bài tập 2: Thực hành thống kê ( theo mẫu ) MT : HS lập được bảng thống kê theo mẫu - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập 2. GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. Sau Thời gian quy định, các nhóm dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất. - GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh. - HS viết vào vở bảng thống kê đúng. HĐ nối tiếp :( 2 phút ) Khắc sâu cách lập và đọc báo cáo thống kê - GV nhận xét giờ học. địa lý: địa hình và khoáng sản (Mức độ tích hợp GDBVMT : bộ phận) I .mục tiêu : Giúp HS biết : - Dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm địa hình nước ta : 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản của nước ta : than, sắt, a-pa- tít,, dầu mỏ, khí tự nhiên. - Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ, lược đồ . - Chỉ được một số mỏ khoáng sản ở nước ta trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a pa tít,bô-xít , dầu mỏ. - GD HS ý thức bảo vệ tài nguyện thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lý VN, bản đồ khoáng sản (nếu có) III- Các hoạt động dạy học : HĐ1: (1 phút) GTB: GV giới thiệu trực tiếp . HĐ2 :(18 phút) Tìm hiểu địa hình nước ta . MT; HS nắm được một số đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta Tiến hành : -H / dẫn HS biết quy ước về màu sắc trên bản đồ địa hình( hiểu phần chú giải ) -HS thảo luận nhóm đôi kết hợp quan sát hình 1 SGH theo gợi ý ở trang 68 SGK . Vài HS chỉ trên bản đồ lớn . T/chức n/ xét, kết luận (1) + Một số HS chỉ các dãy núi lớn ( trên lược đồ lớn) H/ dẫn HS nhận định đặc điểm của núi nước ta L / luận (2) . + 1HS (hoặc 2,3 ) chỉ nêu kết luận (1) + ( 2) HĐ3 :(13 phút) Tìm hiểu về khoáng sản nước ta MT: HS biết được một số điểm cơ bản về khoáng sản nước ta, kể tên và chỉ được vị trí mỏ khoáng sản trên bản đồ khoáng sản . Cách tiến hành: -HS thực hiện theo gợi ý ở trang 70 phần 2 . -1 số HS lên chỉ trên bảng lớp . - HS vận dụng thực tế nêu công dụng của 1 số khoáng sản mà em biết, nêu được loại khoáng sản có ở tỉnh nhà (Thanh Hoá) là mỏ crôm (Triệu Sơn -Thanh Hoá) - HS kết hợp quan sát ảnh H3 (tr 71), nhận xét, ý kiến , thảo luận và rút ra bài học về việc khai thác bảo vệ tài nguyên khoáng sản KL3. GV: Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, chúng ta phải khai thác như thế nào ? HĐ nối tiếp ( 3 phút) Củng cố nội dung bài - 2 HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học . Kĩ thuật : Đính khuy hai lỗ (T2) I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: GV -HS: Kim chỉ , vải , khuy 2 lỗ 2, 3 cái III- Các hoạt động dạy học – học : Tiết 2 .HĐ 1 ( 1 phút): GTB : GV nêu mục tiêu bài học HĐ 2( 26 phút) Thực hành - HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ. - GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS. - GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy trong thời gian khoảng 20 phút. - HS thực hành đính khuy hai lỗ. GV - GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. HĐ3 ( 5 phút) Đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. : chỉ định một số HS trưng bày sản phẩm. GV ghi các yêu cầu của sản phẩm lên bảng để HS dựa vào đó đánh giá sản phẩm. - Cử 2-3 HS cùng GV đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu. GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). HĐ nối tiếp (3 phút) - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ khâu để học bài “Đính khuy bốn lỗ”. Thể dục(T3) đội hình đội ngũ- trò chơi :" chạy tiếp sức " I - mục tiêu : Giúp HS : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học. - Cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức ” đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - GV : Chuẩn bị sân trường sạch sẽ, 1 chiếc còi; 2- 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Mở đầu (10 phút). - Học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo. - Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục. - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát . HĐ 2:. Đội hình đội ngũ: 12 phút. MT: Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình, đội ngũ. - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Giáo viên điều khiển lớp tập có sửa chữa những sai sót của học sinh(1-2 lần). - Tổ trưởng điều khiển tổ tập 3- 4 lần. Giáo viên quan sát n/ xét sửa chữa. - Các tổ thi đua trình diễn: Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương thi đua, giữa các tổ 2 lần. - Cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển: 2 lần. HĐ3 : Trò chơi vận động: 8 phút “ Chạy tiếp sức ”. MT :Chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc. - Giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cả lớp chơi thử 2 lần. - Cả lớp thi đua chơi 2,3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. HĐ 4: Phần kết thúc: 5 phút. - Các tổ học sinh đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. tuần 3 Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012 Toán : ( tiết 11) Luyện tập I mục tiêu : Giúp HS : Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhận, chia với các hỗn số, so sánh các hỗn số II. Đồ dùng dạy học - Sách SGK III. Các ho ạt động dạy học HĐ1 : KT bài cũ( 3 phút) 1: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số 2 ; 1 - GV yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp nháp bài. Tổ chức lớp nhận xét. GV ghi điểm . HĐ2 :GTB ( 1 phút) GV giới thiệu trực tiếp bài học . HĐ3 (34 phút) Luyện tập - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của các bài tập . Bài 1: Củng cố chuyển hỗn số thành phân số . HS tự làm bài vào vở, yêu cầu HS yếu làm 2 ý đầu, HS khá giỏi làm cả bài 2 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. Tổ chức lớp nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng. 13/5 ; 49/9; 75/8; 127/10 Bài 2: Củng cố cách so sánh hỗn số. GV cho HS tự nêu cách so sánh hai hỗn số rồi làm bài vào vở và chữa bài. a); b) c); d). HS yếu làm ý a) dKhi chữa bài nên chữa như sau: Cách1: 3 = ; 2 = ; Mà > nên 3 > 2 Cách 2: 2 > 3 nên 3 > 2 Nếu HS làm theo cách 2 nên yêu cầu HS lý giải cụ thể. Kh- khích HS khá giỏi . Bài 3: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. HS làm bài . GV kết hợp chấm bài. Kh- khích HS yếu làm 2- 3 ý. Tổ chức lớp chữa bài, nhận xét. GV chốt kết quả đúng: a) 17/6 ; b) 23/21 c) 14 d) 14/9 HĐ nối tiếp : (2‘) Khắc sâu cách chuyển hỗn số thành phân số. GV nhận xét giờ học học . tập đọc : lòng dân I - mục tiêu : Giúp HS: 1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể: - Biết đọc ngắt giọng, giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống kịch. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 3. GD HS lòng cảm phục đối với người dân sẵn sàng hi sinh vì cách mạng II- Đồ dùng dạy - học - GV : Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1: ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2 - 3 trong SGK. Tổ chức lớp nhận xét, GV ghi điểm . HĐ2 ( 1phút) Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi tựa đề . HĐ3 ( 11 phút). Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ (33” ) MT: HS đọc đúng giọng nhân vật, đúng các kiểu câu trong đoạn kịch . - Một HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý: + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. - HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (Chồng tui, thằng này là con) Đoạn 2: Tiếp theo đến : Rục rịch tao bắn. Đoạn 3: Phần còn lại Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS và kết hợp giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài (cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, ráng). H/ dẫn HS giải nghĩa thêm từ : tức thời (trong câu Mới tức thời đây - đồng nghĩa với vừa xong) - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc lại đoạn kịch HĐ 4( 10 phút)Tìm hiểu bài : MT: HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung phần đầu màn kịch theo 4 câu hỏi trong SGK . * Kh- khích HS yếu trả lời câu hỏi 1,2 SGK. HS phát biểu. Tổ chức lớp nhận xét . GV chốt lại ý kiến đúng. Gv đàm thoại - HS trả lời nêu đại ý của bài ( Như mục tiêu ) . HĐ (10 phút) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. MT : HS thể hiện đúng lời nhân vật, t/ cảm, hành động nhân vật . - 5 HS đọc theo 5 vai trong nhóm (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu - nhân vật, cảnh trí, thời gian. - 1, 2 nhóm thi đọc trước lớp . Tổ chức lớp nhận xét, ghi điểm . - GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. HĐ nối tiếp ( 3 phút) : GV khắc sâu nội dung đại ý, rút ra bài học giáo dục. - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt. Chiều thứ 2 Toán : luyện tập I- mục tiêu : Giúp HS: - Củng cố khắc sâu cách chuyển hỗn số thành phân số và thực hiện các bài tạp đúng quy định . II - đồ dùng dạy học: - HS : VBT toán 5 tập1 III -các hoạt động dạy học: HĐ1 :GTB ;(1 phút) GV giới thiệu mục tiêu bài học . HĐ2 (32 phút) Làm bài tập Bài 1: Củng cố cách so sánh các hỗn số. MT: HS biết cách so sánh linh hoạt giữa các hỗn số HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào vở . 2 HS lên bảng chữa bài . -Kh- khích HS yếu lên bảng . Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách so sánh các hỗn số . VD: 5 > 2 ( vì 5 > 2) ;8 = 8 (vì =) Tổ chức nhận xét ,GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Củng cố chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính GV yêu cầu 3 dãy, mỗi dãy thực hiện nhanh 1 ý của mục a); b) ;c) 3 cặp đại diện trình bày .Tổ chức nhận xét, GVcủng cố cách làm * HS khá giỏi làm cả 6 ý Kquả :a) 3/8 ; 13/7; b)5/2 ; 29/9 ; c) 14 , 2/3. Bài 3: Củng cố phép nhân phân số và cách rút gọn nhanh. Lớp tự làm bài. GV lưu ý giao bài thêm cho HS khá giỏi = = 1 HS trình bày bài làm, (kh- khích HS làm cách khác.) HĐ nối tiếp (3 phút) Gv khắc sâu MT các bài tập. GV nhận xét chung tiết học THTV: ( luyện từ và câu): luyện tập về từ đồng nghĩa I - mục tiêu :Giúp HS: -Thực hành làm tốt các bài tập trong VBT Tiếng Việt L5 trang 11,12. II- đồ dùng dạy học: HS: Vở BTTV . GV Bảng phụ ghi đáp án bài III - các hoạt động dạy học: HĐ1 (1 phút) KTBC: Củng cố đặc điểm từ đồng nghĩa . GV vấn đáp 1, 2 HS trả lời . GV tổ chức nhận xét tuyên dương. HĐ2 ( 1 phút) :GV nêu MT bài học. HĐ3 (27 phút) Làm bài tập Bài 1: Củng cố cách tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn (cho sẵn ) - HS đọc lướt - nêu từ cần tìm được . GV tổ chức nhận xét, GV kết luận . Cho HS ghi vở . Bài 2 Xếp nhóm từ đồng nghĩa trong các từ đã cho trước . Tiến hành tương tự như trên. GV đưa ra bảng phụ ghi đáp án . H/ dẫn HS nêu nét nghĩa chung của từng nhóm từ . Bài 3: Luyện viết đoạn vưn tả cảnh . MT: HS viết đúng thể loại, có thể cho một buổi trong ngày HS thực hành tự viết bài . GV theo dõi . - Nhiều HS đọc bài.Tổ chức nhận xét, GV ghi điểm . HĐ nối tiếp:( 3 phút) GV khắc sâu nội dung các từ đồng nghĩa . 1 HS nhắc lại. GV nhận xét giờ học. Đạo đức : (tiết 1 ) có trách nhiệm về việc làm của mình I - mục tiêu : Giúp HS biết: -Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa . - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến của mình. -GD HS có trách nhiệm về việc làm cảu mình. II – Tài liệu và phương tiện - Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. III- Các hoạt động dạy – học HĐ(1phút) GTB : Gv giới thiệu trực tiếp HĐ2 :(12 phút) Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức * Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng. CTH: 1. GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe. 2. HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. K/hợp q/ sát tranh m/ hoạ Tổ chức nhận xét. GV kết luận. Kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. .. Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ. GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. HĐ 3:( 12 phút) Làm bài tập 1, SGK. * Mục tiêu: HS xác định những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. *CTH: 1. GV chia HS thành những nhóm nhỏ. (nhóm 4) 2. GV nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập 3. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Tổ chức lớp nhận xét 4. GV kết luận: (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (d), (e) không phải là biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. HĐ4: ( 8 phút) Bày tỏ thái độ (bài tập 2 ,SGK) * Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng. * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu HS lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2. 2. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay : Đúng giơ tay phải, sai giơ tay trái. Lưỡng lự : Không giơ tay. 3. GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tránh hoặc phản đối ý kiến đó. 4. GV kết luận: Tán thành ý kiến (a), (đ); - Không tán thành ý kiến (b), (d), (c) Hoạt động tiếp nối: ( 3phút) GVnhận xét tiết học .huẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3, SGK. Thứ 3 ngày 11tháng 9 năm 2012 Toán :(T12) luyện tập chung I mục tiêu : Giúp HS : Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Chuyển hỗn số thành phân số - Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo (số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo). - Rèn kỹ năng giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đo. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: GTB :GV giới thiệu MT bài học và ghi tựa đề HĐ2 ( 36 phút) Làm bài tập Bài 1: Củng cố chuyển phân số thành phân số thập phân. Cho HS nêu yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài. - Kh- khích HS yếu lên bảng làm bài. Tổ chức lớp nhận xét . - GV chốt kiến thức đúng . Bài 2: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số Cho HS nêu yêu cầu rồi tự làm. - HS khá giỏi làm cả bài. HS yếu làm 2 hỗn số đầu. 2 HS lên bảng chữa bài( kh- khích HS yếu ). Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. - Tổ chức lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Kquả : 42/5 ; 23/4 ; 31/ 7 ; 21 / 10 Bài 3: Củng cố cách đổi đơn vị đo - HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài vào vở. Gv yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp theo dõi nhận xét. GV chốt kết quả đúng . Bài 4: Chuyển số đo số có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị . GV hướng dẫn mẫu :5m7 dm = 5m + m = 5 m HS tự làm bài theo mẫu rồi chữa bài. Nên cho HS nhận xét: có thể viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị dưới dạng hỗn số có một tên đơn vị đo. Hs tự làm bài vào vở, 12 em nêu kết quả. GVchốt kết quả đúng : 3m 27 cm = 300cm + 27 cm =327 cm 3m 27 cm =30dm +2dm +7 cm = 32dm + dm = 32 dm 3m 27cm =3m + m = 3 m HĐ nối tiếp( 3 phút) Củng cố MT bài học. GV N/Xét giờ học . luyện từ và câu: mở rộng vốn từ: nhân dân I- mục tiêu: Giúp HS : - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân vào nhóm thích hợp(BT1) ; Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2 Hiểu được nghĩa từ “đồng bào”, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được một câu có tiếng đồng vừa tìm được (bài tập 3). - GD HS biết sử dụng vốn từ nói về chủ đề nhân dân. II- Đồ dùng dạy - học - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt. Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học hoặc một vài trang từ điển phô tô (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 :( 5 phút )ktbc :Tích cực hoá vốn từ ( hs viết đoạn văn tả cảnh ở tiết trước ) - HS đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho (BT4, tiết TLVC trước) đã được viết lại hoàn chỉnh. - Tổ chức nhận xét về nội dung đoạn văn, cách dùng từ. HĐ 2( 1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 32 phút ) Bài tập 1: Xếp các từ đã cho thành nhóm từ thích hợp ( a, b, c. ) MT :Hệ thống hoá vốn từ về nhân dân -1 HS đọc yêu cầu của BT 1 - GV giải nghĩa từ tiểu thương: người buôn bán nhỏ - HS trao đổi theo nhóm đôi, làm bài vào vở - Đại diện một số cặp trình bày kết quả. Kh- khích Hs yếu trả lời . - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho cặp làm bài đúng nhất, trình bày kết quả làm bài rõ ràng, dõng dạc. - Cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng. Bài tập 2: Mở rộng 1 số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân ta. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS : có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ. VD: Thành ngữ Chịu thương chịu khó nói lên phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu được gian khổ, khó khăn - HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. - HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên. Bài tập 3 : Đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Con rồng cháu tiên " - Một HS đọc nội dung BT3 a)- Cả lớp đọc thầm lại truyện Con rồng Cháu Tiên, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a. (Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) b) GV phát phiếu, một vài trang từ điển phô tô cho các nhóm HS làm bài, trả lời câu hỏi 3b, GV khuyến khích HS tìm được nhiều từ. - Đại diện các nhóm trình bày .Tổ chức lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. - HS viết vào vở khoảng 5 - 6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng) c) HS tiếp nối nhau đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. VD: + Cả lớp đồng thanh hát một bài. + Ngày thứ hai HS toàn trường mặc đồng phục. + Bố mẹ tôi vốn là bạn đồng học. + Cả tổ tôi đồng tâm nhất trí vươn lên trở thành một tổ dẫn đầu về học tập HĐ nối tiếp ( 2 phút ) GV khắc sâu mục tiêu. - GV nhận xét tiết học - yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT 2, ghi nhớ các từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng) các em vừa tìm được ở BT3b. Kể chuyện: kể chuyện được chứng kiến tham gia I - mục tiêu : Giúp HS : 1. Rèn kỹ năng nói - HS kể được câu chuyện (đã chứng kiến tham gia hoặc được biết qua truyền hình phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - GD HS có ý thức làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương. II- Đồ dùng dạy - học - Bảng lớp viết đề tài: viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách KC. III. Các hoạt động dạy - học HĐ 1:(5 phút )KTBC : Kiểm tra kỹ năng kể chuyện về các anh hùng. HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.Tổ chức nhận xét. GV ghi điểm . HĐ2 ( 1 Phút) Giới thiệu bài : GV nêu MT của tiết học và kiểm tra xem HS chuẩn bị trước ở nhà như thế nào?. HĐ 3( 5 phút ). Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài : MT : HS nắm được yêu cầu của bài - Một HS đọc đề bài - HS phân tích đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh. HĐ4. Gợi ý kể chuyện ( 7 phút ) - Ba HS tiếp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 2+ tuần 3.doc