Đạo đức:
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước
* Quan tâm đến giáo dục KNS và SDNL tiết kiệm, hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về con người Việt Nam và các nước khác.
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 24 năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2015
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững các kiến thức về thể tích, các đơn vị đo thể tích, cách tính thể tích các hình để vận dụng vào làm tính và giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức
- GV nhận xét
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống :
1,945dm = .... cm ; 0,069m = ... dm
65,78dm = ... cm ; 43,24cm = dm
Bài 2: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật biết :
a. Chiều dài 25cm, chiều rộng 2dm, chiều cao 10cm.
b. Chiều dài 24dm, chiều rộng bằng chiều dài, chiều cao bằng 13dm.
Bài 3:
Cho bể nước hình lập phương có cạnh là 14cm. Tính thể tích bể nước đó theo đơn vị m ?
*Bài 4 : Hình lập phương A có cạnh 4cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần hình lập phương A. Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương B ?
- GV chấm nhanh một số bài
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Nhận xét giờ học
- 1 HS nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ của các đơn vị đó.
- 2 HS nhắc lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 4 HS nối tiếp đọc 4 bài tập
- HS thảo luận nhóm đôi, em hỏi bạn trả lời để tìm yêu cầu và cách thực hiện bài tập (HS giỏi giúp HS yếu) trong thời gian 5 phút
- Cả lớp làm vào vở, 4 em làm vào bảng phụ sau đó trình bày.
Khoa học:
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi, . . . pin (một số pin tiểu và pin trung).
- Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm điện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
*HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- GV và HS nhận xét.
HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
- GV yêu cầu thảo luận các câu hỏi:
+Tại sao cần phải sử dụng điện tiết kiệm?
+Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- GV giáo dục HS ý thức sử dụng điện khi ở nhà.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS1: Trình bày cách lắp một mạch điện đơn giản.
- HS2: Nêu một số vật dẫn điện và một số vật cách điện.
- HS sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK để thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng bị điện giật.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện.
- HS làm việc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- 2 HS trả lời
+ Em cần làm gì và không được làm gì để phòng tránh bị điện giật?
+ Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
HDTH:
LUYỆN VIẾT: CHÚ ĐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đẹp khổ thơ thứ 2 và thứ ba bài “Chú đi tuân”.
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ, cẩn thận khi viết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- GV đọc đoạn luyện viết cho HS nghe
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- Nhắc nhở HS một số từ khó: lưu luyến, mền bông, đêm khuya, lạnh buốt, nép mình
- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cầm bút
- GV đọc với tốc độ vừa phải từng câu hoặc cụm từ cho HS luyện viết
- GV theo dõi HS yếu để cùng nhắc nhở các em
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi
- GV chấm chữa bài và nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong học tập
- HS đọc thầm và tìm các từ khó
- Luyện viết các từ khó vào giấy nháp
- HS viết vào vở
- 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra lỗi chính tả cho nhau
HĐGDNGLL:
THKNS : TINH THẦN HỢP TÁC (T1)
Đã soạn ở tuần 22
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2015
LVBD Tiếng Việt:
TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững được cấu tạo bài văn kể chuyện
- Viết được bài văn kể chuyện theo yêu cầu.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hệ thống kiến thức đã học
- GV kết luận
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- GV ghi đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện cổ tích đã được học mà em ấn tượng nhất theo lời kể của nhân vật trong truyện
- GV lưu ý HS với mỗi nhân vật thì sử dụng cách xưng hô khác nhau và nhắc nhở HS giữ đúng nội dung câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV chấm bài, nhận xét tuyên dương, lựa chọn HS viết tốt đọc mẫu và phân tích, nhận xét những ưu điểm cho HS học tập
HĐ3: Tổng kết, nhận xét
- 3 HS nối tiếp nhau nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài
- 1 số HS nêu tên các câu chuyện cổ tích đã được học và lựa chọn câu chuyện để kể lại
- HS viết bài văn vào vở.
- Một số HS đọc bài văn, lớp nhận xét, bổ sung.
Kĩ thuật:
LẮP XE BEN
I. Mục tiêu: HS biết:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
* Quan tâm đến giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV đưa mẫu xe ben đã lắp sẵn
HĐ2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết:
b. Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung sàn xe và các giá đỡ
+ Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em cần phải chọn những chi tiết nào.
- GV lắp các giá đỡ theo thứ tự, hướng dẫn chậm .
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
+ GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài .
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
*Lắp trục bánh xe trước, lắp ca bin
c. Lắp ráp xe ben
- GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong Sgk, chú ý bước lắp ca bin
- Kiểm tra sản phẩm, kiểm tra mức độ nâng lên ,hạ xuống của thùng xe.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Cách tiến hành như các tiết trước.
3. Củng cố, dặn dò:
* Chúng ta cần phải làm như thế nào để tiết kiệm xăng dầu khi sử dụng xe?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hành lắp xe cần cẩu
- Cả lớp nhận xét
- HS quan sát
- Lần lượt nêu tên các chi tiết cần có để lắp xe ben và nêu tên các bộ phận của xe
- HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp
- Cả lớp trả lời và chọn các chi tiết. HS khác lên lắp khung sàn xe.
- HS quan sát.
- HS nêu các chi tiết để lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
- HS lắp bánh xe, trục dài, trục ngắn 1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự .
- HS lên lắp trục bánh xe trước, lắp ca bin
- Tắt máy khi dừng xe hoặc gặp đèn đỏ; chạy xe với tốc độ vừa phải; hạn chế sử dụng xe có phân khối lớn.
Hướng dẫn thực hành:
LỊCH SỬ : ÔN BÀI TUẦN 22, 23
I. Mục tiêu :
- HS nắm vững cách các bước để lắp xe cần cẩu
- HS thực hành lắp được xe cần cẩu đúng, đủ chi tiết, chắc chắn, xe di chuyển được dễ dàng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng lắp ghép kĩ thuật
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
- GV phát bộ đồ dung cho các nhóm
- GV theo dõi HS làm việc
- GV nêu tiêu chí đánh giá
HĐ4: Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét, khen ngợi HS thực hành
- HS nhắc lại các chi tiết cần để lắp xe cần cẩu
- 1 vài HS nhắc lại các bước lắp xe cần cẩu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau lắp ghép hoàn thành chiếc xe cần cẩu trong thời gian 15 phút
- Các nhóm hoàn thành trưng bày sản phẩm trên bàn GV
- GV cùng cả lớp nhận xét sản phẩm
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm nhanh, đúng
HĐGDNGLL:
VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP
CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI
I. Mục tiêu:
- HS biết lịch sử ngày 8/3.
- Vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ, chị em gái nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3.
- Giáo dục HS yêu quý và kính trọng bà, mẹ, chị em gái.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Lịch sử ngày 8/3, bưu thiếp.
- HS: Giấy màu, kéo hoặc giấy A4, sáp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khám phá
- GV giới thiệu: Vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ, chị em gái nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3.
2. Kết nối
HĐ1: Giới thiệu Lịch sử 8/3
- Giới thiệu lịch sử 8/3
- Nhận xét, tuyên dương HS
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bưu thiếp, vẽ tranh
- Hướng dẫn làm bưu thiếp
- Hướng dẫn vẽ tranh:
3. Thực hành
HĐ3: HS vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp
- Giúp đỡ HS làm
- NX, tuyên dương HS
- Giáo dục HS yêu quý và kính trọng bà, mẹ, chị em gái.
4. Vận dụng
- Nêu: Mỗi em nên làm 1 món quà để tặng bà, mẹ, cô giáo, chị, bạn, em gái nhân ngày 8/3. Ngoài làm bưu thiếp, vẽ tranh, các em có thể làm hoa giấy, tô tượng, Nhưng món quà có ý nghĩa nhất vẫn là thành tích học tập, rèn luyện của các em.
- NX giờ học.
- Trả lời câu hỏi
+ Sắp đến ngày 8/3, các em muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái?
- HS trả lời câu hỏi
+ Ngày 8/3 năm nào được chọ làm ngày “Quốc tế phụ nữ”? (1910)
+ Ở nước ta, ngày 8/3 còn là dịp kỉ niệm cuộc khởi nghĩa của vị nữ tướng nào? (Hai Bà Trưng)
- Theo dõi
- HS tự chọn và làm 1 trong 2 nội dung vừa hướng dẫn
- Chọn và làm bưu thiếp hoặc vẽ tranh
- Cho lớp xem sản phẩm
Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2015
Đạo đức:
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước
* Quan tâm đến giáo dục KNS và SDNL tiết kiệm, hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về con người Việt Nam và các nước khác.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
- GV nhận xét, kết luận:
* HĐ2: Thảo luận nhóm
- GV cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Em biết những gì về đất nước Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
* GV giáo dục:
HĐ3: Thực hành (bài tập 2)
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu những việc làm nào cần đến UBND xã phường để giải quyết
- HS tìm hiểu thông tin trên SGK, thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận, trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc nội dung.
- HS thảo luận nhóm 4 sau đó trình bày.
- HS cả lớp : Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước .
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ HS làm bài, trình bày.
- Nhận xét
Địa lí:
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
- Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên Bang Nga, Pháp.
- Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp.
* Quan tâm đến giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu Âu.
- Một số ảnh về Liên Bang Nga và Pháp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Tìm hiểu về nước Liên Bang Nga:
- Giáo viên cho học sinh kẻ bảng có 2 cột: 1 cột ghi các yếu tố, cột kia ghi đặc điểm sản phẩm chính của ngành sản xuất.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Âu?
+ Các hoạt động kinh tế của châu Âu?
- Làm việc nhóm 4
- Các nhóm điền vào bảng các yếu tố, đặc điểm, sản phẩm chính của ngành sản xuất.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
* GV giảng: Liên Bang Nga là nước có nhiều tài nguyên về khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên
2. Pháp:
- GV nêu câu hỏi:
+ Vị trí địa lí của nước Pháp?
+ Các sản phẩm chính của công nghiệp và nông nghiệp?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung chính
- Nhận xét giờ học.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung
- Em hỏi bạn trả lời và ngược lại để tìm kết quả cho các câu hỏi sau đó trình bày trước lớp
- Học sinh đọc lại
Hướng dẫn thực hành:
LUYỆN ĐỌC VÀ THUỘC LÒNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng đọc và thuộc lòng các bài tập đọc đã học trong tuần 20, 21, 22
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc cho HS bốc thăm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức
- GV kết luận
2. Thực hành
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
2. Tổng kết
- GV nhận xét, tuyên dương
- Lần lượt HS nêu tên các bài tập đọc đã học theo từng chủ điểm :
+ Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
+ Trí dũng song toàn, Tiếng rao đêm
+ Lập làng giữ biển, Cao Bằng
- HS lần lượt lên bốc thăm các bài đọc để đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Cả lớp nhận xét
- Chọn các HS giỏi thi đọc diễn cảm bài tập đọc mà em yêu thích cho cả lớp nghe.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
- HS xung phong đọc thuộc lòng bài Cao Bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc