Tự nhiên và xã hội (Lớp 3)
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- Biết trân trọng các sản phẩm của nông nghiệp làm ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình SGK (trang 58, 59)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC.
1. Bài cũ:
- Kể tên một số hoạt động của thông tin liên lạc?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình ở trang 58, 59 (SGK) và thảo luận.
? Hãy kể tên các hoạt động giới thiệu trong hình?
? Các hoạt động đó mang lại lội ích gì?
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2014
Địa lí (Lớp 4)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
- Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống : Dệt lụa , sản xuất đồ gốm , chiếu cói , chạm bạc , đồ gỗ .
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên .
* HS khá, giỏi
+ Biết khi nào một lảng trở thành làng nghề
+ Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
- Trân trọng các sản phẩm gốm sứ mà người lao động làm ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về nghề thủ công , chợ phiên
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ:
- Vì sao lúa được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Bước 1: HS thảo luận câu hỏi
? Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Dựa và tranh ảnh SGK trả lời
- Có hàng trăm nghề thủ công , sản phẫm nổi tiếng: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng
? Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- (HS khá, giỏi)
- Nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề, Bát Tràng ở HN, Vạn Phúc và Hà Tây lụa, Đồng Ki gỗ .
? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- Người làm nghề thủ công giỏi được gọị là nghệ nhân.
Bước 2 : HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
Bước 1: HS quan sát trả lời
? Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
- (HS khá, giỏi)
Bước 2:
- HS trình bày kết quả quan sát hình, nhào luyện đất, phơi đất, vẽ hoa - tạo dáng - tráng men - đưa vào nung - lấy sản phẫm ra lò.
- GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống
4. Chợ phiên
Hoạt động 3 :
Bước 1: Trả lời câu hỏi
? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
? Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hố nào?
- Nhiều người dân đến chợ mua bán rau cải , trứng
Bước 2 :
- GV: Ngồi các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
3. Củng cố, dặn dò.
- Trình bày một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
**********************************************
Địa lí (Lớp 5)
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TP HCM, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu ,
+ HS khá giỏi nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế; nêu được những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- Thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu, giữa điều kiện và tình hình phát triển du lich. Bảo vệ môi trường đê phát triển du lịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào ?
- Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc - Nam và quốc tế 1A đi qua
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
1. Hoạt động thương mại.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
? Thương mại gồm những hoạt động nào ?
? Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ?
? Nêu vai trò của ngành thương mại?
? Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
? HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
- HS trình bày.
+ HS khá giỏi nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
- GV kết luận. Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: Buôn bán với nước ngồi.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và TP . HCM
- Vai trò của thương mại : cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng .
- Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
- Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu , nhiên liệu .
2. Ngành du lịch.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh trả lời câu hỏi SGK
? Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
? HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
- Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
+ HS khá giỏi nêu được những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- GV kết luận: Nhờ có những điều kiện thuận lợi như: phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống
3. Củng cố, dặn dò.
- GD HS có ý thức bảo vệ MT khi tham gia các hoạt động du lịch.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài để tiết sau ôn tập.
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2014
Kĩ thuật (Lớp 4)
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học .
- Khơng bắt buộc HS nam thêu .
- Với HS khéo tay:
- Vận dụng kiến thức, kị năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh .
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng kĩ thuật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động1:
- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình.
- HS nhắc lại các mũi thêu đã học
- GV nhận xét
Hoạt động 2:
- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn.
- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản .
- Gợi ý 1 số sản phẩm
1. Cắt khâu, thêu khăn tay .
2. Cắt khâu, thêu túi rút dây
3. Cắt khâu, thêu các sản phẩm khác.
a. Váy em bé
b. Gối ôm. ..
- GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .
- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
***********************************************
Lịch sử: (Lớp 4)
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được mệnh lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Có ý thức bảo vệ đê diều phòng chống lũ lụt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh :Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
- Bản đồ tự nhiên VN .
- PHT của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ
- Nhà Trần thành lập như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- GV phát PHT cho HS .
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
? Sông ngòi ở nước ta như thế nào? hãy chỉ trên biễu đồ và nêu tên một số con sông ?
? Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
- HS kể. HS nhận xét và kết luận .
- GV nhận xét về lời kể của một số em.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, sông cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
? Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm.
- HS lên viết các sự kiện lên bảng.
- HS khác nhận xét ,bổ sung .
- GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê ; hằng năm ,con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê .Có lúc ,vua Trần cũng trông nom việc đắp đê .
Hoạt động 3: Làm việc cặp đôi.
- GV cho HS đọc SGK
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
- HS đọc.
- HS thảo luận và trả lời: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
- HS khác nhận xét .
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động4: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi : Ở địa phương em có sông gì ? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
- GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- GV: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố để từ đó phòng chống lũ lụt đãm bảo mùa màng cho nhân dân trong lao động sản xuất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc bài học trong SGK.
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
- Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học bài và xem trước bài : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông”
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014
Kĩ thuật (Lớp 5)
ÍCH LỢI CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của việc nuôi gà.
- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Hướng dẫn học sinh đọc thông tin trong SGK.
- Gv cho hs thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà.
- Hết thời gian giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Gv bổ sung và giải thích thêm.
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Hs làm bài tập.
- Hs báo cáo kết quả làm bài tập.
3. Nhận xét, dặn dò :
- Nuôi gà có lợi ích gì ?
- Gv nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn hs đọc trước bài : Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
********************************************
Tự nhiên xã hội (Lớp 3)
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bì thư, điện thoại đồ chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Kể một số cơ quan nơi bạn đang sống?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1:
- Tiến hành: Thảo luận nhóm 4.
? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
? Nêu các ích lợi của hoạt động bưu điện?
? Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, từ nơi xa gửi về hoặc gọi điện thoại được không?
- Các nhóm báo cáo.
- Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và trong nước với bên ngoài.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
? Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- Kết luận: SGV.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi
Tiến hành:
- Một số em đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng
- Một số khác chơi gọi điện thoại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc mà em biết?
- Nhận xét giờ học.
- chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014
Khoa học (Lớp 4)
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện tiết kiệm nước.
- Biết bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình SGK.Giấy Ao đủ cho các nhóm, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ :
- Để bảo vệ nguồn nước luôn luôn sạch các em phải làm gì?
- Ở gia đình và địa phương em đã có ý thức bảo vệ nguồn nước nơi ấy chưa? Tại sao?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
Bước 1.
- Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.
? Em hãy nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước?
? Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
Bước 2:
- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trả lời
- Học sinh quan sát hình vẽ SGK/ 60, 61 trả lời
* Những việc nên làm để tiết kiệm nước:
+ H1: Khoá vòi không cho nước tràn
+ H3: Gọi thợ chữa ngay khi ố.nước bị vỡ
+ H5: Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong khoá máy ngay
* Những việc không nên làm
+ H2: Nước chảy tràn không khoá máy
+ H4: Bé đánh răng và để nước chảy tràn ...
+ H6: Cậu bé t.cây để nước chảy tràn lan
+ H7: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước rất to
+ H8: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước vừa phải
- GV nhận xét, Kết luận: SGV/ 118
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
- Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước
- Từng thành viên trong nhóm vẽ từng phần của bức tranh.
- HS thực hành vẽ.
- Trình bày và đánh giá, tuyên dương các nhóm làm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Làm gì để tiết kiệm nước?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*********************************************
Tự nhiên và xã hội (Lớp 3)
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- Biết trân trọng các sản phẩm của nông nghiệp làm ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình SGK (trang 58, 59)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC.
1. Bài cũ:
- Kể tên một số hoạt động của thông tin liên lạc?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình ở trang 58, 59 (SGK) và thảo luận.
? Hãy kể tên các hoạt động giới thiệu trong hình?
? Các hoạt động đó mang lại lội ích gì?
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Giáo viên hoặc các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng nông miền khác như: Trồng ngô, khoai, sắn, chè... chăn nuôi trâu, bò, dê...
Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
Bước 1: Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: 1 số cặp học sinh trình bày, các cặp khác bổ sung.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2: Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó.
- Nhận xét của HS.
- Giáo viên khen nhóm làm tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp?
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh nhắc lại bài học; về nhà sưu tầm tranh ảnh.
***********************************************
Khoa học (Lớp 5)
THUỶ TINH
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
- Các em biết bảo quả và giữ gìn các vật dụng làm bằng thuỷ tinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình SGK trang 60; 61
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- HS lên bảng kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở SGK trang 60
- Dựa vào các câu hỏi trả lời theo từng cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp trình bày trước lớp
- HS có thể nêu được:
- Một số đồ vật được làm bằng thuỷ tinh như: li, cốc, bòng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, tủ kính ....
- Một số tính chất của thuỷ tinh: Trong suốt, dễ bị vỡ khi va chạm mạnh
- GV kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin.
Bước 1: làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm bài tập SGK trang 61.
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
+ Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
+ Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận. Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
Yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số tính chất của thuỷ tinh?
- GD HS ý thức khai thác hợp lí các nguồn TNTN.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Cao su
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2014
Khoa học (Lớp 4)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và các chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
- Biết bảo vệ không khí trong lành.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu, chai không, 1 viên gạch, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở xung quanh mọi vật
- Chia nhóm, gọi 2 em đọc mục thực hành
- Thí nghiệm:
- Học sinh có thể làm các thí nghiệm 1-2 để chứng minh điều trên
Báo cáo kết quả vừa làm đồng thời giải thích về cách nhận biết không khí có ở chung quanh ta
Hoạt động 2: TN chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
? Các em hãy quan sát và cho biết: trong chai rỗng này không chứa vật gì?
? Trong những chỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?
? Tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm đó?
? Qua TN trên cho em biết điều gì?
- H/S đọc các mục thực hành /63SGK để biết cách làm
- Học sinh làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm lên báo cáo.
- Không khí có ở trong chai rỗng, trong khe hở của bọc biển, hòn gạch
- Chung quanh mọi vật và mọi chỗ trỗng bên trong vật đều có không khí
Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
- Giáo viên cho hs xem tranh 5/63
? Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì? (gọi là khí quyển)
? Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật? (khi ta rót nước vào chai,thổi hơi vào bong bóng,)
3. Củng cố, dặn dò.
- Không khí có ở đâu?
- Nhận xét giờ học.
- Bài sau : “Không khí có những tính chất gì?”.
***********************************************
Lịch sử (Lớp 5)
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU.
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên bản đồ.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu : nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay đã dập nát để tiếp tục chiến đấu.
II. ĐOOD DÙNG DẠY HỌC.
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ: 2 em lên bảng
- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
- Nêu sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ bài học
? Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
? Vì sao ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
? Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta ?
- HS trả lời, nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
GV nêu câu hỏi, HS thảo luận
+ Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt-Trung?
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (cuộc chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại)
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm theo gợi ý:
? Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì ?
? Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu. Hãy tường thuật lại trận đánh ấy?
? Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
- Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì ?
- Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 em có suy nghĩ gì ?
- Các nhóm thực hiện nêu.
Kết luận.
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp.
GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
GV nhấn mạnh: Nếu như chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chủ động tấn công chúng bị thất bại thì chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch.
3.Củng cố, dặn dò.
- Trình bày những diễn biến của chiến dịch Biên giới thu đông?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau.
********************************************
Khoa học (Lớp 5)
CAO SU
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 số tính chất của cao su.
- Nêu được 1 số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Hình SGK trang 62; 63
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, săm, lốp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Thuỷ tinh có những tính chất gì ?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh ?
- HS trình bày.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
- GV yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su.
- Kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su trong hình vẽ SGK.
- Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm.
- Hình 2: lốp, săm ô tô.
Hoạt động 1: Thực hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở SGK trang 63
- Dựa vào các câu hỏi trả lời theo từng cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số cặp trình bày trước lớp
- Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
- Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi
Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV: Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ?
? Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì
? Cao su được sử dụng để làm gì ?
? Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- HS trả lời, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GD HS ý thức khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chất dẻo
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 15.docx