Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 24

 Địa lí (Lớp 5)

 CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:

- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu.

- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ, nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.

- Chỉ được vị trí của hoang mạc Sa-ha-ra trên bản đồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ tự nhiên của châu Phi.

- Quả địa cầu.

- Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Bài học.

1.Vị trí địa lý, giới hạn

Hoạt động 1 Làm việc cá nhân.

 

docx24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa mà các em vừa quan sát được. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình,các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và hương thơm Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. + Cách tiến hành: Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt tên - Sau khi làm xong các nhóm trình bày sản phẩm của mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp: + Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - Hoa có chức năng gì? Hoa thường được dùng để làm gì? nêu ví dụ? - Quan sát các hình 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn? - GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số chức năng của hoa ? - GV nhận xét tiết học - Về nhà xem trước nội dung bài học hôm sau học cho tốt. Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2015 Khoa học (Lớp 4) ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước. - Hình minh họa trang 94; 95 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào khi bật sáng đèn? - Bóng sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần vật? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật. - GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK. * KL: Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần anh sáng để duy trì sự sống - Nhóm trưởng đọc câu hỏi trang 94, 95. - HS làm việc theo yêu cầu GV - Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. + Tại sao 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên ... được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động? + Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng? - HS trả lời các câu hỏi. - GV nêu kết luận. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. + Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao? - Gọi HS trình bày. HS trình bày những hiểu biết của mình. - GV nhận xét, khen ngợi. 3. Củng cố, dặn dò: - Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống ... của thực vật? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ********************************************* Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3) QUẢ I. MỤC TIÊU - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên được một số bộ phận thường có ở quả. HS khá, giỏi kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết có laoij quả ăn được và laoij quả không ăn được. - HS có kĩ năng QS, so sánh; KN phân tích, tổng hợp thông tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong sách SGK trang 92, 93. - Gv và h/s sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Trình bày một số đặc điểm của hoa? - HS trình bày nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Quan sát các hình trong SGK - Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 92, 93 và thảo theo gợi ý sau. + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả. + Chỉ vào các hình và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp - Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giơí thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau: - Nêu hình dạng độ lớn, màu sắc của quả. - Nhận xét về vỏ quả có gì đặc biệt. bên trong quả gồm có những bộ phận nào? - Chỉ phần ăn được của quả đó. Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó. Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm bổ sung. GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. - Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. Hoạt động 2: Thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV nêu câu hỏi cho h/s thảo luận theo nhóm - Quả thường được dùng làm gì? Nêu ví dụ? - Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thực phẩm, làm thức ăn? hạt có chức năng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cả lớp theo dõi nhận xét. GV kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn cơm, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp. - Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây. 3. Củng cố, dặn dò: - Trình bày một số đặc điểm của quả. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà làm bài tập cho đầy đủ. Xem trước bài học tiết. ******************************************** Khoa học (Lớp 5) LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. - Cẩn thận khi dùng điện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại - Hình và thông tin trang 95,97 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở: về dẫn điện, cách điện. - HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. Cách tiến hành - HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. - HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện - HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp Hoạt động 4: Trò chơi "Dò tìm mạch điện" Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở: về dẫn điện, cách điện. - Cách tiến hành: SGV. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà thực hành lại thí nghiệm. - Chuẩn bị bài sau: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015 Khoa học (Lớp 4) ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Nêu được vai trò của ánh sáng - Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ. - Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước. - Hình minh họa trang 94; 95 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Nêu vai trò của a.sáng đối với sự sống của thực vật. - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? + Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời? - Con người sẽ không phát triển và không có sự sống. + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? - Giúp cho con người nhìn thấy mọi vật, phát hiện được màu sắc, phân biệt được các vật dụng, phân biệt được động vật, thực vật. Ánh sáng đem lại sự sống cho con người. - Kết luận: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng . Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. + Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? - Chim, hổ, báo, hươu, mèo, chó, ... những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác để tránh rét, tránh nóng... +. Kể tên một số động vật đi kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày. - ...ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột... - ...ban ngày: ... gà, vịt, trâu, bò... + Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó? + Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? - Người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày... - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người, động vật và thực vật? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. *********************************************** Lịch sử (Lớp 5) ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. MỤC TIÊU. - Biết đường Trườn Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực của miền Bắc cho cách mạng miền Nam: + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mổ đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh) + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự ng nghệp giải phóng miền Nam. - Luôn hiểu biết và trân trọng lịch sử của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam - Sưu tầm tranh ảnh về bộ đội Trường Sơn, đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến Đường Trường Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ bài học. - Xác định phạm vi hệ thống Đường Trường Sơn (trên bản đồ) - Mục đích ta mở Đường Trường Sơn. - Tầm quan trọng của tuyến Đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - HS đọc SGK và trình bày những nét chính về Đường Trường Sơn. - GV giới thiệu vị trí Đường Trường Sơn trên bản đồ. - GV nhấn mạnh: Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ một con đường. Mục đích mở đường: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp. - HS đọc SGK đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. - HS nêu những tấm gương tiêu biểu và thanh niên xung phong trên Đường Trường Sơn. - Lễ khởi công diễn ra vào thời gian nào, địa điểm, khung cảnh ? Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến Đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh tranh SGK và nhận xét về Đường Trường Sơn qua thời kì lịch sử. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp. GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến Đường Trường Sơn. GV chốt lại: Ngày nay Đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhà nước đã xây dựng Nghĩa Trang Trường Sơn tại Quảng Trị nghĩa trang này có hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ những người đã ngã xuống trên tuyến Đường Trường Sơn thời đánh Mĩ. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ******************************************* Khoa học (Lớp 5) AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU. - Nếu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một vài dụng cụ: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ... pin - Tranh ảnh tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. - Hình và thông tin trang 98,99 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? - Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua ? - GV nhận xét cho điểm 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật. - Liên hệ thức tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm cho điện cho bản thân và cho những người khác ? - HS thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi. - Nhận xét. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả - GV bổ sung: Tay ướt cầm phích cắm điện cũng có thể bị điện giật, bẻ xoắn dây điện. Hoạt động 2: Thực hành. Bước 1. Hs thực hành theo nhóm: đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả. - Gv cho hs quan sát 1 vài dụng cụ, thiết bị điện. Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện. - Hs nói lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. - Hs thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi: + Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện. - HS thực hiện nêu. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Tiết kiệm điện có lợi ích gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. .. . .. . TUẦN 25 Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2015 Địa lí (Lớp 4) THÀNH PHỐ CẦN THƠ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ: + Thành phố ở trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu. + Trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. - Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ). * HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hố, khoa hoc của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh ảnh về thành phố Cần Thơ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Chỉ vị trí giới hạn của TP HCM trên bản đồ ? - Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh? - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. bài học. a. Thành phố ở trung tâm ĐB sông Cửu Long Hoạt động 1: Làm việc theo cặp Bước 1: HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK. Bước 2: HS lên chỉ vị trí & nói về vị trí của Cần Thơ : bên sông Hậu, trung tâm đồng bằng Nam Bộ. - GV nhận xét b. Trung tâm kinh tế , văn hóa và khoa học của ĐB SCL Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh ảnh bản đồ VN, SGK thảo luận gợi ý: - Tìm dẫn chứng thể hiện Cần thơ là: + Trung tâm kinh tế + Trung tâm văn hóa, khoa học + Trung tâm du lịch. - Nhận hàng xuất khẩu - Có viện nghiên cứu lúa , nơi sản xuất phân bon , trường đị học. - Chợ nổi trên sông , bếm Ninh Kiều , vườn cò , vườn chim và khu miệt vườn. - Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học của đồng bằng Nam Bộ? Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả. - GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ & các hoạt động văn hố của Cần Thơ. - GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 3. Củng cố, dăn dò. - Thành phố Cần Thơ có nhũng đặc điểm gì nổi bật? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. **************************************** Địa lí (Lớp 5) CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. - Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ, nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Sa-ha-ra trên bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên của châu Phi. - Quả địa cầu. - Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. 1.Vị trí địa lý, giới hạn Hoạt động 1 Làm việc cá nhân. Bước 1: HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi. - GV chỉ trên quả địa cầu vị trí địa lý của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến. - HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK. Kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. 2. Đặc điểm tự nhiên Hoạt động 2 Làm việc theo nhóm. Bước : HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh: - Trả lời câu hỏi: + Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao? - Trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS chỉ bản đồ về các quang cảnh tự nhiên của châu Phi. Kết luận: Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ. - Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới. - Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất. - Mô tả một số quang cảnh tự nhiên điển hình ở châu Phi. Sau khi HS trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van, GV nên đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên như sau: Hoang mạc Xa-ha-ra Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới Sông, hồ rất ít và hiếm nước Thực vật và động vật nghèo nàn Xa-van Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô Thực vật chủ yếu là cỏ Nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt như hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, sư tử, báo,... - GV cũng có thể vẽ sẵn sơ đồ, sau đó yêu cầu HS điền tiếp các nội dung vào sơ đồ hoặc đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lí. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv cho hs nhắc lại vị trí địa lí của châu Phi. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và xem trước bài: châu Phi (tiếp theo) Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) CHĂM SÓC RAU, HOA ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: - Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số cơng việc chăm sĩc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số cơng việc chăm sĩc rau , hoa . - Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa trong các bồn cây của trường (nếu có). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Cây hồng trong chậu, dầm xới ,bình tưới, rỗ đựng cỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. - Trình bày một số kĩ thuật chăm sóc rau hoc? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Bài học. Hoạt động 2 : - Cho học sinh thực hiện chăm sóc rau hoa. - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh. - Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành. - Chia lớp thành nhóm chăm sóc bồn hoa. - Nhóm thực hành - Nhóm 1, 2 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt. - Nhóm 3,4 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt. - Gọi từng nhóm nêu lại các công việc chăm sóc rau, hoa. - GV quan sát , hướng dẫn các nhóm thực hiện. - Hs thu dọn dung cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay sau khi hồn thành công việc. .Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. - Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. - Đảm bảo thời gian và an tồn lao động. - GV nhận xét chung. - 1 HS nêu lại ghi nhớ. IV- NHẬN XÉT, DẶN DÒ: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn dò HS tưới nước cho cây đọc trước bài sau : Các chi tiết và dụng cụ . DUYỆT :( Ý kiến góp ý ) ******************************************* Lịch sử (Lớp 4) TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH I. MỤC TIÊU: - Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút: + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thối, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngồi. + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến. + Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đồn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khác, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển, - Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngồi – Đàng Trong. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII . - PHT của HS . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - GV hỏi: Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô ở đâu ? - Tên gọi nước ta các thời đó là gì ? - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI. - HS theo dõi SGK và trả lời. - GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI - GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”. * GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê .Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: - GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Mạc Đăng Dung là ai ? + Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ? + Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào? Ra đời như thế nào ? + Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ? + Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ? - HS thực hiện trả lời. * GV kết luận. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT : + Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ? + Sau năm 1592 ,tình hình nước ta như thế nào ? + Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ? - GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .Đây là một giai đoạn đau thương trong LS dân tộc . Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi : - Chiến tranh Nam triều và Bắc triều , cũng như chiến tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì? - Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ? * GV: Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau , chia cắt đất nước ra làm 2 miền.Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề . 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc bài học trong khung . - Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI ,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? - Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ? - Nhận xét tiết học . - Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”. Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 5) LẮP XE BEN ( tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 3: a. Chọn chi tiết - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra Hs chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận - Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben. - Yêu cầu hs quan sát kĩ các hình. - Gv nhắc hs cần lưu ý khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ cần chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh. - Khi lắp chú ý thứ tự lắp các chi tiết. c. Lắp ráp xe ben. - Hs lắp ráp xe ben. - Chú ý bước lắp ca bin. - Sau khi lắp xong cần chú ý đến sự nâng lên, hạ xuống của xe. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - Hs trưng bày sản phẩm. - Gv cùng Hs đánh giá sản phẩm. 3. Nhận xét, dặn dò. - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs. - Chuẩn bị bài học sau. ********************************************* Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3) ĐỘNG VẬT. I. MỤC TIÊU: - Biết được cơ thể động vật gồm có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. - HS khá, giỏi nêu được 1 số điểm giống và khác nhau của một số con vật. - GD hs có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK trang 94,95. Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm. - HS hoạt động nhóm 4 - HS quan sát hình trang 94, 95 và kết hợp quan sát những tranh ảnh HS sưu tầm được mang tới lớp. - Thảo luận : + Nói về hình dạng, kích thước của những con vật quan sát được. + Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật. + Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau hoặc khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS lấy VBT để vẽ một con vật mà các em ưa thích, tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ. - 1 số em lên giới thiệu tranh của mình - Cả lớp nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn con gì” - HS đọc phần ghi nhớ - Dặn chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2015 Khoa học (Lớp 4) ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT. I. MỤC TIÊU. - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. - Luôn cẩn thận để bảo vệ mắt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Kính lúp. - Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, về cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. - Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: con người - động vật? - HS thực hiện nêu, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 24.docx
Tài liệu liên quan